Kiến nghị bỏ quy định công bố cơ sở thực hành đối với trường đào tạo ngành Dược

SV ngành Dược thực hành tại BV thời gian ngắn, do đó quy định công bố cơ sở thực hành đối với các trường Dược gặp nhiều khó khăn hơn trường Y.

Qua 5 năm thực hiện Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, đến nay việc đào tạo thực hành y khoa của các cơ sở giáo dục đi vào nền nếp nhưng cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Những quy định như trả chi phí đào tạo cho cơ sở thực hành, thời gian giảng dạy thực hành, công bố cơ sở thực hành… đang khiến nhiều trường đào tạo sức khỏe bị vướng.

Nhiều quy định phù hợp với trường Y nhưng không phù hợp với trường Dược

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhài Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương cho rằng từ khi có Nghị định 111 thì sự hợp tác giữa cơ sở đào tạo y khoa và các cơ sở khám, chữa bệnh thêm chặt chẽ và hiệu quả hơn.

Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương đánh giá: “Từ khi áp dụng Nghị định 111 về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe, Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương đã và đang thực hiện tốt, có hiệu quả hơn hoạt động đào tạo thực hành cho sinh viên.

Nghị định 111 đã định hình mối quan hệ giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành rõ ràng hơn thông qua các quy định về chương trình, kế hoạch, hợp đồng đào tạo thực hành; yêu cầu trong tổ chức đào tạo thực hành; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong tổ chức đào tạo thực hành khối ngành sức khỏe”.

Kiến nghị bỏ quy định công bố cơ sở thực hành đối với trường đào tạo ngành Dược - Hình 1

Nghị định 111 không quy định cụ thể chi phí đào tạo trả cho cơ sở thực hành khiến nhiều trường gặp khó khi tính phí đào tạo. Ảnh: Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương

Tuy nhiên, theo cô Nhài, có một số quy định của Nghị định 111 phù hợp với khối các trường ngành Y, nhưng đối với khối các trường ngành Dược thì sẽ khó khăn hơn trong triển khai thực hiện.

Điểm khó đầu tiên, theo vị Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương chính là quy định công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.

Cụ thể, cô Nhài cho biết, đối với các trường Y – sinh viên có thời gian thực tập dài, thường xuyên, thì việc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có liên kết đào tạo thực hành với trường công bố và chịu trách nhiệm về việc đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành sẽ hợp lý.

Tuy nhiên, đối với các trường Dược, nhất là các trường cao đẳng thì thời gian thực tập của sinh viên chỉ khoảng từ 2-4 tuần tại khoa Dược của bệnh viện mà trường liên kết, số lượng sinh viên thực tập cũng ít. Do đó, việc công bố bệnh viện đăng ký là cơ sở thực hành đối với các trường ngành Dược sẽ gặp khó khăn hơn so với các trường ngành Y.

Điểm khó thứ hai, cô Nhài chỉ ra là việc chi trả lệ phí, học phí thực hành cho bên bệnh viện chưa được quy định chưa rõ ràng. Cụ thể, Nghị định 111 quy định phải trả chi phí đào tạo thực hành cho các cơ sở thực hành, tuy nhiên lại không rõ mức chi trả cho các khoản chi tiết là bao nhiêu: từ giảng viên giảng dạy, cơ sở vật chất, đến vật tư tiêu hao…

“Do không có quy định cụ thể nên trường nọ hỏi trường kia chi bao nhiêu tiền rồi thỏa thuận mức giá cả để trả cho cơ sở thực hành. Cũng có nhiều cơ sở thực hành kể từ khi có Nghị định, họ áp dụng luôn mức chi trả cụ thể cho từng khoản và yêu cầu các trường phải đóng đủ mức đó nếu muốn đưa sinh viên đến thực hành”.

