Kiểm soát dạy thêm bằng cách nào?
“Một vấn đề khó mà không khó nếu có những quy định phù hợp và rõ ràng”- GS Nguyễn Minh Thuyết đã nhận xét khi đề cập đến dạy thêm, học thêm – câu chuyện được xem rất nhạy cảm và phức tạp.
Xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau.
Một lớp học thêm tại nhà riêng giáo viên ở Q.1, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
GS Nguyễn Minh Thuyết ( nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội):
Tạo hành lang pháp lý cho dạy thêm – học thêm
Nhiều người cho rằng gom học sinh vào trong trường để tổ chức dạy thêm thì có thể chống được tiêu cực, đảm bảo quyền lợi cho học sinh. Nhưng tôi không nghĩ vậy. Khi mối quan hệ giữa ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo với học sinh trong trường đó còn được liên kết với nhau bằng tổ chức lớp dạy thêm – học thêm thì sẽ khó có thể chấm dứt tiêu cực. Việc giáo viên cắt xén chương trình, tìm cách vận động hay bắt ép học sinh học thêm nhiều khi cũng là do “dạy thêm” được chính lãnh đạo các trường “bật đèn xanh”. Tôi cho rằng rất cần những quy định nhằm tạo hành lang pháp lý cho dạy thêm – học thêm.
Theo tôi, nên giao hẳn việc dạy thêm – học thêm cho các trung tâm văn hóa với sự kiểm soát về chuyên môn thường xuyên và chặt chẽ. Giáo viên có nhu cầu dạy thêm ngoài giờ làm việc ở trường có thể tới các trung tâm này. Tuy nhiên, giáo viên cũng có thể dạy thêm tại nhà, làm gia sư cho vài học sinh nhưng phải có hợp đồng cụ thể, đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và quyền lợi của người học. Các trung tâm hay giáo viên có sai phạm sẽ bị xử lý trên cơ sở quy định pháp lý. Việc thanh tra chuyên môn các trung tâm hay lớp dạy thêm của thầy cô có thể giao cho đại diện phòng, sở GD-ĐT phụ trách. Như vậy giáo viên được quyền lao động chính đáng bằng nghề, nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình. Còn học trò cũng có quyền đi tìm thầy, cô giáo giỏi mà mình tín nhiệm để học, nâng cao kiến thức. Việc này cũng sẽ giảm tình trạng giáo viên ép học sinh do mình phụ trách trong trường đi học thêm.
Việc điều chỉnh chính sách nhà giáo để nâng thu nhập cho giáo viên, tôi nghĩ là rất cần, nhưng đừng nghĩ rằng nâng lương giáo viên sẽ chấm dứt hẳn dạy thêm. Nếu giáo viên có năng lực, học sinh có nhu cầu thì dạy thêm – học thêm vẫn cứ diễn ra và cần có các quy định để kiểm soát.
PGS Khổng Doãn Điền ( Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Hà Nội):
Video đang HOT
Niềm tin suy giảm làm gia tăng tiêu cực
Hiện nay, rất nhiều giáo viên mầm non không được hưởng lương, có những tỉnh hiện nay đang còn hàng loạt giáo viên tiểu học đứng lớp trên 15 năm nhưng lương vẫn dừng lại ở mức khởi đầu. Để “nuôi nghề” họ phải làm đủ các nghề khác, kể cả làm vườn, chăn nuôi. Trong bối cảnh đó, chuyện giáo viên dạy thêm để đủ sống cũng là điều dễ hiểu. Cùng với mức lương thấp, nhà giáo đã và đang phải chịu nhiều áp lực.
Trong khi đó, ngành giáo dục không phải thiếu tiền. Tiền được chi vào nhiều việc không chính đáng, không hiệu quả. Kinh phí chi cho giáo dục rất nhiều đối với người tử tế, nhưng lại rất ít đối với người muốn làm việc khuất tất. Điều đó tạo nên tâm lý so sánh giữa việc dạy học đúng lương tâm và sự trục lợi, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận người làm quản lý giáo dục. Nó làm suy giảm niềm tin, tâm huyết của nhà giáo. Đó mới là nguyên nhân chính khiến tiêu cực trong hoạt động giáo dục gia tăng. Nhiều nhà giáo thấy mình cũng có thể bớt tâm huyết đi một chút, bớt trách nhiệm một chút để nghĩ cho quyền lợi của mình…
Để giáo viên tìm lại tâm huyết với nghề ngoài việc chăm lo hơn đến họ, khôi phục niềm tin là việc không dễ, nhưng không làm điều đó ngay bây giờ thì không dẹp được tiêu cực. Cách dẹp tiêu cực theo kiểu thô bạo với nhà giáo trong bối cảnh này chỉ làm giảm đi những người muốn vào nghề và gắn bó với nghề sư phạm. Tôi mong nhà quản lý giáo dục hãy “cùng lội nước” với giáo viên, phải thấu hiểu mới có thể tháo gỡ được vướng mắc.
