Kiên Giang: Dốc toàn lực cứu lúa thu đông trước lũ
Lũ về sớm và diễn biến phức tạp khiến hàng chục ngàn ha lúa thu đông năm 2018 của huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) chưa kịp thu hoạch bị đe dọa. Ngoài hỗ trợ từ chính quyền địa phương, người dân các xã trên địa bàn chủ động góp hàng tỷ đồng gia cố đê bao, quyết tâm bảo vệ sản xuất.
Thu hoạch chạy lũ
Theo ghi nhận của phóng viên, một số diện tích lúa thu đông của huyện Tân Hiệp phải thu hoạch sớm so dự kiến từ 5-10 ngày và bán với giá 4.000-4.500 đồng/kg lúa tươi.
Ông Phan Hồng Tấn (63 tuổi, ngụ ấp Tân Lợi, xã Tân Thành), cho biết: “Còn 6 ngày nữa mới đến thu hoạch nhưng phải cắt lúa non bán với giá 4.500 đồng/kg, thấp hơn 600 đồng/kg so giá thương lái đặt cọc trước đó. Tính ra vụ này không lãi đồng nào vì chi phí bơm tát tăng quá cao”.
Ông Hồng thu hoạch lúa non chạy lũ. Ảnh: NQ.
Giữa ruộng lúa ngập nước, ông Võ Văn Hồng (ngụ ấp Chí Thành, xã Tân Thành), cho biết: “Tôi làm 20 công lúa giống ngắn ngày vậy mà cũng phải thu hoạch sớm. Bây giờ thu được bao nhiêu hay bấy nhiêu, 3 tháng trời dầm mưa dãi nắng không lời được một đồng”.
Dọc theo tuyến đường tỉnh 964 nối xã Tân Hội và Tân Thành, chúng tôi thấy có 3 con đập vừa được đắp mới. Đi sâu vào tuyến kênh 600 của xã Tân Thành, tiếng máy bơm nước rền đồng xen lẫn tiếng máy cắt đang khẩn trương giúp bà con thu hoạch sớm lúa để chạy lũ.
Nông dân lao đao vì nước lũ tràn vào ruộng lúa. Ảnh: NQ.
Theo người dân nơi đây, nước lũ đã tràn qua con đường nhỏ cặp kênh Kiên Hảo vào ruộng của bà con ấp Tân Lợi, xã Tân Thành từ nhiều ngày nay. Để ngăn nước lũ tràn vào ruộng, bà con nông dân dùng hàng trăm bao đất đắp dài theo bờ kênh làm đê dã chiến, nhưng có vẻ mong manh trước mực nước lũ ngày càng tăng cao. Dù đã nỗ lực ứng phó, nhưng trước đó, do mưa lớn kéo dài, mực nước lũ lên nhanh, khiến nhiều đoạn đê bao tại 3 xã Tân Hội, Tân Hòa và Tân Hiệp A bị nước lũ đánh vỡ, làm thiệt hại hoàn toàn 43ha lúa thu đông 2018 của bà con nông dân.
Video đang HOT
Quyết tâm ngăn lũ
Đối phó với tình hình, trước đó ông Nguyễn Văn Kiệt – Bí thư Chi bộ ấp Tân Lợi, xã Tân Thành, cùng các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Tân Lợi đã đắp con đập ngay đầu kênh, rồi đưa máy kobe gia cố các đoạn đê có nguy cơ vỡ khi nước lũ về để bảo vệ 110ha lúa. “Tại nhiều nơi, mực nước lũ đã mấp mé tràn qua thân bờ bao nên địa phương đã huy động người dân đắp 7 con đập trị giá 45 triệu đồng để ngăn lũ tràn vào nội đồng” – ông Kiệt cho hay.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh Bằng – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thành, hơn nửa tháng nay, lãnh đạo Đảng ủy, UBND xã liên tục đi xuống ấp để kiểm tra đê bao, nhắc nhở các ấp sát cánh cùng bà con để có giải pháp kịp thời bảo vệ sản xuất. Để bảo vệ diện tích lúa chưa thu hoạch, bà con đã tự góp hơn 344 triệu đồng để đắp các đập, gia cố bờ bao, bởi trong tổng số 2.751ha lúa thu đông 2018 của xã có hơn 50% diện tích nằm ngoài khu đê bao.
Ông Kiệt (bìa phải) cùng các thành viên Hợp tác xã nông nghiệp Tân Lợi đắp đập ngăn lũ. Ảnh: NQ.
Tại xã Tân Hội, ngoài đề nghị huyện hỗ trợ 260 triệu đồng, người dân góp 170 triệu đồng để đắp các đập tạm đầu kênh, gia cố đê bao ruộng lúa. Chỉ trong thời gian chưa đầy một tuần, ấp Phú Hòa, xã Tân Hội đã hoàn thành việc đắp 4 đập dã chiến tại đầu các kênh thủy lợi để bơm nước từ ruộng ra, đồng thời, bố trí 2 mô tơ điện bơm ngày đêm, một số bà con không làm lúa vụ này cũng góp công, góp của cùng xã, huyện gia cố 3 cống bơm nước. Nhờ đó, 270ha lúa thu đông của ấp đã an toàn, bà con rất phấn khởi.
