Kiều hối và những giọt nước mắt người Việt xa xứ
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam thường xuyên nằm trong top 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên toàn cầu nhờ lượng kiều bào và xuất khẩu lao động khá lớn ở các nước. Theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có gần 5 triệu người Việt Nam cư trú tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Người Việt Nam ở nước ngoài là nhân tố tạo nên nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nhờ kiều hối, những vùng quê nghèo ngày càng thay da đổi thịt, bộ mặt nông thôn khởi sắc khi không còn phụ thuộc vào thuần nông.
Ngày càng nhiều người Việt ra nước ngoài làm ăn, đồng ngoại tệ hàng thàng của họ gửi về không chỉ để nuôi sống gia đình, xa hơn, lượng ngoại tệ đó còn góp phần khơi thông và bổ sung cho mạch máu kinh tế quốc gia. Nhưng, đằng sau câu chuyện để những đồng ngoại tệ chảy vào đất Việt là những nhọc nhằn, gian khó…
“Mắt thương nhớ ai/ Mắt ngủ không yên”
Hoàng Đàn (phải) cùng đồng nghiệp. Ảnh: Thảo Vy
Số liệu từ Ngân hàng Thế giới cho thấy lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 tăng khoảng 16% so với năm 2016, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Lượng kiều hối chủ yếu vẫn từ thị trường Mỹ, chiếm 60% và châu Âu gần 20%.
Về Minh Tân (Phù Cừ, Hưng Yên), xã nông thôn mới với những con đường bê tông rộng dài, phủ hầu hết lối đi ngõ xóm, đi qua những ngôi nhà cao tầng với cổng vào lịch sự, hỏi Phó Chủ tịch xã – anh Hoàng Văn Thành – mới biết, xã được như vậy trước khi xây dựng nông thôn mới cũng nhờ vào xuất khẩu lao động. Hiện tại, toàn xã có 175 người đang ở nước ngoài và năm cao nhất tới hơn 400 người. Thu nhập bình quân đầu người của xã Minh Tân năm 2017 là 50 triệu đồng, thuộc xã có kinh tế khá của huyện, chủ yếu từ nguồn kiều hối.
Video đang HOT
Thành quả ở xứ người gửi về quê hương hiển hiện ở những mái nhà khang trang, cuộc sống sinh hoạt đầy đủ hơn trước. Nhưng sau mỗi một đồng tiền kiếm được chất chứa bao buồn vui, tủi hờn, thương nhớ. Người con không thể ở bên cha trong ngày tận hiếu, người mẹ phải xa con từ khi còn ẵm ngửa… Họ phải hy sinh một phần tình cảm của mình, lẳng lặng gạt những giọt nước mắt ở lại miền đất hứa, cũng bởi muốn có một cuộc sống khấm khá hơn.
Chị Phạm Thị Phương (thôn Duyệt Lễ, Minh Tân) đã từng trải qua thời gian vừa lao động tại Đài Loan, vừa nhận tin buồn bất ngờ. Trò chuyện với chúng tôi, chị kể, sang Đài Loan chưa đến 1 năm, cuộc sống dần đi vào quỹ đạo sau thời gian khó khăn ban đầu thì chị nhận được tin anh trai và cha ruột qua đời.
Đường về nhà xa vạn dặm, tiền làm ra còn chưa đủ trả hết nợ vốn đi, chị đành khắc khoải với những giọt nước mắt nuốt vào trong. Với chị, khổ sở nhất không phải là việc thay ca ngày đêm đến mất ngủ, không phải là tiếp xúc với chất độc hại của linh kiện điện tử, không phải là rào cản về ngôn ngữ,… những điều đó chị có thể gắng sức làm được. Khổ sở nhất là việc chị phải làm hết năng suất mà còn chịu đựng nỗi đau mất mát người thân, biết đó nhưng không thể làm gì, buồn đó nhưng không có ai bên cạnh sẻ chia, tay làm mà hồn ở quê nhà.
Ở một hoàn cảnh khác, chị Nguyễn Thị Hoàn (thôn Duyệt Lễ, Minh Tân) làm ở khu công nghiệp gần nhà với đồng lương ít ỏi, hai vợ chồng chị quyết định đi lao động ở Đài Loan. Thời điểm xuất ngoại, chị mới sinh con được 9 tháng, đành để lại cho ông bà nội chăm sóc. Phải xa con lúc chưa cai sữa là điều làm chị day dứt nhất. Đến nơi xứ người, mỗi lần nhìn thấy trẻ con, nước mắt chị cứ chực trào. Lúc đó, động lực lớn nhất của chị Hoàn là nghĩ đến tương lai đầy đủ cho con. Mỗi ngày đến công ty, chị đều tự nhủ, làm việc và làm việc để đổi lại con mình sẽ được chu cấp, học hành đầy đủ hơn, hy vọng sau này không phải bươn chải giống mẹ.
Tâm sự của chị Phương, chị Hoàn chắc hẳn nằm trong số rất nhiều câu chuyện của các lao động khác.
Giọt nước mắt cô đơn
Cô đơn nơi xứ người là nỗi niềm của nhiều, rất nhiều người Việt lao động ở nước ngoài. Xa quê hương Tổ quốc, không thông thạo ngôn ngữ, văn hóa khác biệt là rào cản đối với hầu hết người Việt Nam ở nước sở tại, nhất là những người đi xuất khẩu lao động. Nhưng trước lạ sau quen, khoảng cách đó sẽ dần được rút ngắn. Điều đáng bàn ở đây là thành kiến mà người Việt Nam phải chịu vì “con sâu làm rầu nồi canh”, khiến cho sự đơn độc cứ dai dẳng, khó thay đổi.
