Không thể có chuyện đó!

Theo dõi VGT trên

Về thông tin TQ sắp đủ 50 năm để chiếm hữu các đảo chiếm đóng bất hợp pháp, LS Nguyễn Văn Hậu – phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM đã giải thích các vấn đề liên quan pháp lý quốc tế.

Xung quanh vấn đề Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo của Việt Nam, những ngày qua trên mạng Internet có ý kiến cho rằng: “Theo luật quốc tế, nếu có tranh chấp lãnh thổ mà giữa các kháng nghị có một khoảng gián đoạn 50 năm hoặc nhiều hơn thì những đòi hỏi lãnh thổ trở nên vô hiệu. Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Quốc chiếm 40 năm rồi. Từ đó đến nay Việt Nam chưa gửi bất kỳ kháng nghị, đơn kiện nào lên tòa án công lý quốc tế hoặc tòa án quốc tế về luật biển. Việt Nam chỉ còn 10 năm nữa, nếu không có bất kỳ kháng nghị hay đơn kiện nào thì theo luật biển quốc tế coi như Việt Nam chấp nhận mất Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa vĩnh viễn về tay Trung Quốc…”.

Tôi khẳng định những nhận định trên là không đúng với các quy định của Hiến chương Liên Hiệp Quốc ( LHQ) và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ ngày 24/10/1970. Cụ thể, nghị quyết 2625 quy định rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu từ một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe dọa hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”. Bên cạnh đó, tại khoản 4 điều 2 Hiến chương LHQ cũng quy định: “Các nước thành viên LHQ trong quan hệ quốc tế không được đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, hoặc nhằm những mục đích khác không phù hợp với mục đích của LHQ”.

Không thể có chuyện đó! - Hình 1

Bài báo trên tờ Wall Street Journal của Mỹ từng đặt câu hỏi “Vì sao Trung Quốc cố tình khiêu khích Mỹ và các nước châu Á láng giềng” với hình ảnh là tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm – Ảnh chụp lại từ màn hình.

Do đó, việc Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng một số đảo của Việt Nam vào năm 1974 và sau này là hành động chiếm đóng bất hợp pháp, đi ngược với Hiến chương LHQ và nghị quyết 2625 của Đại hội đồng LHQ. Chính vì việc chiếm đóng này là bất hợp pháp nên dù Trung Quốc có chiếm đóng tới 100 năm nữa thì việc chiếm đóng đó sẽ không được xem là căn cứ để Trung Quốc xác lập chủ quyền đối với các đảo đó.

Trong khi đó, với những bằng chứng lịch sử và pháp lý mà Việt Nam đang có hiện nay, chúng ta hoàn toàn có quyền khẳng định Việt Nam là quốc gia đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa một cách hòa bình, liên tục từ thế kỷ 17, phù hợp với nguyên tắc phát hiện và chiếm hữu thực chất – nguyên tắc quan trọng nhất trong việc xác định chủ quyền của quốc gia đối với lãnh thổ được luật pháp quốc tế công nhận.

Điển hình là việc chúa Nguyễn lập “đội Hoàng Sa”, “đội Bắc Hải” để khai thác tài nguyên và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa đã được ghi nhận trong các tài liệu lịch sử như Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá Công Đạo (1686), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776)… Đồng thời, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Paracel – Hoàng Sa cũng được thừa nhận trong nhiều tài liệu của nước ngoài như Hải ngoại ký sự (1696) của Thích Đại Sán, Nhật ký Batavia (1631-1636) của Công ty Ấn Độ – Hà Lan, An Nam đại quốc họa đồ (1838) của Taberd. Đặc biệt là Bộ Atlas của nhà địa lý học Philippe Vandermaelen (1795-1869) xuất bản năm 1827 tại Bruxelles đã ghi nhận Paracel – Hoàng Sa thuộc chủ quyền của đế chế An Nam (Empire d’An-nam)…

Và khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng các đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam thì phía Việt Nam đã có sự chống trả quyết liệt và đã phát hành các công hàm ngoại giao phản đối hành vi chiếm đóng bất hợp pháp của Trung Quốc. Việt Nam chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền của mình đối với các đảo do Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp.

