Không để học sinh bỏ học sau Tết

Sau Tết, học sinh phải trở lại trường để học theo đúng thời gian quy định. Nhà trường, giáo viên có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức dạy học, đặc biệt là phải sốc lại tinh thần học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết dài ngày.

Không để học sinh bỏ học sau Tết - Hình 1

Sở GD-ĐT Quảng Nam yêu cầu các trường học phải đảm bảo sĩ số học sinh trước và sau Tết Nguyên đán 2019 (Ảnh: Dân trí)

Tuy nhiên, đối với các trường ở địa phương miền núi thì rất lo học sinh bỏ học sau Tết. Để ngăn chặn tình trạng này, nhà trường thường xuyên phân công giáo viên bám bản, bám làng, bám từng gia đình…để vận động các em đến lớp, đây là một nhiệm vụ rất vất vả của các giáo viên và không phải lúc nào giáo viên cũng hoàn thành nhiệm vụ.

Hầu hết các địa phương miền núi có điều kiện kinh tế – xã hội rất khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp; dân cư chu yêu la đồng bào dân tộc thiểu số, chưa quan tâm đến việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên thường sinh nhiều con, dẫn đến kinh tế rất khó khăn. Nhiều gia đình không cho con đến trường để phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy hoặc đi làm thuê…; đến mùa thu hoạch thì các em hầu như là lao động chính trong gia đình.

Bên cạnh đó, giao thông đi lại ở địa phương miền núi rất khó khăn, địa hình hiểm trở; quảng đường từ nhà đến trường khá xa, phương tiện đi lại rất hạn chế, đa số các em đều đi bộ nên thường nản chí không muốn đến trường.

Mặt khác, phụ huynh học sinh cũng lơ là trong việc nhắc nhở, động viên các em đến lớp, không ít gia đình bắt các em phải nghỉ học ở nhà để bắt chồng, bắt vợ theo hủ tục của địa phương. Khi giáo viên phát hiện các em bỏ học thì phải vào tận nhà để vận động nhưng nhiều trường hợp các em lại chạy trốn, né tránh, còn phụ huynh thì không chịu hợp tác với giáo viên để thuyết phục các em đến lớp.

Ngoài ra, nhà trường chưa thường xuyên phân loại học lực của các em trong cùng một lớp, chưa bố trí giờ học riêng dành cho học sinh yếu nên học sinh nào học lực kém thì thường giậm chân tại chỗ dẫn đến các em tự ti, xấu hổ với bạn bè nên nghỉ học.

Để khắc phục tình trạng học sinh bỏ học sau Tết cần phải tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương, không chỉ động viên các em đến lớp mà phải xem xét đến từng điều kiện, hoàn cảnh của các em để có biện pháp hỗ trợ cụ thể về vật chất cũng như tinh thần để động viên các em đến lớp.

Không để bất cứ học sinh nào phải bỏ học sau Tết là nhiệm vụ rất nặng nề, trong đó, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng trong việc vận động học sinh đến lớp; chính quyền địa phương cần tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân; hỗ trợ, tạo điều kiện để các em đến trường, qua đó xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu, góp phần nâng cao dân trí và phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương miền núi hiện nay.

Đô Văn Nhân

Theo giaoducthoidai

Video đang HOT

Đắk Nông: "Sống lại" phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chưa bao giờ, tinh thần học tập của đồng bào các dân tộc thiểu số tại Đắk Nông lại lên cao đến thế. Từng người, từng nhà rủ nhau đi học tại các lớp xóa mù chữ, với ước mong con chữ sẽ giúp họ xóa được đói, giảm được nghèo, những đứa trẻ trong buôn, trong làng có thêm động lực đến trường mỗi ngày.

Những lớp học giữa rừng

Mùa này, ở xã biên giới Quảng Trực (huyện Tuy Đức, Đắk Nông), bà con đang tất bật với việc tưới cà phê, thu hoạch hồ tiêu. Nhưng tối đến, hàng chục học viên người M'Nông vẫn có mặt đông đủ tại điểm trường Tiểu học Ama Trang Lơng để tham gia lớp xóa mù chữ mới khai giảng.

