‘Kiềng ba chân’ của Triều Tiên
Triều Tiên sẽ không từ bỏ phát triển hạt nhân, trái lại hạt nhân – kinh tế – ngoại giao sẽ là kiềng ba chân trong định hướng phát triển của Bình Nhưỡng trong tương lai – TS Nguyễn Việt Phương.
Đó là nhận định của TS Nguyễn Việt Phương, nghiên cứu viên tại Trung tâm Belfer, ĐH Harvard (Mỹ), khi bàn về kết quả chương trình thượng đỉnh Hàn-Triều kéo dài ba ngày kể từ 18-9 tại thủ đô Bình Nhưỡng.
Thượng đỉnh chỉ mang tính biểu tượng
. Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về kết quả thượng đỉnh Hàn-Triều lần thứ ba đã đạt được?
TS Nguyễn Việt Phương
TS Nguyễn Việt Phương (ảnh): Cho tới thời điểm hiện tại, hội nghị Hàn-Triều lần thứ ba trong năm nay có thể coi là thành công nhưng chỉ ở mức độ tương đối.
Tất cả thỏa thuận đã đạt được đến thời điểm này như ngừng các hoạt động khiêu khích trong khu vực phi quân sự (DMZ), xem xét đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa, nhân đạo… đều nằm trong dự đoán và đều là các nội dung “mềm” dễ dàng thực hiện.
Các mục tiêu khó hơn, như phá bỏ bãi thử Tongchang-ri, cho phép thanh tra quốc tế vào giám sát việc dỡ bỏ cơ sở hạt nhân ở Yongbyon, tái khởi động khu công nghiệp ở biên giới, đều kèm theo các điều kiện.
Ví dụ, “Mỹ thực hiện các điểm đã hứa ở thượng đỉnh Singapore”, “khi điều kiện cho phép”, “khi đạt được các thỏa thuận về mặt pháp lý”. Thế nên sẽ phải đợi thêm một thời gian để thấy hiệu quả thực sự của các cam kết khó khăn này.
Nội dung mang tính biểu tượng nhất có lẽ là việc ông Kim Jong-un sẽ thăm Seoul, trở thành lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên đến Hàn Quốc kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc năm 1953. Chúng ta cũng phải chờ đến khi kết quả của chuyến thăm đó được công bố thì mới biết hiệu quả thực chất của tiến trình.
Video đang HOT
Chính vì vậy, theo tôi thì thượng đỉnh Hàn-Triều lần này nhìn chung chưa giải quyết được vấn đề nào trong các vấn đề liên quan tới thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore hồi tháng 6. Kết quả lần này chủ yếu mang tính biểu tượng, tạo cú hích tiếp theo để Mỹ và Triều Tiên tiếp tục xem xét thực hiện các điều khoản của thượng đỉnh Singapore chứ chưa giải quyết gì nhiều đối với mục tiêu “phi hạt nhân hóa toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” trên bán đảo Triều Tiên.
. Những thành công, dù vẫn hạn chế và mang tính biểu tượng, của thượng đỉnh lần này đến từ đâu?
Thành công rõ ràng đến từ cố gắng của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong việc hàn gắn quan hệ Mỹ-Triều và Hàn-Triều. Việc tập đoàn lớn của Hàn Quốc như Samsung, SK tích cực ủng hộ ông Moon Jae-in trong các điều khoản về kinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng. Tất nhiên không thể bỏ qua việc bản thân ông Kim Jong-un cũng đã cố gắng chứng tỏ thiện ý, như ra tận sân bay, tổ chức đón trịnh trọng, tỏ ý thân mật với ông Moon và gián tiếp là với Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tổng thống Moon (trái) và Chủ tịch Kim tại Bình Nhưỡng. Ảnh: REUTERS
Triều Tiên liệu có từ bỏ hạt nhân?
. Với những thể hiện tại thượng đỉnh lần thứ ba với Hàn Quốc, có thể đánh giá thế nào về mong muốn trở thành “quốc gia bình thường” và cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng?
Bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng mong muốn hội nhập, phát triển và được nhìn nhận là quốc gia bình thường. Vấn đề đối với Triều Tiên là họ thường đặt nặng các vấn đề an ninh, tồn vong của chính quyền Kim Jong-un lên trên hết. Mục tiêu này vẫn sẽ là mục tiêu cao nhất của ông Kim trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu này, ông Kim sẽ tiếp tục hoàn thiện năng lực vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời do đã có rất nhiều thành công trong việc thử hạt nhân và thử tên lửa tầm trung và tầm xa, ông Kim sẽ dần chuyển hướng sang đẩy mạnh phát triển kinh tế và thoát khỏi tình trạng cô lập về ngoại giao. Hạt nhân – kinh tế – ngoại giao sẽ là kiềng ba chân của Triều Tiên trong tương lai. Vì vậy, tôi không tin là ông Kim sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân trong tương lai gần.
