Khu vực phía Nam: Sốt xuất huyết vào mùa cao điểm, nhiều trẻ nguy kịch
Khu vực phía Nam đang bước vào mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết khi số ca mắc, số ca nặng tăng, sốc sốt xuất huyết…
Đáng lưu ý, số ca mắc ở trẻ em ngày càng nhiều. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh không nên chủ quan với sốt xuất huyết, cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, ngày 14/6, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bé gái T.H.B.N. (12 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) được bệnh viện tuyến dưới chuyển lên. Thời điểm nhập viện, bé gái trong tình trạng nguy kịch, da tím tái, suy hô hấp, trụy tim mạch, gan to, thiếu máu nặng, dung tích hồng cầu chỉ còn 16%, sau đó tụt xuống 10% – tương đương mất khoảng 3/4 thể tích máu.
Trước đó, người nhà cho biết, bé gái sốt cao liên tục trong 3 ngày kèm nôn ói và đi ngoài ra máu nên được đưa đến điều trị tại Bệnh viện Nhi Trà Vinh. Tại đây, bé gái được xác định sốc sốt xuất huyết nặng, bác sĩ tiến hành chống sốc tích cực bằng dung dịch điện giải, cao phân tử và truyền máu . Tuy nhiên, do bệnh nhi bị tiêu máu ồ ạt, mỗi lần mất khoảng 0,5 lít máu, gây sốc kèm thiếu máu nặng, các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn và chuyển gấp đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Ngay khi nhập viện, bệnh nhi được đặt nội khí quản, thở máy, truyền máu và dùng thuốc cầm máu thế hệ mới. Tổng cộng các bác sĩ đã phải truyền hơn 10 lít máu và chế phẩm máu , gấp khoảng 3 lần thể tích máu trung bình của một đứa trẻ cùng độ tuổi. Đồng thời, các bác sĩ cũng tiến hành nội soi để cầm máu. Tuy nhiên, khi nội soi phát hiện bệnh nhi xuất huyết tiêu hóa trên diện rộng, việc cầm máu trở nên khó khăn. Trước tình hình trên, các bác sĩ buộc phải tiêm thuốc cầm máu thế hệ mới, truyền thuốc làm giảm bớt lượng máu đến đường tiêu hóa. Nhờ sự phối hợp này, bệnh nhi dần bớt xuất huyết tiêu hóa, huyết động ổn định. Sau 5 ngày hồi sức tích cực, bệnh nhi đã ổn định tình trạng hô hấp, huyết động học, hết xuất huyết, chức năng đông máu về bình thường.
Cũng khoảng giữa tháng 6, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận một bé gái 4,5 tháng tuổi trong tình trạng sốc sốt xuất huyết nguy kịch. Bé T.N.T.K (ngụ huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố vào ngày thứ 5 của bệnh trong tình trạng da tím nổi bông, mạch yếu, huyết áp tụt, tiểu cầu giảm, dung tích hồng cầu tăng, nôn dịch màu nâu đen. Ở tuyến trước, bệnh nhi được chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng. Ngay lập tức, khi nhập viện, bé được nhanh chóng truyền dịch chống sốc bằng dung dịch cao phân tử, truyền máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc, truyền albumin 10% hỗ trợ chống sốc, điều trị hỗ trợ gan, hỗ trợ hô hấp. Sau 72 giờ điều trị, tình trạng huyết động, tổn thương gan của bệnh nhi được cải thiện, không xuất huyết thêm, tỉnh táo.
Video đang HOT
Báo cáo của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số ca mắc sốt xuất huyết ở toàn miền Nam từ đầu năm 2025 đến nay là hơn 20.000 trường hợp, cao hơn 68% so với cùng kỳ năm 2024. Riêng Thành phố Hồ Chí Minh, từ đầu năm 2025 đến nay ghi nhận hơn 9.000 ca mắc sốt xuất huyết. Số ca mắc gia tăng kéo theo số ca nặng cũng có xu hướng tăng theo. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện cấp cứu, điều trị cho hơn 100 trẻ mắc sốt xuất huyết nặng, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ Chí Minh, chưa đầy một tháng qua đã tiếp nhận 19 ca sốt xuất huyết nặng, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ có 2 trường hợp nặng.
Dự báo, năm nay tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết sẽ tăng cao. Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Văn Quang cảnh báo, sốt xuất huyết thường trở nặng vào ngày thứ 4 đến thứ 6 của bệnh, nếu không theo dõi kỹ, trẻ có thể rơi vào sốc, xuất huyết nặng rất nhanh. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng gồm trẻ mệt mỏi, lừ đừ, li bì, nôn nhiều, đau bụng tăng, đi tiểu ít, chân tay lạnh, da nổi bầm hoặc chảy máu cam, chảy máu răng. Những biểu hiện này thường xảy ra khi lượng tiểu cầu giảm mạnh, nguy cơ sốc rất cao.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh toàn miền Nam đang đi sâu vào mùa mưa, cũng là thời điểm dịch sốt xuất huyết bước vào cao trào, người dân không nên chủ quan, lơ là. Ngoài các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng và tránh bị muỗi đốt, hiện vaccine phòng sốt xuất huyết dành cho người từ 4 đến 45 tuổi được xem là một trong những giải pháp phòng bệnh hiệu quả. Khi có dấu hiệu sốt kéo dài quá 24 giờ, đặc biệt là trẻ em, cần được theo dõi sát tại cơ sở y tế để tránh hậu quả đáng tiếc.
Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch
Sau sinh, sản phụ bị băng huyết nặng. Các y bác sĩ đã nỗ lực hết mình, chạy đua với thời gian để giành giật sự sống, đưa bệnh nhân thoát cửa tử.
Ths. BS. Phan Thị Hằng, Phó Khoa Sản, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, bản thân vẫn còn cảm giác hồi hộp của những giây phút cùng sản phụ băng huyết nặng sau sinh chiến đấu với "tử thần".
Sản phụ bị băng huyết sau sinh nặng qua "cửa tử" nhờ chuyên môn và sự nỗ lực của các y bác sĩ.
Bác sĩ Hằng kể, sản phụ T., trú huyện Bố Trạch nhập viện chờ sinh với chẩn đoán mang thai lần 3, thai quá ngày sinh, đái tháo đường thai kỳ. Sản phụ này không có tiền sử bệnh tật hay sản khoa gì bất thường. Thai phụ được theo dõi và xử trí theo đúng phác đồ.
Quá trình chuyển dạ, bệnh nhân có dấu hiệu sốc phản vệ độ 1, được các bác sĩ xử trí ổn định. Đến 23h40 sản phụ này sinh thành công 1 bé gái, nặng 3.500g. Sau sinh, sản phụ có hiện tượng băng huyết mức độ nặng, tiến triển nhanh. Bằng kinh nghiệm chuyên môn và sự hỗ trợ của khoa, phòng liên quan các bác sĩ tiến hành cấp cứu, điều trị thành công.
"Những trường hợp nặng thì lâu lâu cũng gặp nhưng nặng như sản phụ này là hiếm gặp", bác sĩ Hằng cho biết.
Người bệnh chảy máu không ngừng và được truyền máu và các chế phẩm máu liên tục. Tình trạng bệnh nhân ngày càng xấu. Bác sĩ nhận định tình huống khẩn cấp, nguy kịch. Báo động đỏ toàn viện được kích hoạt. Hội chẩn các bác sĩ liên chuyên khoa, đồng loạt chuẩn bị phòng mổ, máu sẵn sàng cấp cứu.
"Ca mổ diễn ra khẩn trương, căng thẳng. Chúng tôi vừa mổ vừa truyền máu liên tục, lượng máu huy động cho ca mổ là 18 đơn vị. Sau gần 3 giờ đồng hồ cấp cứu, điều trị, lượng máu bệnh nhân mất gần 3 lít" bác sĩ Hằng kể.
Sau những giây phút căng thẳng trong phòng mổ, bệnh nhân được chuyển về phòng theo dõi nhưng áp lực chưa kết thúc. Bác sĩ vừa theo dõi bệnh nhân vừa trấn an cho người nhà bệnh nhân. Trong đầu họ bộn bề với những suy nghĩ, lo lắng.
"Phẫu thuật xong chúng tôi vẫn thấy áp lực, lo lắng vô cùng. Lo nhất là nguy cơ chảy máu lại vì tình trạng rối loạn đông máu chưa cải thiện. Nếu phải mổ lại trong tình trạng này, cơ hội sống gần như bằng không", bác sĩ Hằng nhớ lại.
Hơn 1 giờ theo dõi và điều chỉnh chức năng đông máu hậu phẫu, tình trạng sản phụ T. chuyển biến tốt dần. Các y bác sĩ vui mừng thông báo tới người nhà bệnh nhân, họ cùng thở phào nhẹ nhõm. Bác sĩ Hằng cùng ê-kíp không được nghỉ ngơi mà tiếp tục điều trị ca bệnh khó sinh khác. Đêm trắng chiến đấu giành lại nhiều sinh mạng từ tay tử thần.
"Niềm vui lớn với ê-kíp chúng tôi là bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi đã được cứu sống. Đêm trắng chạy đua vì tính mạng bệnh nhân, mang lại kết quả tuyệt vời", bác sĩ Hằng xúc động nói.
Sau ca bệnh "cân não", bác sĩ Hằng cùng ê-kíp không được nghỉ ngơi mà tiếp tục "chiến đấu" với các ca bệnh khó khác.
"Vợ gặp tình trạng nguy kịch, tôi vô cùng lo lắng, tôi đã hỏi bác sĩ. Các bác giải thích tình trạng và phương án điều trị tôi đồng ý thực hiện. May nhờ có sự nỗ lực của bác sĩ mà vợ tôi qua cửa tử", chồng sản phụ T. chia sẻ.
Bác sĩ Hằng cũng khuyến cáo: "Rất nhiều sản phụ sinh nở hoàn toàn bình thường, nhưng không ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong lần sinh tiếp theo. Biến chứng có thể đến bất ngờ và diễn biến cực kỳ nhanh nên các sản phụ và gia đình không nên chủ quan. Hãy đến các cơ sở y tế đủ chuyên môn để khám thai định kỳ, được theo dõi, can thiệp kịp thời".
Cúm mùa diễn biến bất thường tại nhiều quốc gia: Chuyên gia khuyến cáo Hiện nay, dịch cúm trên toàn cầu diễn biến phức tạp, tại Nhật Bản có 9,5 triệu người mắc. Tại Việt Nam một số người có bệnh nền mắc cúm A đang phải thở máy, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nền cần cẩn trọng khi nhiễm cúm. Bộ Y tế vừa có báo cáo về tình hình cúm mùa tại Việt Nam....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vì sao nhiều người bị ho dai dẳng vào ban đêm?