Theo Tuổi trẻ

Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các "bằng chứng" của Trung Quốc

Những tư liệu mà phía Trung Quốc gửi tới Liên hợp quốc là cố ý bóp méo sự thật để biện minh cho hành vi sử dụng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 1

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Ngày 9/6, Vương Dân, Phó đại diện thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc đã gửi thư cho Chủ tịch HĐBA LHQ kèm theo cái gọi là "chứng cứ" Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa, Nam Sa là của Trung Quốc. "Chứng cứ" này bao gồm Công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958, Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới...xuất hiện vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước.

Những tài liệu mà Trung Quốc đã trích dẫn này là có thật. Tuy nhiên, nội dung của các tài liệu này cụ thể ra sao và giá trị pháp lý của chúng như thế nào? Đó là những câu hỏi cần được phải làm sáng tỏ trên tinh thần thật sự khách quan, trung thực, cầu thị...:

Thứ nhất, xin nói về hình thức của các tư liệu này:

Tài liệu đầu tiên mà Trung Quốc thường xuyên nêu lên trong tất cả các lập luận về cái gọi là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng thừa nhận "chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa, Nam Sa". Thực chất đây chỉ là bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho cố Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 có liên quan đến Tuyên bố quy định về chiều rộng lãnh hải 12 hải lý của CHND Trung Hoa; hoàn toàn không phải là "Công hàm" như phía Trung Quốc đã nhấn mạnh.

Video đang HOT

Các tài liệu khác như Sách giáo khoa địa lý lớp 9, Tập bản đồ thế giới...thực chất đây là những tài liệu tham khảo phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập...

Ngoài ra, còn có một số nội dung khác đã được trích dẫn chủ yếu là những cuộc trao đổi, phát biểu cá nhân của một số cán bộ ngoại giao trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Thứ 2, nói về nội dung của các tài liệu này:

Nội dung bức thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: Căn cứ vào câu chữ của bức thư này thì rõ ràng không hề có một câu chữ nào đề cập đến "Tây sa", "Nam Sa":... "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng"

Nội dung các tư liệu khác đúng như những gì mà Trung Quốc đã dẫn.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 2

Lá thư của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi người đồng cấp Chu Ân Lai năm 1988 không phải "Công hàm" như Trung Quốc suy diễn, và cũng không có câu chữ nào đề cập đến cái gọi là "Tây Sa", "Nam Sa".

Thứ 3, nói về hoàn cảnh ra đời của những tài liệu này:

Xin lưu ý rằng tất cả các tài liệu nêu trên đều xuất hiện vào thời điểm trước những năm 70 của thế kỷ trước. Đó là thời điểm mà tình hình trong nước và quốc tế về chính trị, ngoại giao, pháp lý... mang những nét đặc thù liên quan rất lớn đến giá trị pháp lý của các tư liệu nói trên, cụ thể là:

Đất nước tạm thời chia làm 2 miền với 2 chủ thể bình đẳng trong quan hệ quốc tế, có trách nhiệm quản lý lãnh thổ ở 2 niềm Nam, Bắc, được phân chia bởi vỹ tuyến 17 theo quy định của Hiệp định Geneve 1954.

Sau một thời gian dài, cả dân tộc Việt Nam, bất kể già trẻ trai gái, không phân biệt quan điểm chính trị, thành phần giai cấp...đều dốc lòng, dốc sức cho cuộc kháng chiến chông ngoại xâm, giành quyền độc lập, tự do, hạnh phúc...bằng nhiều phương thức có lợi nhất cho công cuộc kháng chiến cứu quốc, chống giặc ngoại xâm...Trong hoàn cảnh đó, sau khi hòa bình được lập lại, biết bao khó khăn bộn bề mà cả chính thể 2 miền Nam Bắc đều phải tập trung ưu tiên giải quyết... Cũng cần phải nói một cách thẳng thắn rằng những nội dung liên quan đến việc bảo vệ chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cả trên thực địa và trên mặt trân đấu tranh ngoại giao pháp lý, cũng còn nhiều bất cập, thậm chí còn có những sơ suất, sai sót...Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng điều này không phải xuất phát từ ý thức, mà chủ yếu là từ thực lực, nhận thức, hiểu biết...do thiếu thông tin hoặc thông tin không được cập nhật và tập trung.

