Kiện tướng đứng máy sợi – Anh hùng lao động Nguyễn Thị Thạc
Bà Nguyễn Thị Thạc là một trong những gương mặt phụ nữ điển hình của Nhà máy Dệt Nam Định trong giai đoạn “ Thi đua yêu nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)” của nhà nước. Đối với bà, mục đích lớn nhất là hiệu quả công việc.
Sau năm 1954, phong trào thi đua yêu nước hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời kỳ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng và Chính phủ ta tiếp tục lãnh đạo đẩy mạnh công tác thi đua, coi trọng xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến nhằm tạo ra động lực mới trong học tập, lao động, sản xuất và chiến đấu…
Với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, các phong trào thi đua yêu nước đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp ở tất cả các ngành, các giới… trong cả nước.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã Đồng Tâm (tỉnh Phú Thọ) – một điển hình tiên tiến trong xây dựng đời sống mới của bà con kiều bào mới về nước, ngày 21/3/1961. (Ảnh: Bảo tàng Hồ Chí Minh).
Hưởng ứng phong trào thi đua cả nước, tập thể Nhà máy Dệt Nam Định đã phát động phong trào mang tên “Thiên Lý Mã”. Phong trào diễn ra sôi nổi, trong từng buồng máy và toàn nhà máy với khẩu hiệu “Sản xuất 10 triệu mét vải vì miền Nam ruột thịt”. Trong đợt thi đua đó cả Nhà máy Dệt Nam Định đã phấn đấu và sản xuất ngày đêm, về đích trước thời gian quy định vượt mức 1 triệu 74 mét vải.
Để có được kết quả đó là sự nỗ lực không ngừng khắc phục hoàn cảnh khó khăn của những người thợ máy. Họ đều còn trẻ tuổi nhưng đã nỗ lực vượt lên bản thân mình để sản xuất giỏi và chiến đấu anh dũng trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất của chiến tranh.
Bà Nguyễn Thị Thạc – Kiện tướng đứng máy sợi của nhà máy Dệt Nam Định – Anh hùng Lao động, năm 1962. (Ảnh sưu tầm).
Điển hình trong phong trào trên có tấm gương Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Thạc – công nhân Nhà máy Dệt Nam Định, kiện tướng đứng máy sợi của nhà máy. Ở tuổi đôi mươi, bà Thạc luôn lập kỷ lục cao nhất của ngành Dệt. Lúc cao điểm, một mình bà Thạc đứng từ 1.200 đến 1.400 cọc sợi.
Bà Thạc cho biết: “Sở dĩ tôi đứng được nhiều cọc sợi và hoàn thành kế hoạch hàng năm, mục đích và động lực chủ yếu là lòng yêu nước, chỉ nghĩ làm sao cho sản xuất thật nhiều sợi, nhiều vải để phục vụ nhân dân, xây dựng miền Bắc vững mạnh, góp phần thống nhất đất nước.
Chúng tôi chỉ có mục đích là lao động, phấn đấu không ngừng theo lời Bác dạy là: Kế hoạch 1, giải pháp 10 và quyết tâm 20. Và lúc đó thanh niên lạc quan yêu đời chỉ nghĩ đến hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch và chẳng bao giờ nghĩ sẽ là lao động tiên tiến, hay chiến sĩ thi đua này nọ”.
Bà Nguyễn Thị Thạc là một trong những gương mặt phụ nữ điển hình của Nhà máy Dệt Nam Định trong giai đoạn “Thi đua yêu nước trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước (1955-1975)” của nhà nước. Đối với bà, mục đích lớn nhất là hiệu quả công việc. Tấm gương ấy đã góp phần tạo dựng truyền thống sống và lao động anh hùng cho Ngành dệt may nói riêng và là tấm gương cho các thế hệ sau học tập và noi theo.
Video đang HOT
Theo lời kể của bà Thạc: Với những thành tích đạt được, năm 1960 được sự đồng ý của Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đoàn đại biểu công nhân Nhà máy Dệt Nam Định được cử đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng (Triều Tiên) – đơn vị kết nghĩa, bà Thạc cũng đã được đi tham quan trong dịp này.
Theo lời kể của bà Thạc, các đại biểu nhà máy Dệt Nam Định (Việt Nam) đã mặc áo Hanbok – trang phục truyền thống của Triều Tiên – đây là sản phẩm vải dệt may được sản xuất và sử dụng làm tặng phẩm trao đổi trong phong trào thi đua hữu nghị giữa hai nhà máy Dệt, bà Thạc đã mặc sản phẩm quà tặng của nước bạn trong những buổi tham quan, gặp mặt và giao lưu cùng với các bạn nhà máy Dệt Bình Nhưỡng.
Hơn 20 năm sau chuyến tham quan, bà Thạc vẫn trân trọng giữ gìn áo Hanbok như một kỷ vật thiêng liêng. Tuy nhiên, do hoàn cảnh chiến tranh phải sơ tán nhiều lần, đồ đạc bị thất lạc nên bà Thạc chỉ còn giữ lại được phần áo khoác ngoài của bộ Hanbok.
Cũng trong dịp tham quan và học tập đó bà Thạc cũng được lãnh đạo Nhà máy Dệt Bình Nhưỡng tặng cuốn sổ tay ghi chép. Cuốn sổ đã được bà Thạc rất trân trọng, bà đã sử dụng nó để ghi lại chương trình, nội dung làm việc và lịch học tập tại Bình Nhưỡng (năm 1960). Cùng với những kỷ vật đó, bà Thạc còn giữ những tài liệu, hiện vật trong những lần được gặp và làm việc với Chủ tịch Hồ Chí Minh (1961-1964). Ngày 25/12/2013, theo đề nghị của Bảo tàng Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Thạc đã tặng lại các kỷ vật này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh bảo quản, lưu giữ và phát huy giá trị.
Nguyễn Dương
(Theo tài liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh cung cấp)
Khai mạc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Thi đua yêu nước"
Sáng nay (7/6), tại Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng khai mạc triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Thi đua yêu nước".
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - cho biết, cách đây 70 năm (11/6/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc mở đầu một phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, tạo động lực mạnh mẽ cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng. Ngày 11/6 sau này đã trở thành Ngày Truyền thống thi đua yêu nước.
Ông Vũ Mạnh Hà phát biểu.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai trương triển lãm.
"Không chỉ là Người khởi xướng, phát động phong trào thi đua, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là một tấm gương mẫu mực, là nguồn cổ vũ lớn lao cho các phong trào thi đua. Người nói: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Những người thi đua là những người yêu nước nhất". Người cũng nhấn mạnh: "Bổn phận của người Việt Nam, bất kỳ sỹ, công, nông, thương, binh, bất kỳ làm việc gì cần phải thi đua nhau... Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai; bất kỳ giàu nghèo, lớn nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa""- ông Hà phát biểu.
Với 200 tài liệu, hiện vật triển lãm giới thiệu vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc khởi xướng, tổ chức và động viên toàn dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước; Triển lãm còn góp phần tuyên truyền, giáo dục toàn Đảng, toàn dân và toàn quân nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò và tác dụng của phong trào thi đua yêu nước trong giai đoạn cách mạng hiện nay; Động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục đẩy mạnh việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng.
Các em nhỏ thiếu nhi đến tham quan triển lãm.
Ngay sau lễ cắt băng khi trương triển lãm, nhiều người dân và du khách đã đến tham quan, tìm hiểu.
Triển lãm gồm 3 phần:
Phần thứ nhất:Thi đua kháng chiến và kiến quốc (1945-1954): Phần này điểm lại những dấu mốc lịch sử liên quan đến giai đoạn vô cùng khó khăn của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ; những đối sách của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng và Chính phủ giải quyết những khó khăn của nước nhà: Giải quyết nạn đói, thanh toán nạn dốt, chống thù trong giặc ngoài, đưa đất nước ra khỏi vòng hiểm nguy, giữ vững quyền tự do, độc lập.
Trưng bày còn khái lược bối cảnh ra đời của các phong trào thi đua ái quốc gắn với giai đoạn vừa kháng chiến vừa kiến quốc của nhân dân ta, đặc biệt là dấu mốc lịch sử 11/6/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi Thi đua ái quốc"...
Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Báo Cứu quốc ngày 11/6/1948.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia góp gạo, cứu đói. Hà Nội, năm 1945.
Phần thứ hai: Thi đua xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954-1975).
Những hình ảnh, tài liệu phần này nhằm giới thiệu với công chúng sự phát triển của phong trào thi đua ái quốc sau năm 1954 của nước ta, các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn này hướng vào thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Phần thứ ba: Thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh (từ 1975 đến nay):
Nội dung của phần này trưng bày khái lược những dấu mốc lịch sử quan trọng của phong trào thi đua yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh từ năm 1975 đến nay.
Phát huy tinh thần và sức sống của các phong trào thi đua yêu nước trong các giai đoạn trước. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, đặc biệt trong thời kỳ đất nước đổi mới, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, định hướng vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quần chúng nhân dân lao động,...
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Thi đua theo lời Bác: "Đừng để xảy ra trường hợp như Trịnh Xuân Thanh" " Trong xét duyệt thi đua đừng để xảy ra những trường hợp như Trịnh Xuân Thanh, sau khi được nhận các danh hiệu lại bị cơ quan chức năng thu hồi, hủy. Việc đó khiến nhiều người có suy nghĩ thi đua cũng là "chạy ", PGS -TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhận hối lộ hơn 11 tỷ đồng, cựu Giám đốc sở chi 960 triệu đồng đi từ thiện

