Không xây dựng “university” đúng chất là cản trở để có đại học đẳng cấp thế giới

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, kinh nghiệm từ các nước cho thấy thông thường có 3 cách để tạo nên đại học đẳng cấp thế giới.

Sự tách rời giữa hệ thống các trường đại học và các viện nghiên cứu lớn, và việc vắng mặt các trường đại học đa lĩnh vực là hai tàn tích của mô hình Liên Xô cũ. Đây chính là hai cản trở lớn làm cho khối các nước kinh tế chuyển đổi có rất ít trường đại học đẳng cấp thế giới.

Việt Nam muốn sớm có các trường đại học đẳng cấp thế giới thì cần quyết tâm cao trong việc khắc phục các cản trở nói trên. Đó là quan điểm của Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khi chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam.

Qua nghiên cứu, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhận thấy, thông thường đại học đẳng cấp thế giới sẽ được thể hiện ở 3 khía cạnh.

Thứ nhất, cơ sở giáo dục đại học đó tập trung nhiều tài năng (bao gồm cả sinh viên, giảng viên), xuất sắc.

Thứ hai, đó là ngôi trường có vật lực, tài lực dồi dào.

Thứ ba, có hệ thống quản lý, quản trị tốt, thuận lợi.

“Ba đặc điểm này tạo nên đại học đẳng cấp thế giới, có chất lượng cao. Ở nhiều nước, vài thập niên gần đây họ quan tâm nhiều tới đại học đẳng cấp thế giới, kể cả các nước khu vực Đông Nam Á”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp đánh giá.

Không xây dựng university đúng chất là cản trở để có đại học đẳng cấp thế giới - Hình 1

Giáo sư Lâm Quang Thiệp – nguyên Vụ trưởng Vụ giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), ảnh: Thùy Linh.

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp, kinh nghiệm từ các nước cho thấy thông thường có 3 cách để tạo nên đại học đẳng cấp thế giới.

Một là, chọn lựa một số cơ sở giáo dục đại học đang có rồi nâng cấp lên.

Hai là, thực hiện sáp nhập một số trường khác nhau tạo thành một đại học lớn để phát triển.

Ba là, thành lập một trường mới hoàn toàn. Cách này tốn kém nhiều nhất.

Tại Việt Nam, việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam được bắt đầu cách đây 15 năm. Theo đó, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập Tổ công tác xây dựng Đề án thành lập trường đại học đẳng cấp quốc tế. Giai đoạn đầu triển khai dự án, có 2 trường đại học theo mô hình mới là trường Đại học Việt-Đức ở Bình Dương và trường Đại học Khoa học và Công nghệ (trường Đại học Việt-Pháp) ở Hà Nội. Đến nay 2 đại học này chưa lọt vào top nào.

Video đang HOT

Nhìn nhận về bảng xếp hạng thế giới THE 2022 vừa công bố Việt Nam có 5 đại diện trong đó Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Duy Tân cùng ở thứ hạng 401-500;

3 cơ sở giáo dục đại học còn lại là: Đại học Quốc gia Hà Nội (thứ hạng 1001 – 1200), Đại Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường đại học Bách khoa Hà Nội cùng thứ hạng 1201 , phải nói rằng, đây là 5 cơ sở giáo dục đại học không thực hiện theo Đề án năm 2006 của Chính phủ.

Nhìn vào thứ hạng của 2 trường lọt top 401-500, Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho rằng, bảng xếp hạng này cho thấy cơ chế tự chủ đại học đã giúp Trường Đại học Tôn Đức Thắng bứt phá rất nhanh, từ một đại học không tên tuổi gì, vị trí rất thấp trong hệ thống đại học Việt Nam sau hơn chục năm đã trở thành đại học xuất sắc được vinh danh trong TOP 500 đại học tốt nhất thế giới bởi Tổ chức xếp hạng đại học thế giới thuộc Thời báo Times vào năm 2021 với dữ liệu tích lũy từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2020.