Ngoài ra, có vấn đề không thể không đề cập đến khi nghiên cứu, đánh giá những nôi dung nói trên; đó là những chủ trương, chính sách của các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc trong khu vực và quốc tế, trước những thay đổi về địa-chính trị, địa- chiến lược, địa-kinh tế...trong khu vực có liên quan đến vị trí, vai trò của 2 quần đảo này giữa Biển Đông. Trong đó không thể không nói đến tư duy ý thức hệ được hình thành và liên kết trong thời kỳ chiến tranh lạnh...

Xuất phát từ bối cảnh chính trị đó, sự xuất hiện các tài liệu nói trên, thậm chí có cả những hành động không làm tròn được sứ mệnh bảo vệ, quản lý trên thực tế quần đảo Hoàng Sa và một số đảo trong quần đảo Trường Sa cũng là điều có thể lý giải được...

Thứ 4, những tài liệu Trung Quốc dẫn ra hoàn toàn không có giá trị pháp lý

Dưới ánh sáng của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế có liên quan đến quyền thụ đắc lãnh thổ và theo cách nhìn nhận đánh giá của giới luật gia, luật sư, chúng ta hãy xem xét giá trị pháp lý của các tư liệu này: Có phải đó là bằng chứng có giá trị pháp lý chứng minh rằng Nhà nước Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, hay nói một cách khác, các tài liệu này có phải là những bằng chứng chứng minh rằng Nhà nược Việt Nam đã từ bỏ chủ quyền của mình đối Hoàng Sa, Trường Sa hay không? Câu trả lời là không. Vì sao?

Phải khẳng định rằng, cho dù nội dung của các tư liệu nói trên có nói đến "Tây Sa và Nam Sa của Trung Quốc" thì chúng cũng chỉ là những tư liệu vô giá trị pháp lý trước ánh sáng của Luật pháp và Thực tiễn quốc tế, bởi vì:

Chúng chỉ là những tư liệu, những phát biểu cá nhân, không phải là những văn bản quy phạm pháp luật được phê chuẩn bởi Cơ quan quyền lực nhà nước, hoặc bởi những tổ chức, cá nhân được ủy quyền đại diện hợp pháp cho Cơ quan quyền lực đó.

Vào thời điểm đó, đại diện cho Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, quản lý lãnh thổ đối với 2 quần đảo này theo quy định của Hiệp định Geneve là chính quyền miền Nam Việt Nam, lúc đầu là Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hòa, kế đến là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tiến sĩ Trần Công Trục vạch mặt các bằng chứng của Trung Quốc - Hình 3

Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho dân tộc Việt Nam tiếp quản chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ Cộng hòa Pháp chờ ngày tổng tuyển cử hòa bình theo Hiệp định Geneva 1954.

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm nghĩa vụ pháp lý trong việc bảo vệ quản lý vùng lãnh thổ ở phía Nam vỹ tuyến 17. Đó là một thực tế pháp lý rõ ràng, không thể chối cãi được, cho dù về mặt chính trị, tư tưởng, quan hệ ngoại giao, có thể có lúc, có nơi, chính thể Việt Nam Cộng hòa đã bị lên án, phủ nhận...Nhưng đó lại là chuyện khác, chuyện chính trị, ý thức hệ, lập trường giai cấp. Mà chuyện chính trị, tư tưởng, ý thức hệ không có giá trị phủ nhận, chối bỏ những quy định pháp lý trong quan hệ quốc tế.

Trong thực tế, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này.

Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong giai đoạn này là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân Việt Nam Cộng hòa chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974.

