Không đùn đẩy bệnh nhân nhập viện dịp tết
Ngày 30.1, Sở Y tế TP.HCM có công văn chỉ đạo giám đốc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập và ngoài công lập đảm bảo thuốc, trang thiết bị; phân công nhân sự trực 24/24 đảm bảo cấp cứu tại đơn vị trong những ngày nghỉ tết.
Một ca cấp cứu ngoại viện – ẢNH: DUY TÍNH
Sở Y tế giao Trung tâm cấp cứu 115 TP hỗ trợ công tác cấp cứu y tế khi có yêu cầu cho các bệnh viện (BV). Giao Trung tâm y tế dự phòng TP, trung tâm y tế quận huyện tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, giám sát dịch bệnh chặt chẽ, chủ động phát hiện các ổ dịch, khống chế dịch có hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát. Phối hợp, thực hiện các nhiệm vụ về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.
Bác sĩ (BS) Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP, cho biết trong đêm giao thừa, trung tâm tổ chức 8 xe cấp cứu trực ở các điểm bắn pháo hoa. Ngoài ra, mỗi ngày tết có 5 kíp trực cấp cứu 24/24.
Dịp tết tăng các ca bệnh nặng
Những ngày giáp tết, Trung tâm ung bướu BV Bạch Mai (Hà Nội) tại tầng 11 tòa nhà D rất đông bệnh nhân (BN) khám và điều trị. Các BS vẫn duy trì công tác chuyên môn, các buổi hội chẩn.
PGS-TS Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai, cho biết dù ngày tết hay ngày nghỉ, dù chuyên khoa nào thì các BS cũng vẫn duy trì tinh thần làm việc trách nhiệm. Dịp tết BN đến khám giảm nhưng lại gia tăng các ca bệnh nặng và các ca cấp cứu, do đó ban giám đốc đã yêu cầu các đơn vị liên quan trực tiếp đến công tác khám chữa bệnh tuyệt đối không để xảy ra việc đùn đẩy người bệnh. Các khoa phòng có kế hoạch đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh, tiếp đón và xử trí những tình huống cấp cứu, đảm bảo khám, điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ bất cứ trường hợp nào; Dự trù đầy đủ thuốc, vật tư y tế đảm bảo phục vụ người bệnh, tuyệt đối không để người bệnh phải mua ngoài.
Video đang HOT
Giám đốc BV Bạch Mai cũng yêu cầu “một số đơn vị trọng điểm, BN thường tăng cao và nhiều ca nặng trong dịp tết như khoa cấp cứu, trung tâm chống độc, hồi sức tích cực, chấn thương chỉnh hình… cần phối hợp chặt chẽ để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu, điều trị trong tình huống có dịch bệnh, ngộ độc, tai nạn cần cấp cứu hàng loạt xảy ra trong dịp tết.
“Đề phòng thời tiết có thể trở lạnh là yếu tố bất lợi cho BN có bệnh lý tim mạch, đội cấp cứu đột quỵ cũng xác định “trực chiến” để đảm bảo xử trí kịp thời nhất, bởi với cấp cứu đột quỵ thời gian được tính từng phút”, TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, nói.
TS-BS Bùi Vinh Quang, Giám đốc BV Ung bướu Hà Nội, cho biết: “Với các BN phải ở lại BV điều trị trong những ngày tết, thường là bệnh nặng và nhiều trường hợp giai đoạn muộn cần điều trị giảm nhẹ, BV dành tặng các suất ăn miễn phí cho các BN ở lại BV trong kỳ nghỉ tết”.
Bệnh viện thứ 2 có xe cấp cứu 2 bánh
Ngày 30.1, Sở Y tế TP.HCM có công văn chỉ đạo giám đốc các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa công lập và ngoài công lập đảm bảo thuốc, trang thiết bị; phân công nhân sự trực 24/24 đảm bảo cấp cứu tại đơn vị trong những ngày nghỉ tết.
Theo thanhnien
Ho ồng ộc cả cốc máu, bệnh nhân bất ngờ phát hiện mảnh xương găm vào phổi
Bệnh nhân Trần Văn V. (64 tuổi, Hà Nội) được gia đình đưa đến BV Bạch Mai hôm 6/1 do ho ồng ộc cả cốc máu (100ml) mỗi lần. Trước đó, ông cũng liên tục ho ra máu trong nhiều năm nhưng không tìm ra nguyên nhân.
BS Nguyễn Ngọc Dư, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh nhân được nhập viện ngay ngày 6/1 do ho ra máu số lượng lớn, sụt cân, ngừng tuần hoàn, áp xe thùy dưới phổi trái nghi do dị vật.
Người nhà bệnh nhân cho biết, năm 2009 ông có viêm phổi một lần, từ năm 2014 đến nay xuất hiện ho ra máu nhiều lần nhưng không xác định được nguyên nhân. Đợt ho ra máu nhiều nhất, đến cả 100ml gia đình vội đưa ông đến viện.
Dị vật là mảnh xương (bên phải) và phần áp xe phổi các bác sĩ cắt bỏ.