Còn trường Đại học Duy Tân là một cơ sở giáo dục đại học tư thục trên địa bàn miền Trung còn nhiều khó khăn nhưng họ đã rất nỗ lực, cố gắng để có được kết quả này.

Qua bảng xếp hạng cũng thấy được rằng, hai Đại học Quốc gia được đầu tư rất nhiều nhưng kết quả vẫn chỉ dao động ở top 1001 – 1200.

Lý giải điều này, Giáo sư Lâm Quang Thiệo chỉ ra rằng, lý do 2 đại học quốc gia chưa đạt được kết quả cao do việc thực hiện đã diễn ra không đúng như thiết kế ban đầu là trở thành một đại học đa lĩnh vực, lý do chủ yếu là các trường thành viên phản đối việc sáp nhập, vì mất nhiều “ghế” quản lý và “trường” bị hạ cấp thành khoa. Các nhà tổ chức phải thỏa hiệp bằng cách giữ nguyên vị trí các trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế tổ chức được xây dựng theo mô hình đại học hai cấp.

Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ như cũ, sự kết nối giữa các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, và cấp quản lý trên cùng của “đại học” thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như các “bộ đại học” nhỏ. Các đại học “hai cấp” ở nước ta không phát huy được các thế mạnh của mô hình “university”.

Trước hết, các trường thành viên đều là các trường đơn ngành, đơn lĩnh vực, lại liên kết với nhau rất lỏng lẻo, hầu như hoàn toàn độc lập về đào tạo, nên ưu thế về việc nâng cao chất lượng đào tạo theo chương trình giáo dục khai phóng không thể hiện được.

Cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội và đáp ứng thị trường lao động, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để tăng hiệu quả.

Chính vì sự kém hiệu quả của các mô hình đại học quốc gia nên Ngân hàng Thế giới đã có một văn bản góp ý chính thức khi xây dựng Luật Giáo dục đại học 2018 đề nghị điều chỉnh các mô hình đó.

Bởi họ nói rằng đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam (“is unique to Vietnam”) và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới (“We have not come across this set up in any country in the world”).

Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình “không giống ai” trên thế giới, và có nhiều nhược điểm. Theo họ, các nhược điểm đó là: “Không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức, và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn.

Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích. Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực. Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính.

Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở. Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rãi.”

“Các nhận xét đó thể hiện khá đầy đủ nhược điểm của mô hình đại học hai cấp mà chúng tôi đã nhiều lần phát biểu”, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh.

Giáo sư Lâm Quang Thiệp khẳng định: “Rõ ràng việc hai đại học lớn nhất ở nước ta không được xây dựng theo mô hình “university” thật sự là một cản trở lớn để chúng phấn đấu trở thành đại học đẳng cấp thế giới.

Và muốn giảm bớt những cản trở trên con đường phấn đấu để có các trường đại học đẳng cấp thế giới, chúng ta cần thay đổi hệ thống giáo dục đại học và nghiên cứu và điều chỉnh các mô hình đại học để có các đại học đa lĩnh vực thật sự để đáp ứng 3 yếu tố của đại học đẳng cấp thế giới như đã nêu”.

Cuối cùng, Giáo sư Thiệp cho rằng, cơ chế quản trị đại học hiện nay quan trọng nhất là tự chủ. Trường Đại học Tôn Đức Thắng thành công chính là nhờ tự chủ đại học tuy nhiên ở ta nhiều chủ trương đã được Nhà nước đưa ra, quy định trong Luật tuy nhiên không được quán triệt triệt để ở các cấp thực hiện do đó đã gây nhiều hạn chế, vướng mắc cho cơ sở giáo dục.

“Cần có Nghị định riêng cho các trường đại học tự chủ để đảm bảo thực hiện đúng theo tinh thần và nguyên tắc tự chủ đồng thời quán triệt sâu sắc đến cơ quan quản lý trực tiếp. Phải hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo đồng bộ, nhất quán thì tự chủ đại học mới đi vào thực tiễn cuộc sống.