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 1

Vợ chưa biết chữ, anh Y Nhót cầm tay hướng dẫn vợ viết từng nét khi cùng nhau đi học lớp xóa mù chữ

Đôi tay chai sần, nắn nót từng nét chữ, rồi xòe ra đếm từng con số, anh Điểu Quang (bon Pu Prăng 1) kể, hồi nhỏ có đến trường, nhưng bỏ dở chừng, nay phải học lại. Cả hai vợ chồng mù chữ, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như nuôi dạy con, nên quyết tâm đi học.

"Mình không biết chữ là không biết thuốc men, phòng trừ sâu bệnh cà phê, hồ tiêu. Học hành thì để biết tính toán cộng-trừ-nhân-chia để đôi lúc mình bán số lượng này nọ. Nuôi con cái thì biết dạy dỗ học hành. Mình học được một tuần rồi, đã biết số, chữ cái và biết cộng-trừ-nhân-chia", anh Quang nói.

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 2

Những người dân tuổi đời 40-50 vẫn miệt mài đến lớp xóa mù chữ hàng đêm

Mặt trời vừa khuất núi, vợ chồng ông Triệu Thanh Đức (SN 1965) và bà Lý Mùi Chấy (SN 1969) tạm gác công việc nương rẫy, nhanh chân trở về nhà để chuẩn bị bữa tối. Từ đầu tháng 12/2018, đôi vợ chồng người Dao trú thôn Thái Học (xã Đắk Wil, huyện Cư Jút) này dành 2 tiếng đồng hồ mỗi tối để tham gia lớp học xóa mù chữ. Hôm nào cũng vậy, cơm nước xong xuôi, cả hai vợ chồng cùng nhau cắp sách đi học.

Lớp học được mở ngay tại phân hiệu Trường Tiểu học Nguyễn Du, giáo viên đứng lớp là những thầy cô của trường này và THCS Cao Bá Quát. Lớp học diễn ra từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, bắt đầu từ 19h đến 21h, học viên là người đồng bào dân tộc Dao, Tày, Thái.. người già nhất năm nay gần 55 tuổi, người trẻ nhất thì cũng hơn 30 tuổi.

Khoảng 19h hàng ngày, khi lớp học đã sáng trưng đèn cũng là lúc các giáo viên bắt đầu giảng bài, tiếng học viên tập đánh vần vang lên xóa tan không khí vắng lạnh, tĩnh mịch của vùng rừng núi hoang vu. Hầu hết học viên chưa biết đọc biết viết nên tiếng đọc còn lơ lớ, chưa tròn vành rõ chữ nhưng ai cũng vui vẻ, háo hức.

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 3

Giáo viên đứng lớp là thầy cô giáo hoặc những cán bộ người đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại địa phương

Thầy Đinh Ngọc Đông, Hiệu trưởng trường THCS Cao Bá Quát tâm sự: "Trong lớp, có một số chị em có con nhỏ, mỗi lần đi học đều bồng con theo, đứa con trai đang học tiểu học của chị nhiều hôm cũng đi theo mẹ đến lớp học đánh vần. Bà con ai cũng phấn khởi đi học, có gia đình cả ba thế hệ cùng đến trường, ban ngày thì con cháu đi học, ban đêm thì đến lượt bố mẹ, ông bà".

Tính đến tháng 12/2018, toàn tỉnh Đắk Nông hơn 20 khóa học xóa mù chữ, mỗi khóa duy trì sĩ số từ 35-50 học viên, chủ yếu là người đồng bào dân tộc thiểu số. Cá biệt có những khóa có hơn 110 học viên theo học như tại Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (xã Tân Thành, huyện Krông Nô), khiến trường này phải "xin" tách thành 2 lớp.

