Kiểm định chất lượng đại học: Tránh rơi vào hình thức
Mục đích của kiểm định chất lượng (KĐCL) là để kiểm soát, cải tiến, thay đổi hay chỉ đơn giản là để xếp hạng? Nếu không thể trả lời và giải quyết các câu hỏi này thì KĐCL sẽ đi vào ngõ cụt.
Đây là câu hỏi PGS. TSKH Phạm Đức Chính – Trường ĐH Kinh tế-Luật, ĐH Quốc gia TP HCM đặt ra tại hội thảo Tự chủ Đại học – từ chính sách đến thực tiễn vừa diễn ra tại Hà Nội cuối tuần qua.
Đồng bộ chất lượng là yêu cầu cần thiết đối với tất cả các cơ sở giáo dục đại học.
Để không hình thức
Theo PGS.TS Trần Thị Thanh Tú, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, KĐCL trong giáo dục nói chung có vị trí quan trọng trong công tác đảm bảo chất lượng.
Video đang HOT
“KĐCL giáo dục mang lại những giá trị đích thực của quy trình đào tạo, phản chiếu chất lượng đào tạo ở mỗi một cơ sở. Kết quả kiểm định (đánh giá chính xác hiện trạng là cơ sở để phân tầng năng lực đào tạo, và trả lời cho xã hội biết về chất lượng đào tạo được công khai với cơ quan chức năng quản lý và xã hội. iều đó sẽ thúc đẩy tích cực các cơ sở giáo dục phải tìm nhiều giải pháp, giải bài toán đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục của mình” – PGS Tú nêu quan điểm.
Trên thực tế, đối với bậc đào tạo ĐH, việc thực hiện KĐCL hiện cũng đã được Chính phủ đưa ra và có các quy định cụ thể trong các điều luật của Luật GDĐH. KĐCL trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi cơ sở giáo dục và đào tạo. Cụ thể một trong những điều kiện để thực hiện quyền tự chủ của cơ sở GDĐH được quy định là phải công khai điều kiện ĐBCL, kết quả kiểm định, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Số liệu từ Bộ GDĐT, kết quả KĐCL giáo dục tính đến ngày 30/9/2020, Việt Nam có 5 trung tâm KĐCL giáo dục, 145 cơ sở GDĐH và 9 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. 125 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Có 7 cơ sở GDĐH được đánh giá bởi HCERES, AUN-QA… là các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài và 195 chương trình đào tạo được kiểm định.
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Đại học, Bộ GDĐT cho rằng các trường phải xác định mục tiêu kiểm định không phải là để đạt hay không đạt mà là thông qua hoạt động kiểm định để nhận thức mình còn yếu chỗ nào, từ đó có kế hoạch tổng thể nâng cao chất lượng đào tạo.
“KĐCL là một thủ tục có tính pháp lý nhưng rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay để các trường nhận ra “điểm nghẽn” của mình. Tất nhiên, để tạo được uy tín, vị thế của mình trong hệ thống giáo dục ĐH thì các trường phải làm rất nhiều việc khác, phải phát triển theo xu hướng thúc đẩy chất lượng” – TS Khuyến nhìn nhận.
Đề xuất thành lập cơ quan kiểm định độc lập
Tự chủ ĐH gắn với KĐCL là xu thế tất yếu của đổi mới giáo dục Đại học. GS. TSKH Bành Tiến Long (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) chỉ ra những khó khăn trong chuyển đổi mô hình tổ chức KĐCL giáo dục theo Luật số 34/2018/QH14. Chất lượng kiểm định viên cũng là một vấn đề còn nhiều bất cập. Đặc biệt, sự đồng đều trong kết quả đánh giá của các trung tâm khiến nhiều người đặt câu hỏi về mức độ tin cậy của kết quả được công bố.
Chia sẻ quan điểm này, TS Đỗ Đức Minh, Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội cũng chỉ ra khái niệm “tự chủ ĐH” ở Việt Nam phụ thuộc vào năng lực và dựa trên kết quả xếp hạng hay kiểm định và cả hai việc này đều do Nhà nước kiểm soát.
Trong khi đó, về việc xếp hạng, tuy Luật GDĐH đã quy định về việc công nhận kết quả xếp hạng nhưng chưa quy định rõ ai là người thực hiện. Và mặc dù yêu cầu kiểm định độc lập đã được đặt ra từ sớm nhưng theo Luật GDĐH 2012 thì giao cho Bộ GDĐT hoàn toàn kiểm soát, từ khâu ban hành chuẩn đối với cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục; yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình; quy trình và chu kỳ kiểm định; nguyên tắc, điều kiện, và tiêu chuẩn của tổ chức, cá nhân hoạt động kiểm định chất lượng; cấp giấy, thu hồi giấy chứng nhận kiểm định; quyết định thành lập hoặc cho phép hoạt động kiểm định.
Cần thành lập một cơ quan kiểm định độc lập nằm ngoài sự quản lý của Bộ GDĐT để kiểm tra, đánh giá chất lượng của các trường được giao quyền tự chủ tài chính là đề xuất của ông Nguyễn Hóa (Trường ĐH Thương mại). Theo ông Hóa, Đồng bộ chất lượng là yêu cầu cần thiết đối với tất cả các cơ sở GDĐH.
Để thực hiện yêu cầu này, các cơ quan nhà nước cần ban hành những chuẩn mực về tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, tiếp cận với chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế. Bên cạnh các tổ chức kiểm định của Nhà nước, cần có những tổ chức kiểm định độc lập nhằm tiến hành đánh giá một cách khách quan, minh bạch về chất lượng đào tạo.
ĐH Kinh tế - Luật công bố điểm chuẩn
ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố điểm chuẩn các ngành đào tạo theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
Ảnh minh họa
Mức điểm chuẩn được nhà trường công bố là từ 22,2 đến 27,45 điểm. Ngành có điểm trúng tuyển cao nhất là Kinh tế quốc tế (Kinh tế đối ngoại) với 27,45.
Danh sách điểm chuẩn các ngành đào tạo của ĐH Kinh tế - Luật. Ảnh: Chụp màn hình.
Các ngành có điểm chuẩn trên 27 của trường là: Kinh tế quốc tế (Chất lượng cao), Marketing, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh quốc tế (Chất lượng cao) và Thương mại điện tử.
Ngành có điểm chuẩn thấp nhất của ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM là Luật (Luật Tài chính - Ngân hàng, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp) với 22,2 điểm.
Bài toán tăng học phí và công bằng trong giáo dục đại học - Bài 2: Tăng, nhưng phải theo lộ trình Việc tăng học phí từ trước đến nay luôn đối diện với phản ứng gay gắt vì dư luận cho rằng ảnh hưởng đến người học. Phương án tăng học phí của các trường có con số rõ ràng, song đột phá khâu chất lượng đào tạo thì chỉ ở dạng tiềm ẩn, rất khó chứng minh được ngay nên vì vậy khó...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Meta yêu cầu tòa án bác vụ kiện độc quyền của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ
Thế giới
15:35:20 16/05/2025
Ý Nhi ghi điểm ở Miss World, phải thức 5h sáng, ngủ ít tiếng, nói 1 câu nghe xót
Sao việt
15:32:32 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?
Sao châu á
14:58:56 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?
Nhạc quốc tế
14:44:46 16/05/2025
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!
Sao âu mỹ
14:41:25 16/05/2025
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025