Cô Nhài cho biết, hiện nay Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương chủ yếu liên kết đào tạo với các bệnh viện, công ty dược, nhà thuốc,… ở địa bàn tỉnh Hải Dương, dựa trên những mối quan hệ quen biết.

“Hiện tại, trường chúng tôi và các cơ sở liên kết thực hành đang giúp đỡ lẫn nhau trong đào tạo sinh viên. Vì thế, các cơ sở nhà trường đang cho sinh viên đến thực tập, hiện chưa tiến hành thu phí. Về quan hệ tương hỗ, sinh viên thực hành tại cơ sở khám chữa bệnh cũng chính là đang giúp các cơ sở, có nhiều nơi thậm chí còn chi trả tiền lương cho sinh viên đến thực tập nữa”, cô Nhài cho biết.

Video đang HOT

Từ thực tiễn triển khai Nghị định, cô Nhài kiến nghị nên bỏ yêu cầu công bố cơ sở thực hành đối với các trường đào tạo ngành Dược. Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương phân tích rõ hơn:

“Đối với ngành Dược, khi sinh viên thực tập ở các doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải công bố là cơ sở thực hành, do vậy tôi cũng mong muốn được áp dụng quy định này với các bệnh viện. Vì sinh viên trường cao đẳng Dược có thời gian thực hành ít, và đa số cũng thực hành ở các doanh nghiệp, hiệu thuốc nhiều hơn ở bệnh viện”.

Với chi phí đào tạo thực hành, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương kiến nghị: “Vì Nghị định không quy định chi tiết mức phí các khoản đào tạo thực hành nên rất khó khi nhà trường tính toán chi phí để gửi cho cơ sở thực hành. Như đã nói, các cơ sở liên kết với trường chúng tôi chưa yêu cầu trả phí đào tạo thực hành, nhưng về lâu dài, vấn đề này là cần thiết. Do đó, cần có thêm khoản quy định chi tiết từ tiền chi trả cho giảng viên, cơ sở vật chất, vật tư thực hành tiêu hao… để tạo sự thống nhất thực hiện giữa các đơn vị”.

Cán bộ bệnh viện khó đảm bảo tham gia giảng dạy 50% chương trình

Tương tự như với Trường Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương, hiện nay, việc thực hiện chi trả chi phí đào tạo cho cơ sở thực hành theo hợp đồng chi tiết được quy định trong Nghị định 111 vẫn chưa được thực hiện tại Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh.

Kiến nghị bỏ quy định công bố cơ sở thực hành đối với trường đào tạo ngành Dược - Hình 2

Thầy Trần Xuân Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh. Ảnh: Báo Hà Tĩnh

Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Trần Xuân Thắng – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh cho biết, mối quan hệ giữa viện – trường luôn được duy trì tốt, do vậy đến nay hai bên trên cơ sở giúp đỡ nhau và không thu phí sinh viên đến thực tập.

“Nhà trường sẽ chi trả chi phí giảng dạy thực hành cho giảng viên theo giờ, giảng giờ nào sẽ tính tiền giờ đó. Sau này, khi các bệnh viện tự chủ, nếu bệnh viện yêu cầu nhà trường trả tiền đào tạo thì chúng tôi sẵn sàng thực hiện theo yêu cầu của bệnh viện”, thầy Thắng cho hay.

Ngoài ra, theo chia sẻ của đại diện lãnh đạo Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, hiện khó khăn liên quan đến thực hiện Nghị định 111 tại trường là quy định về thời lượng giảng dạy.

Cụ thể, tại điểm e khoản điều 9 Nghị định 111/2017/NĐ-CP quy định “tổng thời lượng tham gia giảng dạy thực hành của tất cả người giảng dạy thực hành thuộc cơ sở thực hành tối thiểu là 50%, tối đa là 80% tổng thời lượng chương trình thực hành được thực hiện tại cơ sở thực hành”.

