Kiệt tác nơi non cao hùng vĩ
Ruộng bậc thang Mù Cang Chải mùa nào cũng đẹp, cũng quyến rũ, cũng đắm say, cũng nao lòng du khách.
Có phải lung linh in bóng mây trời, núi rừng trong những mặt gương mùa nước đổ? Hay bởi mướt xanh lúa dậy thì con gái dập dờn nô nhau đuổi dài những vạt sóng? Có phải suộm vàng thơm hương những bông lúa trĩu hạt nối cao nấc thang lên trời? Hay bởi bức tranh sắc màu của bao gốc rạ nằm thảnh thơi ngơi nghỉ sau mùa vụ bội thu? Có phải rún rẩy hoa văn sặc sỡ nhịp bước váy Mông ngả nghiêng ánh mắt? Hay bởi tươi ngời rạng rỡ những nụ cười hồn hậu vẹn nguyên khát khao chinh phục thiên nhiên của đồng bào Mông? Có phải tiếng khèn tha thiết, phóng khoáng, ngân vang đại ngàn?
Nấc thang no ấm. (Ảnh: Tuấn Vũ)
Một lần đến Mù Cang Chải, một lần chiêm ngưỡng ruộng bậc thang nơi đây là dâng tràn bao cung bậc cảm xúc. Mỗi người có trong mình, neo cài nơi trái tim hình ảnh, vẻ đẹp, sức sống, tình yêu, khát vọng của đồng bào Mông là những người đã mãnh liệt và bền bỉ khai khẩn ruộng bậc thang qua nhiều thế hệ.
Khí hậu khắc nghiệt, địa hình phức tạp cùng với các điều kiện tưởng chừng không thể vượt qua vừa như thách thức lại vừa khơi dậy niềm khát khao, mong muốn chinh phục thiên nhiên của đồng bào Mông Mù Cang Chải. Đơn giản trước tiên và trước hết chính là có thêm hạt thóc, hạt gạo để phục vụ cuộc sống của đồng bào. Có thể những người đầu tiên bắt tay khai khẩn ruộng bậc thang trên mảnh đất này, có thể những người sau đó cùng nhau tiếp tục khai phá ruộng bậc thang trên mảnh đất này cũng chưa từng nghĩ rằng họ sẽ tạo nên một kỳ tích, một kỳ quan, một kiệt tác cho ngày hôm nay.
Tinh thần vượt khó, sáng tạo phi thường, cần cù lao động của đồng bào Mông Mù Cang Chải từ đời này sang đời khác đã mang đến và tạo nên những giá trị có ý nghĩa xuyên thời gian.
Ruộng bậc thang thể hiện một loại hình canh tác có sự kết hợp hài hòa của canh tác ruộng nước và canh tác nương rẫy. Ruộng bậc thang cho thấy cách thức khai khẩn, canh tác, thu hoạch, bảo quản đến hệ thống nông cụ, kinh nghiệm sử dụng các giống lúa.
Video đang HOT
Ruộng bậc thang cũng cho biết cách ứng xử của đồng bào Mông với môi trường, địa hình, đặc biệt là quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước để không những có thể trồng cây lúa nước trên đồi mà còn đem lại mùa mùa bội thu, tạo nguồn lương thực vô cùng quý giá.
Khối óc và bàn tay lao động của đồng bào Mông Mù Cang Chải theo tiến trình lịch sử đến hôm nay đã làm nên khoảng 7.000 ha ruộng bậc thang. Ruộng bậc thang có ở khắp 14/14 xã, thị trấn của huyện, nổi bật và tập trung ở 6 xã: La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, Kim Nọi, Mồ Dề, Lao Chải.
Trải nghiệm các địa điểm này, du khách sẽ được tận hưởng vẻ đẹp của ruộng bậc thang ở nhiều góc độ khác nhau. Có nơi, những thửa ruộng bậc thang như những bức tranh treo trên sườn núi. Có nơi, những thửa ruộng bậc thang tựa những mâm xôi thay đổi màu sắc theo mùa. Có nơi, những thửa ruộng bậc thang trải dài giống hệt những vân gỗ kỳ thú lạ mắt. Có nơi, những thửa ruộng bậc thang uốn lượn theo dòng suối. Những cảm nhận khác nhau, những cách nhìn khác nhau, những thửa ruộng bậc thang đều thỏa trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú của mỗi người khám phá.
Những giá trị của ruộng bậc thang Mù Cang Chải thể hiện toàn diện và sâu sắc trong mọi lĩnh vực: lịch sử, văn hóa – xã hội, khoa học, thẩm mỹ, kinh tế. Quan trọng nhất, ý nghĩa nhất khi mọi giá trị vừa được bảo tồn hiệu quả vừa được phát huy tích cực.
Diện tích ruộng bậc thang thêm mở rộng, các nghi lễ tín ngưỡng duy trì tốt, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc gắn cùng hoạt động du lịch phát triển mạnh mẽ những năm qua đã khẳng định hướng đi đúng đắn, năng động, sáng tạo của Mù Cang Chải, của đồng bào Mông nơi này.
Hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển, giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, giữa phát triển kinh tế và giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống tiếp tục đặt ra yêu cầu mới, đòi hỏi mới cũng như nỗ lực xây dựng, thực hiện những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, bền vững cho tương lai.
Di tích Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang Mù Cang Chải được xếp hạng là sự ghi nhận một di sản văn hóa điển hình, hội tụ các giá trị đặc sắc, độc đáo của đồng bào Mông. Giá trị di sản không chỉ có ý nghĩa đối với Mù Cang Chải, đồng bào Mông địa phương mà còn vô cùng ý nghĩa đối với tỉnh Yên Bái và cả nước.
Niềm vinh dự, niềm tự hào luôn đi cùng ý thức trách nhiệm lớn, nỗ lực cao để giá trị của di sản mãi tỏa sáng, mãi là động lực để thúc đẩy địa phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Nơi non cao hùng vĩ, kiệt tác của đồng bào Mông Mù Cang Chải ẩn chứa vẻ đẹp trí tuệ, khát vọng vươn lên cùng tình yêu lao động, tình yêu cuộc sống trường tồn với thời gian.
Chờn vờn mây trắng Thung Mây
Bao bọc bởi các ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, Lũng Vân có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nguyên sơ cùng nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mường đã trở thành địa điểm hấp dẫn du khách.
