Không chủ quan trước bão số 1
Nhiều ngư dân sau khi tàu, ghe vào nơi trú bão là la cà ở quán nhậu, quán cà phê; có nơi người dân vẫn sinh hoạt bình thường như trước khi có dự báo bão
Chiều 2-1, ông Huỳnh Quang Hưng, Phó Chủ tịch UBND kiêm Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), đã yêu cầu các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của huyện tạm hoãn các cuộc họp không cần thiết, tập trung ứng phó bão, tổ chức trực ban theo dõi nắm tình hình và kịp thời tổ chức lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra…
Vẫn lơ là
Chiều cùng ngày, Đồn Biên phòng Dương Đông và Công an huyện Phú Quốc đã dùng canô ra biển kêu gọi tàu thuyền và người dân đang ở trên các bè cá, neo đậu và vào nơi tránh trú an toàn trước 16 giờ.
Trong khi đó, dù các ngành chức năng ở tỉnh Cà Mau liên tục cảnh báo nguy cơ của bão số 1 nhưng một bộ phận không nhỏ người dân vẫn chủ quan, lơ là trong công tác ứng phó. Ông Nguyễn Thanh Tâm (40 tuổi; ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) cho biết: “Không lo lắm vì tôi sống gần biển nên quen sóng gió rồi. Quanh đây chưa ai chằng néo nhà cửa hay chuẩn bị gì để ứng phó với bão. Tôi chỉ mua gạo để dự phòng khi có thông báo khẩn cấp”. Nhiều ngư dân sau khi tàu, ghe vào nơi trú bão là la cà ở quán nhậu, quán cà phê; người dân vẫn sinh hoạt bình thường như trước khi có dự báo bão. Hơn 1.000 tàu thuyền chưa vào nơi tránh bão.
Lực lượng chức năng của tỉnh Bạc Liêu hướng dẫn người dân phòng tránh bãoẢnh: Phúc Nguyên
Trước đó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Cà Mau giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì và phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương hướng dẫn tàu thuyền hoạt động trên biển tìm nơi tránh, trú an toàn, không cho tàu thuyền ra biển hoạt động kể từ 12 giờ ngày 1-1; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát đội tàu cứu hộ, cứu nạn, liên hệ Hải quân Vùng 5 và Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 để phối hợp bố trí phương tiện, lực lượng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp.
Ông Huỳnh Vĩnh Lạc, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết ngày 2-1, tỉnh đã có công điện hỏa tốc ứng phó với cơn bão số 1. Hiện ở Kiên Giang số tàu khai thác ven bờ và xung quanh các đảo đã về nơi trú ẩn an toàn. Số tàu khai thác xa bờ tại các ngư trường biển Đông và các vùng tiếp giáp Indonesia, Malaysia hay Thái Lan cũng đã nhận được thông tin và đa số đã về tránh trú tại các cảng của tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, kênh 3 (Sóc Trăng) hay Rạch Gốc và Sông Đốc (Cà Mau).
Tại cuộc họp khẩn vào trưa 2-1, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh tiếp tục kêu gọi tàu thuyền khẩn trương vào bờ, thoát ra vùng ảnh hưởng của bão hoặc tìm nơi trú bão tại Malaysia, Thái Lan. Đối với huyện Đông Hải, cần đến từng nhà kiểm tra số tàu và tuyên truyền tàu thuyền tìm nơi tránh trú bão. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp huyện Đông Hải khẩn trương tổ chức cứu nạn một tàu cá chết máy, trôi dạt trên biển, trên tàu có 8 thuyền viên.
Trong ngày 2-1 đã có 5 tỉnh cấm biển: Bạc Liêu, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang.
Video đang HOT
Hôm nay, bão cách Mũi Cà Mau 200 km
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, dự báo đến 16 giờ ngày 3-1, vị trí tâm bão số 1 ở 7,2 độ vĩ Bắc; 103,6 độ kinh Đông, cách Mũi Cà Mau khoảng 200 km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ), giật cấp 10. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 100 km tính từ tâm bão. Đến 16 giờ ngày 4-1, vị trí tâm bão ở khoảng 9,3 độ vĩ Bắc; 100,3 độ kinh Đông, cách đảo Thổ Chu (Kiên Giang) khoảng 330 km về phía Tây. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/giờ), giật cấp 11.
Vừa dứt hạn đã xả lũ
Do ảnh hưởng của bão số 1, nhiều nơi ở tỉnh Ninh Thuận có mưa to đến rất to trong 4 ngày qua. Hiện nước ở 21 hồ thủy lợi trong tỉnh đã vượt cao trình thiết kế, với tổng dung lượng hơn 190 triệu m3. Để bảo đảm an toàn hồ đập, đến chiều 2-1, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận đã phải xả lũ 8 hồ với lưu lượng xả trên 20 m3/giây. Những hồ còn lại nước đã vượt tràn tự do trên dưới 30 cm, nhiều khả năng phải xả lũ trong vài ngày tới. Như vậy, sau hơn 2 năm bị hạn hán hoành hành, nông dân Ninh Thuận lại phải đối mặt với khó khăn vì mưa lũ liên tiếp từ cuối tháng 11-2018 đến nay.
