Khu vực Mỹ Latinh cần sản xuất vaccine riêng để vượt qua đại dịch
Theo một báo cáo của Tổ chức Giáo dục , Khoa học và Văn Hóa Liên hợp quốc (UNESCO), trước những thách thức, cơ hội và sự cần thiết, khu vực Mỹ Latinh và Caribe cần phải tự sản xuất riêng vaccine để vượt qua đại dịch COVID-19.
Nhân viên làm việc tại phòng thí nghiệm sản xuất vaccine ngừa COVID-19 ở Gain , tỉnh Buenos Aires , Argentina ngày 22/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Sản lượng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm trên thế giới vẫn còn hạn chế dẫn tới việc chậm chễ trong khâu đảm bảo thời gian giao hàng theo các hợp đồng ký kết. Do vậy, theo UNESCO, phải đến năm 2022 Mỹ Latinh mới có thể hoàn thành tiêm chủng cho 70% dân số.
Báo cáo cho biết nhu cầu dự kiến đối với vaccine COVID-19 cho năm 2021 là gần 11,5 tỷ liều, chỉ để đáp ứng 75% dân số thế giới và đạt được miễn dịch cộng đồng. Nhưng các công ty dược phẩm đã tuyên bố rằng họ sẽ chỉ có thể sản xuất khoảng 9,5 tỷ USD, ít hơn 18% so với yêu cầu. Một nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng đến cuối năm nay, ngành dược phẩm sẽ chỉ sản xuất được 6 tỷ liều, ít hơn 48% so với dự kiến.
Thêm vào đó là vấn đề tiếp cận bất bình đẳng đối với vaccine ngừa COVID-19 trên thế giới. Các dự báo chỉ ra rằng ngay cả các quốc gia có tiến độ tiêm chủng nhanh tại khu vực Mỹ Latinh như Mexico, Brazil, Argentina, Colombia và Peru cũng sẽ không đạt được tiêm chủng với phác đồ hoàn chỉnh cho 70% dân số trước cuối năm 2021, ngưỡng chủng ngừa để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Để vượt qua đại dịch, báo cáo chỉ ra rằng khu vực cần không phụ thuộc vào nguồn cung cấp vaccine bên ngoài và điều đó sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia hợp tác hỗ trợ các dự án phát triển vaccine, tạo ra các chiến lược trao đổi về kinh nghiệm và hỗ trợ công nghệ và hình thành các liên minh cung cấp vaccine trong khu vực. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định một số trở ngại đối với việc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng loạt vaccine ở Mỹ Latinh và Caribe, bao gồm thiếu cơ sở hạ tầng, thiếu nguyên liệu thô, hạn chế xuất khẩu và quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine.
Cũng theo báo cáo của UNESCO, trong cuộc chạy đua để có vaccine ngừa COVID-19, Argentina, Brazil và Mexico là những nhà sản xuất một phần hoặc toàn bộ một số sinh phẩm ngừa virus SARS-CoV-2, nhưng không đủ cho nhu cầu hiện tại. Argentina và Mexico đã ký thỏa thuận hợp tác với Oxford-AstraZeneca để xản xuất vaccine, mục tiêu dự kiến là sản xuất 250 triệu liều để cung cấp cho khu vực. Bên cạnh đó, ngoài việc tham gia sản xuất vaccine AstraZeneca cùng với Argentina, Mexico cũng hợp tác với Nga để sản xuất vaccine Sputnik V, kể từ tháng 6/2021.
Đồng thời, một số quốc gia, gồm Brazil, Cuba, Mexico, Argentina, Chile và Colombia, đang nỗ lực nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19 riêng. Tuy nhiên, UNESCO khuyến cáo các quốc gia trong khu vực cần chung sức, tăng cường hợp tác, chia sẻ công nghệ, chuyển giao kiến thức, thực hiện các thỏa thuận cung cấp chung, nhằm nâng cao năng lực và hình thành các liên minh để tối ưu hóa sản xuất trong khu vực bị bị đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19.
Khu vực Mỹ Latinh và Caribe hiện ghi nhận trên 45 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có gần 1,5 triệu ca tử vong.
Rạn san hô Great Barrier thoát danh sách di sản nguy cấp của UNESCO
Ngày 23/7, Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa thuộc Liên hợp quốc (UNESCO) đã quyết định không đưa rạn san hô Great Barrier của Australia vào danh sách Di sản thế giới đang gặp nguy hiểm, bất chấp quan ngại rằng địa điểm du lịch nổi tiếng này đang bị tàn phá do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Rạn san hô Great Barrier ở Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại cuộc họp của Ủy ban Di sản thế giới do Trung Quốc chủ trì hồi tuần trước, các đại biểu đã bỏ phiếu thông qua quyết định tạm thời không đưa rạn san hô Great Barrier vào danh sách nguy cấp. Tuy nhiên, các đại biểu kêu gọi Australia thường xuyên báo cáo công tác bảo tồn Great Barrier, đồng thời đề nghị UNESCO cử một nhóm chuyên gia tới đánh giá triển vọng phục hồi của rạn san hô lớn nhất thế giới này.
Bộ trưởng Môi trường Australia Sussan Ley đã hoan nghênh việc các đại biểu tham dự cuộc họp ghi nhận nỗ lực của nước này trong việc bảo vệ rạn san hô Great Barrier.
Tháng trước, UNESCO đã khuyến nghị hạ cấp danh hiệu Di sản thế giới đối với rạn san hô Great Barrier do địa điểm này đang bị hủy hoại nhanh do tình trạng Trái Đất ấm lên. Tuy nhiên, Chính phủ Australia đã phản đối mạnh mẽ, cho rằng đề xuất của UNESCO sẽ tác động tiêu cực tới ngành du lịch nước này.
Trải dài khoảng 2.400 km ngoài khơi bờ biển bang Queensland của Australia, Great Barrier là quần thể san hô lớn nhất thế giới, mỗi năm thu về khoảng 4,8 tỷ USD cho ngành du lịch Australia trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Tuy nhiên, quần thể san hô này đang bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo các nhà khoa học, các mức nhiệt cao kỷ lục gây ra các đợt tẩy trắng san hô vào các năm 2016 và 2017 đã làm suy yếu san hô nhỏ và san hô trưởng thành ở thời kỳ sinh sản. Điều này có nghĩa là khả năng phục hồi của san hô sau các đợt tẩy trắng hàng loạt đã bị tổn thương.
Lo sợ gián đoạn nguồn cung, Nga nhờ tới Trung Quốc sản xuất Sputnik V Nga đang tìm đến các công ty Trung Quốc để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V với hy vọng đẩy nhanh tiến độ sản xuất trong bối cảnh nhu cầu đối với loại vaccine này tăng cao. Một nhân viên y tế Nga chuẩn bị liều tiêm vaccine Sputnik V. Ảnh: AP Theo hãng tin AP, trong một vài tuần trở lại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