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

4 sự thật bất ngờ về bệnh sốt xuất huyết

Cách uống nước chanh pha nghệ buổi sáng để giải độc gan và tốt cho thận

Bệnh giun rồng là gì, có nguy hiểm không?

Phát hiện nhóm protein mới có thể làm chậm lão hóa, ngăn chặn ung thư

4 loại thực phẩm giàu Omega-3 hơn cả cá, tốt cho não bộ và tim mạch

U sợi thần kinh do đâu?

Những nhóm người nên hạn chế ăn quả mận

Biểu hiện của bong gân khớp cổ chân

6 loại trà thảo dược giúp ngủ ngon trong mùa hè

Đối tượng nào mắc sốt xuất huyết dễ bị trở nặng?
Có thể bạn quan tâm

Sơn Tùng bất ngờ có động thái gây chú ý, giữa ồn ào ảnh nhạy cảm của "gà cưng"
Sao việt
19:08:50 04/07/2025
Bạn gái Văn Thanh từng bị tố mượn Porsche sống ảo, giờ nhận luôn lương thưởng của bạn trai, đứng tên nhà tiền tỷ
Sao thể thao
19:08:24 04/07/2025
Xôn xao clip công nhân bị bắt đứng giữa nắng để nghe "phổ biến công việc"
Netizen
19:02:27 04/07/2025
Thực hư việc Hồ Nhất Thiên tuyên bố giải nghệ
Sao châu á
18:42:14 04/07/2025
Mercedes-Benz mang xe cổ gần 70 năm tuổi trưng bày tại TP HCM
Ôtô
18:36:58 04/07/2025
Tây Ninh: Phát hiện 29 người Việt từng làm tại ổ lừa đảo Campuchia, lý lịch sốc
Tin nổi bật
17:45:21 04/07/2025
Những rắc rối đời tư của ngôi sao Kill Bill trước khi qua đời
Sao âu mỹ
17:24:54 04/07/2025
Cloudflare ngăn chặn AI ăn cắp bản quyền website
Thế giới số
17:21:10 04/07/2025
Song Hye Kyo bất ngờ đeo nhẫn ngón áp út, cư dân mạng sốc "Chị cưới ai?"
Phim châu á
16:30:56 04/07/2025
Samsung sẽ tung Galaxy Z Flip màn hình gập giá rẻ trong năm nay
Đồ 2-tek
16:17:33 04/07/2025