Và để chứng minh vai trò của Chính quyền miền Nam với tư cách là đại diện hợp pháp cho Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, quản lý chủ quyền, lãnh thổ đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như thế nào, chúng tôi xin trích dẫn các sự kiện quan trọng và có ý nghĩa say đây:

Trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, mặc dù Việt Nam đã tuyên bố độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945, không còn ràng buộc vào Hiệp định Patenotre 1884, song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, về ngoại giao vẫn thuộc Pháp, nên Pháp có nhiệm vụ thực thi quyền đại diện Việt Nam trong vấn đề chông lại mọi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Theo Hiệp định ngày 8 tháng 3 năm 1949, Pháp dựng nên chính quyền thân Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam do cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu; tuy nhiên, trong thực tế quân đội Pháp vẫn làm chủ Biển Đông , trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1949, Tổ chức khí tượng thế giới (OMM: Organisation Mondiale de Meteorologie) đã chấp nhận đơn xin đăng ký danh sách các trạm khí tượng do Pháp xây dựng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào danh sách các trạm khí tượng thế giới: Trạm Phú Lâm, số hiệu 48859, Trạm Hoàng Sa số 48860, Trạm Ba Bình số 48419.

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Pháp ký với cựu hoàng Bảo Đại Hiệp định Hạ Long, trao trả độc lập cho chính phủ Bảo Đại, tháng 4, Hoàng thân Bửu Lộc, tuyên bố khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

Ngày 14 tháng 10 năm 1950, Tổng trấn Trung phần Phan Văn Giáo đã chủ trì việc bàn giao quản lý quần đảo Hoàng Sa giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Bảo Đại.

Từ 5 tháng 9 đến 8 tháng 9 năm 1951, Hội nghị San Francisco có đại diện của 51 nước tham dự để ký kết Hòa ước với Nhật. Tại phiên họp toàn thể mở rộng, ngày 5 tháng 9, với 48 phiếu chống, 3 phiếu thuận đã bác bỏ đề nghị của Ngoại trưởng Gromyco (Liên Xô cũ) về việc tu chỉnh khoản 13 của Dự thảo Hòa ước, trong đó có nội dung : Nhật thừa nhận chủ quyền của CHND Trung Hoa đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa về phía Nam .

Ngày 7 tháng 9 năm 1951, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng của Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã long trọng tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt nam: "et comme il faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de discorde, nous affirmons nó droits sur les iles de Spratley et de Paracel qui de tout temps ont fait partie du Vietnam". Không một đại biểu nào trong Hội nghị này có bình luận gì về tuyên bố này. Ngày 8 tháng 9 năm 1951, Hòa ước với Nhật được ký kết. Điều 2, Đoạn 7, của Hòa ước đã ghi rõ: "Nhật bản từ bỏ chủ quyền, danh nghĩa và tham vọng đối với các quần đảo Paracel và Sprathly"(khoản f).

Tháng 4 năm 1956, khi quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Công hòa, đã ra tiếp quản nhóm phía Tây quàn đảo Hoàng Sa của Việt nam" và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 22 tháng 8 năm 1956, Tàu HQ04 của Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã ra quần đảo Trường Sa cắm bia chủ quyền, dựng cờ, bảo vê quần đảo trước hành động xâm chiếm trái phép, vi phạm chủ quyền Việt Nam của Đài Loan và Philippines.

Ngày 20 tháng 10 năm 1956, bằng Sắc lệnh 143/VN Việt Nam Cộng hòa đã đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.

Năm 1960, Việt Nam Cộng hòa đã có quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Bá Thược, cán bộ hành chính hạng 1 tại Tam Kỳ, Quảng Nam, giữ chức Phái viên hành chính Hoàng Sa; ngày 27 tháng 6 năm 1961, bổ nhiệm ông Hoàng Yêm giữ chức Phái viên hành chính Hoàng Sa.

Ngày 13 tháng 7 năm 1961, VNCH sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam. Ngày 11 tháng 4 năm 1967, VNCH ban hành Nghị định 809 -NĐ-DUHC cử ông Trần Chuân giữ chức phái viên hành chính xã Định Hải (Hoàng Sa), quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam.