. Vậy các tuyên bố ngừng hoặc tháo dỡ các bãi thử hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên với Hàn và Mỹ thật ra chỉ là lời hứa suông?
Tuyên bố của Triều Tiên là một dấu hiệu tích cực nhưng không mới và mang tính biểu tượng nhiều hơn là thực tiễn. Bởi vì từ tháng 7, Triều Tiên đã có dấu hiệu chuẩn bị tháo dỡ địa điểm Tongchang-ri, còn có tên khác là bãi phóng vệ tinh Sohae, nhằm cụ thể hóa các điều khoản của thượng đỉnh Singapore. Bên cạnh đó, đây không phải là một hoạt động “không thể đảo ngược”, có nghĩa là Triều Tiên hoàn toàn có thể tháo dỡ ở thời điểm hiện tại và tái khởi động bãi thử khi Mỹ và Hàn Quốc tỏ ra không hợp tác trong tương lai. Cũng cần nói thêm là Triều Tiên còn các địa điểm thử tên lửa khác và hiện tại công nghệ tên lửa của Triều Tiên đã ở tầm cao mà ít chuyên gia hay quan chức nào có thể ngờ tới so với thời điểm cách đây hai năm.
Ít nhất, để chứng tỏ thiện chí phi hạt nhân hóa, Triều Tiên phải cung cấp cho phía Mỹ hoặc cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) danh sách cụ thể các cơ sở hạt nhân, công nghệ hạt nhân-tên lửa và khối lượng vật liệu hạt nhân nước này đang sở hữu. Đây là điều chính quyền Mỹ đề nghị rất nhiều lần kể từ sau thượng đỉnh Singapore nhưng chưa có hồi đáp từ phía ông Kim.
“Kiềng ba chân” hay “bộ ba bất khả thi”?
. Cách tiếp cận của Mỹ với Triều Tiên nhất quán: Từ bỏ hạt nhân hoặc bị cấm vận kinh tế và cô lập ngoại giao. Như vậy, hạt nhân – kinh tế – ngoại giao trông giống “bộ ba bất khả thi” hơn là “kiềng ba chân” như ông nhận định?
Việc Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí hạt nhân gần như đã đạt được đồng thuận trong giới nghiên cứu và đa phần giới làm chính sách. Kể cả việc ông Kim tuyên bố gần đây là sẽ hoàn thành phi hạt nhân hóa trước khi Trump rời nhiệm sở cũng gây nhiều hoài nghi và gần như không đạt được phản ứng tích cực nào từ các bên.
Nếu xem xét phong cách đối ngoại của ông Trump thì kịch bản khả dĩ nhất ở thời điểm hiện tại là Mỹ-Triều tiến hành nhượng bộ từng bước. Triều Tiên dần phá hủy các cơ sở có nhiều tính biểu tượng nhưng không có quá nhiều giá trị thực tế cho chương trình vũ khí hạt nhân, như các bãi thử. Đồng thời cung cấp một số thông tin về chương trình hạt nhân. Đổi lại, Mỹ đẩy nhanh việc tuyên bố kết thúc chiến tranh ở bán đảo Triều Tiên và gián tiếp tạo điều kiện cho Seoul hợp tác kinh tế với Bình Nhưỡng. Ví dụ, việc mở lại khu công nghiệp Kaesong đòi hỏi phải có sự đồng ý từ Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do có liên quan tới các điều khoản cấm vận. Sự ủng hộ từ Mỹ là rất quan trọng để các điều khoản này được nới lỏng để Kaesong có thể mở lại. Việc Triều Tiên thực hiện các hành động có tính biểu tượng như vậy có thể là đủ để ông Trump ghi điểm với nội bộ nước Mỹ và giành thêm phiếu bầu cho đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng 11 tới.
Một điểm có lợi cho ông Kim trong việc giữ “kiềng ba chân” là việc ông Trump khá mềm dẻo trong chính sách ngoại giao, chú trọng lợi ích cụ thể, trước mắt, không quan tâm nhiều đến việc giữ lời hứa với đồng minh hay lợi ích lâu dài. Vì vậy, nếu Triều Tiên đủ linh hoạt thì hoàn toàn có thể đẩy đối thoại Mỹ-Triều tiến tới. Hoặc ít nhất Bình Nhưỡng có thể kéo dài thời gian để tiếp tục ổn định kinh tế trong bối cảnh cải cách kinh tế của ông Kim tỏ ra có hiệu quả và Trung Quốc dường như không còn mặn mà với việc thắt chặt cấm vận với Triều Tiên sau khi quan hệ hai nước trở nên nồng ấm trở lại và Trung Quốc đang trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.
. Xin cám ơn ông.
Vai trò của Tổng thống Moon rất quan trọng
