Kiểm tra học kỳ trực tiếp với lớp 1, 2: Mức độ khả thi tùy thuộc cấp độ dịch
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản “Hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19″, trong đó có nội dung gây chú ý là “đối với lớp 1, lớp 2: Bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp”.
Lớp 1, 2 luôn được quan tâm đặc biệt
Ngay từ đầu năm học 2021- 2022, đối tượng học sinh lớp 1 và lớp 2 luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội. Nếu học sinh lớp 2- năm nay là năm đầu tiên thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông 2018 thì lớp 1 là học sinh đầu cấp, mới chuyển từ bậc mầm non lên, còn chưa đọc thông, viết thạo đã phải làm quen ngay với hình thức học tập trực tuyến. Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục dành tuần đầu tiên (từ 1-12/9) để học sinh lứa tuổi này làm quen với phương thức học trực tuyến, với thầy cô, bạn bè. Dù mong từng ngày được đến trường nhưng dịch bệnh phức tạp nên đến nay, lứa học sinh này vẫn tiếp tục học trực tuyến. Sự quan tâm đến học sinh lớp 1, 2 còn được các đại biểu chất vấn Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tại nghị trường quốc hội và trong nhiều cuộc họp cấp Bộ, các vấn đề liên quan đến học sinh lớp 1, 2 cũng được đưa ra thảo luận để cùng tìm phương án tối ưu cho các em.
Học sinh lớp 1 và lớp 2 luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của gia đình và xã hội
Trong văn bản mới nhất, Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức cho học sinh lớp 1, 2 kiểm tra định kỳ trực tiếp; mục đích nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Tiếp nhận thông tin trên, các nhà trường và phụ huynh đều hiểu rằng, việc kiểm tra trực tiếp với lớp 1, 2 có khả thi hay không phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh thực tế của từng khu vực tại thời điểm tổ chức kiểm tra.
Công văn cũng hướng dẫn: Các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp linh hoạt, phù hợp với thực tế đảm bảo an toàn trong phòng dịch.Tuy nhiên, “trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục có trách nhiệm báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện”- văn bản nêu rõ.
Các trường chủ động hai phương án
Video đang HOT
Văn bản trên được ban hành khi nhiều tỉnh thành trên cả nước, đặc biệt tại Hà Nội, dịch bệnh Covid- 19 đang diễn biến phức tạp với hàng nghìn ca/ngày, trong đó có nhiều ca cộng đồng; nhiều khu vực, hộ dân thuộc vùng cách ly, phong tỏa.
Có con học lớp 1 tại một trường tiểu học thuộc quận Ba Đình, chị Hà Thị Thúy Anh cho hay: “Việc kiểm tra cuối kỳ trực tuyến hay trực tiếp, tôi nghĩ sẽ được các cấp và nhà trường tính toán kỹ trước khi quyết định. Trong giai đoạn dịch bệnh phức tạp như hiện nay, điều xã hội mong muốn hơn cả là các con được đảm bảo an toàn…”.
Do dịch bệnh phức tạp, học sinh lớp 1, 2 học trực tuyến từ đầu năm học đến nay
Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, hiệu trưởng nhiều trường tiểu học trên địa bàn quận Đống Đa- địa bàn đang có dịch cấp độ 3 cho biết, phương án kiểm tra định kỳ với học sinh tiểu học, trong đó có học sinh lớp 1, 2 thế nào sẽ chờ quyết định của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT. Với tinh thần chủ động, các trường vẫn chuẩn bị hai phương án trực tuyến và trực tiếp nhưng nghiêng về trực tuyến nhiều hơn. Các trường đều có kinh nghiệm tổ chức kiểm tra trực tuyến của năm học trước; mặt khác, học sinh lớp 1, 2 cũng đã quen hình thức học trực tuyến từ đầu năm cộng sự hỗ trợ tích cực của gia đình. Nếu tiến hành kiểm tra trực tuyến, các nhà trường sẽ chú ý trao đổi, sắp xếp khung thời gian hợp lý nhất để thuận lợi cho phụ huynh, học sinh.
Về vấn đề trên, theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Bắc Sơn A (huyện Sóc Sơn) Chu Văn Kiểm thì các trường học thuộc vùng xanh rất mong muốn học sinh khối 1, 2 được đến trường kiểm tra cuối kỳ trực tiếp. “Việc này là hoàn toàn tổ chức được với học sinh thuộc vùng 1, 2. Ví như trường Tiểu học Bắc Sơn A, mỗi khối 1, 2 có 6 lớp, tổng hơn 400 học sinh. Nếu tổ chức kiểm tra trực tiếp, nhà trường sẽ phân ca, phân lớp đảm bảo yêu cầu 5K; có khử khuẩn, đo thân nhiệt, ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, khai báo y tế… Việc tổ chức kiểm tra trực tiếp hoàn toàn khả thi và cho kết quả đảm bảo thực chất”. – thầy Chu Văn Kiểm bày tỏ.
Với các địa bàn khác, phương án kiểm tra định kỳ trực tuyến- trực tiếp cũng được chuẩn bị sẵn sàng. Hiện học sinh lớp 2 học tuần 15; học sinh lớp 1 học tuần 14 (do có 1 tuần đầu làm quen). Theo kế hoạch, các khối sẽ kiểm tra học kỳ I vào tuần 17 hoặc 18. Học sinh khối 1, 2 đang vừa được học tiếp chương trình, vừa được định hướng ôn cuối kỳ. Việc kiểm tra bằng hình thức nào, các trường đang chờ hướng dẫn trực tiếp của phòng GD&ĐT nhưng quá trình thực hiện sẽ luôn đảm bảo nghiêm túc, đúng quy định, đánh giá đúng chất lượng học tập của học sinh; nội dung đề kiểm tra phù hợp với yêu cầu cần đạt về nội dung học tập và các thành phần năng lực của môn học.