TS Mai Ngọc Luông ( nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục phổ thông -Viện Nghiên cứu giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM):
Chế tài giáo viên ép học sinh học thêm
Khi xã hội có nhu cầu, nhà giáo có đủ trình độ, đủ thời gian thì dạy thêm là đương nhiên. Đây là quyền của giáo viên, cũng giống như bác sĩ mở phòng mạch vậy, không thể cấm mà cũng khó có thể hạn chế được tình trạng này. Tuy nhiên, tình trạng giáo viên ép buộc học sinh trong lớp chính khóa phải học thêm với mình thì không thể chấp nhận. Theo tôi, ngành giáo dục giao cho các hiệu trưởng một quy định chặt chẽ về việc chế tài giáo viên ép học sinh học thêm. Ví dụ: giáo viên vi phạm lần đầu sẽ bị phạt hành chính với số tiền khá lớn để răn đe lần thứ hai vi phạm sẽ bị ngưng giảng dạy một thời gian lần thứ ba vi phạm sẽ bị buộc thôi việc. Nếu áp dụng những biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ trên, tôi chắc rằng tình trạng ép học sinh học thêm sẽ giảm nhanh chóng. Như vậy, việc có thể làm ngay là chỉ ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong dạy thêm – học thêm.
Còn việc dạy thêm theo nhu cầu tự nguyện của học sinh, phụ huynh hiện vẫn đang tràn lan, vấn đề này không phải một sớm một chiều giải quyết ngay được. Để giải quyết, trước hết phải xem lại cái gốc của vấn đề: Nội dung chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã hợp lý, khoa học chưa? Cách thức thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học, cao đẳng đã phù hợp chưa?… Trả lời được những câu hỏi này và giải quyết được rốt ráo những vấn đề liên quan thì tình trạng dạy thêm – học thêm mới giảm được.
Theo tuổi trẻ
Quyết liệt không đồng nghĩa với thô bạo
"Để giải quyết tiêu cực trong dạy thêm học thêm, cần phải vừa thực hiện giải pháp quyết liệt trước mắt, vừa thực hiện giải pháp căn cơ, lâu dài" - ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, bày tỏ quan điểm sau hai tháng triển khai thông tư 17 quy định về dạy thêm, học thêm.
Ông Nguyễn Huy Bằng - chánh thanh tra Bộ Giáo dục - đào tạo - Ảnh: Ngọc Hà
Ông Bằng chia sẻ:
- Thông tư số 17 quy định về dạy thêm học thêm (DTHT) với nhiều nội dung mới, quan trọng về nguyên tắc DTHT, các trường hợp DTHT, tổ chức DTHT, thủ tục cấp phép, trách nhiệm quản lý... đã tạo khung pháp lý để quản lý DTHT lành mạnh, đáp ứng nhu cầu thật của xã hội, hạn chế, tiến tới loại bỏ hành vi DTHT mang tính tiêu cực. Nhiều nơi đã chủ động triển khai, bước đầu chấn chỉnh tốt hoạt động DTHT. Song còn có nơi băn khoăn, thậm chí cho rằng khó thực hiện một số điểm của thông tư.
* Đã có nơi cấm DTHT tuyệt đối. Thậm chí một vài địa phương lại thực hiện những giải pháp được xem là thô bạo với nhà giáo và phản cảm trong mắt học sinh như thành lập đoàn kiểm tra, bao gồm cả công an để "bắt quả tang giáo viên dạy thêm". Đó có phải là "giải pháp quyết liệt" cần thiết không, thưa ông?
- DTHT trái quy định thực chất là hành vi vi phạm pháp luật, cần được phát hiện kịp thời, xử lý đúng quy định pháp luật. Vi phạm này tồn tại dai dẳng nhiều năm, phải có giải pháp vừa quyết liệt, vừa căn cơ. Tuy nhiên, quyết liệt không đồng nghĩa với thô bạo.
Tôi không đồng tình với cách "đi bắt giáo viên dạy thêm" thô bạo như Tuổi Trẻ phản ánh bởi phản giáo dục. Không chỉ học trò mà xã hội sẽ nhìn nhận hình ảnh người thầy méo mó. Giáo dục cần có môi trường sư phạm với quan hệ đặc biệt giữa thầy và trò. Việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra là cần thiết với kết luận rất cụ thể, song không thể dùng giải pháp hạ thấp danh dự của thầy cô như việc lập biên bản hoặc có lời lẽ nặng nề trước mặt người học. Cũng không nên tổ chức đoàn rầm rộ, gây hoang mang học sinh trong và ngoài trường.