3 chiến dịch lớn từng do tân Tư lệnh Lục quân Nga chỉ huy tại Ukraine

Chiến thuật ba bước của Nga nhằm 'phong toả' lực lượng Ukraine

'Siêu dự luật' của Tổng thống Trump sẽ chuyển dịch tài sản ở Mỹ như thế nào?

Nga trang bị trí tuệ nhân tạo cho tiêm kích Su-57

Bố mẹ vợ tỷ phú của Brooklyn Beckham bị kiện

Ukraine hứng mưa hỏa lực trong đêm

'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46

Đan Mạch nâng tuổi nghỉ hưu lên 70, cao nhất châu Âu

Nữ hoàng tương lai của Bỉ sẽ ra sao nếu Harvard bị cấm tuyển sinh quốc tế?

Ukraine tấn công dồn dập lãnh thổ Nga, Moscow cảnh báo đanh thép

Thái Lan: Rơi trực thăng cảnh sát làm 3 người thiệt mạng

Liên hợp quốc kêu gọi Israel chấp nhận kế hoạch viện trợ 5 điểm
Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Bình Thuận với điện ảnh
Du lịch
09:33:48 26/05/2025
Thương chiến khó lường, kinh tế toàn cầu ảm đạm

iPhone 17 sẽ đắt đến đâu?
Đồ 2-tek
09:27:25 26/05/2025
Đã bắt đầu "phong sát" Triệu Lệ Dĩnh sau vụ văng tục trên MXH khiến 500 triệu người náo loạn?
Sao châu á
09:26:58 26/05/2025
'Dear Hongrang' gây phản ứng dữ dội vì cốt truyện 'kỳ quặc'
Hậu trường phim
09:23:14 26/05/2025
Kết quả kiểm tra ma túy đối tượng phá ngai vàng triều Nguyễn ở Huế
Pháp luật
09:18:50 26/05/2025
Loài rắn lục chỉ có tại Việt Nam, sở hữu lớp vảy màu sắc sặc sỡ
Lạ vui
09:12:33 26/05/2025
Rating 94% trên Steam, tựa game này lại vừa đạt "đỉnh cao" mới, tất cả chỉ nhờ một điều
Mọt game
09:09:58 26/05/2025
Mason Thames và Nico Parker đốt cháy 'Bí kíp luyện Rồng' bằng visual và chemistry bùng nổ!
Phim âu mỹ
09:05:58 26/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 43: An - Nguyên lén lút hẹn hò, bị cả nhà bắt quả tang
Phim việt
08:58:51 26/05/2025