Thực tế cán bộ bệnh viện công việc rất nhiều, do đó để thực hiện theo đúng tỷ lệ thời gian giảng dạy của Nghị định 111 gặp nhiều khó khăn.

Theo đó, thầy Trần Xuân Thắng cho biết, nhà trường sẽ chủ động lên thời gian biểu học từng tuần và liên hệ cán bộ bệnh viện sắp xếp thời gian giảng dạy phù hợp.

Phân biệt trường công, trường tư trong thực hiện NĐ 111 là chưa đúng Luật GDĐH

Thực hiện Nghị định 111, cơ sở đào tạo sức khỏe mong có định mức chi phí thay vì tự thỏa thuận với cơ sở thực hành như hiện nay.

Sau 5 năm thực hiện, bên cạnh những thuận lợi, Nghị định số 111/2017/NĐ-CP ngày 5/10/2017 của Chính phủ quy định về tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe cũng bộc lộ những mặt hạn chế, khiến một số cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở thực hành gặp khó khăn.

Một trong số đó là việc không có định mức chi phí đào tạo thực hành cụ thể nên gây khó cho cơ sở đào tạo, đặc biệt là những trường không có cơ sở thực hành trực thuộc trong trường.

Bàn về vấn đề này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, vị Phó Hiệu trưởng của một trường cao đẳng đào tạo về y khoa ở miền Bắc đã chỉ ra những khó khăn, cũng như đề xuất biện pháp tháo gỡ, tạo hiệu quả thực hiện Nghị định 111.

Sinh viên được tăng thực hành, tăng cơ hội đầu ra nhờ Nghị định 111

Theo chia sẻ của vị này, kể từ khi nhà trường đưa vào triển khai Nghị định số 111/2017/NĐ-CP đã có những điểm thuận lợi vượt trội trong quá trình đào tạo khối ngành sức khỏe.

Phân biệt trường công, trường tư trong thực hiện NĐ 111 là chưa đúng Luật GDĐH - Hình 1

Ảnh minh họa: nguồn: Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh

"Có thể nói, Nghị định 111 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý để các trường đào tạo khối ngành sức khỏe cũng như cơ sở thực hành tăng hiệu quả phối hợp do khai thác được nguồn nhân lực đôi bên", vị Phó Hiệu trưởng khẳng định.

Theo vị Phó Hiệu trưởng, trước đây, khi chưa có Nghị định 111, nhà trường chủ yếu dạy chương trình lý thuyết, có thực hành nhưng ít, kém chuyên nghiệp. Sinh viên chỉ "thu gọn" trong phòng thực hành của trường; thiết bị, cơ sở vật chất thực hành không đủ để đáp ứng nhu cầu thực tế, ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ, mục tiêu, yêu cầu và chất lượng đào tạo.

"Nghị định 111 tạo cơ sở để các trường được liên hệ với các cơ sở thực hành, tạo môi trường trao đổi sinh viên tham gia trải nghiệm, học chuyên môn nhiệm vụ trực tiếp tại bệnh viện. Sinh viên được "cầm tay chỉ việc", tránh lý thuyết suông, kém kỹ năng hành nghề, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.

Bệnh viện cũng có bác sĩ tham gia giảng dạy cho sinh viên của trường nên đây là tác động qua lại đôi bên. Bác sĩ thông qua giảng dạy sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, học thuật. Các cơ sở thực hành được bổ sung thêm nguồn nhân lực do có sự tham gia của thầy, trò từ các cơ sở đào tạo, giúp bệnh viện chọn được những sinh viên có kỹ năng, phẩm chất tốt, mở rộng nguồn tuyển nhân lực.

Nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Vị Phó Hiệu trưởng khẳng định, một bên là đào tạo lý thuyết, một bên là đào tạo thực hành, trực quan sinh động nên quá trình thực hiện Nghị định 111 sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm như thế nào để khai thác hiệu quả thế mạnh của các bên.

