Kiện nhau vì… tên chính chủ
Thời gian gần đây, nhiều vụ khiếu kiện liên quan đến việc giống tên doanh nghiệp liên tiếp xảy ra.
Điều đáng nói là, dù đã có phán quyết của tòa án, nhưng nếu doanh nghiệp cố ý chây ỳ, không đăng ký đổi tên, thì cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không làm gì được, vì không có chế tài.
Khởi kiện để bảo vệ tên gọi
Mới đây nhất, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn là Công ty cổ phần Phúc Sinh (quận 4, TP.HCM) buộc bị đơn là Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Phúc Sinh (quận Tân Phú, TP.HCM) không được sử dụng thành phần “Phúc Sinh” trong tên doanh nghiệp và nộp phạt 23 triệu đồng.
Trước đó, vụ phúc thẩm xét xử tranh chấp tên “Se com” của Công ty TNHH Secom Việt Nam với Công ty TNHH Se Com (thành lập sau) cũng đã có phán quyết. Sau khi trưng cầu giám định, Tòa phúc thẩm xử rằng, tên của Se Com vi phạm tên của Secom Việt Nam và buộc Se Com phải chấm dứt dùng tên “Công ty TNHH Se Com” và tên viết tắt “Secom Co., Ltd.”, đồng thời bồi thường cho Secom Việt Nam 100 triệu đồng chi phí thuê luật sư theo đuổi vụ kiện này.
Cục Sở hữu trí tuệ cũng đã phải vào cuộc giám định vụ việc tranh chấp tên gọi “Sàn giao dịch bất động sản Nam Tiến” giữa Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư xây dựng bất động sản Nam Tiến (B5-B6 Khu dân cư Kim Sơn, đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, TP.HCM) và Công ty cổ phần Nam Tiến (95 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM). Cục Sở hữu trí tuệ nhận định, Công ty cổ phần Nam Tiến sử dụng dấu hiệu “Nam Tiến” tương tự thành phần phân biệt trong tên thương mại của Công ty cổ phần Dịch vụ đầu tư xây dựng bất động sản Nam Tiến (đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) cho cùng loại dịch vụ, dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh và cơ sở kinh doanh.
Bị Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất nhựa ống Bình Minh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại và nhãn hiệu “Bình Minh”, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã khiếu tố vụ việc đến Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Cả hai công ty này cùng kinh doanh trong ngành nhựa, cùng hoạt động tại TP.HCM và cùng có tên thương mại, nhãn hiệu mang hai chữ “Bình Minh”. Nhựa Ống Bình Minh đã cam kết sẽ thực hiện tháo dỡ bảng hiệu và… đang xem xét việc thay đổi tên thương mại.
Chỉ cần vào trang dangkykinhdoanh.gov.vn gõ chữ “cổ phần Thanh Bình”, sẽ thấy xuất hiện tên 31 doanh nghiệp, gõ “thương mại Thanh Bình” thì có hơn 100 doanh nghiệp, còn gõ “dịch vụ Thanh Bình” có 51 doanh nghiệp… Tình trạng tương tự cũng xảy đến với những cái tên khá phổ biến như Thăng Long, Huy Hoàng, Hoàn Mỹ, Thịnh Phát… Trong đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp này chỉ khác nhau tên loại hình doanh nghiệp và chức năng nhiệm vụ.
Vụ kiện “sàn BĐS Nam Tiến” là vụ việc điển hình
Video đang HOT
Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong tổng số hơn 70.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, thì có tới 722 đơn vị bị giống tên… Việc giống tên doanh nghiệp đã gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý và là một lỗ hổng lớn trên thị trường. Có những doanh nghiệp lập nên để “ăn theo”, lợi dụng tên tuổi, thương hiệu của doanh nghiệp khác nhằm bán hàng kém chất lượng, thậm chí lừa đảo khách hàng, đối tác của doanh nghiệp “chính chủ”.
Thiếu chế tài xử phạt đơn vị chây ỳ
Luật sư Nguyễn Thanh Văn (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, có một thực tế đang gây rắc rối là trong khi nhãn hiệu phải được đăng ký, xác lập quyền và được cấp văn bằng bảo hộ bởi Cục Sở hữu trí tuệ, thì tên thương mại lại do tổ chức kinh doanh, dịch vụ tự xác lập và được ghi nhận khi đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Do được xác lập và ghi nhận tại hai cơ quan khác nhau, nên rất dễ xảy ra tình trạng trùng lặp như trên.
Ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trước đây, khi chưa thiết lập được hệ thống đăng ký toàn quốc, mà chỉ quản lý ở cấp tỉnh, đã xuất hiện tình trạng có nhiều công ty cổ phần Thanh Bình ở các địa phương khác nhau. Còn hiện nay, tình trạng này đã được kiểm soát trên hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia.
Theo luật sư Phạm Thành Long, Trưởng văn phòng Luật gia Phạm, không chỉ ở Việt Nam, mà trên thế giới, việc tranh chấp tên gọi doanh nghiệp xuất hiện phổ biến. Giải quyết vấn đề này không hề dễ dàng, do nguồn nhân lực, hạ tầng thông tin chưa đáp ứng được. “Luật Doanh nghiệp đã cấm hành vi đặt trùng tên, nhưng “giống tên tương tự đến mức gây nhầm lẫn” thì doanh nghiệp phải chứng minh được có sự tương tự và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trên thị trường. Khi đó, tòa án mới có căn cứ buộc doanh nghiệp phải đổi tên”, luật sư Long cho biết.
Theo một cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội), đối với các doanh nghiệp cố tình dùng tên giống một doanh nghiệp khác để trục lợi, thì dù đã có phán quyết của tòa án, nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh lại không có quyền tự đổi tên doanh nghiệp, mà phải do doanh nghiệp đăng ký đổi tên. Nếu doanh nghiệp không tự giác, mà cố ý chây ỳ, không chịu đăng ký đổi tên, thì cơ quan đăng ký kinh doanh cũng không làm gì được, vì không có quy định xử phạt nào.
Khởi kiện để bảo vệ tên gọi, thương hiệu của doanh nghiệp chỉ là biện pháp bất đắc dĩ để xử lý tình huống. Các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp nên vào hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia kiểm tra các tên doanh nghiệp hiện có để dự liệu tên của doanh nghiệp mình, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, kiểm soát được thương hiệu trên thị trường. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, ngay từ khi cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp, cần kiểm tra, soát xét kỹ, tránh hệ lụy không đáng có về sau.
Theo vietbao
Dân lại dọa kiện chủ đầu tư Keangnam
Gần đây, nhiều mâu thuẫn khác giữa chủ đầu tư và cư dân tòa nhà này lại càng khiến không khí căng thẳng hơn.
Sự cố hệ thống điện dự phòng trục trặc không hoạt động khi mất điện lưới, thang máy bị kẹt không tự giải phóng người trong trường hợp khẩn cấp gây hoảng sợ, đó là những chuyện chưa được giải quyết thỏa đáng ở Keangnam.
Sổ đỏ lâu dài thành sổ đỏ 50 năm
Bà Nguyễn Thị Lan cho biết, gia đình bà mua căn hộ A1609 từ tháng 10 năm 2010. "Trong hợp đồng mua nhà có ghi rõ, sau 30 ngày kể từ ngày ký chủ đầu tư sẽ cấp sổ đỏ. Nhưng vì lý do này, lý do khác đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ", bà Lan nói. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện ở chung cư Keangnam, một số hộ dân đã có sổ đỏ nhưng chỉ là loại sổ đỏ có thời hạn 50 năm. "Trong hợp đồng ký nói rằng sổ đỏ cấp cho chúng tôi là sổ đỏ lâu dài, nhưng chủ đầu tư sau khi giao nhà chỉ hứa cấp sổ đỏ có thời hạn 50 năm. Như vậy, chủ đầu tư không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng. Chúng tôi không đồng ý nhận sổ đỏ 50 năm. Cư dân Keangnam chúng tôi rất bức xúc", bà Lan nói thêm. Như vậy, hơn hai năm sau khi mua căn hộ, bà Lan và đa số hộ dân ở Keangnam vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Nếu ai muốn có sổ đỏ thì phải chấp nhận sổ đỏ có niên hạn 50 năm.
Rất nhiều người dân bức xúc yêu cầu chủ đầu tư là công ty Keangnam Vina phải đưa ra lộ trình cụ thể về thời gian làm sổ đỏ cho họ và phải cam kết thực hiện đúng theo lộ trình đó.
