Không còn lối nào cho định kiến hẹp hòi
Tôi còn nhớ như in không khí của của ngày 30-4-1975. Cùng với niềm vui giải phóng là những trăn trở trong người dân. Nhiều người sợ sự trả thù. Đó là hệ quả của bộ máy tâm lý chiến mà kẻ địch đã rêu rao suốt ngày về việc Việt cộng vào sẽ biến thành biển máu. Nhưng sự thật là không có “biển máu” nào. Sau giải phóng, chúng ta đã có một bầu không khí hòa hợp, hòa giải và cho tới tận bây giờ. Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai – đó là con đường thênh thang hòa hợp dân tộc.
1. Nhớ lại những ngày tháng 3-1975, người dân đâu đâu cũng náo nức vì làng quê của mình được giải phóng. Nhưng sự thật là ai cũng có tâm lý hồi hộp và chờ đợi. Ngày đó tôi được giao nhiệm vụ về Hội An, sau đó là ra Đà Nẵng để tiếp quản cùng chính quyền non trẻ và ổn định đời sống nhân dân. Sau 6 năm xa nhà biệt tin nay được trở về quê hương, tôi bí mật gửi một tấm ảnh nhỏ với mấy dòng chữ, nhờ một người đi chợ mang về quê cho ông nội. Ra gặp tôi, ông nói giải phóng rồi nhưng người dân vẫn vừa tin vừa đề phòng. Ông nói khẽ bên tai tôi rằng ông sợ chém giết, sợ cảnh tang thương sẽ xảy đến, nhất là với những thành phần là ác ôn trong những khu dồn dân lập ấp chiến lược, những tên tay sai khét tiếng độc ác của bộ máy ngụy quân. Tôi nhớ đã kịp trấn an với ông rằng, chính quyền tự quản sẽ giữ gìn trật tự, sẽ bảo vệ cho mọi người dân.
Kiều bào vui mừng họp mặt mừng Xuân Ất Mùi tại TPHCM. Ảnh: VIỆT DŨNG
Đúng 1 tháng sau ngày tôi gặp ông nội, Sài Gòn được giải phóng. Tôi được thưởng phép về thăm nhà ở xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Đó là lúc tôi có điều kiện để chứng kiến làng quê sau ngày giải phóng. Trái với nỗi lo sợ về sự chém giết, trả thù, người dân khắp nơi hối hả bắt tay vào việc dựng lại đống đổ nát sau chiến tranh, không một ai bị trả thù, không cảnh trả thù đẫm máu như nhiều người lo sợ. Sự thật là nhiều người “có tội” nhưng không bị trả thù. Hồi đó ở quê tôi có một chị du kích tên Muôn, về sau không rõ động cơ gì đã phản bội lại tổ chức. Toàn bộ 6 xã vùng sâu của huyện Thăng Bình bị chiếm hết, cán bộ du kích bật hết khỏi địa bàn, chỉ còn một chỗ ẩn náu khá an toàn là một bàu sen. Mọi người phải xuống đó đội lá sen để thở. Trong lúc này, chị Muôn báo cho địch mang xe tăng đến, cứ có động tĩnh là bắn, ngày cũng như đêm, bắn cho đến khi không còn một ai sống sót. Cả bàu sen nhuộm máu đỏ, tang thương vô cùng. Cho nên sau giải phóng, chị Muôn sống trong sợ hãi tột bậc vì thấy mình tội ác chất chồng. Nhưng rốt cuộc, chẳng có ai tìm đến đòi “nợ máu” với chị ấy ngoài việc chị phải đi học tập cải tạo một thời gian ngắn. 40 năm trôi qua, chị Muôn hiện vẫn còn sống mạnh khỏe ở quê tôi.
2. Những câu chuyện đó là minh chứng cho thấy, sau ngày giải phóng mọi người chân thành cởi mở và bắt tay vào công cuộc lao động. Thực tế đó khác xa với những gì mà bộ máy tâm lý chiến của địch tuyên truyền trong dân chúng vào thời điểm năm 1975.