"Về mặt chính sách, Nghị định 111 nhìn chung là tốt. Tốt ở chỗ đội ngũ nhân lực có trình độ, trang thiết bị, cơ sở vật chất ở các cơ sở y tế đáp ứng đủ nhu cầu thực hành.

Song, khi nhà trường gửi sinh viên sang thực tập, chi phí thực hành được tính như thế nào lại là điểm khó", vị này chia sẻ vướng mắc.

Phó Hiệu trưởng cho hay, khó khăn thứ nhất là các bệnh viện chủ yếu đã hoặc đang chuyển mình hoạt động theo cơ chế tự chủ.

"Thực hiện Nghị định 111, cơ sở đào tạo gặp khó khi xây dựng hợp đồng tài chính với cơ sở thực hành. Hiện nay, đa phần các trường và cơ sở đào tạo thực hành chỉ xây dựng hợp đồng trên tinh thần tự thỏa hiệp với nhau.

Trường phải căn cứ vào định mức quy chế chi tiêu nội bộ của cơ sở thực hành thế nào thì mới cùng xây dựng hợp đồng tài chính giữa đôi bên. Điều này càng khó khăn hơn khi các bệnh viện thực hiện tự chủ và không có mức thu quy định chung", Phó Hiệu trưởng chia sẻ.

Khó khăn thứ hailà liên quan đến quy định liên kết giữa các cơ sở đào tạo với bệnh viện.

Quy định tại Nghị định 111 là trường công lập thì liên hệ với bệnh viện công lập, còn trường tư thục thì liên hệ với các bệnh viện tư (trong việc đào tạo thực hành). Theo vị Phó Hiệu trưởng, quy định này không chỉ chưa đúng với Luật Giáo dục Đại học và chính sách xã hội hóa giáo dục mà còn cứng nhắc, khiến quá trình thực hiện gặp khó.

"Trường công hay trường tư thì đều thực hiện một mục tiêu là đào tạo đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các trường công hay tư hoạt động đúng theo các quy định của Luật và các văn bản dưới Luật, không nên áp đặt trường công thì liên hệ với bệnh viện công trong đào tạo thực hành và ngược lại", vị này chia sẻ.

Giả sử, trường tư thục đào tạo y khoa đạt chất lượng tốt, thì việc gửi sinh viên về bệnh viện công vẫn đảm bảo tốt yêu cầu thực hành. Hệ thống trường công gửi sinh viên về các bệnh viện tư nhân tham gia thực hành cũng không có vấn đề gì. Miễn thỏa mãn điều kiện là trường đào tạo và cơ sở thực hành đáp ứng yêu cầu đào tạo, thực hiện đúng theo khung chương trình, quy định của Luật, và các văn bản dưới Luật.

"Trường đào tạo y khoa thuộc hệ công lập hay tư thục thì đều có thước đo, quy định chung về khung chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo và các hoạt động liên quan đến đào tạo một khóa học với mục tiêu chung là cung cấp nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do đó, việc phân biệt trường công, tư là không hợp lý", Phó Hiệu trưởng nói.

Khó khăn thứ ba là thực tế khi xây dựng các bệnh viện, đa số chỉ tính định mức sử dụng là khám chữa bệnh, chứ không có nội dung đào tạo thực hành cho sinh viên (vì các bệnh viện hầu hết được xây dựng trước năm 2017 thời điểm Nghị định 111 ban hành).

Do vậy, việc đào tạo thực hành cho sinh viên chưa được bài bản, chưa chú trọng và chưa được coi là nhiệm vụ của bệnh viện.

Mong có định mức chi phí linh hoạt

Trước những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 111, vị Phó Hiệu trưởng cho biết cần có giải pháp, sửa đổi, bổ sung một số quy định để cơ sở đào tạo cũng như cơ sở thực hành thuận lợi triển khai.

Một là, cần xem xét lại quy định tại Mục b, Điều 10 của Nghị định 111.

