Không đồng tình về đào tạo y tế trong sửa đổi luật Giáo dục ĐH

Ông Nguyễn Minh Lợi, Phó cục trưởng Cục Khoa học – công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế, cho rằng dự thảo Giáo dục ĐH hiện chưa đề cập đến đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế, trong đó có nội dung rất quan trọng của luật là về trình độ và văn bằng giáo dục ĐH. Nội dung này cũng đã được Bộ Y tế có ý kiến nhiều lần.

Không đồng tình về đào tạo y tế trong sửa đổi luật Giáo dục ĐH - Hình 1

Ảnh minh họa

Ngày 6.11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, đã trả lời báo chí một số nội dung liên quan ý kiến của ông Lợi. Theo bà Phụng, khi lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các đoàn đại biểu Quốc hội, ban soạn thảo dự thảo luật nhận được một số ý kiến cho rằng các trình độ của giáo dục ĐH chỉ nên là cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ tương đương thì không minh bạch; khó có cơ chế kiểm soát. Nếu quá nhiều điều giao cho Chính phủ quy định sẽ làm rối và có thể làm giảm hiệu lực của văn bản luật…

Trao đổi với Thanh Niên, ông Lợi khẳng định trả lời của Bộ GD-ĐT là không thỏa đáng vì các lý do: Vấn đề đào tạo đặc thù đã được thể hiện từ luật Giáo dục 1998 chứ không phải đến giờ mới đưa ra, sau đó Nghị định 43 hướng dẫn thực hiện luật thì xác định trong lĩnh vực y tế có đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú, nhưng về sau nội dung này lại bị bỏ ra trong các lần sửa đổi luật, trong khi tất cả các nước đều có loại hình đào tạo này. Trong dự thảo hiện nay không có tính nhất quán. Điều 6 nói về trình độ, điều 38 nói về văn bằng nhưng không nói gì về đặc thù hay tương đương, đến điều 73 lại nói Chính phủ quy định về trình độ tương đương và văn bằng đối với đào tạo đặc thù…

Theo thanhnien

Bộ Giáo dục phản hồi Bộ Y tế về văn bằng trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH

Ngày 5/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT, thành viên Ban soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục Đại học đã trả lời báo chí về ý kiến của Bộ Y tế. Bà Phụng cho rằng, việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới.

Bộ Giáo dục phản hồi Bộ Y tế về văn bằng trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH - Hình 1

Việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới

Trước đó, trao đổi với báo chí, đại diện Bộ Y tế, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, cho rằng, dự thảo Luật Giáo dục Đại học hiện chưa đề cập đến đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế, trong đó có nội dung rất quan trọng của Luật là về trình độ và văn bằng giáo dục đại học.

Video đang HOT

Ông Lợi cho biết, ở Việt Nam cũng như trên thế giới, để trở thành người bác sĩ hành nghề chuyên môn, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo sáu năm ở trường đại học, người học còn phải đào tạo chuyên khoa, chuyên sâu và thường xuyên đào tạo cập nhật, phát triển nghề nghiệp. Chương trình đào tạo và năng lực của chuyên khoa và chuyên khoa sâu (ở Việt Nam hiện nay là đào tạo chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú) cũng khác hẳn chương trình và năng lực đầu ra của thạc sĩ, tiến sĩ.

Theo ông Lợi, hệ thống trình độ đào tạo và văn bằng của nhiều nước trên thế giới thường theo hai định hướng đào tạo là hướng hàn lâm (academic) và hướng chuyên nghiệp (professional). Trong đó, đào tạo bác sĩ đi theo hướng chuyên nghiệp, nhưng trình độ đào tạo và văn bằng giáo dục đại học của các đối tượng gồm bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa sâu gồm chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 không thể hòa cùng với trình độ và văn bằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ.

Hiện nay, luật giáo dục hiện hành của Việt Nam chỉ giữ về văn bằng (bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư) mà bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu (trong y tế có chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú). Đặc biệt, trong dự thảo lần này không nói rõ về nội dung này.