Theo bà Phan Kim Loan – Trưởng Phòng NNPTNT huyện Tân Hiệp, hiện toàn huyện đã thu hoạch được hơn 350ha lúa thu đông 2018, dự kiến đầu tháng 11 sẽ thu hoạch dứt điểm tổng diện tích 30.658ha. Do nước lũ ngày càng dâng cao, người dân đã gia cố các đê bao ở những khu vực thấp lên thêm 1-1,2m, với tổng chiều dài gần 77.000m. Bên cạnh đó, có 72 đập lớn được đắp tại các kênh đầu ngàn để ngăn nước lũ từ các kênh xáng tràn vào nội đồng, bảo vệ 17.258ha lúa thu đông đang giai đoạn làm đồng và trổ chín.
Người dân đóng góp tiền của, công sức để đắp đập, gia cố đê bao ngăn lũ. Ảnh: NQ.
“Tổng kinh phí đầu tư các đập, đê bao trên 4 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp 2,5 tỷ đồng, phần còn lại huyện trích ngân sách dự phòng và tạm ứng nguồn thủy lợi phí năm 2019 để ứng phó tình thế cấp bách. Về lâu dài, huyện tích cực tuyên truyền, vận động người dân không làm lúa thu đông và chuyển sang trồng màu, nuôi cá trên ruộng lúa hoặc xả đập đón phù sa theo nước lũ về” – bà Loan cho biết.
Tại buổi làm việc với UBND huyện Tân Hiệp vừa qua, ông Phạm Vũ Hồng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang đã lưu ý huyện cần tập trung các biện pháp ứng phó với lũ, tập trung gia cố đê bao nhằm đảm bảo sản xuất và ổn định đời sống người dân, nhất là ở các xã phía bắc kênh Cái Sắn giáp với vùng lũ. Nơi nào cần thu hoạch lúa để chạy lũ thì huy động lực lượng tại chỗ hoặc báo về tỉnh để bố trí lực lượng giúp dân.
Ông Hồng cho rằng: Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, huyện cần phải dựa vào quy luật tự nhiên để bố trí thời vụ để tránh lũ, nên giảm bớt diện tích sản xuất lúa vụ 3, chỉ sản xuất lúa 2 vụ ăn chắc hoặc sản xuất 2 lúa – 1 màu.
Theo Danviet
Nhà nông Kiên Giang khốn khổ vì lúa ngập úng mọc mầm, "cò" bẻ kèo
Những trận mưa kéo dài từ đầu tháng 7 đến nay đã khiến hàng ngàn ha lúa hè thu 2018 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang bị ngập úng. Nhiều nông dân lâm cảnh trắng tay vì lúa nảy mầm do bị ngâm nhiều ngày trong nước.
Dầm mưa cứu lúa
Theo ghi nhận của phóng viên, tại ấp Tân Quới, xã Tân Hiệp A (huyện Tân Hiệp), dù nhiều thời điểm trời mưa rất to nhưng bà con nông dân vẫn ra đồng khẩn trương gia cố các đập, dùng máy bơm tháo nước từ ruộng ra để cứu lúa.
Tất tả đi trên bờ ruộng, chị Nguyễn Thị Hồng hối thúc chồng đi mượn thêm chiếc máy bơm nữa để cứu 33 công lúa bị ngập úng. Ghi nhận tại ruộng lúa nhà chị Hồng, những bông lúa đã chuyển sang màu đen và mọc ra những cây lúa non dài chừng 5cm. Hầu hết lúa trên ruộng nhà chị đều ngã rạp dưới nước, thậm chí cây lúa đã bắt đầu thối ủng, phân hủy khiến nước trong ruộng đỏ ngầu.
Chị Nguyễn Thị Hồng bên ruộng lúa bị ngập úng nhiều ngày khiến hạt lúa nảy mầm ngay khi còn nằm trên bông chưa thu hoạch. Ảnh: N.Q
Chị Hồng nghẹn giọng, nói: "Lúa đã quá ngày thu hoạch hơn tuần nay mà chưa cắt được. Lúa lên mộng, kêu giá 4.000 đồng/kg bán cho vịt ăn mà người ta còn chê. Cắt không được mà bán cũng không xong, vụ này trắng tay rồi".
Còn tại ấp Tân Hà A, xã Tân Hiệp B (huyện Tân Hiệp), chúng tôi gặp chị Vũ Thị Bằng cùng chồng đang hì hục đắp lại con đập tại trạm bơm vừa bị sóng đánh sạt khiến nước từ kênh 1 tràn vào ruộng.