Trong một diễn biến khác, bà Nguyễn Thị Lan còn cho biết, đã nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư làm rõ thế nào là diện tích chung, diện tích riêng trong tòa nhà. "Diện tích chung và riêng còn mập mờ. Phía chủ đầu tư đã khai thác nhiều không gian trong tòa nhà để quảng cáo kiếm tiền. Không gian đó đáng lẽ phải thuộc quyền quản lý của người dân. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang rất lo lắng vì số tiền quỹ bảo trì tòa nhà được trích ra 2% từ tiền mua nhà đến bây giờ không biết đang nằm ở đâu? Chủ đầu tư phải có trách nhiệm báo cáo về tài khoản quỹ bảo trì đã được mở, báo cáo việc thu chi và sớm làm thủ tục để đại diện của Ban quản trị trở thành đồng chủ tài khoản", bà Lan nói.
Chung cư Keangnam Hà Nội Landmark.
Một vấn đề liên quan đến quyền lợi của cư dân Keangnam là việc Ban Quản trị (BQT) tòa nhà tuy đã được thành lập ngày 12/08/2012 nhưng vẫn chưa được UBND huyện Từ Liêm công nhận, vì vậy khi Ban quản trị tòa nhà đòi quyền lợi cho người dân, chủ đầu tư đều bác bỏ.
Ban quản trị có như không?
Được biết, ngày 12/8/2012, dưới sự chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội, UBND huyện Từ Liêm, Hội nghị nhà chung cư Keangnam đã được tổ chức thành công, bầu ra BQT gồm 8 cư dân, đồng thời cũng đã bầu ra Trưởng và phó BQT, cử ông Ha Jong Suk - Chủ tịch công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina (là người của chủ đầu tư) làm Phó trưởng ban BQT.
Vì chưa hợp pháp để hoạt động, 21/09/2012, đại diện của cư dân Keangnam đã gửi đơn lên UBND TP.Hà Nội kiến nghị về việc chưa được chính quyền địa phương công nhận BQT, trong khi theo luật định, lẽ ra phải được công nhận từ lúc Hội nghị nhà chung cư kết thúc.
Về sự chậm trễ đến khó hiểu của UBND huyện Từ Liêm, ông Bùi Thức Khiết - người đã được bầu làm Trưởng ban BQT (chưa có quyết định chính thức) cho biết: "Hội nghị nhà chung cư Keangnam đã được tổ chức đúng quy định hiện hành, bà con cư dân đã hăng hái tham gia và rất phấn khởi trước thành công của Hội nghị".
Sau Hội nghị, cư dân đang chờ đợi sự hoạt động có hiệu quả của BQT để xây dựng khu chung cư thành khu vực có cuộc sống yên lành và có văn hóa. Nhưng đến nay, đã hơn 5 tháng trôi qua, do vẫn chưa có quyết định công nhận chính thức, BQT không thể bắt tay vào hoạt động đầy đủ, nhiều vấn đề trong cộng đồng chưa được đưa ra bàn bạc giải quyết.
Trong khi đó, theo luật pháp hiện hành, quyết định 08/2008/BXD nêu rõ: 15 ngày sau khi Hội nghị nhà chung cư (HNNCC) bầu được BQT, chính quyền địa phương sẽ ra văn bản công nhận.
Bà Nguyễn Thị Lan cho hay: Ngày 13/8/2012, Tổ dân phố số 5 có ra công văn số 01-DP5-MT báo cáo kết quả HNNCC với UBND Huyện Từ Liêm và đề nghị Huyện ra quyết định công nhận BQT nhưng hết 15 ngày, huyện Từ Liêm không có văn bản trả lời. "Họ chỉ giải thích miệng rằng có yếu tố nước ngoài nên chưa thể công nhận" - một cư dân Keangnam cho hay.
Để giải quyết vướng mắc này, Trưởng QBT đã gửi đơn hỏi Sở Xây dựng TP Hà Nội hỏi về yếu tố nước ngoài. Ngày 12/10/2012, sau khi nhận công văn của Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng đã có công văn số 74/BXD-QLN trả lời rằng: Yếu tố nước ngoài không ảnh hưởng đến việc công nhận BQT.
Đến ngày 10/11 và 02/12, Ông Bùi Thức Khiết, Trưởng ban BQT tiếp tục gửi văn bản đến UBND Huyện Từ Liêm và UBND TP.Hà Nội để đề nghị cơ quan chính quyền giải quyết dứt điểm sự việc này.
Tuy nhiên, dù đã 3 lần gửi văn bản và sau hơn 5 tháng chờ đợi, đến nay, người dân vẫn không nhận được hồi âm nào từ phía chính quyền địa phương.
Theo 24h
Tôm Việt Nam không nhận trợ cấp từ Chính phủ Liên quan đến việc Liên minh Khai thác tôm Mỹ (COGSI) đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước trong đó có Việt Nam Do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp không chính đáng từ Chính phủ, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vụ 210 tấn xi măng bị hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Hiện trường vụ sạt lở 5 người chết ở Lai Châu