Bởi lẽ, ngay như tự chủ ở Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã có một Quyết định riêng (Quyết định số 158/QĐ-TTg) của Chính phủ tuy nhiên khi triển khai thực hiện thì vướng vì hệ thống văn bản pháp lý đang mâu thuẫn dẫn đến hệ quả như thời gian vừa qua”, Giáo sư Thiệp nói.

Thế mạnh của đại học đa lĩnh vực (university):

Một là , các đại học đa lĩnh vực sẽ đào tạo sinh viên tốt ở phần giáo dục đại cương, phần rất quan trọng của kiến thức đại học mà chỉ trong các university mới có đủ đội ngũ giáo sư, giảng viên có trình độ cao để giảng dạy tốt các chương trình giáo dục này.

Hai là , các đại học đa lĩnh vực có ưu thế về nghiên cứu và phục vụ xã hội, vì ngày nay các đề tài nghiên cứu lớn đều là các đề tài có tính liên ngành, các hoạt động phục vụ xã hội cũng vậy. Và đại học đa lĩnh vực bao gồm nhiều ngành đào tạo khác nhau dễ đối phó với sự biến động về nhu cầu của từng nghề nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Việc phát triển 2 đại học quốc gia không theo đúng như thiết kế

Theo Giáo sư Lâm Quang Thiệp: "Việc triển khai xây dựng các đại học quốc gia theo mô hình đại học đa lĩnh vực diễn ra không được suôn sẻ".

Vào đầu thập niên 1990, khi Chính phủ chủ trương xây dựng một số trường đại học mạnh cho nước ta, Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thiết kế các đại học này và Bộ đã đề nghị xây dựng hai đại học quốc gia Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình đại học đa lĩnh vực. Thay đổi mô hình các cơ sở giáo dục đại học là một trong những chủ trương quan trọng của đổi mới giáo dục đại học. Tuy nhiên việc thực hiện đã diễn ra không đúng như thiết kế.

Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: "Việc triển khai xây dựng các đại học quốc gia theo mô hình đại học đa lĩnh vực diễn ra không được suôn sẻ, theo nhiều tình huống khác nhau".

Giáo sư Lâm Quang Thiệp phân tích, đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, Nghị định 97/CP ngày 10/12/1993 đã quyết định sáp nhập Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Nghị định này được thực hiện rất khó khăn vì có nhiều ý kiến khác nhau. Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm được nhập một cách máy móc nhưng không "hòa hợp" được.

Một trong các phản ứng gay gắt là ý kiến bảo vệ kiểu trường Đại học Sư phạm chỉ đào tạo giáo viên theo mô hình đơn lĩnh vực của Liên Xô. Sau một thời gian nhập mà không hòa, năm 2000 Trường Đại học Sư phạm lại được quyết định tách ra khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội.

Việc phát triển 2 đại học quốc gia không theo đúng như thiết kế - Hình 1

Giáo sư Lâm Quang Thiệp (ảnh: Thùy Linh)

Đối với Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh một tình huống khác đã diễn ra. Vào đầu thời kỳ đổi mới, khoảng năm 1988, quy mô các trường đại học nước ta đều rất nhỏ bé, thường dưới một nghìn sinh viên, nên phương án sáp nhập 9 trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh để thành lập Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã được đề xuất, và Nghị định 16/CP của Chính phủ ngày 27/1 /1995 đã quyết định trên tinh thần đó.

Tuy nhiên, đến khi thực hiện các phương án này vào năm 1995 thì quy mô các trường đại học đơn ngành đã tăng lên rất nhiều, do đó việc nhập quá nhiều trường đại học đơn ngành sẽ tạo nên một đại học đa lĩnh vực quá lớn. Đó là lý do mà vào năm 2001 Chính phủ quyết định tổ chức lại và giảm bớt quy mô của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh bằng cách đưa ra ngoài bớt một số trường thành viên.