L.Trường
NHÓM PHÓNG VIÊN
Theo NLĐO
Người dân, doanh nghiệp ở ĐBSCL nói gì về việc thực thi Luật Thủy sản?
Luật Thủy sản 2017 ra đời và có hiệu lực từ 1.1.2019 với những quy định chi tiết, cụ thể đối với các lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản...Tại ĐBSCL, nhiều địa phương cho rằng đây là cơ hội để các tỉnh quy hoạch lại quản lý, gỡ "thẻ vàng" cho ngành thủy sản.
Thời gian qua, tại ĐBSCL, nhiều tỉnh đang nỗ lực thực hiện quy định của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Tại Cà Mau, để triển khai các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ cảnh báo của EC về IUU, tỉnh đã dốc toàn lực chỉ đạo, triển khai các kế hoạch tăng cường quản lý, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân tỉnh Cà Mau khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài. Trong đó, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được xem là một trong những giải pháp hiệu quả.
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Cà Mau, lộ trình lắp đặt thiết bị cho tàu cá có chiều dài trên 15m chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 hoàn thành trước ngày 01.11.2018 đối với nhóm tàu cá đã vi phạm vùng biển nước ngoài được chuộc về, đã chấp hành xong án và hiện đang hoạt động khai thác hải sản; nhóm tàu cá chưa vi phạm vùng biển nước ngoài mà thuộc quyền sở hữu của chủ tàu đã có vi phạm vùng biển nước ngoài; nhóm tàu cá đóng mới, nâng cấp theo Nghị định số 67 của Chính phủ. Giai đoạn 2: Hoàn thành vào tháng 12.2018 đối với các tàu cá còn lại.
Cà Mau có tổng số tàu cá cần lắp đặt thiết bị giám sát hành trình là hơn 1.500, những tàu không lắp đặt thiết bị theo quy định, sẽ không được ra khơi đánh bắt thủy sản. Ảnh: Chúc Ly.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Thiệt (ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời), cho rằng: "Sản lượng thủy sản ngày càng cạn kiệt, trong khi đó lượng tàu cá quá đông, nếu không vươn khơi đánh bắt sẽ khó có thu nhập cao. Khi ngư dân trang bị được tàu lớn sẽ mang lại nhiều lợi ích, vừa an toàn. Khi có tàu lớn, năng suất đánh bắt cao hơn tàu nhỏ thì việc lắp thiết bị giám sát hành trình theo tôi là không khó, ngư dân sẽ đồng tình cao".
"Có thiết bị giám sát càng lợi hơn khi có thể thông qua thiết bị này để liên lạc trực tiếp, chỉ đạo cho ngư phủ đánh bắt. Ngoài ra, còn cập nhật mọi thông tin về thời tiết, thị trường... Tuy nhiên, đối với các phương tiện hoạt động gần bờ, đi về trong ngày hay các tàu làm nghề đáy hàng khơi và hoạt động theo từng mùa, thu nhập bấp bênh, thì trở ngại chính là chi phí lắp đặt thiết bị" - ông Thiệt nếu ý kiến.
Ông Đỗ Chí Sĩ - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, thông tin: Tỉnh đã triển khai lắp đặt giám sát hành trình trên tàu cá, tính đến thời điểm này đã lắp được cho khoảng 100 tàu cá thuộc trường hợp bắt buộc lắp.
"Mục đích trước mắt là giám sát hành trình khi các tàu này hoạt động trên biển, nhằm cảnh báo và xử lý nếu họ có hành vi vi phạm vùng biển nước ngoài. Về lâu dài, đây cũng là một trong những biện pháp để ngành chức năng quản lý các tàu khi hoạt động trên biển về vùng khai thác, nghề khai thác, đối tượng khai thác; cũng như là mùa vụ và kết hợp công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất trên biển. Đặc biệt, là hạn chế rủi ro về tài sản, tính mạng trong tình hình diễn biến thời tiết bất thường, phức tạp" - ông Sĩ nhận định.
Về kinh phí, theo ông Sĩ một số chủ tàu còn khó khăn khi mua thiết bị này, một số tàu hoạt động khu vực ven bờ, khả năng khai thác vùng biển nước ngoài ít, nhưng buộc phải lắp đặt thiệt bị theo quy định mới về chiều dài tàu cũng gây một số khó khăn.
Kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá hoạt động gần bờ là vấn đề khó khăn. Ảnh: CTV.
Theo Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, hiện nay tỉnh đang triển khai thực hiện lắp thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá theo quy định, có nhiều đơn vị tiếp cận để cung cấp thiết bị. Về xu hướng tới là bắt buộc phải thực hiện, tuy nhiên về giá cả thì hiện vẫn do các doanh nghiệp quyết định, nên chỉ mới thí điểm chứ chưa thể thực hiện trên diện rộng. Tuy nhiên, ngành chức năng cũng đang tuyên truyền quyết liệt trong dân để thực hiện trong thời gian tới.