TPHCM phát hiện 50 tấn nội tạng động vật và hàng chục hộp yến sào trôi nổi

Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Người đàn ông khỏa thân đi dạo trên cần cẩu công trình ở Bình Dương

Bí mật trên chiếc xe bỏ lại bên đường

Voi rừng bám theo người đã cứu mình... để cảm ơn

Đi bắt ốc rồi bị lạc suốt đêm trên núi, 2 vợ chồng được cảnh sát giải cứu

Đôi nam nữ tử vong ở thác nước nổi tiếng Hòa Bình

Sạt lở đá khiến 5 người mất tích ở Lai Châu

Thực hư thông tin đánh thuốc mê, bắt cóc nữ sinh 13 tuổi ở Hải Phòng

Hai thiếu niên lái xe máy bằng chân để quay clip 'khoe trên mạng cho vui'
Có thể bạn quan tâm

Top 10 xe xăng bán chạy tháng 4: Mazda CX-5 bứt tốc, Accent và Xforce 'mất hút'
Ôtô
08:56:03 17/05/2025
Nhà trai bày 100 mâm cưới đãi khách, cả làng không ai đến dự vì lý do này
Netizen
08:54:05 17/05/2025
Mẫu xe ba bánh Can-Am Canyon dành cho địa hình khó
Xe máy
08:48:26 17/05/2025
Tôi khuyên bạn đừng móc ví mua 5 thứ này, cảm giác hối hận là điều sớm muộn
Sáng tạo
08:48:08 17/05/2025
Cảnh tượng kinh ngạc: Hàng nghìn chim én bay lượn trên một ngôi nhà
Lạ vui
08:42:49 17/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 26: Nguyên "khó ở" khi đến điểm trường vùng cao
Phim việt
08:40:57 17/05/2025
Tràn lan hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Các sàn không thể vô can
Pháp luật
08:32:02 17/05/2025
Điểm danh 5 pha kết liễu đáng sợ nhất Until Dawn
Phim âu mỹ
08:31:05 17/05/2025
Phim cổ trang đẹp đến từng bông tuyết, nữ chính chuẩn lá ngọc cành vàng đứng im cũng thành tuyệt tác
Phim châu á
08:27:17 17/05/2025
Từng là "thiếu gia trong mộng" của Cbiz, Lý Á Bằng nay dọn về sống trong khu chung cư cũ: Nợ nần, phá sản, đứa con nhỏ 3 tuổi cũng chịu khổ
Sao châu á
08:24:16 17/05/2025