Hiện trường ngổn ngang vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội

Dột ở nhà ga T3, sân bay Tân Sơn Nhất: Thi công không đảm bảo?

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức
Có thể bạn quan tâm

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển
Uncat
09:17:36 10/05/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan
Thế giới
09:13:49 10/05/2025
Xem Sex Education, tôi đau lòng phát hiện ra cảnh nóng kinh hoàng trong phim được lấy cảm hứng từ đời thật
Hậu trường phim
09:13:46 10/05/2025
Khoảnh khắc kỳ diệu ở bệnh viện Mỹ
Netizen
09:12:36 10/05/2025
Đây là người đầu tiên thắp lửa nghề cho "cha đẻ" siêu hit nhạc Việt 4 tỷ view, làm 3 điều khiến netizen gật gù "cơ duyên đáng quý"
Nhạc việt
09:04:44 10/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz yêu bí mật nay dắt nhau ra mắt hội bạn, chuẩn bị công khai hậu bị tóm hẹn hò trên sân pickleball?
Sao việt
08:54:45 10/05/2025
1 nam nghệ sĩ gây tai nạn giao thông trên đường đưa con đi học, câu nói sau đó thổi bùng tranh cãi
Sao châu á
08:51:26 10/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 24: Nguyên dằn mặt Hậu, tuyên bố không cho phép ai làm ông Nhân rơi nước mắt
Phim việt
08:46:08 10/05/2025
Em xinh Say Hi gặp biến trước công chiếu, "vựa muối" của show bị 1 Anh trai chê
Tv show
08:27:18 10/05/2025
Những con trai của huyền thoại chơi bóng ra sao?
Sao thể thao
07:57:54 10/05/2025