Thầy Nguyễn Văn Chung, hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự phấn khởi chia sẻ: "Lần đầu tiên xã tổ chức lớp xóa mù chữ cho bà con nhân dân, buổi đầu chỉ có một vài người đăng ký theo học, nhưng càng học bà con càng thích thú, rồi người này rủ người kia đi học. Chỉ một tuần sau, số lượng học viên đăng ký đã vượt 110 người, nên trường phân thành hai lớp, một lớp học tại điểm trường chính, một lớp học ở điểm phụ, tạo thuận lợi cho bà con nhân dân đi học mỗi buổi tối".

Chính thầy Chung cũng thừa nhận rằng, chưa bao giờ, tinh thần học tập, "khát khao con chữ" của người dân hai thôn Đắk Na, Đắk Ri lại cao đến thế. Hàng đêm, chứng kiến từng đoàn người đến trường học chữ, những thầy cô giáo đứng lớp càng có động lực và quyết tâm hơn.

Nhân rộng mô hình Bình dân học vụ

Năm 2017, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn khoảng 18.000 người (từ 15-60 tuổi) chưa biết chữ. Phần lớn là người đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, cuộc sống khó khăn, nơi bữa ăn vẫn còn chi phối giấc mơ học tập của họ.

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 4

Các lớp xóa mù chữ được đông đảo bà con nhân dân tham gia

Từ thực tế đó, tỉnh Đắk Nông đã phối hợp với Phòng Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) các huyện triển khai các lớp xóa mù chữ tại khu dân cư, nơi những người dân chưa biết chữ đang sinh sống. Từ hai lớp xóa mù chữ ban đầu tại huyện Krông Nô, đến nay tỉnh này đã mở được hàng chục lớp học, hoàn thành nhiệm vụ xóa mù chữ cho hàng ngàn học viên. Phong trào "Bình dân học vụ" được sống lại, các lớp xóa mù chữ liên tiếp được mở ra, bà con nhân dân nhiều địa phương phấn khởi đi học, nuôi ước mơ làm giàu từ con chữ.

Huyện Đắk Mil là địa phương đi đầu trong phong trào xóa mù chữ tại tỉnh Đắk Nông. Ngay từ năm 2014, khi mà UBND tỉnh này mới ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án xóa mù chữ và Đề án xây dựng xã hội học tập ở tỉnh Đắk Nông, huyện Đắk Mil đã mở những lớp xóa mù chữ, dạy chữ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện đến trường trước đó.

Hai lớp đầu tiên được mở ra tại xã Long Sơn (huyện Đắk Mil). Sau 4 năm liên tiếp triển khai thực hiện, đã có hàng trăm học viên được xóa mù chữ. Phong trào lan tỏa mạnh mẽ sang các xã xung quanh như Nam Xuân (huyện Krông Nô); Đắk Sắk (huyện Đắk Mil)... thu hút đông đảo bà con đồng bào đến lớp vào những buổi tối trong tuần, tạo ra không khí thi đua học tập giữa các địa phương và từng thành viên trong lớp học.

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 5

Những đứa trẻ đưa bố mẹ đi học mỗi đêm là hình ảnh không thể thiếu ở các lớp xóa mù chữ

Chia sẻ về lớp học xóa mù chữ này, bà Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Đắk Mil cho biết, ban đầu vận động bà con đi học cũng khó khăn.

"Họ có tâm lý e ngại, vì nhiều người cho rằng già rồi còn học hành gì nữa. Nhưng giáo viên rồi trưởng buôn thay nhau vận động, khuyên nhủ lên dần dần bà con rủ nhau đến lớp ngày một đông hơn. Giờ thì đã qua 4 lần khai giảng, hàng chục học viên đã "tốt nghiệp", ai cũng tự tin vì đã biết chữ. Cơn những học viên đang học, ai cũng chăm chỉ, hăng hái dù có hôm trời mưa họ vẫn đội áo mưa đến lớp", bà Thủy cho hay.

Trong năm 2018, huyện Krông Nô cũng tiếp tục mở 6 lớp xóa mù tại 3 địa phương, đây là năm thứ 2 ngành giáo dục huyện này triển khai các lớp xóa mù chữ.