Nằm cách trung tâm TP. Hòa Bình chừng 40km, xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc (còn gọi là Mường Chậm) được ví như là "nóc nhà của đất Mường Bi", do nằm trên những ngọn núi cao trùng điệp thấp thoáng trong mây và cũng là cái nôi văn hóa lớn và cổ xưa nhất ở xứ Mường Hòa Bình.
Vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của Lũng Vân
Lũng Vân nằm ở độ cao 1.200 mét so với mực nước biển và quanh năm mây mù bao phủ nên còn được gọi là Thung Mây. Ngoài ra, còn chứa đựng những câu chuyện truyền miệng mà các du khách luôn muốn khám phá.
Theo truyền thuyết được ghi lại trong áng mo "Đẻ đất, đẻ nước" của người Mường thì từ xa xưa đã xảy ra một cơn đại hồng thuỷ. Dòng nước cuộn xiết đã cuốn trôi hết nhà cửa, trâu bò, con người và cả núi rừng. Giữa lúc nguy nan ấy, có đôi vợ chồng may mắn bấu víu được vào một chiếc bè. Chiếc bè cứ thế chìm nổi trong sóng dữ hết ngày này sang này khác cho đến khi vướng vào một cây cổ thụ khổng lồ có tên là Bi. Rễ cây này ăn xuyên qua "chín sông, mười núi" bền chắc đến nỗi cơn đại hồng thuỷ kia không thể làm bật gốc. Khi cơn hồng thuỷ rút đi, đôi vợ chồng nọ cũng không biết quê xứ của mình ở đâu để trở về. Không biết đi đâu, họ ở lại dựng nhà dưới gốc cây Bi, sinh con đẻ cái, phát rừng làm nương, cày cuốc sườn đồi thành ruộng bậc thang, làm cọn lấy nước, thuần phục muông thú thành vật nuôi, lập bản, lập mường.
Những nếp nhà sàn cổ kính ở Lũng Vân
Với những du khách ưa thích dịch chuyển, Lũng Vân được coi là "vùng đất của sương mù" và nhanh chóng trở thành điểm đến cuốn hút bởi những mái nhà sàn dốc có kiến trúc hình con rùa cổ kính cùng bản sắc văn hóa độc đáo, mang nét riêng biệt của đồng bào Mường.
Để đến được Lũng Vân, du khách phải vượt qua những cung đèo ngoằn ngoèo, sau đó trườn ngược lên những sườn núi dốc đứng. Ở trên cao, nơi những ngọn núi chìm trong biển mây chính là nóc nhà của xứ Mường Bi, và cũng là Lũng Vân, bản cao nhất của toàn xứ Mường Hòa Bình.
Bên dưới lòng chảo, Lũng Vân hiện ra trước mắt du khách bởi những mái nhà sàn như treo trên lưng chừng sườn núi, lúc ẩn lúc hiện trong mây. Ở đây, những nếp nhà sàn được bảo tồn khá nguyên vẹn bất chấp dòng chảy của thời gian. "Nếu muốn nghỉ lại, du khách có thể trực tiếp đăng ký với người dân", ông Hà Văn Minh, một người dân Lũng Vân cho biết.
So với những nơi khác, văn hóa Mường truyền thống ở Lũng Vân được bảo tồn khá nguyên vẹn trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng, như những lễ hội: Nạ Mụ, nhóm lửa, xuống đồng, rửa lá lúa, khai hạ, cơm mới... và còn nhiều thứ khác nữa: "Tất cả những giá trị văn hóa của dân tộc cũng như phong tục tập quán chúng tôi đều còn giữ lại được. Khi đến đây, du khách sẽ được đi thăm xung quanh bản, trực tiếp xem chị em phụ nữ làm thổ cẩm và ngắm nhìn cảnh quan núi rừng tuyệt đẹp" - chị Đinh Thị Ngoan, thành viên đội văn nghệ Lũng Vân cho biết.
Trong cái lạnh se se nơi miền sơn cước, tiếng cồng chiêng dưới nếp nhà sàn như vang động cả núi rừng. Sự thanh bình và mến khách của những người dân Lũng Vân hiền lành, chất phác dễ khiến du khách mở lòng, tạm gác mọi lo toan thường nhật để hòa mình vào phong tục văn hóa của Mường Bi.
"Những đứa trẻ khi sinh ra và đầy cữ, gia đình đều mời đội chiêng đến để động viên hoặc khi có đám cưới cũng mời đội chiêng đến để chia vui, động viên. Khi có người quá cố, nhất là các cụ cao niên tuổi từ 80 trở lên chúng tôi cũng có những tiếng chiêng để đưa hồn các cụ về nơi an nghỉ cuối cùng. Tiếng chiêng này nó gắn bó với dân tộc Mường của chúng tôi từ xa xưa đến bây giờ" - bà Nguyễn Thị Lâm, người cao tuổi của Lũng Vân chia sẻ.
Thiên nhiên thật ưu ái khi ban cho Lũng Vân một cảnh sắc vẹn toàn. Có ý kiến cho rằng, mùa đẹp nhất của Lũng Vân phải là sau Tết Nguyên đán khi mà trời đất tràn ngập sắc xuân và vạn vật khoác lên mình tấm áo mới. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Văn Thành, du khách Hà Nội thì dù đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm cũng sẽ cảm nhận được một vùng đất xinh đẹp, đáng sống: "Ở đây đang còn rất sơ khai, chưa có nhiều người đến khám phá. Sự hoang sơ của phong cảnh thiên nhiên, sự chân phác hồn hậu tự nhiên của người dân khiến du khách thực sự thích thú".
Buổi sáng ở Lũng Vân gió mát và nắng nhẹ, những áng mây trắng chờn vờn trên khắp các đỉnh núi, bản làng... Buổi trưa mặt trời lên cao, nắng xuyên qua lớp mây mù dày đặc tràn xuống thung lũng là thời điểm lý tưởng dành cho du khách.
Được bao bọc bởi các ngọn núi Trâu, núi Pó, núi Tiên, Lũng Vân có khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ và nguyên sơ cùng nhiều nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Mường đã trở thành địa điểm hấp dẫn cho những bước chân muốn chinh phục xứ mây mù quanh năm bao phủ.
Dạo chơi trên núi Đại Thần Nhắc đến vùng đất Xuân Hòa (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai), không thể không nhắc tới một địa danh kỳ vĩ, nơi lưu giữ những huyền tích xa xưa. Đó là núi Đại Thần, một ngọn núi cao và hùng vĩ của vùng đất này. Xuân Hòa là vùng đất sinh sống từ lâu đời của đồng bào Tày, Dao, Mông. Dừng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Khám phá đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, 'hòn ngọc thô' hoang sơ quyến rũ trên biển