Ông Lợi đặt câu hỏi, các chương trình đào tạo bác sĩ, chuyên khoa, chuyên khoa sâu sau đào tạo bác sĩ thì là tương đương với chương trình đào tạo của trình độ nào? vì theo ông Lợi các chương trình đào tạo này không thể tương đương với chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ vì đây là theo định hướng đào tạo chuyên sâu nên phải quy định trình độ cụ thể như các nước đã làm. Nếu như không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong luật thì giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo... như ở Điều 73 chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế".

Quy định trình độ tương đương sẽ khó minh bạch và kiểm soát

Ngày 5/11, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT, thành viên Ban soạn thảo dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục Đại học đã trả lời báo chí về ý kiến của Bộ Y tế. Bà Phụng cho rằng , việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới.

Bộ Giáo dục phản hồi Bộ Y tế về văn bằng trong dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục ĐH - Hình 2

Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học - Bộ GD&ĐT

Bộ Y tế cho rằng Dự thảo Luật GDĐH hiện chưa đề cập đến tính đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế, trong đó có nội dung rất quan trọng là trình độ và văn bằng GDĐH. Ý kiến của bà về vấn đề này?

Khi sửa Luật GDDH, tiếp thu ý kiến của Bộ Y tế, ở một số Dự thảo trước, Ban soạn thảo đã đưa vào nhiều quy định về nhân lực (bác sĩ, dược sĩ...) như Điều 6 (quy định về trình độ đào tạo), Điều 33 (mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 38 (Cấp văn bằng chứng chỉ), Điều 45 (liên kết đào tạo)... và giao cho Chính phủ quy định chi tiết các vấn đề đó.

Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia, các Đoàn ĐBQH, BST nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Một số ý kiến cho rằng, các trình độ của GDĐH chỉ nên là Cử nhân, ThS, tiến sĩ như hầu hết các nước khác. Nếu quy định trình độ tương đương thì không minh bạch; khó có cơ chế kiểm soát. Nếu quá nhiều điều giao cho Chính phủ quy định sẽ làm rối và có thể làm giảm hiệu lực của văn bản Luật...

Để văn bản Luật có tính liền mạch, ổn định, tránh tình trạng mỗi điều, mỗi vấn đề lại có quy định riêng bên cạnh, đồng thời giao cho Chính phủ quy định cụ thể về quy định riêng đó (như đề xuất trong một số văn bản của Bộ Y tế).

Để thuận lợi trong quá trình hướng dẫn, tra cứu, triển khai và áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam, Ban soạn thảo đã tổng hợp các vấn đề cần quy định riêng trong nội dung sửa Điều 73 và giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về xác định chỉ tiêu tuyển sinh, thời gian đào tạo, chương trình đào tạo, điều kiện tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo, trình độ tương đương, văn bằng , chứng chỉ.

Ngoài Điều 73 quy định tổng hợp về 8 vấn đề cần quy định riêng cho chương trình định hướng nghề nghiệp chuyên sâu phù hợp với lĩnh vực sức khoẻ và một số lĩnh vực khác, Dự thảo còn 3 điều có quy định riêng cho lĩnh vực sức khoẻ là Điều 33 (mở ngành đào tạo), Điều 37 (Tổ chức đào tạo), Điều 45 (liên kết đào tạo).

Như vậy, có thể nói hầu hết các đề xuất của Bộ Y tế đã được Ban soạn thảo tiếp thu, chỉ khác về kỹ thuật thể hiện trong Dự thảo mà thôi.

Theo ý kiến của Bộ Y tế, trong đào tạo y khoa là đào tạo song song theo cả 2 hướng hàn lâm và chuyên nghiệp, do vậy, nếu không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong Luật, mà giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo... như ở Điều 73, sẽ chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế. Quan điểm của bà như thế nào?

Theo kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới thì việc quản lý tổ chức đào tạo, quy định trình độ nghề và cấp chứng chỉ nghề nghiệp chuyên sâu thường thuộc thẩm quyền của hiệp hội nghề nghiệp hoặc của cơ quan quản lý chuyên môn.

Việc quy định tên văn bằng gắn với tên vị trí việc làm (bác sỹ, dược sỹ, kỹ sư, kiến trúc sư...) trong hệ thống giáo dục quốc dân không phổ biến trên thế giới, chỉ gặp trong mô hình đào tạo của Liên xô và một số nuớc Đông Âu trước đây.