Ông Moon có vai trò rất quan trọng, nếu không nói là quyết định trong việc thúc đẩy đối thoại Hàn-Triều, đối thoại Mỹ-Triều. Nếu ông Moon không nhanh chóng bắt tín hiệu từ Triều Tiên giai đoạn Olympic mùa đông thì đã không có đối thoại Hàn-Triều, nếu ông Moon không mềm dẻo trở thành “con thoi” giữa ông Kim và ông Trump thì đã không có đối thoại Mỹ-Triều. Ông Moon cũng là người tìm ra điểm chung giữa các bên để chương trình đối thoại có thể tiến tới, chuyển hướng từ phi hạt nhân hóa (yêu cầu của Mỹ) sang phi hạt nhân hóa và kết thúc chiến tranh (yêu cầu của Mỹ và Triều Tiên), chuyển từ bỏ cấm vận (yêu cầu của Triều Tiên) sang nối lại hợp tác kinh tế và từng bước phi hạt nhân (yêu cầu của Mỹ, Hàn Quốc, Triều Tiên).
ĐỖ THIỆN thực hiện
Theo PLO
Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc làm gì ở Bình Nhưỡng?
Trong khi lãnh đạo Hàn - Triều hội đàm tại Bình Nhưỡng, đệ nhất phu nhân của hai nước sẽ có những hoạt động mang tính ngoại giao riêng bên lề sự kiện này.
Hai đệ nhất phu nhân Hàn-Triều gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh tháng 4. Ảnh: Joint Press Corps.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng phu nhân Kim Jung-sook, sáng nay (18.9), đặt chân tới Bình Nhưỡng trong chuyến công du 3 ngày. Hai người được vợ chồng Chủ tịch Kim Jong-un và Ri Sol-ju đích thân ra sân bay Sunan đón.
Từng gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4 ở Bàn Môn Điếm, hai đệ nhất phu nhân dự kiến sẽ tiếp tục củng cố quan hệ trong dịp gặp gỡ lần này.
Theo lịch trình, bà Ri Sol-ju sẽ cùng bà Kim Jung-sook tới thăm học viện âm nhạc danh giá Kim Won-gyun Conservatory ở Bình Nhưỡng và Bệnh viện Nhi Okryu gần đó.
Khi tham quan nhạc viện, hai phu nhân sẽ có cơ hội bàn về niềm say mê âm nhạc của mình vì cả hai đều có nền tảng trong lĩnh vực này. Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc từng tham gia ca hát tại Đại học Kyung Hee ở Seoul và là một thành viên của dàn hợp xướng thành phố Seoul. Trong khi đó, bà Ri là một ca sĩ trong ban nhạc nổi tiếng Unhasu Orchestra của Triều Tiên trước khi lấy ông Kim Jong-un.
Thông tin về thượng đỉnh Hàn - Triều được người Hàn Quốc rất quan tâm. Ảnh: Yonhap.
Ngày mai (19.9), Đệ nhất Phu nhân Hàn Quốc sẽ tới thăm Cung Thiếu nhi Mangyongdae - một cơ sở rộng lớn ở mạn tây nam của thủ đô Bình Nhưỡng, nơi trẻ em Triều Tiên học múa ballet, học chơi nhạc cụ, ca hát và luyện viết chữ đẹp. Học sinh nơi này thường biểu diễn phục vụ các phóng viên và du khách nước ngoài.
Được biết, trước đó cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung cùng phu nhân Lee Hee-ho từng tới thăm Cung Thiếu nhi Mangyongdae năm 2000
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Tổng thống Vladimir Putin nhận định về kết quả thượng đỉnh liên Triều Tổng thống Moon Jae-in điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 29.4, vài ngày sau hội nghị thượng đỉnh liên Triều và nhất trí rằng hai nước cần hợp tác kinh tế ba bên với Triều Tiên để thúc đẩy hòa bình. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in điện đàm hôm 29.4 về kết quả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp

Bế tắc triển vọng hòa bình ở Ukraine lẫn Trung Đông

Cuộc đua vào Nhà Xanh ngày càng nóng bỏng

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio giữ 4 chức cùng lúc

Hàn Quốc: Đảng cầm quyền lựa chọn ứng cử viên tổng thống

Hé lộ khả năng diễu binh ở Mỹ vào sinh nhật ông Trump

Israel không kích nhiều địa điểm ở Syria

Vừa từ chức, cựu thủ tướng Hàn Quốc ra tranh cử tổng thống, nêu 3 mục tiêu

Thiếu niên tự kỷ Nigeria lập kỷ lục thế giới về hội họa

Chiến lược 'hai mũi nhọn' của EU đối phó với thuế quan của Tổng thống Trump

Nhà Trắng nói cố vấn an ninh được 'cất nhắc', không phải bị trừng phạt

Mỹ tái cơ cấu mạnh mẽ Cơ quan Bảo vệ môi trường
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025
Mỹ nhân nóng bỏng đang vướng tin đồn hẹn hò với tài tử Tom Cruise
Sao âu mỹ
21:56:28 03/05/2025