Ông Bùi Văn Út, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Krông Nô chia sẻ: "Mục tiêu của địa phương là giúp càng nhiều người biết chữ càng tốt. Nếu như năm đầu tiên chúng tôi triển khai còn nhiều bỡ ngỡ, số lượng học viên còn chưa cao, thì năm thứ hai, các lớp xóa mù chữ đã có những chuyển biến tích cực. Dù phải chạy đua với thời gian, hoàn thành trước mùa thu hoạch cà phê, nhưng các lớp học đều đảm bảo 100 % chất lượng đầu ra. Cuối tháng 11/2018, hai lớp xóa mù chữ của xã Nâm N'Đir bế giảng, hơn 100 học viên đã đọc thông, viết thạo và tính toán tốt".

Đắk Nông: Sống lại phong trào Bình dân học vụ giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Hình 6

100% học viên khi hoàn thành lớp xóa mù chữ đều đọc thông viết thạo, tính toán tốt

Theo Hội Khuyến học tỉnh Đắk Nông, những lớp học xóa mù chữ liên tiếp được khai giảng tại Đắk Nông cho thấy tinh thần và nhu cầu học tập của bà con nhân dân đang rất cao. Hầu hết người dân đã nhận thức hết tầm quan trọng và ý nghĩa việc học, tạo ra một phong trào học tập ngay trong gia đình và cộng đồng. Hội Khuyến học Đắk Nông hy vọng, trong những năm tiếp theo, các lớp xóa mù chữ tiếp tục được khai giảng, giúp bà con nhân dân có cơ hội được học chữ, nuôi khát vọng thoát nghèo.

Dương Phong

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"10 mỹ nhân có đôi mắt đẹp nhất thế giới: Kim Ji Won xếp bét bảng, hạng 1 là "kỳ quan thế giới thứ 8"
05:52:44 10/05/2025
Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?Vợ Quang Hải copy từng chút một của vợ Văn Hậu, lại ẩn ý không muốn chơi chung?
07:11:33 10/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi được dự đoán đăng quang Miss World 2025Hoa hậu Ý Nhi được dự đoán đăng quang Miss World 2025
07:39:53 10/05/2025
Hành trình 'tìm' con của Ngô Thanh Vân: Có những lúc tuyệt vọng, suy sụpHành trình 'tìm' con của Ngô Thanh Vân: Có những lúc tuyệt vọng, suy sụp
08:28:48 10/05/2025
Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máyNghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy
06:46:02 10/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?
08:54:45 10/05/2025
Phương Lê giao hết sạch tài sản cho Vũ Luân, đã làm lành với Hồng Loan?Phương Lê giao hết sạch tài sản cho Vũ Luân, đã làm lành với Hồng Loan?
10:06:07 10/05/2025
Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc giaLăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
10:41:56 10/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng

Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng

Du lịch

11:58:41 10/05/2025
TRUNG QUỐC - Những ngày này, khu danh thắng Ngũ Chỉ Sơn (Wuzhifeng) ở Sâm Châu, Hồ Nam, bất ngờ trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng khi đưa vào hoạt động dịch vụ Giường trên vách đá cao 1.600m .
Tesla Roadster thế hệ thứ hai: Cơn sóng lớn sắp tấn công thị trường

Tesla Roadster thế hệ thứ hai: Cơn sóng lớn sắp tấn công thị trường

Ôtô

11:56:51 10/05/2025
Điều đặc biệt khiến chiếc Roadster này trở nên quý hiếm chính là việc nó chỉ mới chạy được 2.800 dặm (khoảng 4.500 km), và thậm chí chưa từng hoạt động dưới trời mưa
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính

Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính

Thời trang

11:51:56 10/05/2025
Crop top ôm sát cổ yếm, jeans ống rộng rách gối, túi pha lê lấp lánh và tóc dài gợn sóng kết hợp lối trang điểm đậm retro-glam tạo nên tổng thể Y2K hoài cổ mà hiện đại, đậm chất cá tính, tự tin và nổi bật
Thiếu gia nghìn tỷ vào showbiz vì muốn nuôi tóc dài, thừa kế bất động sản 50.000m2, tiền tiêu 4 đời không hết