Học sinh lớp 1, 2: Học online thi trực tiếp, liệu có phù hợp?
Sau khi Bộ GD&ĐT có văn bản hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ứng phó với dịch COVID-19, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang là lo lắng.
Bộ GD&ĐT nói gì về vấn đề này?
Khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ I của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần, ngày 13/12, Bộ GD&ĐT có hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh để phù hợp hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch COVID-19. Theo hướng dẫn, bài kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I và cuối năm học đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 được tổ chức bằng hình thức trực tiếp.
Phụ huynh lo lắng khi học sinh lớp 1, 2 phải đến trường kiểm tra trong khi số ca mắc COVID-19 vẫn tăng cao
Sau khi biết thông tin, chị Lương Minh (Thanh Xuân, Hà Nội) có con đang học lớp 1 tại một trường tư thục trên địa bàn thấy rất khó hiểu với hướng dẫn này của Bộ GD&ĐT. Theo chị Minh, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, con chị phải học trực tuyến ở nhà suốt từ đầu năm đến nay. Các con học kiến thức trong kỳ I là trực tuyến, vậy tại sao tới bước kiểm tra, đánh giá cuối kỳ I lại phải làm bài trực tiếp tại trường, trong khi dịch ở Hà Nội ngày hôm qua lên tới 1.000 ca mắc.
Nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đều đang bàn bạc, lấy ý kiến phụ huynh, giáo viên để xây dựng phương án kiểm tra học kỳ trực tuyến, chủ động trong mọi tình huống. Ảnh minh họa
"Dù đến thời điểm này, gia đình tôi chưa nhận được thông báo gì từ phía nhà trường, nhưng nếu nhà trường yêu cầu phải đưa con đến trường để kiểm tra các môn cuối kỳ trực tiếp thì tôi rất lo lắng cho sự an toàn của con mình khi số ca mắc tại Hà Nội dẫn đầu cả nước ".
Cùng sự băn khoăn như chị Minh, anh Thanh (Hà Đông) tỏ ra khá bức xúc trước thông tin học sinh lớp 1, 2 phải tới trường kiểm tra trực tiếp. Theo anh Thanh, thời điểm dịch bệnh như hiện nay thì kế hoạch đến trường phải được Sở GD&ĐT và các nhà trường thông báo một cách rõ ràng, có phương án phòng dịch COVID-19 cụ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của học sinh.
"Con tôi từ khi "bước chân" vào lớp 1 đến nay, cháu đều học trực tuyến ở nhà. Khai giảng trực tuyến, gặp thầy cô, bạn bè đều qua màn hình máy tính. Theo tôi, thời điểm này, học sinh lớp 1, 2 đến trường để kiểm tra trực tiếp sẽ gây áp lực cho trẻ. Tôi thấy hướng dẫn này của Bộ GD&ĐT đưa ra không hợp lý, thiếu tính thực tế".
Theo thông tin của PV ghi nhận trong buổi sáng nay, nhiều trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội đều đang bàn bạc, lấy ý kiến phụ huynh, giáo viên để xây dựng phương án kiểm tra học kỳ trực tuyến, chủ động trong mọi tình huống. Một số hiệu trưởng của trường tiểu học đều cho rằng, việc kiểm tra trực tiếp đối với học sinh lớp 1, 2 là điều không thể và chưa phù hợp với tình hình thực tế trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ
Trước băn khoăn của phụ huynh và nhà trường, ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) giải thích, Bộ GD&ĐT đưa ra công văn hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thời điểm này để các địa phương chủ động lên phương án, theo tinh thần Nghị quyết 128 của Chính phủ.
Đối với học sinh lớp 1 và 2, Bộ GD&ĐT hướng dẫn tổ chức kiểm tra định kỳ (cuối học kỳ I và cuối năm) với chỉ hai môn là Toán và Tiếng Việt. Việc kiểm tra trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp.
Theo Vụ trưởng Giáo dục tiểu học, trước diễn biến dịch COVID-19 ở mỗi địa phương là khác nhau. Do đó, Bộ GD&ĐT cũng hướng dẫn về việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ trực tiếp. Cụ thể, nhà trường cần lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với cha mẹ học sinh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện. Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung "cốt lõi" trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ.
Trong trường hợp bất khả kháng, tại thời điểm kiểm tra định kỳ, học sinh không thể đến trường để làm bài kiểm tra bằng hình thức trực tiếp, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về Phòng GD&ĐT để được kiểm tra các điều kiện đảm bảo theo quy định trước khi thực hiện. "Hà Nội và TP. HCM có thuận lợi hơn về nhiều mặt để kiểm tra online thì có thể linh hoạt, áp dụng nhiều cách thức thực hiện", ông Tài cho biết.
Bên cạnh việc đưa ra giải pháp cho trường hợp bất khả kháng, theo ông Tài, Bộ GD&ĐT cũng cho phép các địa phương điều chỉnh khung thời gian năm học 2021-2022 phù hợp với thực tế. Với những trường không đủ thời gian thực hiện chương trình, phải lùi lịch kiểm tra học kỳ, chỉ cần báo cáo, đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp.
Làm sao để đảm bảo công bằng khi đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hình thức trực tuyến? Nếu bài kiểm tra định kỳ chỉ đóng vai trò là một trong những hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh, kết hợp đánh giá học sinh trong nhiều thời điểm thì cả người dạy lẫn người học sẽ được cởi bỏ áp lực kiểm tra định kỳ, khi đó yêu cầu chống gian lận sẽ được gỡ bỏ. Sáng 2-10, gần...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
Sao việt
23:26:25 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
22:23:36 11/05/2025