Không chỉ con người, cây xanh cũng ‘giãn cách xã hội’ và đây là lý do
Việc tán cây tự ‘giãn cách xã hội’ với nhau trong rừng không phải hiếm gặp nhưng lý do đằng sau hiện tượng này vẫn là một bí ẩn hấp dẫn giới khoa học.
Vào một ngày ấm áp tháng 3 năm 1982, nhà sinh vật học Francis “Jack” Putz tiến hành một cuộc nghiên cứu thực địa tại Công viên quốc gia Guanacaste, Costa Rica. Mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc, ông nằm nghỉ trưa bên dưới một khu rừng ngập mặn.
Khi nhìn lên trời, Putz thấy gió thổi khiến tán lá đung đưa. Các cành cây xung quanh vướng vào nhau, tuốt đi vài chiếc lá ngoài cùng. Putz nhận thấy quá trình cọ xát này đã để lại khoảng trống giữa các tán cây.
Thực tế, khoảng trống giữa các tán cây là hiện tượng đã được ghi nhận trên khắp thế giới, từ rừng ngập mặn ở Costa Rica đến những cây long não Borneo cao chót vót ở Malaysia. Nhưng các nhà khoa học vẫn không hiểu rõ vì sao tán cây thường không chạm vào nhau.
Sau chuyến thực địa hôm đó, Putz nghĩ rằng cây xanh cũng cần “không gian cá nhân” giống con người. Và đây là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu hiện tượng tán cây “xa lánh” của ông.
“Tôi thường có khám phá tuyệt vời vào lúc ngủ trưa”, Putz nói với tờ National Geographic.
Có vẻ như cây xanh cũng cần “không gian cá nhân” giống con người
Ngày nay, Putz và các đồng nghiệp vẫn tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hiện tượng này. Dường như gió đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cây duy trì khoảng cách. Và các khoảng trống này có vẻ rất hữu ích. Chúng giúp cây có không gian riêng, cải thiện khả năng tiếp cận tài nguyên của cây (chẳng hạn như ánh sáng), hạn chế sự lây lan của dịch bệnh…
Khoảng trống giữa các tán cây giống như phiên bản thực vật của “giãn cách xã hội”, Meg Lowman, nhà sinh vật học tán rừng và giám đốc của TREE Foundation, nói.
“Trong trồng trọt, khi bạn giúp thực vật không chạm vào nhau, bạn có thể giúp tăng năng suất”, cô nói. “Đó là vẻ đẹp của sự cô lập. Cây thực sự đang bảo vệ sức khỏe của chính nó”.
“Chiến tranh” giữa các tán cây
Mô tả về khoảng trống giữa tán cây đã xuất hiện trong nhiều tài liệu khoa học từ những năm 1920. Nhưng phải vài thập kỷ sau, các nhà nghiên cứu mới bắt đầu đào sâu tìm nguyên nhân của hiện tượng này. Một số nhà khoa học ban đầu theo đuổi giả thuyết cây cối chỉ đơn giản không lấp đầy khoảng trống giữa tán cây do thiếu ánh sáng.
Video đang HOT
Nhưng vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Putz đã công bố một nghiên cứu. Theo đó, trong vài trường hợp, nguyên nhân của các khoảng trống có thể là “cuộc đụng độ” giữa những cây bị gió thổi lung lay, trong đó cây nào cũng đua nhau vươn cao và “phản kháng” cuộc tấn công của cây bên cạnh. Hệ quả, lá cây rụng bớt và khoảng trống được tạo ra.
Trong nghiên cứu của Putz, các nhà khoa học thấy rằng cây ngập mặn nào càng đung đưa trong gió nhiều, tán lá của chúng càng vươn rộng so với các cây bên cạnh.
Nguyên nhân của các khoảng trống có thể là “cuộc đụng độ” giữa những cây bị gió thổi lung lay
Khoảng hai thập kỷ sau, một nhóm nghiên cứu khác dẫn đầu bởi Mark Rudnicki, nhà sinh vật học tại Đại học Công nghệ Michigan, đo lường lực khiến cây đung đưa trong rừng thông ở Alberta, Canada. Theo đó, những khu rừng lộng gió với thân cây có chiều cao tương tự đặc biệt dễ giãn cách.