Chị Bằng chia sẻ: "Cứ 1 trận mưa là lại nổ máy bơm. Ngày nào bà con ở đây cũng luân phiên thức khuya canh bơm nước cứu lúa, bơm ngày bơm đêm mà ruộng vẫn không khô nổi".
Hơn 50 năm gắn bó với cây lúa, ông Nguyễn Ngọc Thái (79 tuổi, ngụ ấp Tân Hà A), cho biết: "Chưa bao giờ tôi thấy lúa bị ngập úng nhiều như vậy. Tôi có 3ha lúa hè thu cũng đang chịu cảnh đổ ngã hơn 50% vì mưa kéo dài. Mưa làm lúa sập, giảm chất lượng, chi phí bơm tát tăng, công cắt cũng tăng lên gấp 2 lần".
Theo bà con nông dân địa phương, những ngày nắng ráo, giá máy cắt ở mức 250.000 đồng/1.000m2, còn những ngày này giá công cắt tăng lên 500.000 đồng/1.000m2, khiến chi phí sản xuất cho vụ hè thu vốn đã cao lại càng tăng. Theo tính toán, do mưa kéo dài, chi phí thu hoạch sẽ tăng thêm khoảng 600.000 đồng/công.
Lo sốt vó vì "cò lúa" bẻ kèo
Không chỉ tối mặt ứng phó với mưa ngập, bà con huyện Tân Hiệp như "ngồi trên đống lửa" vì lúa tới ngày thu hoạch mà không liên lạc được với "cò lúa".
Theo bà con, cách nay gần tháng, "cò lúa" đặt cọc 200.000-300.000 đồng/1.000m2 và thỏa thuận mua với giá 5.700 đồng/kg lúa tươi tại ruộng. Đến ngày thu hoạch, hầu hết "cò lúa" đều yêu cầu nông dân giảm giá bán còn 4.000-4.300 đồng/kg đối với lúa thường và 4.600 đồng/kg đối với lúa chất lượng cao ít đổ ngã. Bên cạnh đó, họ lại chần chừ thu mua trong khi nông dân sốt ruột vì lúa nằm đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Thái gia cố đập ở trạm bơm để tháo nước cứu lúa. Ảnh: N.Q
Ông Phạm Văn Viên (ngụ ấp Tân Hà A), cho biết: "Hồi lúa mới làm đòng, họ (cò lúa) đặt cọc 5.400 đồng/kg lúa tươi, nay thấy lúa đổ ngã họ trả xuống còn 4.300 đồng/kg. Họ bảo nếu không bán thì thà bỏ cọc chứ không mua. Bây giờ lái mua bao nhiêu đành bán bấy nhiêu, vì hiện rất khó tìm người mua lúa".
Lúa ngập lâu ngày trong nước khi cân sẽ bị tăng trọng lượng, chất lượng hạt lúa lại giảm, nếu xay lúa thành gạo sẽ mất nhiều, hạt gạo dễ bị gãy, dẫn đến mất giá trị nên thương lái giảm giá mua.
Bà Nguyễn Thị Hòa - một "cò lúa" tại huyện Tân Hiệp, cho biết: "Lúa ngập úng giảm chất lượng nên chúng tôi không thể thu mua giá cao như đã đặt cọc, thà chúng tôi bỏ cọc, chứ nếu mua giá 5.700 đồng/kg thì chỉ có lỗ nặng".
Bà Hòa còn giải thích thêm, 20kg lúa đẹp khi xay ra sẽ được khoảng 14kg gạo, trong đó gạo tốt chỉ khoảng 10kg. Nhưng lúa bị ngập nước dài ngày rồi xay ra tỷ lệ chỉ còn 5-10kg gạo, trong đó gạo tốt chỉ còn khoảng 3-5kg. Theo nông dân, lúa bị đổ ngã nhiều bán giá thấp là điều dễ hiểu, tuy nhiên, đối với những diện tích lúa có mức độ đổ ngã chỉ từ 5-10%, "cò lúa" cũng không thu mua đúng giá thỏa thuận mà giảm từ 1.000-1.500 đồng/kg, khiến nhiều nông dân bức xúc.
Theo Phòng NNPTNT huyện Tân Hiệp, toàn huyện gieo cấy hơn 36.600ha lúa hè thu 2018. Qua rà soát, số diện tích lúa chín bị đổ ngã, bị thương lái ép giá chủ yếu là giống IR50404 và không có liên kết với doanh nghiệp bao tiêu. Do mưa lớn kéo dài đã làm hơn 3.000ha lúa hè thu bị ngập úng và gần 5.500ha lúa thu đông 2018 bị thiệt hại từ 15-35%.
Theo Danviet
Làm giàu khác người: Đi nhặt thứ cả làng vứt đi mà thành tỷ phú Sau 20 năm khởi nghiệp từ nghề thu mua, chế biến phế liệu-thứ cả làng, cả huyện, cả tỉnh vứt đi, anh Trần Quốc Kiệt (ấp Kênh 9B, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) hiện đang sở hữu cơ ngơi hàng tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động nông thôn. Hiện cơ sở chế biến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải va chạm xe khách, quốc lộ 20 Lâm Đồng ùn ứ nghiêm trọng