Theo quy định, tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Tính theo kích thước này thì số tàu phải lắp đặt thiết bị giám sát là không nhỏ, chi phí lắp đặt chính là rào cản lớn của nhiều ngư dân.
Mức phạt cao là cần thiết
Bên cạnh nội dung về lắp đặt thiết bị giám sát hành trình cho tàu cá từ 15m trở lên, nội dung về mức phạt hành vi vi phạm về đưa tàu cá Việt Nam đi khai thác thủy sản ở vùng biển nước ngoài, trong đó mức xử phạt cao nhất đối với cá nhân lên đến 1 tỷ đồng, tổ chức lên đến 2 tỷ đồng, cũng được người dân rất quan tâm.
Ông Lê Văn Dúng (xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), cho biết: "Gia đình đã có gần 20 năm theo nghề biển, tàu cá của gia đình có công suất trên 90 CV, thông thường mỗi chuyến đi khoảng 1 tuần, sản lượng khai thác trung bình đạt từ 70-100 triệu đồng/chuyến. Mức phạt tối đa 1 tỷ đồng đối với cá nhân khi khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài tuy rất cao, nhưng theo tôi là dân cũng sẽ đồng tình. Trong quá trình khai thác thủy sản mình lưu ý không vi phạm, khai thác trong khu vực được cho phép thì không có gì phải lo".
Người dân huyện Phú Tân, Cà Mau phơi cá sau khi đánh bắt. Ảnh: Chúc Ly.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Giang - Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Bạc Liêu, cho rằng: Mức phạt tăng cao như quy định mới là hợp lý, nếu phạt như lâu nay thì khó có hiệu quả, quan trọng là phải triển khai cho người dân hiểu. Hiện các huyện đã chủ động thực hiện tuyên truyền luật thủy sản 2017, mời các chuyên gia đến triển khai trực tiếp cho ngư dân. Luật Thủy sản 2017 với những nội dung mới cũng là cơ hội để ngành thủy sản nỗ lực gỡ "thẻ vàng".
Tại Bạc Liêu, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 15/KH-UBND ngày 27.2.2018 thực hiện Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cơ quan quản lý cảng, chủ tàu khai thác thủy sản, ngư dân, doanh nghiệp thu mua, công ty, xí nghiệp chế biến thủy sản thực hiện các quy định của EC về IUU.
Còn theo Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau, về công tác thanh tra chuyên ngành thủy sản để quản lý hoạt động của các tàu cá đối với các khu vực vùng khơi thì điều kiện về tàu, con người và chế độ chính sách chưa đáp ứng được. Hiện tại tỉnh cũng phối hợp với các cơ quan cảnh sát biển, hải quân và các lực lượng khác hỗ trợ cho các địa phương để kiểm tra, kiểm soát nhằm ngăn chặn kịp thời các hoạt động khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài.
Tại Kiên Giang, tỉnh dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác hải sản, là tỉnh điểm thực hiện Luật Thủy sản 2017. Theo đó, Kiên Giang đã tích cực triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến về Luật Thủy sản năm 2017, các giải pháp về chống khai thác IUU, 100% chủ tàu và thuyền trưởng khai thác xa bờ ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.
Theo ngành chức năng các tỉnh ĐBSCL, để đảm bảo đưa Luật Thủy sản 2017 vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp cần quan tâm hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến Luật đến người dân; cần xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật phù hợp với từng đối tượng và điều kiện thực tế.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Thủy sản 2017, nhiều địa phương tại ĐBSCL kiến nghị Bộ NNPTNT cần hỗ trợ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá theo quy định; quy hoạch vùng đánh bắt, trong đó có xác định trữ lượng, sản lượng khai thác; quy hoạch ngành nghề đánh bắt theo hướng thân thiện với môi trường; kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá; tập huấn khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng và quản lý chất lượng sau đánh bắt...
Theo Dantri
Hòn Chuối - Nơi hai mùa gió chướng Nếu ai đã từng đặt chân tới đảo Hòn Chuối, khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau mới thật sự thấu hiểu được nỗi vất vả, thiếu thốn của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối và những người dân nơi đây. Vươn lên giữa trùng khơi, quân và dân trên đảo Hòn Chuối luôn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế ô tô tử vong khi lao vào đuôi xe tải đang lùi trên quốc lộ