Các nhà khoa học cũng tìm thấy vài nguyên nhân khả thi khác khiến cây “xa lánh” nhau. Chẳng hạn, Rudnicki cho rằng một số cây có thể đã học cách ngừng phát triển hoàn toàn phần ngọn vì “lo ngại” lá bị tuốt đi nếu đụng phải cây “hàng xóm”. Nhờ đó, cây xanh có thể tránh được thiệt hại không cần thiết, Inés Ibánẽz, nhà sinh thái rừng tại Đại học Michigan, cho biết.
“Đối với cây, việc tạo ra mô mới rất “tốn sức”. Giống như cây đang tính toán: Không phát triển ở đây vì không đáng”, Ibánẽz giải thích.
Một số cây dường như còn “thận trọng” hơn bằng cách sử dụng hệ thống “cảm biến” đặc biệt của chúng để phát hiện hóa chất phát ra từ cây xung quanh. Dữ liệu về sự nhận thức hóa học của thực vật gỗ rất thưa thớt, nhưng nếu cây có thể cảm nhận được nhau, chúng có thể ngăn chặn sự phát triển của tán lá trước khi buộc phải “đụng độ”.
Lợi ích của sự giãn cách
Cho dù nguyên nhân của sự giãn cách là gì, hiện tượng này vẫn có nhiều lợi ích. “Lá giống như những viên kim cương đắt nhất của cây – cây muốn bảo vệ chúng bằng mọi giá”, Lowman nói. “Nếu nhiều lá bị chết, đó là thảm họa khủng khiếp với cây”.
Tán lá giãn cách cũng có thể tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất, nuôi dưỡng thực vật và động vật trên mặt đất, từ đó hỗ trợ sự sống trên cây. Thêm nữa, những khoảng trống thậm chí có thể giúp cây tránh dây leo xâm lấn, chống lại vi khuẩn gây bệnh và những loài côn trùng không biết bay sử dụng tán cây làm đường di chuyển, theo Putz.
Tán lá giãn cách cũng có thể tạo điều kiện cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất
Tuy nhiên, tất cả lợi ích trên vẫn chưa được kết luận chính thức là có liên quan đến “sự giãn cách xã hội” của cây. Lowman nói rằng không dễ để nghiên cứu tán cây trong rừng. Việc kiểm tra tán cây đòi hỏi khả năng leo trèo, giữ cân bằng và bản lĩnh. “Yếu tố hạn chế là trọng lực ngăn cản chúng ta leo lên ngọn cây”, cô nói.
Tuy nhiên, bỏ qua tán cây trên cao cũng giống như cố gắng hiểu cơ thể con người nhưng chỉ từ thắt lưng trở xuống, Lowman nói. Tán cây mọc đầy sức sống và phần lớn sự đa dạng sinh học này có thể vẫn chưa được khám phá, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới.
May mắn thay, sự giãn cách của cây “không phải là thứ gì đó bạn phải lên máy bay để xem”, ông Putz nói. “Điều đó diễn ra ở khắp mọi nơi và là sự kiện phong phú để mọi người tìm kiếm và chiêm ngưỡng”.
Loài người có còn tiến hóa nữa không?
Vòng đời chúng ta thật quá ngắn ngủi để có thể chứng kiến sự thay đổi của loài người một cách rõ nét. Liệu con người có đang tiếp tục tiến hóa?
Vào năm 1965, nhà khoa học nổi tiếng Rudolph Zallinger đã minh họa quá trình tiến hóa của con người thông qua một bức vẽ mang tên The March Of Progress, mô tả một sinh vật giống tinh tinh đang biến đổi dần theo thứ tự và kết thúc là khuôn mẫu hoàn chỉnh của một người đàn ông khỏe mạnh.
Thông điệp mà Zallinger gửi gắm tương đối rõ ràng, sự tiến hóa của con người là một cuộc diễu hành tuyến tính từ nguồn gốc nguyên thủy cho đến hình mẫu chúng ta ngày nay. Chúng ta đại diện cho đỉnh cao thành tựu của Mẹ thiên nhiên, và có lẽ giờ đây "bà" đã có thể nghỉ ngơi khi công việc đưa loài người đến với vạch đích tiến hóa đã kết thúc.
Bức vẽ nổi tiếng mang tên The March Of Progress mô tả quá trình tiến hóa của con người. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên, trái với quan niệm sai lầm của nhiều người, hình mẫu của chúng ta ngày nay chưa phải điểm dừng chân cuối cùng.
Tiến hóa có bao giờ dừng lại?
