Kiếm 30 triệu/tháng nhờ làm “cò lúa”
Cứ đến mùa thu hoạch lúa, các “cò” gặt lúa cũng như các “cò” chuyên gạ nông dân bán lúa tươi cho các thương lái tha hồ hốt bạc. Trung bình một “cò” gặt lúa có thể kiếm từ 500.000 – 1.000.000 đồng/ngày.
“Cò” gặt lúa: 0 vốn 2 lời
Lâu nay ở thị thành, người ta biết đến nhiều nghề “cò” như “cò” nhà đất, “cò” chạy giấy tờ, “cò” bệnh viện,… Còn ở vùng nông thông đồng bằng sông Cửu Long, 5 năm trở lại đây xuất hiện các “cò” chuyên bắt mối gặt lúa cho các chủ máy gặt đập liên hợp (MGĐLH) rồi nhận hoa hồng.
Anh N.T.H, một tay “cò” gặt lúa ở Nông trường sông Hậu (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) có hơn 4 năm trong nghề, cho biết: “Làm nghề này tuy không cần vốn nhưng cần chữ tín và phải quen biết rộng. Nếu ai thoả mãn được 2 điều kiện này là có thể hành nghề và sống khoẻ”.
Theo anh H., vụ vừa rồi anh bắt mối cho 2 ông chủ máy gặt đến từ An Giang. Mỗi ngày một MGĐLH hoạt động trung bình khoảng 30 công ruộng (30.000m2), 2 máy được 60 công, mỗi công anh H. giới thiệu được nhận tiền hoa hồng từ 15.000 – 20.000 đồng. Như vậy, một ngày, nhờ tài ăn nói, anh H. có thể kiếm 700.000 – 1.200.000 đồng.
Chính tình trạng thiếu máy gặt đập liên hợp như hiện nay là cơ hội tốt để các tay “cò” “hành” nông dân
Đáng lo ngại là tại một số địa phương xuất hiện những thanh niên “3 không” (không nghề, không học, không tiền) bám nghề “cò” để kiếm sống. Những đối tượng này tập trung thành bè phái, ngang nhiên “bóp cổ” các chủ MGĐLH và “hành” nông dân.
Anh Ngô Văn Tuấn – một chủ MGĐLH ở huyện Tam Bình (Vĩnh Long) – cho biết: “Mình ở tỉnh này qua tỉnh khác làm ăn rất cần thổ địa ở đó dẫn đường. Một mặt mình có lúa để gặt, mặt khác cũng có người hỗ trợ nếu có chuyện này gì xảy ra. Cho nên thường các chủ máy gặt chúng tôi sẵn sàng chi cho các “cò” gặt lúa từ 15.000 – 20.000 đồng/công”.
Theo anh Tuấn, hiện nay ở một số địa phương xuất hiện tình trạng “cò” vờ tạo uy tín trong 1-2 mùa gặt đầu, đến khi đã được tin tưởng, chúng ôm tiền công gặt lúa bỏ trốn.
“Cò” mua lúa: 0 vốn 4 lời
Video đang HOT
Tiếp xúc với nhiều nông dân ở ĐBSCL, nhiều nông dân bức xúc và cho rằng các ông “cò” mua lúa là sướng nhất, bởi đối tượng này không cần bỏ đồng vốn nào nhưng kiếm rất bộn, nếu họ “câu” được nông dân bán lúa cho thương lái.
Anh Nguyễn Thanh Hiện – xã Xuân Thắng (huyện Thới Lai, Cần Thơ) – cho biết: “Từ khi tham gia cánh đồng mẫu lớn, gieo sạ đồng loạt và thu hoạch bằng MGĐLH, nhiều thanh niên đã bỏ quê lên thành phố làm công nhân. Bởi vậy đến vụ mùa, nhiều gia đình không còn người để bê lúa về nhà hoặc phơi lúa nên có 90% bà con nông dân có nhu cầu bánlúa tại đồng. Nhưng nông dân muốn làm được việc này thì phải nhờ đến “cò” dẫn thương lái đến mua dù biết là bị ém giá vài chục đồng”.
Ngày nào trúng mánh, một “cò” giới thiệu 50 – 60 tấn lúa đã kiếm được trên 2.000.000 đồng, chưa tính tiền chênh lệch
Anh Nguyễn Văn Nhỏ – một thương lái chuyên mua lúa tươi ở Đồng Tháp – chia sẻ: “Bây giờ làm nghề nào cũng vậy, nếu mình không biết chia chác nhau sống thì khó làm ăn lắm. Tuy nhiên khi đến tỉnh khác làm ăn, mình phải “chọn mặt gửi vàng” nếu không cẩn trọng thì “tiền mất tật mang” là chuyện dễ xảy ra, nếu chọn nhầm “cò ma”".
Tuỳ theo thời vụ và giá cả, các “cò” mua lúa có thể kiếm tới trên 3 triệu đồng/ngày. Chính mức thu nhập khủng này đã lôi kéo nhiều thanh niên theo nghề này, khiến tình hình an ninh trật tự trên các cánh đồng rất bất ổn và khó kiểm soát.
Trao đổi về tình trạng này, nông dân Nguyễn Văn Hiện bộc bạch: “Trước đây bà con tụi tui làm lúa tuy không trúng như bây giờ nhưng giá cả ổn định, chi phí thấp và đặc biệt là trực tiếp định đoạt sản phẩm của mình làm ra. Còn bây giờ theo nhiều chương trình nhưng mỗi khi đến vụ mùa bà con tui chẳng thể ăn ngủ yên vì lo đủ thứ chuyện, nào lo thiếu MGĐLH, bán không được lúa, thiếu chỗ phơi, chỗ sấy lúa,… Bởi vậy, bà con tui mong các cơ quan chức năng hãy cho tụi tui có được cái quyền định đoạt sản phẩm của mình như 10 năm trước đây”.
Theo Dantri
Hốt bạc ngày Đại lễ cầu an
Dịch vụ cho thuê ghế, giữ xe hốt bạc trong ngày Đại lễ cầu an diễn ra tại Tổ đình Phúc Khánh, Đống Đa, Hà Nội.
So với năm ngoái, lượng người dự lễ cầu an năm nay tại Tổ đình Phúc Khánh đông hơn rất nhiều. Dòng người đứng xếp hàng kéo dài đến gần hết phía dưới chân cầu vượt Ngã Tư Sở, sang cả phần đường Láng, thậm chí là che kín cả con ngõ Vĩnh Hồ, Thịnh Quang. Đây cũng là thời điểm "ăn nên làm ra" của các dịch vụ gửi xe và cho thuê ghế.
Vào lúc 17h00 chiều ngày 23/2 (14 âm lịch), đường Tây Sơn và đường Thái Thịnh (Hà Nội) đã đông nghịt người dân tới tham dự lễ cầu an.
Nổi tiếng linh thiêng trong việc cầu an, giải hạn nên vào tháng Giêng hàng năm, hàng vạn lượt người đều tìm đến tổ đình Phúc Khánh làm lễ.
Người dân ngồi trước cổng chùa đợi đến giờ làm lễ.
Dich vụ cho thuê ghế trong dịp này "ăn nên làm ra" với giá cho thuê ghế là 20.000 đồng/ghế.
Trong ngày cầu an, giá trông giữ xe máy khu vực chùa Phúc Khánh được đẩy lên 20.000 đồng/xe, càng gần đến giờ hành lễ, giá nhiều nơi lên đến 30.000-40.000 đồng/xe
Nhiều người đến muộn đành ngồi sau.
Không có chỗ đành ngồi, nhiều người ngồi tạm lên cầu thang các tòa nhà văn phòng bên cạnh...
... hoặc đứng ở đằng xa vái vọng vào đình.
Em bé ngồi học bài trong khi mẹ cầu an lành cho cả gia đình
Sau khi lễ xong, mọi người xin lộc được phát bên ngoài cổng chùa.
Theo 24h
Xuất hiện đám sương mù "lạ" ở Cần Thơ Khoảng 3 giờ chiều ngày 23/02, trên quốc lộ 1 A đoạn từ cầu Ba Càng (xã Song Phú, huyện Tam Bình, Vĩnh Long) chạy dài về trung tâm thành phố Cần Thơ và một số vùng lân cận, người dân rất ngạc nhiên trước cảnh sương mù bao phủ dày đặc. Theo anh Ngô Văn Phúc (xã Song Phú, Tam Bình) cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đàn voi rừng đi trên đường ven hồ Trị An: 1 voi con lọt giếng chết