Rõ ràng, những khó khăn về tổ chức trong quá trình thành lập các đại học quốc gia đã dẫn đến một hệ quả đáng tiếc, đó là: các đại học đa lĩnh vực không giữ được mô hình university như đã thiết kế. Một trong các lý do thực chất làm cho các trường thành viên phản đối khi được sáp nhập, đó là khả năng mất nhiều "ghế" quản lý, và quan niệm "trường" bị hạ cấp thành "khoa".

Các nhà tổ chức phải thỏa hiệp bằng cách hứa hẹn giữ nguyên vị trí các trường thành viên, không thay đổi các chức vụ quản lý trước đây, do đó các quy chế được xây dựng theo mô hình các đại học hai cấp. Theo mô hình này, hoạt động trong các trường thành viên hầu như vẫn giữ như cũ, kết nối giữa các trường thành viên với nhau rất lỏng lẻo, và cấp quản lý trên cùng của "đại học" thực hiện một cơ chế quản lý trung gian gián tiếp, giống như các "bộ đại học" nhỏ.

Rõ ràng, "mô hình đại học hai cấp" chỉ là một giải pháp tình thế trong quá trình xây dựng các đại học đa lĩnh vực chứ không phải mô hình của những người thiết kế mong muốn, mô hình này không giữ được thế mạnh của mô hình đại học đa lĩnh vực và làm nảy sinh một số vấn đề về tổ chức.

Theo đó, Giáo sư Lâm Quang Thiệp nhấn mạnh rằng, các đại học hai cấp ở nước ta không phát huy được các thế mạnh của mô hình "university". Trước hết, các trường thành viên quan hệ lỏng lẻo và hầu như hoàn toàn độc lập với nhau về đào tạo nên ưu thế về nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt đối với mảng giáo dục đại cương và các môn khoa học cơ bản, đã không thể hiện được.

Cũng vậy, trong lĩnh vực nghiên cứu, phục vụ xã hội, quan hệ lỏng lẻo giữa các trường thành viên rất khó tạo nên sự phối hợp để nâng cao hiệu quả. Sự thiếu gắn kết giữa các trường thành viên cũng không tạo thuận lợi trong việc đáp ứng thị trường lao động.

Ngay văn bản của World Bank khi nhận xét về dự thảo Luật Giáo dục đại học nước ta năm 2018 trong đó đặc biệt lưu ý đến mô hình các đại học quốc gia. Trước hết họ nói đó là mô hình duy nhất độc đáo tại Việt Nam ("is unique to Vietnam") và không thấy ở bất kỳ nước nào trên thế giới ("We have not come across this set up in any country in the world"). Nói theo ngôn ngữ thông thường, đó là một mô hình "không giống ai" trên thế giới.

Về nhược điểm của các đại học quốc gia Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư Lâm Quang Thiệp trích đầy đủ ý kiến của các chuyên gia World Bank. Theo họ, các nhược điểm đó là:

"Không tận dụng được hết ưu thế về tài năng, kiến thức và tiềm lực hiện có bị phân tán trong một số lớn các cơ sở tách biệt. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng các cơ sở đại học phi tập trung hoạt động kiểu như các trường thành viên độc lập gắn kết yếu gặp thách thức lớn nhằm chuyển đổi và tăng cường hoạt động bởi vì mỗi trường thành viên đều có kế hoạch và ưu tiên của riêng mình, không nhất thiết gắn chặt với mục tiêu chung của đại học lớn.

Sự thiếu tích hợp làm cho chúng không thể tạo nên một sự đồng nhất cốt lõi và một tình cảm chung về mục đích. Khi không có một tầm nhìn chung, nhiệm vụ thiết kế và thực hiện một dự án phát triển đổi mới cho toàn bộ trường đại học trở thành bất lực.

Các cơ sở đại học phi tập trung có xu hướng trở thành không hiệu quả vì sự trùng lặp của việc cung cấp các khóa học và các cấu trúc hành chính. Các hoạt động trong giảng dạy và nghiên cứu vẫn được giữ trong nội bộ các trường và khoa riêng biệt. Những nỗ lực đa ngành bị cản trở. Các nguồn lực tài chính và khoa học không được chia sẻ rộng rãi."