Bò tót húc tử vong nhân viên bảo vệ rừng

Trâu lạ xông vào nhà dân ở Hải Phòng, 3 người bị thương

Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ

Việt Nam phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền ở quần đảo Trường Sa

TPHCM sau sáp nhập, bộ máy quản lý chỉ còn chỗ cho "siêu cán bộ"

Chiêm bái Xá lợi Đức Phật: cảnh tượng phật tử đổ xô gây sốt, bảo tháp có gì?

Vụ 3 người tử vong trong khách sạn ở Nha Trang: Mới có quan hệ tình cảm

Tham nhặt drone 30/4: không giao nộp công khai rao bán, nguy cơ 'bóc lịch'

Nhân vật trong clip "diễn xiếc" ở Bà Rịa - Vũng Tàu gây xôn xao mạng xã hội là nam sinh lớp 10

Hàng ngàn phật tử xếp hàng chờ chiêm bái Xá lợi Đức Phật ở Bình Chánh

2 ngày, 11 người bị đuối nước trên biển Mỹ Khê
Có thể bạn quan tâm

Đã khởi tố 1.529 bị can trong vụ 4 tiếp viên hàng không xách ma túy về Việt Nam
Pháp luật
22:49:57 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Phương Oanh nhí nhố bên cặp sinh đôi, shark Bình nhận xét một câu cực hài
Sao việt
22:46:04 03/05/2025
Bom tấn gây bão ở Mỹ giữ vị trí thứ 3 phòng vé Việt
Hậu trường phim
22:38:27 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Spice Girls tái hợp sau 30 năm, Victoria Beckham vắng mặt
Nhạc quốc tế
22:26:11 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025
Shark Bình đưa Phương Oanh "hồi cung", netizen nhận xét 2 chữ về vợ chủ tịch
Netizen
21:14:33 03/05/2025