Khủng hoảng người tị nạn và nhập cư phép thử đối với châu Âu
Bài toán người tị nạn và nhập cư hiện nay được ví như phép thử đối với châu Âu về sự đoàn kết của thể chế này trước vấn đề hệ trọng sau Thế chiến II.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm qua (7/9) đã tuyên bố, nước này sẽ chấp nhận đến 20.000 người tị nạn từ Syria từ nay đến năm 2020. Những người tị nạn đến Anh sẽ được cấp thị thực bảo vệ nhân đạo thời hạn 5 năm với đầy đủ quyền được làm việc và nhận trợ cấp xã hội. Những người này có thể nộp đơn xinh định cư ở Anh sau 5 năm.
Thủ tướng Cameron khẳng định, Anh sẽ cùng với các nước châu Âu khác đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn hiện nay: “Chúng tôi đã cung cấp nơi ở cho hơn 5 nghìn người Syria nhưng vì quy mô của cuộc khủng hoảng này mà chúng ta phải làm nhiều hơn nữa. Nhưng vì Anh không tham gia hiệp ước Schengen nên chúng tôi có quyền quyết định cách tiếp cận riêng trong vấn đề này.”
Cảnh sát Đức đang nhìn dòng người tị nạn ở nhà ga Munich hôm 7/9. (ảnh: Reuters)
Chính phủ Anh đang chịu áp lực của công luận trong nước về việc phải hành động nhiều hơn nữa khi so sánh với việc Đức có thể tiếp nhận đến 800.000 người tị nạn trong năm nay. Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hôm qua (7/9) vẫn cho rằng, chính phủ nước này đáng lẽ có thể làm nhiều hơn nữa để đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư hiện nay.
Phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp châu Phi (African Business Forum) ở Berlin, Đức hôm qua, Ngoại trưởng Steinmeier cho rằng: “Một trong những vấn đề ở đây là chúng ta đã lời đi thực trạng này quá lâu. Chúng ta đã nghe theo quan điểm rằng đây không phải là một xã hội nhập cư bất chấp thực tế rằng cứ 5 người Đức thì có một người không mang gốc gác ở đây. Sự chối bỏ đó dẫn tới việc chúng ta không muốn tranh luận về luật nhập cư mới. Và tôi nghĩ đó là một sai lầm mà chúng ta phải sửa chữa trong trung hạn.”
Liên minh châu Âu vừa đưa ra một gói hạn ngạch mới, theo đó 160.000 người xin tị nạn đang ở Italy, Hy Lạp và Hungari sẽ được phân bổ cho các nước thành viên dựa trên tương quan với dân số của nước sở tại, tỷ lệ thất nghiệp, tình hình kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội …
Video đang HOT
Tuy nhiên, Liên minh châu Âu khó có thể thuyết phục được sự cứng rắn của một số nước thành viên nhỏ hơn và có nền tảng kinh tế cũng như xã hội yếu hơn. Phát biểu sau cuộc gặp người đồng cấp Áo hôm qua (7/9), Thủ tướng Slovakia và Séc cho biết, họ sẽ không chấp thuận hệ thống hạn ngạch người tị nạn mà Liên minh châu Âu đề xuất.
Trước đó, 2 nước này đã tuyên bố có thể tiếp nhận hơn 1.500 người tị nạn và ưu tiên những người theo đạo Cơ Đốc nhưng con số mà Liên minh châu Âu đưa ra cao hơn rất nhiều, cụ thể là hơn 4.300 người đến CH Séc và gần 2.300 người đến Slovakia.
Hai nhà lãnh đạo Slovakia và Séc cho rằng, bất cứ sự giúp đỡ nào dành cho người tị nạn cần phải dựa trên cơ sở tự nguyện. Trong khi đó, Thủ tướng Áo Werner Faymann cho rằng, hệ thống hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn cần phải có một công thức để sàng lọc những người thực sự khốn khó thay vì tiếp nhận những người di cư vì lý do kinh tế đơn thuần.
“Tôi tin chắc chắn rằng chỉ có thể bảo vệ biên giới khi chúng ta biết phải làm gì với những người tị nạn vì chiến tranh. Có sự khác biệt giữa tị nạn kinh tế và tị nạn chiến tranh. Những người trốn chạy chiến tranh có quyền xin tị nạn và cần được bảo vệ. Họ có cơ hội của họ và chúng ta không thể đóng cánh cửa với họ”, ông Faymann nói.
Cuộc khủng hoảng người tị nạn và nhập cư hiện nay đang đe dọa những giá trị mà châu Âu xậy dựng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Là một châu lục tích lũy sự thịnh vượng từ gần 500 năm thống trị và thuộc địa nhiều vùng đất giàu tài nguyên trên thế giới nhưng khi đứng trước những hình hảnh về nghèo đói và chiến tranh ở các nước thế giới thứ ba, người dân châu Âu lâu nay mới chỉ dừng lại ở việc đóng góp tài chính để viện trợ nhân đạo.