* Cái khó với nhà quản lý giáo dục là làm sao phân biệt được dạy thêm có chất lượng, theo nhu cầu thật với dạy thêm mang màu sắc tiêu cực. Đây cũng là một phần lý do khiến nhiều nơi thực hiện thông tư 17 một cách cực đoan và có phần thô bạo. Ông nghĩ sao về nhận định này?
- DTHT cần được phân tích ở cả khía cạnh tích cực và tiêu cực. Vấn đề này cần được thông tin rõ ràng để xã hội cùng biết, đánh giá công bằng và cùng góp ý, hiến kế khắc phục bất cập. Tại hội nghị giao ban giáo dục năm thành phố trực thuộc trung ương, hiệu trưởng Trường THPT Gia Định (TP.HCM) nói sau khi được phổ biến thông tư 17, các thầy cô giáo có dạy thêm ở nhà, tại các trung tâm đều đến đăng ký với nhà trường và cam kết sẽ thực hiện đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực.
Dư luận bức xúc nhất trong thời gian qua có lẽ tập trung nhiều vào việc DTHT tiểu học. Kết quả thanh tra tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy tình trạng này là không ít. Với chương trình và yêu cầu của Bộ GD-ĐT hiện nay, học sinh tiểu học đã học hai buổi/ngày tại trường thì không được dạy thêm với bất cứ hình thức nào. Kể cả có sự đồng tình từ phụ huynh, việc dạy thêm đối tượng này cũng không được làm. Quy định trong thông tư 17 với đối tượng học sinh tiểu học cũng rất rõ.
* Có giáo viên nói việc học thêm là nhu cầu tự nguyện và thực tế các cháu đi học thêm thường có kết quả học tập cao hơn. Ông có đồng quan điểm như vậy không?
- Tâm lý nhiều phụ huynh cũng sốt ruột khi thấy con mình không đi học thêm thì điểm trên lớp thấp hơn bạn học thêm. Người tìm hiểu kỹ hơn thì nói có nơi cô tổ chức dạy trước, hôm sau đến lớp hỏi, các cháu biết rồi nên điểm cao, cháu không đi học thêm không biết nên điểm thấp?!
Nếu có như vậy là vi phạm quy định rồi. Cô tổ chức dạy thêm nói "không bắt buộc", nhưng khoảng cách điểm số của các em buộc phụ huynh phải có "nhu cầu". Học thêm và không học thêm có thể tạo ra chút lệch về điểm số và bị ngộ nhận là người đi học thêm sẽ giỏi hơn người không học thêm. Cái "giỏi hơn" ấy không có giá trị thực tế.
Cuộc chạy đua này có nguyên nhân từ phía phụ huynh. Do đó, việc "không dạy thêm cho học sinh tiểu học" không chỉ thực hiện nghiêm với thầy cô mà còn phải tuyên truyền cho phụ huynh.
* Nhưng ở bậc trung học chương trình quá tải, thi cử nặng nề, trình độ giáo viên không đồng đều nên nhu cầu học thêm là có thật. Làm cách nào xử lý tiêu cực dạy thêm nhưng không ngăn cản quyền được học, được lựa chọn thầy, cô tốt của học sinh?
- Tôi cho rằng cần thực hiện ngay và nghiêm việc thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong các nhà trường, thanh tra cả nội dung DTHT, để nhà giáo dạy ở các lớp học thêm kiểu gì cũng không được dạy trước chương trình, thầy giáo trên lớp cũng dạy đúng chương trình. Làm việc này thường xuyên sẽ ngăn được giáo viên cắt xén giờ chính khóa để dạy bên ngoài, hoặc không làm đúng nhiệm vụ, có hành vi sai trái ép học sinh học thêm.
Giáo viên có thể dạy cho các trung tâm hay do cá nhân tổ chức nhưng phải đảm bảo những yêu cầu như thông tư 17 quy định. Việc thanh tra không chỉ để chấn chỉnh sai phạm mà còn tư vấn, hướng dẫn, giúp các địa phương, các nhà trường, thầy cô giáo tháo gỡ vướng mắc và thực hiện đúng các quy định DTHT.
VĨNH HÀ - NGỌC HÀ
Theo tuổi trẻ
Cần nhìn lại nguyên nhân dạy thêm Bạn đọc tiếp tục gửi về Tuổi Trẻ Online ý kiến của mình đối với việc "bắt dạy thêm như bắt trộm" ở một số tỉnh thành. * Tôi là một giáo viên dạy toán THPT đã hơn 20 năm, đã chứng kiến bao lần thay sách và cải cách giáo dục. Bản thân tôi không hề muốn dạy thêm, chỉ muốn dạy...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025