Yêu cầu: có 20% giảng viên dạy chương trình thực hành phải là người làm việc cơ hữu của cơ sở giáo dục có đăng ký hành nghề tại cơ sở thực hành và được cơ sở thực hành bố trí làm công tác khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với năng lực, kinh nghiệm và phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề, rất khó đối với các trường.

Hay nói cách khác, nhiều trường không có đủ đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu này theo Nghị định 111.

Hai là, cần có hướng dẫn xây dựng định mức chi phí đào tạo thực hành.

Vấn đề này chưa có hướng dẫn cụ thể để các cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành xây dựng định mức chi phí cho quá trình thực tập, thực hành tại bệnh viện. Nhất là những cơ sở đào tạo không có cơ sở thực hành trực thuộc trong trường.

"Mong mỏi của các cơ sở đào tạo cũng như các cơ sở thực hành là làm thế nào để có mức quy định chung, hoặc xây dựng sườn chung để định hướng cho các trường, các tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế để vận dụng cho linh hoạt".

Tại Điểm 1, Khoản 1, Điều 15 của Nghị định 111 nêu rõ về Quyền và trách nhiệm của cơ sở giáo dục như sau:

Cơ sở giáo dục được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành là giảng viên cơ hữu trong các trường hợp:

Cơ sở giáo dục công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;

Cơ sở giáo dục ngoài công lập được kê khai người giảng dạy thực hành của cơ sở thực hành ngoài công lập thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này là giảng viên cơ hữu nếu đã được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý từ cấp bộ môn trở lên tại cơ sở giáo dục;

Một người chỉ được kiêm nhiệm và kê khai là giảng viên cơ hữu tại một cơ sở giáo dục; không áp dụng quy định này với các cơ sở thực hành của lực lượng vũ trang.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong nãoTài xế cán chết nữ sinh 14 tuổi: Liệt nửa người, còn vỏ đạn li ti trong não
16:20:09 17/05/2025
Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?Tài xế bị cha nữ sinh 'xử' ở Vĩnh Long: sống nửa đời còn lại như thực vật?
17:00:29 17/05/2025
Đặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sởĐặc điểm nhận dạng nghi phạm sát hại Tổ trưởng an ninh trật tự cơ sở
19:34:40 17/05/2025
Cô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinhCô gái Phú Thọ mất tứ chi trong một tháng, được mẹ chăm như trẻ sơ sinh
16:25:38 17/05/2025
Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'Dương Lâm 'hỗn chiến' CĐM, lộ tin ly thân vợ 8 năm, bị bỏ vì 'ế show hết thời'
19:34:45 17/05/2025
Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?Dược Sĩ Tiến bị 'tóm' vì đồ giả, 'chồng' Hương Giang bị réo tên, chuyện gì đây?
17:14:21 17/05/2025
Mẹ ruột Phan Hiển: Trẻ đẹp không kém Khánh Thi, mắng con trai bênh con dâuMẹ ruột Phan Hiển: Trẻ đẹp không kém Khánh Thi, mắng con trai bênh con dâu
16:28:34 17/05/2025
Bộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắngBộ Y Tế "sờ gáy" Đoàn Di Băng lần 2, thu hồi toàn bộ lô kem chống nắng
18:39:08 17/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nhận hối lộ, 3 cựu cán bộ công an ở TPHCM bị truy tố

Nhận hối lộ, 3 cựu cán bộ công an ở TPHCM bị truy tố

Pháp luật

21:36:56 17/05/2025
Hoa hậu Thanh Thủy được khen ngợi về vẻ đẹp dịu dàng, cổ điển khi diện bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam.
Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?

Vợ Văn Hậu lâm cảnh dùng đồ cũ của chồng, tài chính bất ổn, 'vỏ bọc' chồng giàu?

