Kiến nghị giải thể trường đại học kém chất lượng
Nhiều đại biểu Quốc hội và nhà giáo dục cho rằng việc mở tràn lan các trường đại học làm cho hệ thống giáo dục đại học nhiễu loạn, nhiều ngành không tuyển được thí sinh. Có đại biểu còn đề nghị giải thể trường không thực hiện đúng cam kết khi thành lập.
Cho rằng giáo dục đại học đang loạn với việc mở trường tràn lan, một số nơi cơ sở vật chất không có, địa điểm phải đi thuê, giáo viên thiếu, PGS Văn Như Cương đề nghị đã đến lúc nhà nước cần rà soát lại.
Ông phân tích, các trường dân lập mở ngành đa số dựa trên tiêu chí tốn ít tiền đầu tư như tiếng Anh, Du lịch… Nếu như trường nào cũng mở thì tạo nên sự quá tải, và thiếu thí sinh là chuyện đương nhiên.
Mặt khác, chất lượng một số trường dân lập chưa đảm bảo thể hiện ở việc ghi tên giáo sư, tiến sĩ vào danh sách gíảng viên của trường nhưng thực chất có rất ít người đến dạy. Số người dạy không đủ theo quy định cũng làm cho chất lượng đào tạo xuống thấp. Đây chính là nguyên nhân thí sinh không mặn mà với trường và dù trên điểm sàn nhưng các em vẫn không lựa chọn.
Trong buổi thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2011-2012 tại kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, mấy năm qua hàng loạt trường được mở mới, nâng cấp lên đại học nhưng chất lượng đào tạo một số trường chưa đảm bảo, gây bức xúc trong nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) chia sẻ, hiện có nhiều trường đại học điểm đầu vào quá thấp, các trường cao đẳng, trung cấp thì tìm mọi cách lôi kéo học viên. Trong khi đó, nhu cầu dự báo và phân luồng của cơ quan chức năng rất yếu.
Video đang HOT
“Việc thu hút thí sinh bằng mọi cách cộng với định hướng ngành nghề cho học sinh chưa tốt, nhất là khu vực nông thôn, miền núi sẽ làm chất lượng đào tạo giảm, lãng phí thời gian và tiền của của gia đình, xã hội. Chính phủ cần tập trung rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, tăng cường khả năng dự báo, định hướng phân luồng cho học sinh”, ông Phúc đề xuất.
Hàng loạt trường đại học mở ra với chất lượng không đảm bảo nên không thu hút được thí sinh là chuyện tất yếu. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.
Đại biểu Thích Chơn Thiện (Thừa Thiên – Huế) cho rằng, Quốc hội cần sớm xây dựng Luật giáo dục đại học và đẩy nhanh tiến độ kiểm định chất lượng các trường. Kết quả kiểm định phải công khai, làm cơ sở phân loại chất lượng, từ đó giải thể hoặc hạ cấp với trường vi phạm quy định, không thực hiện đúng cam kết thành lập, chất lượng kém.
Đại biểu Thiện cũng góp ý, đoàn giám sát giáo dục đại học của Thường vụ Quốc hội cần đề nghị Chính phủ đổi mới căn bản và toàn diện quản lý giáo dục đại học, từng bước giao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho các trường. “Bộ GD&ĐT phải làm đúng chức năng quản lý nhà nước của mình, không nên làm thay công việc của các trường đại học, cao đẳng”, đại biểu Thiện nói.
Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cũng thừa nhận, trình độ nhân lực Việt Nam đang bị lệch pha, có quá nhiều trường đại học mà cao đẳng, trung cấp lại rất ít. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo một số trường đại học hiện nay chưa tốt nên cả học sinh và phụ huynh đều không hào hứng.
Thứ trưởng cho biết, Bộ đang điều chỉnh quyết định 121 của Thủ tướng về quy hoạch mạng lưới các trường đại học. Nguyên tắc dựa trên quy hoạch nguồn nhân lực cả nước ở tất cả ngành nghề, địa phương, lĩnh vực, từ đó điều chỉnh hệ thống các trường đại học cho phù hợp sao cho người đào tạo ra không dư thừa, đáp ứng nhu cầu nhân lực.
Giải thích về việc hàng loạt ngành đóng cửa do không tuyển được thí sinh, Thứ trưởng Ga cho rằng đây là bất cập trong việc chọn ngành nghề của học sinh. Theo ông, đa số em đều chọn ngành dễ tìm được việc hơn là ngành mà xã hội đang cần. Ví như khối xã hội có rất ít thí sinh, nhưng Kinh tế, Quản lý, Tài chính – Ngân hàng lại rất nhiều. Theo thống kê mà Bộ Giáo dục thì sự chênh lệch giữa hai nhóm ngành này gần 1,8 lần.
“Sắp tới Bộ sẽ nghiên cứu cơ chế để thu hút thí sinh vào học ngành mà xã hội có nhu cầu thông qua cơ chế tuyển sinh, học bổng, học phí… Việc mở trường cũng được siết chặt thông qua quy định về diện tích, giảng viên, cơ sở vật chất…”.
Hoàng Thùy
Theo vnexpress
Bằng của Thứ trưởng Cao Minh Quang không phải bằng tiến sĩ
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục - Bộ GDĐT vừa có văn bản trả lời đơn của ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế - về việc văn bằng của ông Quang không phải là bằng tiến sĩ.
Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang.
Cụ thể, trên cơ sở các thông tin liên quan đến Trường Đại học Uppsala, hệ thống văn bằng sau đại học nói chung và trình độ "Licentiatexamen" nói riêng của Thụy Điển, hệ thống văn bằng của Thụy Điển theo tài liệu của Cơ quan Quản lý giáo dục đại học Thụy Điển và thư trả lời của Trung tâm Lưu trữ dữ liệu sinh viên Trường Đại học Uppsala, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục khẳng định: Trong hệ thống giáo dục của Thụy Điển, văn bằng "Licentiatexamen" mà ông Cao Minh Quang nhận được từ Trường Đại học Uppsala chỉ là văn bằng trình độ trung gian (Intermediate Degree), chưa phải là bằng tiến sĩ (Ph.D).
Được biết trước đây, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Văn Nhung (trước khi về hưu) đã ký xác nhận cho ông Cao Minh Quang có văn bằng tương đương tiến sĩ dược khoa. Cũng nhờ chữ ký đó, ông Cao Minh Quang nghiễm nhiên trở thành tiến sĩ, các cơ quan khác cũng mặc nhiên thừa nhận trình độ tiến sĩ của ông Quang vì đã được xác nhận của ông thứ trưởng Bộ GDĐT. Nay, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục lại xác nhận bằng ông Quang không phải là tiến sĩ.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động
Kém chất lượng là do mở trường ồ ạt "Hiện nay tình hình giáo dục đại học rất phức tạp, do thời gian vừa qua chúng ta mở trường ồ ạt lên tới hơn 400 trường ĐH, CĐ dẫn đến chất lượng thấp nên dư luận sợ và không tin vào chất lượng đào tạo của nhiều trường ngoài công lập". GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục, đã...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025