Nói như vậy để thấy mô hình hiện tại của các đại học quốc gia một sản phẩm có tính "biện pháp tình thế" trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, gặp nhiều vấn đề gay cấn, làm cho các cơ sở đó không phát triển mạnh mẽ như mong muốn. Nhược điểm của mô hình hiện tại của đại học quốc gia và đại học vùng chẳng những được cảm nhận bởi các chuyên gia và các nhà quản lý giáo dục đại học trong nước, mà còn được vạch rõ bởi các chuyên gia giáo dục đại học quốc tế dựa trên kinh nghiệm phát triển giáo dục đại học thế giới.

Là người có theo dõi diễn biến của việc xây dựng các đại học quốc gia trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, Giáo sư Lâm Quang Thiệp cho rằng, tốt hơn hết các cơ sở giáo dục đại học quan trọng của hệ thống giáo dục đại học nước ta nên xây dựng theo mô hình university (đại học đa lĩnh vực) thực sự, không nên sử dụng mô hình đại học hai cấp.

"Muốn vậy, tùy theo điều kiện cụ thể nên xử lý một đại học hai cấp nào đó ở nước ta theo một trong 2 giải pháp: Một là cho phép các trường thành viên đơn ngành đơn lĩnh vực phát triển thành các university, và đại học hai cấp biến thành một tập đoàn các university với sự liên kết rất lỏng lẻo.

Hai là, đại học hai cấp chuyển thành một university đơn nhất thực sự, thay đổi bộ phận điều phối trung gian thành cấp điều hành trực tiếp, toàn bộ university có một chương trình đào tạo chung. Có như vậy mới tăng cường chất lượng và hiệu quả của chúng, vì các cơ sở giáo dục đại học đó có tác động quan trọng và lâu dài đến sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học nước ta", Giáo sư Thiệp nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu NhiBức ảnh phơi bày quá khứ của Diệu Nhi
06:27:22 11/05/2025
Lá thư của bé gái lớp 5 khiến hàng trăm phụ huynh rơi nước mắt: Không cần 3 điều, chỉ muốn 1 thứ đơn giản duy nhấtLá thư của bé gái lớp 5 khiến hàng trăm phụ huynh rơi nước mắt: Không cần 3 điều, chỉ muốn 1 thứ đơn giản duy nhất
06:52:49 11/05/2025
Nhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà NộiNhầm chân ga, người đàn ông lái ô tô lao thẳng vào quán bánh cuốn ở Hà Nội
06:06:25 11/05/2025
Bộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc độngBộ ảnh chụp những người phụ nữ trước và sau khi làm mẹ: Càng kéo xuống cuối càng xúc động
07:01:21 11/05/2025
Đậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chềĐậu Kiêu: Thợ gội đầu cố chen chân vào nhà đại gia, cưới ái nữ trùm sòng bạc và nhận về cái kết ê chề
07:28:07 11/05/2025
Cường Đô La - Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứCường Đô La - Minh Nhựa: Cặp bài trùng khuấy đảo giới thượng lưu, có 1 ẩn số thuộc về quá khứ
06:49:09 11/05/2025
Xôn xao ảnh Triệu Lệ Dĩnh vào vai Tiểu Long Nữ, đẹp lung linh vẫn thua xa Lưu Diệc Phi một điểmXôn xao ảnh Triệu Lệ Dĩnh vào vai Tiểu Long Nữ, đẹp lung linh vẫn thua xa Lưu Diệc Phi một điểm
07:15:14 11/05/2025
Jennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thựJennifer Lopez căng thẳng với Ben Affleck khi rao bán biệt thự
05:56:29 11/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt gã giang hồ cầm đầu 30 đàn em bảo kê mặt biển ở Kiên Giang