Tuy nhiên, trong chuơng trình đào tạo lấy văn bằng của một số nước có tích hợp dạy một số học phần kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu. Những người đã học chương trình đó để lấy văn bằng có thể đuợc miễn các học phần này khi tham gia các chương trình đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu.

Ban soạn thảo đã tham khảo Luật Giáo dục Đại học của một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia Indonesia , Đức, Trung Quốc... thì chưa thấy có nước nào quy định về đào tạo bác sĩ chuyên khoa, bác sỹ nội trú trong Luật GDĐH.

Đồng thời, việc quy định như trong Dự thảo là phù hợp với phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tại Quốc Hội ngày 27/10/2018 là việc đào tạo nhân lực y tế "Đi theo hai hệ, một hệ hàn lâm là thạc sĩ, tiến sĩ, phó giáo sư là giảng dạy, nghiên cứu, còn hệ thực hành là bác sĩ chuyên khoa, rất quý giá trong thực hành. Hai hệ đó hoàn toàn khác nhau, không thể nói tương đương, không thể nói hệ này kém hệ kia mà mỗi hệ là một nghề, mặc dù chúng ta có thể gọi là bác sĩ."

Dự thảo đang quy định tiêu chuẩn giảng viên đại học tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Trong khi đó, các bác sĩ công tác tại các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy, vậy thì công nhận họ thế nào?

Quy định chuẩn của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ trở lên không phải là vấn đề mới trong Dự thảo lần này mà đã có từ Luật GDĐH 2012.

Khái niệm chuẩn giảng viên trong Luật GDĐH của hầu hết các nước đều đề cập đến là trình độ và văn bằng của các giảng viên giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học, theo hệ thống văn bằng giáo dục quốc gia. Đa số các nước trong khu vực và trên thế giới còn quy định chuẩn giảng viên trong cơ sở GDĐH phải là tiến sĩ.

Theo Luật hiện hành và tiếp nối theo Dự thảo, đối với người giảng dạy thực hành tại các cơ sở thực hành của khối ngành sức khoẻ có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú vẫn là giảng viên, nếu đáp ứng các quy định của Nghị định số 111/2017 của CP.

Nếu đồng thời có bằng ThS trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số 1,0. Nếu chưa có bằng ThS trở lên thì giảng viên đó được tính hệ số giảng viên thấp hơn.

Xin trân trọng cám ơn bà!

Hồng Hạnh

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà NộiCảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội
13:48:10 19/05/2025
Ý Nhi tạch hết giải, vẫn "nắm chắc" ngôi Á hậu Miss World nhờ 1 điều?Ý Nhi tạch hết giải, vẫn "nắm chắc" ngôi Á hậu Miss World nhờ 1 điều?
14:25:47 19/05/2025
Covid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanhCovid 19 đột biến chủng mới ở Thái Lan, TPHCM ghi nhận số ca nhiễm tăng nhanh
16:20:24 19/05/2025
Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?Lọ Lem dính tin đồn hẹn hò diễn viên Quốc Trường hơn 18 tuổi, thực hư?
16:56:37 19/05/2025
Hai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồngHai cựu giám đốc điện lực Bình Thuận bị chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân mua chuộc 10 tỷ đồng
15:07:39 19/05/2025
Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?Dương Lâm hết nói ly thân, giờ đồn "vợ có con riêng với chồng sau"?
16:27:46 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen VàngÝ Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
14:03:40 19/05/2025
Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạTiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ
14:12:16 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kỷ nguyên vàng của tàu điện ngầm

Kỷ nguyên vàng của tàu điện ngầm

Thế giới

19:32:35 19/05/2025
Trung Quốc đại lục hiện có 28 hệ thống metro bận rộn hơn Quý Dương, trong đó có bốn hệ thống metro lớn nhất thế giới ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu và Thâm Quyến.
Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Tin nổi bật

19:31:13 19/05/2025
Trận mưa lớn kéo dài từ đêm 18 đến rạng sáng 19/5, khiến nhiều nơi tại tỉnh Lạng Sơn ngập sâu trong nước, nhiều hộ dân thức trắng đêm để chạy lũ, di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn.
Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ

Xpander 2025 ra mắt, chờ về Việt Nam để cạnh tranh với hàng loạt đối thủ

Ôtô

19:16:36 19/05/2025
Phiên bản 2025 được kỳ vọng sẽ sớm có mặt tại Việt Nam, củng cố vị thế của Mitsubishi Xpander - vốn đang bị đe dọa bởi hàng loạt đối thủ đã và sắp có mặt.
Khi AI biết kiểm chứng thông tin: Bước tiến mới từ Viettel AI tại NAACL 2025

Khi AI biết kiểm chứng thông tin: Bước tiến mới từ Viettel AI tại NAACL 2025

Thế giới số

18:51:11 19/05/2025
Tại NAACL 2025, một trong những hội nghị AI hàng đầu thế giới tổ chức tại Hoa Kỳ, Viettel AI đã giới thiệu VeGraph - phương pháp kiểm chứng thông tin giúp tăng độ chính xác lên tới 5% so với các phương pháp hiện có.
Vừa đến khách sạn, tôi bị bạn trai chia tay với lý do... chỉ có trong phim

Vừa đến khách sạn, tôi bị bạn trai chia tay với lý do... chỉ có trong phim

Góc tâm tình

18:47:55 19/05/2025
Chia tay vì hết yêu, vì người thứ ba, thậm chí vì thói quen sống khác biệt... thì còn hợp lý. Còn tôi, tôi bị chia tay chỉ vì điện thoại tự động kết nối vào mạng WiFi.
Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa

Thận suy yếu âm thầm, hãy nhớ làm điều này để phòng xa

Sức khỏe

18:36:25 19/05/2025
Bệnh thận thường tiến triển âm thầm và chỉ biểu hiện rõ khi đã ở giai đoạn muộn. Tin vui là bạn có thể phòng tránh dễ dàng chỉ bằng thói quen nhỏ hằng ngày - đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả.
Nàng dâu ở TPHCM khoe cơm cữ mẹ chồng nấu, dân mạng xuýt xoa khen

Nàng dâu ở TPHCM khoe cơm cữ mẹ chồng nấu, dân mạng xuýt xoa khen

Netizen

18:33:34 19/05/2025
Những mâm cơm cữ ngon miệng, đẹp mắt, đầy đủ chất dinh dưỡng của mẹ chồng nấu cho nàng dâu khiến nhiều người xuýt xoa khen ngợi.
Ca sĩ Đoan Trang bức xúc vì một người phụ nữ bỏ việc để chồng nuôi, nói thẳng một điều

Ca sĩ Đoan Trang bức xúc vì một người phụ nữ bỏ việc để chồng nuôi, nói thẳng một điều

Tv show

18:19:23 19/05/2025
Nhân vật đầu tiên là chị C, gọi điện tới chương trình bày tỏ sự bất lực khi chồng không ủng hộ công việc giảng viên đại học mà chỉ muốn chị ở nhà chăm sóc con, vun vén tổ ấm.
Đi xem siêu concert ở Singapore, nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chế giễu: Ai mới là Lady Gaga?

Đi xem siêu concert ở Singapore, nữ ca sĩ Vbiz bị dân mạng chế giễu: Ai mới là Lady Gaga?

Nhạc quốc tế

18:16:13 19/05/2025
Ngày 18/5 vừa qua, Văn Mai Hương được người hâm mộ bắt gặp đi xem concert The Mayhem Ball Tour của Lady Gaga tại chặng Singapore.
Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?

Mai Davika mặc như không tại Cannes, cố tình chơi trội nhưng bị bơ toàn tập?

Sao châu á

18:11:57 19/05/2025
Nữ diễn viên Mai Davika, nổi danh qua bộ phim Tình người duyên ma , xuất hiện trên thảm đỏ liên hoan phim năm 2025, cô lựa chọn phong cách quyến rũ, nổi bật giữa những dàn sao quốc tế.
Hồ Quỳnh Hương tặng chồng MV hậu lễ cưới, khoe giọng ngọt lịm ai nghe cũng muốn yêu luôn và ngay!

Hồ Quỳnh Hương tặng chồng MV hậu lễ cưới, khoe giọng ngọt lịm ai nghe cũng muốn yêu luôn và ngay!

Nhạc việt

18:04:02 19/05/2025
Vài ngày hậu hôn lễ, Hồ Quỳnh Hương thả xích MV Đôi Tim Thuần Khiết nóng hổi , đưa lời tự sự của mình tới gần khán giả hơn.