Xác minh thông tin bé trai ở Nam Định bị yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu

Phẫn nộ trước clip 1 phụ nữ xúc phạm thậm tệ shipper giao hàng

Chạy "mất dép" khi xem hoả pháo súng thần công

TP HCM: Sà lan mất lái tông tàu biển, một người mất tích

Thanh Hóa xử phạt 845 trường hợp vi phạm giao thông trong 4 ngày nghỉ lễ

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?
Có thể bạn quan tâm

Bận rộn vẫn muốn ăn ngon: Đừng bỏ lỡ 4 món "cơm măng lười" dễ làm, siêu hấp dẫn
Ẩm thực
05:49:47 05/05/2025
Lưu Thi Thi 17 tuổi đẹp khủng khiếp: Khó tin nhan sắc đỉnh cao cỡ này, xứng danh ngọc nữ của làng phim Trung Quốc
Hậu trường phim
05:46:23 05/05/2025
Đi thuê nhà, cô gái phát hiện 19 thỏi vàng giấu trong tủ quần áo, nửa năm sau bị tòa triệu tập
Lạ vui
05:43:13 05/05/2025
Ngoại trưởng Nga và Ấn Độ thảo luận về căng thẳng Ấn Độ - Pakistan
Thế giới
05:34:42 05/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025