Bắt gã giang hồ cầm đầu 30 đàn em bảo kê mặt biển ở Kiên Giang

Pháp luật

09:26:25 11/05/2025
Nguyễn Vũ Bằng (35 tuổi) được xác định có vai trò cầm đầu nhóm giang hồ hơn 30 người rượt đuổi, giải quyết mâu thuẫn trên mặt biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

Cách ăn mới tốt cho quá trình trao đổi chất và giảm cân

Sức khỏe

09:16:01 11/05/2025
Thực hiện chế độ ăn ít carbohydrate lành mạnh không chỉ là việc cắt giảm một nhóm thực phẩm mà là xây dựng một lối sống ăn uống cân bằng, tập trung vào thực phẩm toàn phần, giàu dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?

Trailer Squid Game 3: NSX gạch tên V và 1 sao nam hollywood, lợi dụng BTS?

Hậu trường phim

09:08:21 11/05/2025
Chưa đầy sáu tháng kể từ mùa hai, Netflix đã tung đoạn giới thiệu đầu tiên cho phần ba Squid Game , dự kiến là mùa phim cuối cùng. Đáng chú ý, trong dàn cast không có sự xuất hiện của 1 nghệ sĩ từng được đồn đoán.
Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm

Doãn Hải My đọ sắc sau sinh với con gái đại gia Minh Nhựa, bức ảnh "toát mùi" giàu nhưng thay đổi lớn sau một năm

Sao thể thao

09:05:47 11/05/2025
Mới đây, vợ chồng hậu vệ Đoàn Văn Hậu và Doãn Hải My đã có cuộc gặp gỡ với gia đình của cặp đôi Tâm Nguyễn và Joyce Phạm (con gái của đại gia Minh Nhựa).
Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"

Ngoại hình điển trai của Đoàn Thế Vinh - Vũ công đóng vai chính trong "Lật mặt 8"

Sao việt

09:02:05 11/05/2025
Đoàn Thế Vinh, người vào vai nam chính Tâm trong Lật mặt 8: Vòng tay nắng của đạo diễn Lý Hải gây chú ý với ngoại hình sáng, phong thái tự nhiên.
Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc

Hàng chục nghìn người đội mưa xem dàn "Anh trai say hi" hát và... khóc

Nhạc việt

08:56:41 11/05/2025
Tối 10/5, dù cơn mưa trắng trời bao phủ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, hơn 30.000 khán giả vẫn kiên cường đội mưa, cổ vũ cuồng nhiệt và cháy hết mình trong concert 6 của Anh trai say hi .
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Du lịch

08:53:49 11/05/2025
Du lịch Sơn La đang có bước phát triển quan trọng, hình ảnh và thương hiệu điểm đến đã và đang được khẳng định trên bản đồ du lịch Việt Nam.
"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!

"Nữ chính ngôn tình" Sooyoung (SNSD): Gia thế và sự nghiệp miễn chê, có mối tình 13 năm "ngọt nhất showbiz", giờ còn "chào sân" Hollywood!

Sao châu á

08:45:13 11/05/2025
Nếu có một nữ thần tượng Kpop hội tụ đủ những yếu tố chuẩn nữ chính trong một cuốn tiểu thuyết ngôn tình lãng mạn, thì đó chắc chắn là Choi Sooyoung của SNSD.
Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!

Ngày của Mẹ 11/5: Hãy nấu 5 món ăn phù hợp và bổ dưỡng dành cho các bà, các mẹ!

Ẩm thực

08:31:40 11/05/2025
Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn công thức nấu 5 món ăn từ 5 loại thực phẩm bổ dưỡng và thơm ngon mà phụ nữ trung niên và cao tuổi nên ăn.
T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em

T1 đại thắng nhưng Faker "báo hại" hai người đàn em

Mọt game

07:42:24 11/05/2025
Trận đấu giữa Dplus KIA - T1, thay vì là một cuộc đối đầu gay cấn như nhiều khán giả kỳ vọng, lại kết thúc khá chóng vánh với kịch bản cả hai trận gần như tương tự nhau.