Ngày 21 tháng 10 năm 1969, bằng Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26 của Thủ tướng VNCH sáp nhập xã Định Hải ( quần đảo Hoàng Sa) vào xã Hòa Long quận Hòa Vang tỉnh Quảng Nam.

Trước những hành động xâm chiếm một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Trung Quốc và Philippines tiến hành vào thời điểm giao thời này, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối: Ngày 24 tháng 5 và ngày 8 tháng 6 năm 1956, Việt Nam Cộng hòa ra thông cáo nhấn mạnh quần đảo Hoàng Sa cùng với quần đảo Trường Sa "luôn luôn là một phần của Việt Nam" và tuyên bố khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam.

Ngày 13 tháng 7 năm 1971, tại Hội nghị ASPEC Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa Trần Văn Lắm đã tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Ngày 6 tháng 9 năm 1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định 420-BNV-HCĐP/26 sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ 17 tháng 01 đến 20 tháng 01 năm 1974, Trung Quốc huy động lực lượng quân sự đánh chiêm nhóm phía Tây, quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã chiến đấu quả cảm, nhiều binh sỹ đã anh dũng hy sinh, quân lực Việt Nam Cộng hòa đã không cản phá được hành động xâm lược của Trung Quốc. Tuy nhiên trên mặt trận ngoai giao Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ trước Liện Hợp Quốc và công đồng quốc tế: Ngày 19 tháng 01 năm 1974, Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng hòa đã ra Tuyên cáo kêu gọi các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình lên án hành động xâm lược thô bạo của Trung Quốc.

Cũng trong thời gian này, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tuyên bố nêu rõ lập trường của mình trước sự kiên này:

Chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng đối với mỗi dân tộc.

Vấn đề biên giới và lãnh thổ là vấn đề mà giữa các nước láng giềng thường có những tranh chấp do lịch sử để lại.

Các nước liên quan cần xem xét vấn đề này trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hữu nghị và láng giềng tốt và phải giải quyết bằng thương lượng.

Ngày 01 tháng 02 năm 1974, Việt Nam Cộng hòa tăng cường lực lượng đóng giữ, bảo vệ quần đảo Trường Sa trong tình hình Trung Quốc tăng cường sức mạnh tiến hành xâm chiếm lãnh thổ mà theo nhận định ủa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu: "Trung cộng sẽ đánh Trường Sa và xâm chiếm bằng vũ lực giống như Hoàng Sa, có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ".

Ngày 02 tháng 7 năm 1974, tại Hội nghị luật biển lần thứ 3 của LHQ tại Caracas, đại biểu Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực và khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là lãnh thổ Việt Nam , chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này là không tranh chấp và không thể chuyển nhượng.

Ngày 14 tháng 02 năm 1975, VNCH công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Ngày 05 tháng 04 năm 1975, Lực lượng Hải quân quân giải phóng nhân dân miền Nam Việt Nam đã triển khai kế hoạch tiếp quản quần đảo Trường Sa .

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa niềm Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa .

Ngày 05 tháng 06 năm 1975, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thông nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn có nghĩa vụ quyền hạn tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Từ những sự kiện nói trên, chúng ta khẳng định rằng tất cả những tư liệu mà phía Trung Quốc đã viện dẫn là cố ý bóp méo sự thật để biện minh cho những hành vi sử dụng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 trở về trước, rồi tiếp đến là xâm lược một số bãi cạn ở phỉa Tây Bắc quần đảo Trường Sa năm 1988, và hiện nay đang triển khai một cuộc xâm lăng kiểu mới, một cuộc "xâm lược mềm"...với việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong hơn một tháng nay, là uổng công vô ích, không thể thuyết phục được ai.

