Không tùy tiện lập quỹ để ép buộc học sinh đóng góp
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển vừa có công văn gửi UBND các tỉnh thành phố đề nghị thanh, kiểm tra khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhắc nhở, nhà trường và phụ huynh cần thống nhất chủ trương, số tiền đối với những khoản thu để mua sắm trang thiết bị phục vụ trực tiếp việc học tập, sinh hoạt của học sinh. Phụ huynh tự lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức thực hiện.
Quỹ hội phụ huynh tuyệt đối không sử dụng để hỗ trợ các hoạt động dạy học và giáo dục, khen thưởng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
Bộ nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.
Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, các cơ sở giáo dục được phép khuyến khích đóng góp tự nguyện của các tổ chức và cá nhân nhưng việc quản lý, sử dụng khoản tiền này cần thông báo dự toán sử dụng, công khai quyết toán. Các trường không được tùy tiện lập quỹ để ép buộc học sinh dưới danh nghĩa đóng góp tự nguyện.
“Bộ đề nghị UBND các tỉnh, thành tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, đồng thời có hình thức xử lý nghiêm đối với đơn vị, cá nhân cố ý thực hiện trái những quy định trên”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trước đó, tình trạng lạm thu đã diễn ra nhức nhối khiến Bộ Giáo dục phải đau đầu tìm hướng giải quyết. Năm 2009, Bộ ra thông tư về việc thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Mặc dù vậy tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Theo VNE
"Không nên thêm 4 chữ cái khác vào tiếng Việt"
Nếu các Bộ khác cũng đề xuất thêm các chữ cái mới vào tiếng Việt thì "chết dân" - GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lên tiếng.
Những chữ cái được đề xuất thêm vào tiếng Việt. Ảnh: Hoàng Lan.
Liên quan đến việc Cục Công nghệ thông tin của Bộ GD&ĐT đang soạn thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tiếng Việt trong máy tính và hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó có việc thêm 4 chữ cái vào tiếng Việt, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội khóa 12, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT.
GS có biết về việc soạn thảo Thông tư hướng dẫn sử dụng tiếng Việt của Bộ GD&ĐT, trong đó đề xuất thêm 4 chữ cái vào tiếng Việt?
- Qua báo chí tôi có biết điều này. Đúng là trong công việc ở Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT có gặp một số vướng mắc nên những đề xuất của họ là dễ hiểu. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT giao cho Cục trên soạn thảo Thông tư là trái thẩm quyền, không đúng chức năng. Vì bảng chữ cái là quy định của Quốc gia chứ không phải các Bộ tự quy định.
Kể cả Thông tư này chỉ quy định trong sách giáo khoa thì cũng không đúng vì sách giáo khoa làm sao trái với các quy định chung được? Ngay cả Vụ Giáo dục Tiểu học của Bộ cũng chưa biết dự thảo Thông tư này.
Trong lịch sử, chúng ta đã từng có lần điều chỉnh chữ viết?
- Đó là năm 1980. Năm đó, Bộ GD&ĐT đã thay chữ mà người ta đã gọi là chữ "mỳ ăn liền", "cứng cong queo", do Bộ tự sáng tạo ra rồi "áp" vào sách giáo khoa. Nhưng đến năm 1984 do thấy chữ xấu quá nên phải thay đổi nhưng đã mất 4 lứa học sinh viết chữ xấu.
Vậy quan điểm của GS về việc dự thảo Thông tư này?
- Tôi thấy không ổn. Có nhiều việc được đề xuất cần giải quyết, có những việc có thể chưa cần. Ví dụ như thêm 4 chữ F, W, Z, J vào máy tính thì thực tế trên bàn phím đã có, còn thêm vào sách giáo khoa thì không ai cấm cả.
Tức là khi anh dùng ký hiệu của các bộ môn hay phiên âm tên người nước ngoài thì có ai cấm đâu. Nhưng bảng chữ cái là thể hiện cách phát âm Việt Nam, không thể bổ sung bất cứ cái gì được. Bổ sung W vào đây thì phát âm thế nào? Một khi đã thêm vào thì phải có sự phân công nhiệm vụ các chữ cái này. Nếu chữ "F" thay "PH" thì sửa hết sách? Mà Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật phải theo.