Câu trả lời là không, sự tiến hóa là điều diễn ra liên tục trong tất cả các quần thể sinh vật trên hành tinh, thông qua một quá trình là chọn lọc tự nhiên.
Trải qua nhiều sự thay đổi môi trường sống với nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, những cá thể có khả năng thích nghi tốt sẽ được các gen di truyền truyền lại cho những thế hệ tiếp theo vượt trội hơn.
Từ lâu, sự tiến hóa dựa trên chọn lọc tự nhiên từng bị nghi ngờ đã ngừng lại. Sự phát triển của công nghiệp hóa, y tế và cơ sở hạ tầng đã cải thiện đáng kể dân số thế giới, giúp số lượng trẻ em có khả năng sinh trưởng đến độ tuổi trưởng thành lớn hơn, người lớn tuổi sống lâu hơn và giảm tỷ lệ sinh.
Sự phát triển của khoa học công nghệ giúp con người có khả năng "sinh tồn" tốt hơn. Ảnh: Geogre Clerk.
Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong ở trẻ em một số nước đang phát triển vẫn còn cao, chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Bất cứ gen di truyền nào có khả năng giúp trẻ vượt qua thời điểm trước 5 tuổi đều sẽ được cơ thể lưu giữ lại cho thế hệ sau.
Ví dụ, các cặp trẻ sinh đôi từng được xếp vào nhóm có triển vọng sống sót thấp. Nhờ có sự nâng cao của chất lượng sống, các gen di truyền đã giúp trẻ sinh đôi có nhiều khả năng phát triển và tự sinh sản hơn.
Lối sống và văn hóa cũng là mấu chốt của tiến hóa
Thực tế đã chỉ ra rằng, văn hóa là một đặc điểm phổ biến và có tính biến đổi cao tác động đến đời sống con người. Hành vi của con người thông qua công nghệ và khoa học (sản phẩm của văn hóa) đã trở thành lực lượng chọn lọc tự nhiên riêng ảnh hưởng đến khả năng tiến hóa.
Dù chúng ta mặc định bản thân đã phát triển tốt đến mức nào, những gì chúng ta đang làm đơn thuần là tạo ra môi trường của riêng mình để cung cấp các hướng đi khác cho chọn lọc tự nhiên.
Cách đây hơn 10.000 năm, tổ tiên của chúng ta mới bắt đầu dung nạp sữa bò, dù rằng cho đến ngày nay vẫn có nhiều người trưởng thành không thể dung nạp loại thực phẩm này. Nhưng đáng ngạc nhiên là chỉ trong 150 năm qua, con người đã tăng trưởng chiều cao trung bình lên thêm 10cm. Và chỉ mất 65 năm, chúng ta đã có thể sống thọ hơn tổ tiên của mình tới 20 năm, chủ yếu nhờ vào những tiến bộ trong khoa học.
Các robot đang dần thay thế sự hiện diện của con người trong một số công việc, chẳng hạn như giao đồ. Ảnh: China Daily.
Theo Science Focus, sự tiến hóa của loài người còn thể hiện thông qua các dấu ấn văn hóa trên cơ thể con người. Các bộ phận trên người ngày càng có xu hướng nhỏ lại và gọn gàng hơn nhờ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ trong các công việc nặng nhọc. Trong khi loài linh trưởng có họ hàng gần nhất với loài người là tinh tinh vẫn sở hữu hàm răng to và khỏe để phá vỡ vật cứng.
Loài người vốn thuộc về thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau, cho dù có phát triển hay tiến bộ hơn đi chăng nữa, chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng quá trình tiến hóa sẽ không bao giờ dừng lại.
Con người đeo vòng cổ vỏ sò 120.000 năm trước Vòng vỏ sò có thể giúp người đeo thể hiện danh tính, địa vị xã hội hoặc phản ánh một niềm tin cổ xưa. Những mảnh vỏ sò cổ xưa trong hang Qafzeh. Ảnh: CNN. Các nhà khoa học phát hiện vỏ sò bên dưới những ngôi mộ của người tiền sử trong hang Qafzeh tại Israel, gần biển Địa Trung Hải. Thí...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khỉ mặt vuông gây bật cười ở Trung Quốc