Đó cũng là nhờ ta làm rất tốt công tác tuyên truyền. Tất cả cơ quan dân-chính-đảng đều có nhiều cuộc gặp gỡ từng hộ gia đình, vận động các tầng lớp nhân dân để nói rõ quan điểm của cách mạng là hòa giải, hòa hợp dân tộc ngay từ ngày đầu, giờ đầu giải phóng. Thực ra hồi đó, mọi cán bộ chúng tôi hay là bộ đội giải phóng đều được học tập chuẩn bị cho giờ phút tấn công và nổi dậy. Nhưng ngay cả bản thân từng người chúng tôi vẫn có những e dè riêng, sợ xảy ra điều bất trắc, nhất là trong vùng bị chiếm đóng lâu ngày với sự tác động của bộ máy tâm lý chiến của địch. Nhưng sự thật là, lúc đó nhân dân rất tin tưởng chính quyền cách mạng, nên dù có những đoàn người di tản khá hỗn loạn mà trật tự vẫn được lập lại nhanh chóng. Người dân cùng bộ đội đã nhanh chóng dọn dẹp những đống đổ nát, thông những con kênh, dòng nước. Và rất ngạc nhiên, chỉ sau mấy tháng, màu xanh đã trở lại trên những cánh đồng trước phong trào rủ nhau khai hoang phục hóa làm thủy lợi, trả lại màu xanh cho đồng ruộng. Dường như ai cũng cố làm một việc gì đó để bù đắp lại sự mất mát qua cuộc chiến lâu dài thương đau và nghiệt ngã.
Một tướng lĩnh quân đội giải phóng từng nói với người chiến tuyến bên kia khi họ đầu hàng: “Trong cuộc chiến này, người Việt Nam chúng ta không ai là người thắng, không ai là người thua cuộc. Chỉ có giặc ngoại xâm mới là kẻ thua trận, mới là kẻ thua đau”. Đó chính là tinh thần bao dung của người Việt Nam chúng ta: lúc chiến tranh thì hai chiến tuyến, lúc đã hòa bình thì bỏ qua hận thù, đối xử với nhau rất độ lượng.
Dân tộc Việt Nam là một
Video đang HOT
3. Ai cũng thấy trong cuộc chiến tranh tương tàn, có những người không có lý tưởng tình cờ bị bắt quân dịch, làm lính bảo an hay trong trận càn quét nào đó đã rơi vào tay của Mỹ ngụy, bị bắt làm bia đỡ đạn… Họ chẳng qua là bị hoàn cảnh xô đẩy.
Vì vậy, hòa hợp dân tộc là điều phù hợp trong điều kiện một đất nước có chiến tranh mà sự nhận thức không phải ai cũng giống nhau. Chúng ta đã làm việc đó ngay từ ngày đầu, giờ đầu giải phóng và đã vượt qua rồi. Các giai đoạn tiếp nối gần đây hầu như đã được định đoạt trong nhận thức của mọi người chứ không chỉ ở đường lối. Hòa hợp hòa giải dân tộc đã trở thành tiếng gọi của lương tâm. Nó không chỉ là sự đợi chờ chính sách, đó là sự thúc giục từ chính lương tâm mỗi người Việt Nam để từ đó, chúng ta đã làm được rất nhiều việc. Cách mạng luôn luôn trao cho mọi người cả nhận thức và mong muốn khép lại quá khứ và hướng tới tương lai. Đó cũng chính là tinh thần của tất cả mọi người đã thực hiện chứ không phải là sự cổ vũ, hô hào.