Ngay cả chữ của Anh cũng có chỗ vô lý nhưng có ai sửa đâu? Chưa kể việc sửa như vậy tốn kém biết bao tiền của. Nếu cứ bổ sung như vậy thì có lẽ chúng ta phải thêm cả "anpha - ", "beta - " vào tiếng Việt...Nên không thể bổ sung thế được.
Trong dự thảo Thông tư cũng nói đến việc quy định các trường hợp đang gây nhầm lẫn như "Quý" hay "Quí"; hoặc "Òa" hay "Oà"...Liệu GS có đồng tình với điều này?
- Cái đó thì nên xem xét. Nhưng phát âm "Quý" và "Oà" là đúng vì đã có quy luật. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp chưa có thống nhất, như "mỹ" hay "mĩ", hoặc "lí" hay "lý"...Nhưng quy định ở cấp Quốc gia thì không thuộc thẩm quyền của Bộ GD&ĐT.
Mình cũng phải để ý đến sự thừa nhận của người dân. Ví dụ "xã Mỹ Sơn" thì phải viết "y", hay họ "Lý" của một người nào đó thì không thể thay đổi...
Tóm lại, tôi cho rằng Bộ GD&ĐT nên dừng lại, không làm vì việc này phải do cơ quan cấp cao hơn đảm nhiệm. Bổ sung bảng chữ cái của một đất nước đâu phải chuyện chơi. Nếu mai các Bộ khác cũng đề xuất thêm các chữ cái mới vào tiếng Việt thì "chết dân"...Việc đó phải do Chính phủ, nếu không muốn nói là Quốc hội quy định.
Xin cảm ơn GS!
Theo VTC
Tỷ lệ tốt nghiệp tăng mạnh: Không bất ổn? Năm 2011, tỷ lệ tốt nghiệp toàn quốc của hệ THPT là 95,72%, tăng hơn 2% so với năm ngoái. Hệ GDTX là 85,35%, tăng đột biến hơn 18% so với năm 2010. Trao đổi trên báo chí, thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, cần ghi nhận đó là sự nỗ lực của toàn ngành giáo dục. Tỷ lệ đỗ trên 90%...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Clip siêu hiếm Triệu Lệ Dĩnh lần đầu mặc áo tắm, khoe sắc vóc năm 18 tuổi
Sao châu á
19:51:14 01/05/2025
Người cao tuổi nhất thế giới qua đời ở tuổi 116
Thế giới
19:48:32 01/05/2025
Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông
Thế giới số
19:40:03 01/05/2025
Nhóc tỳ Vbiz gia thế khủng: Họ nội toàn giáo sư và nhà văn hoá lớn, mẹ có học thức đáng gờm
Sao việt
19:32:56 01/05/2025
Truy xét hành tung hai nhóm thanh niên ném đá hỗn chiến trong đêm
Pháp luật
18:30:22 01/05/2025
Xử lý bãi giữ xe máy 'chặt chém' 100.000 đồng sau xem diễu binh
Tin nổi bật
18:24:14 01/05/2025
Raphinha phá vỡ kỷ lục đáng kinh ngạc của Messi
Sao thể thao
18:08:42 01/05/2025
Nữ diễn viên duy nhất đóng 2 phim dịp lễ: 'Tôi vẫn ở nhà thuê, đi xe công nghệ'
Nhạc việt
17:50:24 01/05/2025
Nấu bữa tối ngon trọn vẹn chỉ trong chưa đầy 1 giờ: Đủ món mặn - rau - canh, nhanh gọn lại bổ dưỡng!
Ẩm thực
17:39:03 01/05/2025
Hoàng Doãn Minh Hà: "Nam thần cứu hoả" 1 thời, giờ thay đổi chóng mặt, đã có vợ
Netizen
16:12:42 01/05/2025