Khám phá Oktoberfest ở Blumenau

3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng

Hawaii và những thác nước tuyệt đẹp

Trekking VQG Bù Gia Mập, chạm tới vẻ đẹp nguyên sơ của rừng già

Đà Nẵng đón lượng lớn khách du lịch trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 1.5

Quảng Ninh đón khoảng 165.000 lượt khách du lịch trong ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ

Những điểm đến hút khách du lịch ở Móng Cái, Quảng Ninh

Hình ảnh bãi biển Huế trong ngày đầu nghỉ lễ 30-4

Các điểm, khu du lịch của Quảng Ninh hút khách du lịch trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Biển Vũng Tàu đông nghịt khách chiều 30-4

Hình ảnh bất ngờ biển Sầm Sơn ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5
Có thể bạn quan tâm

Sao nam nghèo nhất Trung Quốc trẻ mãi không già sau 30 năm, tài năng xuất chúng nhưng chẳng thèm kiếm tiền
Hậu trường phim
23:52:42 03/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Cuộc đời nữ NSND nổi tiếng cả nước: 50 tuổi vẫn trẻ đẹp, chưa lấy chồng dù nhiều người theo đuổi
Sao việt
23:20:21 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Israel kiểm soát cháy rừng sau tình trạng khẩn cấp
Thế giới
22:38:26 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025
Kha Ly tái xuất sau khi sinh, cùng chồng góp giọng trong dự án đặc biệt
Nhạc việt
21:59:53 03/05/2025