GS.TS. Ngô Quý Châu, Phó Giám đốc bệnh viện, Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, có nhiều nguyên nhân có thể gây triệu chứng ho máu tái phát nhiều lần, ho máu nặng và tổn thương phổi tương tự như các khối ung thư phổi, áp xe phổi, phổi biệt lập, lao phổi, dị vật đường thở... Vì vậy việc tìm căn nguyên để chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp là rất quan trọng.
"Dựa vào tiền sử bệnh nhân ho ra máu không rõ nguyên nhân, bệnh nhân cũng không xuất hiện "hội chứng xâm nhập" - hóc, sặc do vật đường thở, chúng tôi đánh giá bệnh nhân có thể bị dị vật (là mảnh xương) rơi vào đường thở từ trước đó rất lâu mà không nhớ.
Dị vật sắc nhọn đã rơi xuống phế quản thùy dưới phổi trái, cắm vào thành phế quản, tạo ra phản ứng viêm xung quanh, làm tắc nghẽn đường thở, khiến cho các dịch tiết của phế quản phía dưới dị vật không thoát ra ngoài được. Từ đó gây viêm phổi, và sau đó là áp xe phổi, biến chứng ho máu nặng. Các trường hợp ho máu nặng -"ho máu sét đánh" gây ngừng tuần hoàn có tỷ lệ tử vong rất cao. Nếu không được xử trí kịp thời, thường bệnh nhân sẽ không qua khỏi", GS Châu cho biết.
Tại Trung tâm Hô hấp, bệnh nhân đã được cho thở máy, chỉ định nội soi phế quản cấp cứu tại giường. Trong đợt nội soi này, các bác sĩ đã hút nhiều máu cục trong phổi bệnh nhân. Tuy nhiên bệnh nhân xuất hiện ngừng tuần hoàn, được cấp cứu và chuyển sang khoa Hồi sức tích cực.
Đánh giá đây là ca bệnh phức tạp, BV Bạch Mai đã hội chẩn toàn viện nhằm tìm cách chữa căn bệnh "ho ra máu sét đánh - ho với lượng máu lớn". Các bác sĩ quyết định phẫu thuật lấy dị vật đâm thủng thành phế quản vốn là nguyên nhân gây ra xuất huyết phổi của bệnh nhân.
Sau ca phẫu thuật, phẫu thuật viên đã lấy được dị vật là 1 mảnh xương sắc nhọn đã đâm thủng thành phế quản. Đặc biệt, mảnh xương đã chuyển màu vàng sẫm do đã nằm trong lòng phế quản rất lâu, bệnh nhân cũng không nhớ đã hóc xương trong tình huống nào.
Theo GS Châu, với trường hợp này, việc chẩn đoán đúng giúp tối ưu hóa quá trình điều trị, bệnh nhân phục hồi nhanh. Bệnh viện với nhiều chuyên khoa Trung tâm Hô hấp, Khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật lồng ngực... đã phối hợp hội chẩn, tìm ra căn nguyên và chữa trị cho người bệnh.
ThS. BS. Ngô Gia Khánh - Phụ trách Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu - người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân khuyến cáo người dân cần cẩn trọng ăn khi ăn uống, tránh nguy cơ hóc các loại xương sắc nhọn như xương gà, xương cá, xương heo, các loại thức ăn dễ gây hóc như hạt trái cây cứng, có đầu nhọn như hạt vú sữa, hạt hồng xiêm, hạt mãng cầu, hạt nhãn...
BS Khánh khám lại cho bệnh nhân sau ca phẫu thuật.
Để tránh hóc dị vật, cần nhai nuốt chậm, không nên cho thức ăn vào quá vội. Tránh tình trạng vừa ăn vừa nói chuyện, đặc biệt là cười nói, nô đùa hoặc bất chợt la to trong lúc ăn. Người cần lưu ý nhiều hơn cả là những người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Trong trường hợp chẳng may bị hóc dị vật, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, xử trí kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý xử trí tại nhà bằng cách cố cho tay vào móc ra hoặc làm theo những cách dân gian vì có thể sẽ làm cho dị vật mắc sâu hơn hoặc gây tổn thương thực quản dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe phổi, biến chứng ho máu nặng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được trở lại Trung tâm Hô hấp điều trị 11 ngày và đã được ra viện trong tình trạng khỏe mạnh hoàn toàn.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bệnh viện trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các bệnh viện trực 24/24 giờ, bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, trang thiết bị, phương tiện để xử lý kịp thời các trường hợp cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc, sinh đẻ trong những ngày Tết... Đây là một phần nội dung của Chỉ thị 02 về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