Netizen

21:34:08 17/05/2025
Mới đây, một khoảnh khắc tưởng như ngọt ngào khi Doãn Hải My bà xã tuyển thủ Đoàn Văn Hậu diện giày đôi cùng chồng lại bất ngờ trở thành tâm điểm bàn tán của netizen. Nhiều cư dân mạng soi ra đôi sneaker màu trắng của Hải My trông có vẻ...
Công khai loạt tin nhắn mật của Diddy và bạn gái: Cassie yêu đương vật vã, "ông trùm" nhắn 1 câu gây rùng mình!

Công khai loạt tin nhắn mật của Diddy và bạn gái: Cassie yêu đương vật vã, "ông trùm" nhắn 1 câu gây rùng mình!

Sao âu mỹ

21:32:33 17/05/2025
Sau hơn nửa năm bị tạm giam, cuối cùng ông trùm hiphop Diddy đã bị đưa ra xét xử. Trong phiên tòa, bạn gái của Diddy - nữ ca sĩ Cassie Ventura đã đứng ra vạch trần tội ác của ông trùm này.
Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Tin nổi bật

21:30:42 17/05/2025
Thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp triển khai chiến dịch tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để tăng cường quản lý Nhà nước, phòng ngừa tội phạm lừa đảo trực tuyến.
Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Thế giới

21:26:15 17/05/2025
Phoebe Gates, con gái út của tỷ phú Bill Gates, đang vấp phải sự chỉ trích từ một ngôi sao mạng xã hội. Người này cho rằng Phoebe khởi nghiệp đúng kiểu con nhà giàu .
Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!

Thông tin hiếm của con trai Hồ Quỳnh Hương: Đoạn ghi âm lộ 1 đặc điểm thừa hưởng từ mẹ!

Sao việt

21:17:24 17/05/2025
Sau đám cưới ấm cúng được tổ chức riêng tư tại vùng vịnh, thông tin Hồ Quỳnh Hương chính thức công khai con trai 2 tuổi khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?

Đánh giá đồng hồ thông minh Huawei Watch Fit 4: Phù hợp với ai?

Đồ 2-tek

21:10:12 17/05/2025
Huawei Watch Fit 4 sẽ cạnh tranh với một số sản phẩm trong cùng phân khúc phổ thông như Amazfit Cheetah Square hay Xiaomi Redmi Watch 5.
Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?

Trịnh Sảng đã sinh con cho "sugar daddy", được đại gia lừa đảo "thưởng nóng" biệt thự và xe sang?

Sao châu á

21:04:45 17/05/2025
Ngày 17/5, tờ 163 cho biết theo nhiều nguồn tin trong showbiz Trung Quốc, Trịnh Sảng đã sinh con cho đại gia Diệp Diên Vỹ ở Mỹ. Hiện, chưa rõ giới tính em bé.
Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes

Joaquin Phoenix bật khóc tại LHP Cannes

Hậu trường phim

20:55:36 17/05/2025
Eddington với sự tham gia của Joaquin Phoenix, Emma Stone, Austin Butler và Pedro Pascal, đã nhận được tràng pháo tay dài 5 phút tại buổi ra mắt Liên hoan phim Cannes.
'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix

'Anh già" So Ji Sub tái xuất màn ảnh trong dự án 'khủng' của Netflix

Phim châu á

20:33:08 17/05/2025
So Ji Sub trở lại màn hình nhỏ sau 13 năm vắng bóng với vai phản diện anh hùng Ki Joon trong bộ phim chuyển thể từ webtoon của Netflix Mercy for None .
Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng

Hành trình đưa 'Lilo & Stitch' từ hoạt hình bước lên màn ảnh rộng

Phim âu mỹ

19:47:30 17/05/2025
Lilo & Stitch là bộ phim tiêu đề đang được người dùng chờ đợi nhất trong mùa hè này khi Disney đưa ra màn hình rộng phiên bản live-action của tác phẩm gắn liền với tuổi thơ của nhiều giả.