4. Nhiều năm qua, tham gia công tác mặt trận, tôi đã nhiều lần có các cuộc tiếp xúc với đồng bào ta ở nước ngoài. Trong số họ có nhiều người từng tham gia chính quyền cũ. Rất nhiều người như ông Trần Bá Phúc ở Australia (bây giờ là Ủy viên Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam) đã từng cầm cờ ba que tới Đại sứ quán để chống cộng quyết liệt, nhưng giờ lại là người rất xuất sắc trong việc vận động kiều bào ủng hộ đất nước. Có những người trước đây rất bất mãn, vì lý do này khác hoặc vì chính sách thực hiện không tới nơi tới chốn thì bây giờ đều đã thay đổi. Họ đã gạt đi những gì là cá nhân vị kỷ, họ được giải thoát. Chính sự nghiệp đổi mới của chúng ta đã thuyết phục họ một cách sâu sắc nhất. Đó chính là sự tự nhận thức.
Sự thật, nhiều đồng bào ta ở nước ngoài, nhất là những người ngoài 50 tuổi thường bắt đầu quay về quê hương. Tuổi thành niên thì bôn ba. Nhưng có tuổi là tìm về đất mẹ. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách từ nhà ở, đất đai đến kinh doanh đầu tư cho kiều bào… Tất cả những cái đó chính là phản ánh sự hoà hợp dân tộc. Không chỉ đơn giản là chuyện làm ăn, mà chiều sâu của nó chính là sự hòa giải, hòa hợp dân tộc, là mở ra cơ hội đều là người Việt Nam cũng có cơ hội xây dựng đất nước.
Tháng 3-1975, khi ở trên núi xuống tiếp quản đô thị Đà Nẵng, trong đoàn đi có một vị hòa thượng. Ông nói một câu, “Sài Gòn cũng sắp đến ngày giải phóng, bầu không khí thanh tâm an lạc sẽ mau mau đến với đồng bào”. Ngẫm lại, tôi thấy ông nói rất đúng. Từ ngày ấy đến bây giờ hai thế hệ thanh niên sinh ra và trưởng thành. Sau 40 năm, hai thế hệ thanh niên đó cùng với đồng bào cả nước đã góp phần viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Thiết nghĩ rằng con đường mới thênh thang và rộng dài không còn lối nào cho định kiến hẹp hòi. Sự hòa giải hòa hợp dân tộc là một tất yếu lịch sử.
Năm nay chúng ta kỷ niệm 40 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi tin mọi người Việt Nam – dù ở trong nước hay kiều bào sống xa Tổ quốc đều nghĩ mình là máu đỏ da vàng, chung một cội nguồn, chung một con đường xây dựng. Tâm trí của họ chỉ mong muốn làm sao dân giàu, nước mạnh phồn vinh giống như Bác Hồ mong muốn.
Vũ Trọng Kim (Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam)
Theo SGGP
Mất con, người mẹ nào mà không đau
Chiến tranh đã lùi xa 40 năm. Thế nhưng, nỗi đau mất con của những bà mẹ Việt Nam, dù có con chiến đấu cho bên chiến tuyến nào và ngã xuống trong độ tuổi thanh xuân, cũng đều như nhau và chưa hề nguôi ngoai.
Trò chuyện với Mẹ Việt Nam Bùi Thị Mè trong căn nhà nhỏ nằm giữa trung tâm TP.HCM, Mẹ cho biết bà có tất cả 3 người con trai, cả ba đều chiến đấu và hy sinh trên chiến trường năm xưa. Mồ hôi, tâm sức, tình yêu và xương máu của gia đình bà... tất cả đã âm thầm đổ xuống cho nền độc lập của Tổ quốc.
Chạm tay vào từng bức hình, giọng bà chùng xuống như đang thủ thỉ chuyện trò với những khúc ruột thân yêu của mình: "Đây là Bé Hai, thằng này đẹp kiểu nghệ sĩ. Đây là Bé Ba, thằng này đẹp kiểu nhà văn. Còn đây là Bé Tư, thằng này giỏi toán lắm. Ai cũng khen ba đứa đẹp trai, nhiều người đòi gả con. Nhưng tụi nó không chịu, nói là giải phóng về má cưới vợ cho".