Xe tang bốc cháy ngùn ngụt trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Bộ Nội vụ lên tiếng về thông tin 'liệt sĩ 6 tuổi'

Người mẹ mong lấy lại công bằng cho nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Nổ lớn tại nhà dân ở Thái Nguyên, 1 người tử vong

Gia chủ phát hiện thi thể phân hủy trong phòng tắm sau 1 năm vắng nhà

Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm

Ba mẹ con tử vong trong căn nhà khóa cửa

Em bé trong vụ "nộp đủ tiền mới cấp cứu" đã tự thở, tri giác tốt

Tìm thấy thi thể bé trai 12 tuổi mất tích hơn 2 ngày

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu
Có thể bạn quan tâm

Thiếu gia tập đoàn nổi tiếng cả nước phải "nín thở" khi đi ăn với vợ
Netizen
06:07:19 06/05/2025
Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
06:03:13 06/05/2025
Bộ phận nhăn nheo của cá ngừ đại bổ với phụ nữ, nấu đủ loại món ngon giúp bổ máu, giảm cân, chống lão hóa
Ẩm thực
06:01:16 06/05/2025
"Ác nữ quốc dân" khiến cả châu Á ghét cay: Đóng phim 18+ tranh cãi nảy lửa, U50 vẫn gây ngỡ ngàng vì vóc dáng "xịn đét"
Hậu trường phim
05:55:37 06/05/2025
EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu
Thế giới
05:43:15 06/05/2025
Nhân viên vệ sinh sốc nặng khi nhặt được số vàng trị giá hơn 350 triệu đồng trong túi rác
Lạ vui
05:36:24 06/05/2025
"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt
Nhạc việt
23:23:56 05/05/2025
Không nhận ra hoa hậu H'Hen Niê, Vân Hugo tâm trạng khi bị phạt vì quảng cáo lố
Sao việt
22:53:06 05/05/2025
Hà Giang lọt top 10 điểm đến đẹp nhất thế giới
Du lịch
22:33:00 05/05/2025
Tom Cruise và Ana de Armas dành thời gian bên nhau
Sao âu mỹ
22:27:21 05/05/2025