Điều đó càng làm cho dư luận quốc tế, kể cả đa số người Trung Quốc, hiểu rõ hơn bản chất xâm lược, bất chấp luật pháp quốc tế, đe họa đến hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, đe dọa an ninh an toàn hàng hải, hàng không quốc tế...của một số thế lực theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang tồn tại ở Trung Quốc.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongThiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
19:53:30 06/05/2025
Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh LongCục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
15:12:32 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐTVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
10:03:14 06/05/2025
Vụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạnVụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạn
11:19:15 06/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
12:00:25 07/05/2025
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài LoanBộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
21:44:29 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việcVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Yêu cầu xử lý cán bộ sai phạm trong vụ việc
13:03:05 06/05/2025
Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờVụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ
14:18:33 07/05/2025

Tin đang nóng

Nga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắngNga công bố danh sách khách mời dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng
21:30:42 07/05/2025
Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?Đại Nghĩa 'khô nước mắt' trước di ảnh mẹ, bạn diễn tiết lộ bí mật trước lúc mất?
21:30:16 07/05/2025
Màn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình DươngMàn chiếm đoạt 1 triệu USD của cựu cán bộ công an Bình Dương
18:37:47 07/05/2025
Tâm Tít bốc lửa với bikini siêu nhỏ, Mỹ Tâm hạnh phúc bên người đặc biệtTâm Tít bốc lửa với bikini siêu nhỏ, Mỹ Tâm hạnh phúc bên người đặc biệt
21:01:15 07/05/2025
Cứ ngỡ sản phẩm của AI nhưng hình ảnh "em bé cưỡi hổ" trong xóm nhỏ TP.HCM là ảnh thật: Câu chuyện phía sau mới thú vị!Cứ ngỡ sản phẩm của AI nhưng hình ảnh "em bé cưỡi hổ" trong xóm nhỏ TP.HCM là ảnh thật: Câu chuyện phía sau mới thú vị!
20:18:17 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thưFormol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
23:16:05 07/05/2025
Hạt Dẻ học Lọ Lem tái xuất nhưng cái kết ê chề, "ở ẩn" vì sửa mũi, tiêm môi?Hạt Dẻ học Lọ Lem tái xuất nhưng cái kết ê chề, "ở ẩn" vì sửa mũi, tiêm môi?
19:56:29 07/05/2025
Thu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phốiThu hồi lô dầu gội đầu do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối
22:14:48 07/05/2025

Tin mới nhất

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

Người đàn ông bị sét đánh tử vong ngay trước nhà

22:18:49 07/05/2025
Ngày 7/5, UBND xã Đăk Hring, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum cho biết, vào lúc 10h30 cùng ngày, ông N.H. (SN 1962, trú tại xã Đăk Hring) đang đi xe máy về nhà thì gặp mưa lớn. Khi chỉ còn cách nhà khoảng 100m, ông H. bị sét đánh trúng.
Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

Hà Nội: Đề nghị kiểm tra cơ sở khoe lòng xe điếu dài 40m

22:11:15 07/05/2025
Cỗ lòng xe điếu dài 40m đang gây xôn xao mạng xã hội vì bị nghi là hàng đông lạnh, tạo hình từ lòng heo thông thường.
Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

Một phụ nữ nghi bị chồng và mẹ chồng đánh nhập viện

15:50:35 07/05/2025
Một phụ nữ ở Bình Định nhập viện trong tình trạng đa chấn thương, trên người có nhiều vết bầm tím, nặng nhất là ở hốc mắt.
Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

Nữ tài xế ở Hà Nội 'tố' bị người đi ô tô dùng dùi cui vụt vào đầu

15:29:05 07/05/2025
Chị M. cho biết, đang lái xe máy trên phố Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội), chị bất ngờ bị người đi trên ô tô bán tải (chưa rõ BKS, danh tính) dùng dùi cui vụt vào đầu, phải đi cấp cứu.
Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

Vụ nữ sinh tử vong do tai nạn giao thông ở Vĩnh Long: Hội Bảo vệ quyền trẻ em kiến nghị xử lý nghiêm

15:11:29 07/05/2025
Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đề nghị VKSND Tối cao xử lý nghiêm vụ tai nạn giao thông ở Vĩnh Long khiến bé gái 14 tuổi tử vong, sau loạt quyết định không khởi tố gây bức xúc dư luận.
Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

12:26:35 07/05/2025
Xe ba gác chuyển làn đột ngột trên quốc lộ N2 (tỉnh Long An), bị xe ben chạy hướng ngược lại tông văng. Hậu quả, tài xế xe ba gác tử vong tại chỗ.
Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