Thiếu gia nghìn tỷ vào showbiz vì muốn nuôi tóc dài, thừa kế bất động sản 50.000m2, tiền tiêu 4 đời không hết

Hậu trường phim

11:40:12 10/05/2025
Yook Sung Jae - người được mệnh danh là thiếu gia ngậm thìa kim cương của Kbiz - hiện đang gây sốt khi tái xuất màn ảnh nhỏ với vai nam chính trong Cung Điện Ma Ám
"Mất tích" nửa năm, đồng đội cũ Công Phượng bỗng vụt sáng ở V.League, sáng cửa vô địch

"Mất tích" nửa năm, đồng đội cũ Công Phượng bỗng vụt sáng ở V.League, sáng cửa vô địch

Sao thể thao

11:36:31 10/05/2025
Tưởng như đây sẽ là một mùa giải bỏ đi với tiền đạo này thì đến hiện tại, anh lại đang tràn trề cơ hội lần đầu nâng cúp vô địch V.League.
Ngày 11/5 Thần Tài gõ cửa: 3 cung hoàng đạo được "chấm tên" rót lộc đầy tay, tình tiền cùng nở rộ

Ngày 11/5 Thần Tài gõ cửa: 3 cung hoàng đạo được "chấm tên" rót lộc đầy tay, tình tiền cùng nở rộ

Trắc nghiệm

11:36:10 10/05/2025
Tử vi ngày mới 11/5 tiết lộ 3 chòm sao này được nhiều ưu ái từ Thần Tài. Top 3 con giáp nở hoa tháng 6: Một bước lên hương, ba lối tài lộc mở ra cùng lúc 3 con giáp này nên dùng son đỏ
Người làm nên bản hit 3 tỷ views dịp 30/4 bật khóc nhận giấy khen đặc biệt, hứa quyên góp hết doanh thu nhạc số

Người làm nên bản hit 3 tỷ views dịp 30/4 bật khóc nhận giấy khen đặc biệt, hứa quyên góp hết doanh thu nhạc số

Nhạc việt

11:25:40 10/05/2025
Sau 2 năm, ca khúc Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình trở thành hiện tượng giúp nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung và ca sĩ Nguyễn Duyên Quỳnh được khen thưởng.
Sốc: MC quốc dân đột tử ngay khi vừa rời khỏi bệnh viện

Sốc: MC quốc dân đột tử ngay khi vừa rời khỏi bệnh viện

Sao châu á

11:22:48 10/05/2025
Tờ KoreaBoo đưa tin Lee Sang Yong - MC kỳ cựu của showbiz Hàn Quốc - đã qua đời vào ngày 9/5 (giờ địa phương), hưởng thọ 81 tuổi.
Giá xe ga Honda Vision mới nhất tháng 5/2025, bất ngờ chững lại

Giá xe ga Honda Vision mới nhất tháng 5/2025, bất ngờ chững lại

Xe máy

11:18:16 10/05/2025
Hiện nay, các phiên bản của dòng xe ga Honda Vision có giá bán ra chênh lệch nhẹ so với giá niêm yết của nhà sản xuất. Khảo sát một HEAD Honda ở Bắc Ninh cho thấy, có phiên bản như Vision Tiêu chuẩn thậm chí còn giảm nhẹ so với giá đề x...
Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng nồi chiên không dầu, khác nào tự ăn chất độc

Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng nồi chiên không dầu, khác nào tự ăn chất độc

Sáng tạo

11:09:08 10/05/2025
Nồi chiên không dầu là người bạn thân thiết trong bếp, giúp nấu ăn ngon, ít dầu. Nhưng dùng sai cách, thiết bị này có thể trở thành mối nguy cho sức khỏe.
9 tính năng Android mà người dùng iPhone luôn khao khát

9 tính năng Android mà người dùng iPhone luôn khao khát

Đồ 2-tek

11:00:48 10/05/2025
Trên Android, hầu hết bàn phím đều có sẵn hàng phím số và clipboard, nơi lưu lại nhiều nội dung đã sao chép để dán lại bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, bàn phím mặc định trên iPhone không có hàng số, và chỉ lưu được đúng một đoạn văn bản đ...