4 gia vị phổ biến không nên dùng chung với thuốc tây

4 nhóm chất và thực phẩm cần thiết cho xương chắc khỏe

6 loại trà giúp tăng cường trí não cho sĩ tử mùa thi

Trẻ em nên uống bao nhiêu sữa để có lợi cho sức khỏe?

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm người nghèo' ở quê mọc um tùm

Thời điểm không nên uống nước đậu đen rang? Ai không nên uống nước đậu đen rang?

Ăn dưa bắp cải vào thời điểm nào tốt cho sức khỏe đường ruột?

Hồi sinh hơi thở tự nhiên cho hai phụ nữ nhờ ghép phổi từ người chết não

Hồi sinh bệnh nhi đuối nước từ cửa tử

Cần cảnh giác với triệu chứng đầy bụng, chán ăn kéo dài

Ca ghép gan đặc biệt cứu bé 8 tháng tuổi

Gốc rễ để thân thể khỏe mạnh
Có thể bạn quan tâm

Xây nhà 2 năm không xong vì bị hàng xóm làm khó, tôi chỉ còn thiếu nước quỳ lạy
Góc tâm tình
08:45:37 08/05/2025
'Thiên đường biển ngủ quên' trong xanh thấy đáy, cách Hà Nội hơn 5 tiếng đi xe
Du lịch
08:43:01 08/05/2025
Mật nghị Hồng y bầu Giáo hoàng dùng công nghệ 'triệt tiêu' công nghệ
Thế giới
08:41:18 08/05/2025
Trải nghiệm chụp ảnh mùa hè cùng Galaxy S25 Ultra
Đồ 2-tek
08:38:47 08/05/2025
Tại sao tai nghe lại có 'bên trái' và 'bên phải'?
Thế giới số
08:33:43 08/05/2025
Xuất hiện hình thức giả danh 'tiểu tam' để lừa đảo trực tuyến
Pháp luật
08:27:53 08/05/2025
MC Long Vũ 'cướp hit' Trúc Nhân, dí dỏm: 'Mọi người cứ nghĩ tôi hát không ra gì'
Tv show
08:25:03 08/05/2025
Sao Việt 8/5: Mỹ Tâm trẻ trung bên bố, H'Hen Niê tiết lộ tập gym 4 tiếng/ngày
Sao việt
08:19:19 08/05/2025
Sét đánh khiến 2 mẹ con tử vong khi đang núp mưa
Tin nổi bật
08:18:48 08/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 36: Biết Nguyên thích mình, An rối bời, không dám đối diện anh
Phim việt
08:08:43 08/05/2025