"Người mẹ nào mất con thì cũng đều đau hết trơn. Mỗi người đau một kiểu...Đâu ai muốn con mình chết vô lý"
Niềm thương nhớ, ký ức về những đứa con ra đi vĩnh viễn gần nửa thế kỷ qua chưa khi nào phai mờ trong lòng người mẹ. Bà Mè cho biết, lúc chồng bà (ông Nguyễn Văn Nhơn) mất, bà đem di ảnh ba con trai cùng đi đưa tang. "Đến lượt má cũng vậy. Phải có ba cái hình của mấy đứa này đưa tiễn", bà Mè trầm ngâm.
"Bà mẹ nào mất con cũng đau"
Thấm thía nỗi đau của người mẹ mất con, bà Mè nói bà rất thông cảm với những bà mẹ mất con trong chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây: "Người mẹ nào mất con thì cũng đều đau hết trơn. Mỗi người đau một kiểu. Có người mất con thì tự hào. Có người mất con thì cay đắng... Hoàn cảnh của mỗi người khác nhau, trong chiến tranh phải chấp nhận thôi. Đâu ai muốn con mình chết vô lý".
Cô giáo Năm Mè, Hiệu trưởng Trường Long Đức (tỉnh Trà Vinh) ngày trước, nhớ lại: "Ở cái trường tư đó, tui luôn dạy học trò rằng, bây giờ không có gì vinh quang bằng hy sinh cho Tổ quốc. Tới chừng người cha của đứa học trò kêu nó đi quân đội, nó lợi (lại) từ giã: Cô ơi, ba con bảo con đi. Bây giờ con không dám không đi! Nhưng mà &'súng Mỹ, lòng ta' cô à! Mình cũng mừng là thấy nó hiểu được cái chuyện đó: súng Mỹ, lòng ta".
Ngừng một lát để nghe điện thoại của người thân dưới miền Tây gọi lên, bà Mè nối lại câu chuyện: "Tui quen biết một bà mẹ có con bên này bên kia thời đó. Bả nói, nghe súng ở ngoài đồn, tao lo cho thằng Hai quá. Còn nghe súng ở trong, tao lo cho thằng Út quá. Hai đứa con ở hai chiến tuyến, hồi đó gọi các bà mẹ trái tim bị xẻ làm đôi là vậy đó".
Là Mẹ Việt Nam có ba đứa con nằm lại nơi chiến trường, bà Năm Mè cũng có một cái nhìn rất rõ ràng về hòa giải: "Đã nói hòa hợp dân tộc thì mình phải dẹp hết mấy từ như &'kẻ thù', &'ngụy quân, ngụy quyền'... Nói như vậy là làm khổ người ta. Đến bây giờ mình còn làm khổ người ta chi nữa. Người ta đã khổ với con họ rồi, mình không nên khơi lại vết thương của họ".
Mẹ Việt Nam Bùi Thị Mè bên di ảnh những người con đã ngã xuống trong tuổi thanh xuân
Bà Mè cho hay, mỗi khi trong nhà có đám giỗ, bà thường mời một số học trò cũ ngày trước đi quân dịch đến dự. Cảm động trước tâm chân tình của cô giáo, song hầu như lần nào họ cũng từ chối. "Tui nói, đứa nào thương cô thì cứ đi đám giỗ. Có 2 - 3 đứa đến đám giỗ ông xã tui, nhưng tụi nó chỉ lại cho có mặt chứ không dám ở lâu. Tụi nó tâm sự sợ gặp mấy người quen, sợ người ta biết hồi xưa đi lính. Tui bảo bây giờ qua rồi thì thôi, không có ai nói gì đâu", bà Mè tâm tư.
Không chỉ thấu cảm với những bà mẹ cùng sống trên dải đất chữ S này, bà Bùi Thị Mè còn thể hiện sự cảm thông với những bà mẹ ở nước Mỹ xa xôi - những người có con tham chiến ở Việt Nam trước năm 1975.
Cách đây hơn 20 năm, James G. Zumwalt - một cựu chiến binh, con trai cựu Đô đốc Chỉ huy trưởng lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam - lần đầu tiên tìm gặp bà Mè để thu thập tư liệu cho cuốn sách Chân trần, Chí thép (xuất bản năm 2010). Chính thái độ cởi mở, bao dung của bà đã xua tan cảm giác dè dặt, lo ngại của ông James về lòng hận thù chất chứa bởi những bi kịch, mất mát đau thương in hằn trong quá khứ.
Bà Mè thuật lại: "James phỏng vấn tui mấy lần. Tui bảo nó rằng, tui đau mất con, tui thông cảm cho nó vì nó cũng có người anh chết do chất độc da cam. Tui cũng thông cảm cho các bà mẹ Mỹ. Tui mất con vì con hy sinh cho Tổ quốc. Còn mấy bà mẹ Mỹ mất con mà không biết vì lý do gì con mình phải đi chiến đấu, con đến ở cái xứ nào đâu mình cũng không biết. Rồi đến chừng chết rồi, thây thi ra sao cũng không biết nữa... Cho nên, tui rất thông cảm cho họ".
Cựu chiến binh James G.Zumwalt hôn tay bà Năm Mè trong một cuộc gặp ở TP.HCM
"Hồi nào James sang Việt Nam, nó cũng chạy lại thăm má. Hôm nó giới thiệu cuốn sách tại TP.HCM, vừa thấy má, nó chạy riết lại rồi cầm tay hun. Nó nói ở bên Mỹ, người ta đọc bài của nó viết về má, về sự thông cảm của má với những bà mẹ Mỹ, họ cảm động lắm. Má thấy rất hài lòng, vì người ta biết dân tộc Việt Nam mình tốt như vậy đó, có văn hóa rộng rãi, không nuôi lòng thù hận".
40 năm đã qua đi, chiến tranh đã lùi về dĩ vãng. Ai thắng - ai bại trong trận chiến năm xưa giờ không còn quan trọng nữa, quan trọng là chúng ta đều là dân tộc Việt Nam, chảy chung dòng máu Việt Nam. Hãy gác lại quá khứ và hướng đến tương lai, Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một - đây cũng chính là mong mỏi của bao thế hệ từ già đến trẻ.
Thùy Linh (TH)
Theo NTD
Chính sách cởi mở, nhân ái sẽ lấp "khoảng trống" trong lòng người Ai đó một đôi lần về với nguồn cội, về với Tổ quốc thì mới hiểu được sự đổi mới của đất nước. 40 năm đất nước hòa bình, bên cạnh những nỗ lực hòa hợp về chính trị, kinh tế, chúng ta đã từng bước xóa dần những cách biệt về văn hóa - tư tưởng, ý thức hệ giữa hai miền,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Loại quả nhỏ nhưng giàu vitamin C gấp 10 lần táo, giúp giảm nguy cơ tiểu đường, chống ung thư
Ẩm thực
05:52:50 20/05/2025
Phan Đinh Tùng, Trung Ruồi cùng các con lần đầu trải nghiệm cuộc sống ngoài đảo
Tv show
05:51:57 20/05/2025
Tuổi 15 đáng nhớ của Song Hye Kyo: Đóng vai không tên lướt qua màn ảnh, có ai ngờ 30 năm sau làm "nữ hoàng"
Hậu trường phim
05:47:25 20/05/2025
10 phim cổ trang Trung Quốc hay nhất thập kỷ: Đảm bảo khiến bạn phải xem lại lần 2
Phim châu á
05:46:14 20/05/2025
Mùa hè nắng nóng người tăng huyết áp cần đặc biệt chú ý đến điều này
Sức khỏe
05:41:37 20/05/2025
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ
Thế giới
05:30:55 20/05/2025
Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Góc tâm tình
05:04:45 20/05/2025
Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025