12:17:07 07/05/2025
Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an huyện Trà Ôn (đã giải thể từ ngày 1/3) là đơn vị có mặt đầu tiên để ghi nhận hiện trường, ngay khi tai nạn vừa xảy ra.
Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

11:47:46 07/05/2025
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ khu vực hạ lưu Nhà máy thủy điện Hòa Bình đến cầu Thống Nhất, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình.
Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

07:56:39 07/05/2025
Ngày 6.5, Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong một phòng trọ tại xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài.
5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

07:52:09 07/05/2025
5 chủ tịch xã, thị trấn ở các huyện Quốc Oai và Phú Xuyên (Hà Nội) vừa tạm dừng công tác điều hành để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

22:04:26 06/05/2025
Một nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bất ngờ bị con trai của bệnh nhân hành hung, đánh liên tiếp vào vùng đầu và mặt.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

21:20:59 06/05/2025
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong vụ 600 loại sữa giả, sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong phân công trách nhiệm giữa Bộ Y tế, Bộ Công thương, chính quyền địa phương...

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?

Sao việt

23:37:40 07/05/2025
Sau chuyến bay dài, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi đã có mặt tại Ấn Độ, bắt đầu cho hành trình chinh phục cho chiếc vương miện Miss World 2025 .
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng

Pháp luật

23:26:33 07/05/2025
Hoạt động vận chuyển trái phép ma túy, tiền tệ, vàng qua biên giới có dấu hiệu gia tăng ở tuyến hàng không, theo Cục Hải quan.
Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Thế giới

23:24:34 07/05/2025
Khu vực đang xảy ra giao tranh giữa không quân Ấn Độ và Pakistan có địa hình chủ yếu là núi cao nên nếu xung đột lan rộng trên bộ, các đơn vị biệt kích, nhất là đặc nhiệm sơn cước sẽ rất hữu dụng.
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật

Phim châu á

23:11:23 07/05/2025
Đây là bộ phim hài Hàn Quốc mà bạn rất nên xem lại vào thời điểm này, nhất là khi nam chính Jo Jung Suk vừa được vinh danh Baeksang 2025.
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét

Phim việt

23:10:39 07/05/2025
Chính sự độc đoán của bà Liên khiến cho Nguyên xa cách, muốn trốn tránh mẹ mình. Trong khi khán giả cảm thấy bà hành xử vô lý, gây khó chịu.
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công

Hậu trường phim

23:02:34 07/05/2025
Trần Đô Linh và Chu Dực Nhiên bình phiên ở phim Sở Hậu đang gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều netizen qua đường cảm thấy khó tin, bất bình thay cho Trần Đô Linh fan của cô nàng thì thất vọng tràn trề
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách

Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách

Sức khỏe

23:01:31 07/05/2025
Nội tạng nói chung giàu dinh dưỡng nhưng cũng chứa nhiều cholesterol. Chúng có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm ở người nếu không được chế biến kỹ và có nguồn gốc không đảm bảo.
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập

Sao âu mỹ

22:49:53 07/05/2025
Một người đàn ông đã lái xe đâm thẳng vào cổng biệt thự triệu đô của Jennifer Aniston, tọa lạc tại khu nhà giàu Bel Air ở Los Angeles (California, Mỹ).
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO

Sao châu á

22:44:22 07/05/2025
Ngày 6.5, show You Quiz on the Block của đài tvN (Hàn Quốc) tung teaser tập mới với sự xuất hiện đặc biệt của Jennie (BlackPink).
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt

Phong cách sao

22:36:14 07/05/2025
Mỗi lần xuất hiện, nữ minh tinh hàng đầu xứ Hàn lại khiến công chúng trầm trồ bởi vẻ ngoài trẻ trung, rạng rỡ thách thức cả thời gian.
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh

Netizen

22:23:58 07/05/2025
Cư dân mạng bức xúc khi xem đoạn video ghi lại cảnh một nữ nhân viên làm việc tại quán bánh ở Trung Quốc bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh.