Kiểm tra môn Ngữ văn lấy học liệu ngoài SGK: Giáo viên mong có bộ đề mẫu
Ý kiến từ một số thầy, cô giáo cho rằng, với môn Ngữ văn, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có một bộ đề mẫu theo yêu cầu kiểm tra, đánh giá mới.
Cuối tháng 7/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
Theo đó, trong đánh giá kết quả học tập cuối học kỳ, cuối năm học, cuối cấp học, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.
Điều này đang gây ra khó khăn đối với các em học sinh lớp 10, do đã quá quen thuộc với cách học cũ trong suốt hai cấp học trước. Tại nhiều trường trung học phổ thông, các thầy, cô giảng dạy đều đang đề ra các giải pháp hữu hiệu giúp các em vượt qua khó khăn ban đầu này.
Học sinh vốn quen cách học thụ động, khó đáp ứng được ngay yêu cầu dạng đề mới
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về những khó khăn trong dạy và học môn Ngữ văn theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, cô Nguyễn Hải Anh – giáo viên Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội chia sẻ:
“Lớp 10 năm nay là lứa học sinh đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới và áp dụng đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn. Đã qua một tháng từ thời điểm bắt đầu năm học mới, vẫn có những em cảm thấy căng thẳng, áp lực vì không đáp ứng được yêu cầu của chương trình.
Với môn Ngữ văn, học sinh vốn quen cách học có phần thụ động ở cấp trung học cơ sở nên trong giờ học còn ngại phát biểu ý kiến, chủ yếu vẫn quen cách truyền tải thụ động, đọc – chép một chiều.
Với cách học ấy, các em sẽ không thể tự mình xử lý được thông tin từ các văn bản ngoài sách giáo khoa trong đề kiểm tra theo yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá”.
Cô Nguyễn Hải Anh – giáo viên môn Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
“Để các ngữ liệu ngoài sách giáo khoa trong đề kiểm tra không là rào cản với học sinh, các em cần ý thức được việc học văn không chỉ để đáp ứng điểm số trên lớp mà đó là quá trình bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng tạo lập văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp.
Đó là những kỹ năng thiết thực giúp các em có thêm hành trang vững chắc khi bước ra khỏi trường trung học phổ thông”, cô Nguyễn Hải Anh nói.
Bên cạnh đó, cô Hải Anh cũng đưa ra lời khuyên rằng các em phải nắm vững kiến thức ngôn ngữ, văn học và kỹ năng trình bày tương ứng với các dạng bài khác nhau.
Đồng thời, phải tích cực đọc sách để làm phong phú thêm cảm xúc, tâm hồn mình; tăng cường trải nghiệm, tích lũy vốn sống để có thể cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một văn bản văn học bất kỳ.
Để khắc phục những khó khăn của học sinh trong giai đoạn ban đầu tiếp xúc với chương trình mới, tổ bộ môn Ngữ văn của Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều đã xây dựng kế hoạch dạy học sát với mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Bên cạnh các giờ đọc – hiểu văn bản như chương trình cũ, học sinh có thêm các tiết thực hành, tự học, tự đánh giá để rèn luyện khả năng tiếp cận văn bản văn học.
Video đang HOT
Đặc biệt với số tiết thực hành tăng lên, học sinh được luyện viết, luyện nói, trình bày ý kiến của mình sẽ giúp các em tự tin, trau dồi khả năng sử dụng từ ngữ, khả năng diễn đạt để có được hiệu quả giao tiếp.
Nên có một bộ đề văn mẫu theo yêu cầu kiểm tra, đánh giá mới
Chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giảng dạy môn Ngữ văn theo chương trình mới, cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Trường Trung học phổ thông Lâm nghiệp, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nêu ý kiến:
“Vừa qua, ban lãnh đạo trường tôi cũng đã lập bảng khảo sát ý kiến của giáo viên từ khi giảng dạy theo chương trình mới, gặp những vấn đề khó khăn gì để có những giải pháp khắc phục, giúp đỡ thầy và trò nhà trường đạt được kết quả học tập tốt nhất.
Trong đó, tôi đã đóng góp ý kiến là mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo có bộ đề kiểm tra/bộ đề thi mẫu để giáo viên dễ dàng định hướng, có thể dựa vào để xây dựng đề kiểm tra, đánh giá cũng như ôn tập cho học sinh”.
Cũng theo cô Tuyết chia sẻ, bộ đề mẫu này không chỉ dành riêng cho mỗi học sinh khối 10 mà nên là cả cấp trung học phổ thông, trong đó có mẫu đề thi tốt nghiệp.
Bởi lẽ, các học sinh nên được định hướng, làm quen với cấu trúc đề ngay từ khi học lớp 10 để không bỡ ngỡ khi thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tham gia tuyển sinh đại học.
Giáo viên môn Ngữ văn mong muốn có bộ đề kiểm tra/bộ đề thi mẫu để dễ dàng định hướng, dựa vào để xây dựng đề cũng như ôn tập cho học sinh. Ảnh minh họa: nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Bên cạnh đó, cô Tuyết cho biết thêm, trong chương trình mới môn Ngữ văn, phần mà bản thân cô cảm thấy sẽ giúp ích cho học sinh nhiều nhất là các em được bổ sung thêm kỹ năng về thuyết trình và phản biện.
Tuy nhiên, trong bài kiểm tra lớn sắp tới của trường là bài kiểm tra giữa kỳ sẽ chưa có phần thuyết trình, phản biện này bởi nó đòi hỏi phải cần thêm nhiều thời gian để đầu tư và nghiên cứu.
Nếu có thể kiểm tra thêm khả năng đó của học sinh trong các bài kiểm tra giữa kỳ hoặc cuối kỳ sẽ rất hay. Qua đó đánh giá được toàn diện về các kỹ năng trong môn Ngữ văn như: năng lực học tập, khả năng phản biện, trình bày của các em.
Về những khó khăn trong quá trình học và kiểm tra của học sinh, cô Tuyết cho rằng: yêu cầu về bài kiểm tra môn Ngữ văn năm nay là không sử dụng ngữ liệu gồm các văn bản đã có trong sách giáo khoa nhưng vẫn nằm trong thể loại các em đã được học trên lớp.
Theo chương trình mới này, việc các em học tác phẩm chỉ là ví dụ để hiểu về đặc trưng của thể loại. Vậy nên, nếu các em học sinh có khả năng vận dụng tốt vẫn có thể làm bài tốt, thậm chí là khi quen với chương trình học còn có khả năng đạt điểm cao hơn so với trước kia.
Cô Tuyết và các thầy cô bộ môn, lãnh đạo nhà trường đều mong rằng, qua kết quả của đợt kiểm tra giữa kỳ đầu tiên sắp tới sẽ giúp nhà trường, các thầy, cô nhìn được rõ hơn những khó khăn của học sinh trong việc triển khai chương trình mới để có thể đưa ra những giải pháp cần thiết và tốt nhất cho các em.
Hướng nghiệp sớm cho học sinh để ươm mầm hái quả ngọt
Hàng tháng, nhà trường gửi kết quả học tập tới phụ huynh - học sinh, định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 chứ không để tới lớp 12 mới chuyển hướng.
Cô trò trường THPT Hoàng Long trao đổi bài trong một tiết học.
Đó là những kinh nghiệm định hướng nghề nghiệp từ sớm, thường xuyên tại trường THPT Hoàng Long (thành phố Hà Nội) thực hiện nhiều năm qua.
Hướng nghiệp sớm, hiệu quả lâu dài
Theo thầy Nguyễn Thế Đại, Cố vấn giáo dục trường THPT Hoàng Long, nhà trường có hai mảng coi là "chìa khóa" đáp ứng nhu cầu phụ huynh và phát triển mang tính thiết thực của học sinh.
Đầu tiên là trường có đánh giá môn học từng tháng qua phiếu kết quả học tập để phụ huynh thấy ưu điểm nào của con cần phát huy, hạn chế nào cần khắc phục. Trường hợp chưa chọn đúng sở trường có thể "chuyển hướng". Hướng nghiệp ở trường gắn với môn học chuyên sâu - những môn phục vụ nghề nghiệp sau này của học sinh. Ví dụ học sinh A lựa chọn ngành kỹ thuật thì ngoài các môn ngữ văn - toán học - ngoại ngữ thì cần học thêm cả các môn vật lý - hóa học - sinh học.
Cũng theo thầy Đại, sau từng tháng, học sinh và gia đình sẽ nhận được bảng khảo sát, nhận xét, đánh giá theo định hướng nghề nghiệp từ GVCN và cán bộ tư vấn hướng nghiệp. Từ đó, phụ huynh và học sinh có định hướng khắc phục và lên kế hoạch học tập hiệu quả. Chẳng hạn, kết quả môn Hóa học chưa đúng như mong đợi thì học sinh và cha mẹ được tư vấn chọn lại nghề nghiệp theo sở trường các môn khác.
Việc này thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao. Theo đánh giá chung tại trường, có đến 90% học sinh khi bước sang năm học lớp 11 đã xác định rõ ràng, chắc chắn về mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, khối ngành sẽ thi và trường Đại học nào sẽ chọn. Vì vậy, đến lớp 12, các em chỉ tập trung học chuyên sâu và không còn lúng túng, mất thời gian với câu hỏi: Thi trường nào? Chọn ngành gì? Đăng ký tổ hợp nào?
Bằng chứng là 2 năm Covid-19 vừa qua, 80% học sinh của trường Hoàng Long đã đỗ nguyện vọng một vào các trường Đại học, Cao đẳng top đầu trong nước. Số còn lại, các em đi du học hoặc học nghề theo định hướng của gia đình.
Học sinh trường THPT Hoàng Long được tiếp cận sớm và có nhiều lựa chọn hướng nghiệp đi du học tới Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Theo thầy Lê Thanh Long - Chủ tịch Hội đồng giáo dục của trường, giáo dục định hướng cần phải quan tâm đúng mực để tiết kiệm thời gian cho học sinh và gia đình. Thực tế hiện nay, không ít các bạn trẻ học tới năm thứ hai Đại học lại tìm trường khác vì trường ban đầu chưa đúng khả năng và sở trường. Lý do chính bởi các em chưa được tư vấn hướng nghiệp sớm và có lộ trình.
Tại Hoàng Long, nhà trường không quá yêu cầu các em đặt nặng thành tích học tập. Thay vào đó, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học tập dự án, tại phòng thí nghiệm, phòng học STEM LAB của trường, thư viện sách, phòng thực hành tin học hay những chuyến thực tế tại các trường đại học trong nước và thế giới giúp các em có tầm nhìn về tương lai.
Những chương trình tư vấn du học giúp các em tiếp cận sớm và lựa chọn hướng đi du học tới Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc... Trường THPT Hoàng Long là đối tác của các trường hàng đầu như Đại học Việt - Nhật, Đại học Tokyo, Đại học Kobe, Đại học Tsukuba, Viện công nghệ Tokyo... Hay, nhà trường đang liên kết hỗ trợ xin học bổng du học ở Anh, Mỹ, Canada, Australia...
Ngoại ngữ là "mũi nhọn"?
Theo thầy Long, chương trình tăng cường các ngoại ngữ Anh - Nhật - Trung - Hàn rất thiết thực với nhu cầu sau này của học sinh. Từ nền tảng ngoại ngữ tốt các em có thể tìm được việc làm với thu nhập cao, hội nhập với quốc tế.
"Nhà trường hướng nghiệp cụ thể, tường tận và chỉ rõ lộ trình học tập của học sinh để phụ huynh tin tưởng. Ví dụ, các em có thể thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, từ đó trường liên kết với đại học nước ngoài để học sinh có mục tiêu phấn đấu đến khoa, ngành nghề phù hợp. Việc này chuẩn bị từ lớp 10 ngay từ khi các em lựa chọn tổ hợp học tập", thầy Long nhấn mạnh.
Còn cô Đào Thị Thu Trang - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Long, ngay khi vào lớp 10, ngoài việc tư vấn các tổ hợp tự nhiên, xã hội cho học sinh, nhà trường còn tư vấn và định hướng lựa chọn ngoại ngữ phù hợp với sự phân hóa năng lực học sinh.
Cô Đào Thị Thu Trang - Phó hiệu trưởng Trường THPT Hoàng Long chia sẻ kiến thức hướng nghiệp cho học sinh.
Tại trường THPT Hoàng Long, giáo dục đạo đức nhân cách học sinh theo phong cách văn hóa Nhật Bản và tăng cường ngoại ngữ là mục tiêu "mũi nhọn" nên sẽ có nhiều điểm đặc biệt.
Chương trình giáo dục của của nhà trường được phân chia theo các hệ đào tạo. Theo đó học sinh ngoài việc được học theo khung chương trình chung của Bộ GD&ĐT sẽ được tăng cường thêm về ngoại ngữ.
Đơn cử, với hệ cơ bản là chương trình tiếng Anh 7 tiết/tuần theo chương trình tiếng Anh của Bộ GD&ĐT và tăng cường các tiết học kĩ năng giao tiếp.
Với hệ cơ bản ngoại ngữ 2, ngoài tiếng Anh được học như hệ cơ bản, học sinh được lựa chọn một trong ba ngoại ngữ Nhật/Hàn/Trung học 3 tiết/tuần, được tính điểm như ngoại ngữ 1. Hệ song ngữ Anh - Nhật/ Hàn/ Trung, học sinh được học tiếng Anh 9 tiết/tuần.
Còn với hệ chất lượng cao, học sinh có thể chọn lớp Anh, Nhật hoặc Trung với số tiết là 12 tiết/tuần. Ngoài ra học sinh được chọn thêm ngoại ngữ 2 với 3 tiết/ tuần. Với hệ chất lượng cao Anh- Nhật, sau khi kết thúc học kì 1 lớp 12 học sinh sẽ đạt trình độ IELTS từ 5.5 đến 7.5 với tiếng Anh và trình độ sơ cấp với tiếng Nhật. Hệ CLC Trung/Nhật với chuẩn đầu ra HSK4-5/N4-3.
Với định hướng tập trung mũi nhọn vào môn học ngoại ngữ, học sinh trường Hoàng Long đạt nhiều thành tích cao. Trong hai năm gần đây, điểm trung bình tăng lên từ 6-7 điểm IELTS.
Nhiều học sinh đạt điểm 7.5 - 8.0 IELTS như: Lều Duy Khánh (lớp 12A5) đạt 7.5 IELTS hay Vi Châu Khanh (lớp 12A1) đạt 8.0 IELTS. Về bộ môn Tiếng Nhật, nhiều em đạt trình độ đến N3 như Đỗ Hoàng Hà (12A6), Trần Nguyễn Tuấn Kiệt (11A6), N4 như Phạm Trần Trúc Khanh (12A6), Nguyễn Minh Kiên (12A6), Lưu Hà Ly (12A6), Phạm Nhật Minh (12A6)...
"Việc các em đạt điểm IELTS cao sẽ có những ưu thế nhất định trong xét tuyển đại học hoặc đăng ký học bổng du học. Hiện nay các trường đại học áp dụng nhiều phương thức xét tuyển trong đó có quy đổi chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 5.5-6.5, ngoài ra từ 4.0 IELTS các bạn có thể quy đổi sang điểm 10 môn tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT và được miễn thi môn này...", cô Trang cho hay.
Cô Hoàng Thị Hồng, giáo viên Ngữ văn đồng thời cũng tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp của trường THPT Hoàng Long trong dịp tư vấn hướng nghiệp cho học sinh.
Ngoài tư vấn đào tạo, trường THPT Hoàng Long còn có 1 ban tư vấn hướng nghiệp riêng. Ban có trách nhiệm nắm bắt sở thích, năng lực thực tế, đánh giá học sinh qua phiếu hướng nghiệp hàng tháng. Từ đó xác định mục tiêu rõ ràng và lên kế hoạch học tập khoa học.
Còn cô Hoàng Thị Hồng, giáo viên Ngữ văn đồng thời cũng tham gia công tác tư vấn hướng nghiệp của trường THPT Hoàng Long cho hay, nhiều năm qua, công tác hướng nghiệp được nhà trường tổ chức ngay từ khi tuyển sinh vào lớp 10.
"Nhà trường đã có các buổi tư vấn hướng nghiệp dành cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn Ba Đình Tây Hồ và các khu vực lân cận. Qua phiếu thông tin, nhà trường tìm hiểu nhu cầu của học sinh, phụ huynh. Tư vấn cả hai phía sẽ giúp các con có định hướng học tổ hợp tốt nhất...", cô Hồng cho hay.
Trường THPT Hoàng Long có tốc độ phát triển quy mô rất nhanh từ 13 học sinh (năm 2016) lên tới 640 học sinh (năm 2022) - đánh dấu sự phát triển quy mô và "tâm đắc" phát triển định hướng.
Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển bổ sung 3 ngành trình độ đại học Học viện Quản lý giáo dục xét tuyển đợt bổ sung đại học chính quy năm 2022 theo phương thức: sử dụng kết quả thi THPT và kết quả học tập THPT. Cán bộ, giảng viên Học viện Quản lý Giáo dục tư vấn tuyển sinh cho thí sinh. Ảnh minh họa/TG Theo đó, với phương thức sử dụng học bạ, Học viện...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Kim Ngưu gặp rắc rối với người khác giới, Sư Tử lưu ý sức khỏe ngày 1/5
Trắc nghiệm
10:31:52 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'
Thế giới số
10:28:14 01/05/2025
Bảng giá điện thoại Honor tháng 5/2025: Nhiều sản phẩm giảm giá mạnh
Đồ 2-tek
10:21:56 01/05/2025
Nam ca sĩ bị tố chuyên "hát chùa" nhiều ca khúc Vpop, thái độ thách thức, vướng tranh cãi lớn
Nhạc việt
10:16:37 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân
Sức khỏe
10:03:28 01/05/2025
Cháy lớn tại công ty giấy ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm
Tin nổi bật
10:00:38 01/05/2025
Gia đình Văn Hậu Doãn Hải My tung bộ ảnh xịn xò mừng 30/4, được khen "gấp 3 visual", "gấp 3 lòng yêu nước"
Sao thể thao
09:59:54 01/05/2025