Vật thể rơi xuống Nam Cực làm thay đổi lịch sử Trái Đất

Phát hiện 50kg vàng và 10 tỷ đồng tiền mặt trong phòng trọ 20m2

Giải mã bí ẩn lỗ thủng nhỏ trên cửa sổ máy bay: Chi tiết tưởng chừng vô hại lại là yếu tố sống còn

Cuộc sống của những đứa trẻ từng gây chấn động thế giới trong ca sinh 9 hiếm gặp

Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?

Video sốc: Robot nổi loạn, lao vào tấn công kỹ sư vận hành để "đòi tự do"

Nhặt được 14kg vàng trong hộp giấy ở sân bay

Bức ảnh triệu view chứng minh người Nhật tinh tế nhất thế giới

Loài vật tuyệt chủng 400 năm tái xuất trong tự nhiên

Lý giải nguyên nhân sư tử không tấn công người trong xe jeep du lịch hay xe safari

Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Bé gái 7 tháng tuổi mắc rubella vì một sai lầm và sự chủ quan của bố mẹ
"Bất cứ ai cũng có thể nhiễm rubella, đặc biệt là những người chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh. Khi mắc rubella, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt ban đỏ ở trên đầu, mặt, rồi mọc khắp toàn thân nhưng thường không tuần tự như bệnh sởi", B...
Ngoài lòng se điếu luộc, còn những món ngon nào từ lòng heo?
Ẩm thực
08:27:03 11/05/2025
Tác dụng phụ của quả vải? Ai không nên ăn quả vải?
Sức khỏe
08:24:30 11/05/2025
Những tiềm năng thiên nhiên riêng có và các giải pháp phát triển bền vững huyện Đam Rông khi sáp nhập tỉnh Lâm Đồng
Du lịch
08:21:51 11/05/2025
Top 3 nàng WAGs thị phi nhất: Thuỷ Tiên, Chu Thanh Huyền và 1 tiểu thư một lần vạ miệng ở ẩn vài năm
Sao thể thao
07:59:52 11/05/2025
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em
Mọt game
07:42:24 11/05/2025
Ai bảo Lý Hải đã hết thời?
Hậu trường phim
07:24:31 11/05/2025
5 phim Hàn về mẹ xuất sắc nhất 5 năm qua: Hay phát khóc, không xem hối hận cả đời!
Phim châu á
07:17:39 11/05/2025
Từ túi chiếc áo khoác được tặng hậu chia tay cách đây 4 năm, cô gái òa khóc khi phát hiện ra "tin nhắn bí mật"
Netizen
06:55:07 11/05/2025
Công an nổ súng vây bắt nhóm đối tượng trên núi Hòn Chà
Pháp luật
06:48:52 11/05/2025