Nhưng khi làn sóng người nhập cư đổ bộ vào châu lục già, mỗi người dân và chính phủ các nước sẽ phải chia sẻ nhiều hơn thế, không chỉ sự thịnh vượng mà còn là không gian sống của chính họ và đối mặt với sự thay đổi xã hội có thể sẽ rất sâu sắc với lượng người nhập cư lớn đến thế./.
Người Hồi giáo sẵn sàng cải đạo để được tỵ nạn ở Đức
VOV.VN- Rất nhiều người tỵ nạn Hồi giáo đã cải sang đạo Thiên Chúa với hy vọng sẽ giúp họ tăng khả năng được tiếp nhận vào Đức.
Diệu Hương
Theo_VOV
ASEAN tăng cường chia sẻ thông tin và hợp tác về vấn đề nhập cư
Sáng 8/9, tại Phnom Penh, các quan chức cấp cao của ASEAN bắt đầu thảo luận về cách thức chia sẻ thông tin và hợp tác về nhập cư trong khu vực.
Cùng với Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11, diễn ra một ngày trước đó, Hội nghị lần thứ 19 những người đứng đầu các Cục nhập cư và Cục lãnh sự ASEAN được tổ chức trong bối cảnh vấn đề nhập cư bất hợp pháp diễn biến phức tạp tại một số nước trong khu vực.
Phó Thủ tướng Campuchia Sar Kheng (ngồi hàng đầu) tại Hội nghị.
Đoàn Việt Nam do ông Lê Thanh Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Công an dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ nội vụ Campuchia Sar Kheng cho rằng, tăng cường chia sẻ thông tin là công cụ hữu ích giúp các nước trong khu vực đối phó với vấn đề di cư bất hợp pháp.
"Năm 2015 là năm có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế của các nước thành viên ASEAN. Cùng với đó, tình trạng di cư bất hợp pháp trong khu vực cũng gia tăng mạnh, đặt ra nhiều thách thức cho các nước thành viên trong khối.
Từ thực tế đó, tôi kêu gọi các nước thành viên ASEAN tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau để kịp thời có những giải pháp và giải quyết nhanh các tội phạm có thể xảy ra trên địa bàn", ông Sar Kheng nói.
Hội nghị sẽ thảo luận các vấn đề như thiết lập đường dây nóng 24/7 về nhập cư, chia sẻ dữ liệu tình báo và hoạt động đi lại bất hợp pháp của công dân các nước trong khu vực.
Trước đó, các quan chức tham dự Diễn đàn Tình báo ASEAN về vấn đề nhập cư lần thứ 11 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải sớm triển khai chia sẻ thông tin tình báo giữa các nước trong khu vực nhằm chung tay đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào của mỗi nước./.
PV
Theo_VOV
Sự gắn kết và hình ảnh EU đang bị phá vỡ? Liên minh Châu Âu đang phải đối mặt với nhiều chia rẽ sâu sắc trong việc giải quyết luồng người nhập cư từ Trung Đông, châu Á và châu Phi. Vấn đề này có khả năng ảnh hưởng đến các giá trị nền tảng của liên minh đồng thời làm suy giảm đồng thuận trong cải cách khu vực đồng Euro và xóa...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

HOT 1000 độ: G-Dragon hẹn fan Việt ngày 21/6, siêu concert VPBank K-Star Spark sẽ diễn ra tại SVĐ Mỹ Đình!
Nhạc quốc tế
09:06:26 13/05/2025
Chàng trai đặt hình mẫu giống Song Hye Kyo, chinh phục gái xinh trên show hẹn hò
Tv show
09:04:27 13/05/2025
Quang Lê bị tống khỏi Anh, giam 12 tiếng, Minh Tuyết thoát nạn nhờ khai gian?
Sao việt
09:04:07 13/05/2025
Một hãng xe Nhật chiếm hơn 9% tổng số ôtô đang lăn bánh trên toàn cầu
Ôtô
09:02:13 13/05/2025
Hai việc người dùng Galaxy cần làm ngay sau khi cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
08:58:05 13/05/2025
Đột phá với tấm pin năng lượng mặt trời làm từ vật liệu không ngờ
Thế giới số
08:56:00 13/05/2025
Độc đáo cồn cát hình trái tim, loài chim tung cánh trên dòng sông Trà Khúc
Du lịch
08:40:33 13/05/2025
Rau muống đầy chợ, mua xong vẫn băn khoăn "nấu thế nào mới lạ": Làm ngay theo công thức này, vị cực ngon
Ẩm thực
08:37:34 13/05/2025
Mẹo làm đẹp da từ mướp đắng
Làm đẹp
08:23:20 13/05/2025
Con trai của Đổng Khiết ở tuổi 16: Được ví như "phiên bản nhí" của mỹ nam đẹp nhất Trung Quốc nhưng phải đối diện áp lực cực lớn này
Sao châu á
08:20:05 13/05/2025