Đã có 5 năm học tập và làm việc tại Nhật Bản, Hoàng Đàn (Lộc Hà, Hà Tĩnh) nhận xét rằng, những năm sống ở nước Nhật, anh thấy con người họ hiền hậu, mến khách, coi trọng con người là vậy nhưng vẫn có chút dè dặt trước lao động Việt Nam lúc mới sang. Anh kể, những năm đầu đến Nhật Bản, anh từng bắt gặp ánh mắt ái ngại của người bản xứ. Nhiều nơi tại quán ăn, siêu thị dán tấm bảng lưu ý, chỉ dẫn bằng tiếng Việt, lúc đó anh trở nên tự ti, khép mình, cảm giác giống như bị phân biệt vậy, sự cô đơn mang dòng máu Việt cứ thế càng thêm rõ nét. Buồn hơn nữa bởi đó là hệ quả của một bộ phận lao động Việt Nam ý thức kém, người đến sau bị liên lụy tiếng xấu của người đi trước. Theo anh Đàn, đó là sự cô đơn khó vượt qua nhất.
Đành rằng, là dân nhập cư, việc chấp hành luật pháp nước sở tại chính là tự bảo vệ bản thân và hòa nhập tốt hơn, song ngoài kia vẫn còn những thành phần bôi xấu danh dự của người Việt. Việc tạo niềm tin không thể cứ đứng ra giải thích, không thể gây dựng ngày một ngày hai. Sự cô đơn trong xấu hổ mà nguyên nhân chính xuất phát từ chính những người cùng quốc tịch Việt Nam lại còn cay đắng hơn.
Anh Nguyễn Thạch (Can Lộc, Hà Tĩnh) kể bằng câu chuyện khác. Đến đất nước Mỹ đã được 6 năm, anh Thạch đã trải qua nhiều công việc vất vả trước nghề làm nail hiện tại. Cuộc sống của người Việt ở Mỹ vốn không hề dễ dàng như nhiều người lầm tưởng.
Để có thể có thu nhập, họ phải bắt đầu từ những công việc làm thêm trong các nhà xưởng, nhà hàng với mức lương tối thiểu, tối đến còn rủ nhau đi sơn nhà, bốc vác để kiếm thêm. Thu nhập bình quân khoảng 20.000 USD đến 40.000 USD/năm, trong khi thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ được thống kê vào khoảng 50.000 USD/năm. Con số đó cho thấy đa phần người Việt sống tại Mỹ có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội Mỹ. Phải sống thu mình lại, sự cô đơn ở nơi cách quê nhà nửa vòng Trái đất ngày càng sâu sắc.
Theo Danviet
Đi làm việc tại Đài Loan không mất phí môi giới: LĐ hoài nghi, DN e ngại
Thông tin về việc Bộ LĐTBXH trực tiếp tuyển dụng lao động đi Đài Loan không mất phí môi giới đang được khá nhiều lao động quan tâm. Mặc dù vậy, nhiều lao động tỏ ra hoài nghi, cho rằng không mất phí môi giới thì không thể đi được.
Lao động chưa tin
Tại buổi Đối thoại doanh nghiệp xuất khẩu lao động (XKLĐ) cách đây không lâu, ông Doãn Mậu Diệp - Thứ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan là 186.000 người, cao nhất trong tất cả các thị trường mà Việt Nam đang XKLĐ.
Lao động học tiếng để đi làm việc ở Đài Loan (ảnh minh họa). Ảnh: I.T
Ông Diệp cũng thừa nhận, tuy là thị trường tiềm năng nhưng hiện tại thị trường này đang nổi lên hai vấn đề lớn là tình trạng thu phí quá cao so với quy định và tình trạng lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Trước thực trạng đó, gần đây Bộ LĐTBXH đã ban hành hàng loạt biện pháp nhằm minh bạch thị trường này. "Bên cạnh việc tuyển chọn lao động đi làm việc tại Đài Loan thông qua các doanh nghiệp, bắt đầu từ tháng 3.2017 Bộ LĐTBXH sẽ trực tiếp tham gia tuyển chọn, đào tạo lao động đi làm việc tại Đài Loan thông qua Trung tâm Lao động ngoài nước" - ông Diệp nói.
Với giải pháp này, Bộ LĐTBXH kỳ vọng sẽ phá vỡ sự độc chiếm của các doanh nghiệp trong việc đưa lao động đi làm việc ở Đài Loan và giảm tình trạng thu phí môi giới quá cao ở thị trường này.
Bà Phạm Ngọc Lan - Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, Trung tâm đang thông báo kế hoạch tuyển chọn lao động khán hộ công. Thông tin sẽ được đăng tải trên website của Trung tâm Lao động ngoài nước. Khi có chủ sử dụng đăng ký tuyển lao động, trung tâm sẽ thông báo để người lao động ứng tuyển. "Tinh thần là người lao động đi làm việc qua trung tâm sẽ không phải trả phí môi giới. Lao động chỉ phải trả những chi phí như visa, vé máy bay, phí sinh hoạt cá nhân. Trong điều kiện trung tâm đàm phán được với chủ sử dụng lao động phía Đài Loan, có thể lao động sẽ được đài thọ cả những khoản này" - bà Lan nói.
Ngay sau khi Báo NTNN đăng tải thông tin trên, rất nhiều lao động đã gọi điện hỏi thông tin. Nhiều người trong số đó còn nghi ngại, cho rằng thông tin đi lao động Đài Loan không mất phí là chưa chính xác. Chị Nguyễn Thị Loan (Nam Định) băn khoăn: "Nghe tin thì thấy rất phấn khởi nhưng không biết có phải không, bởi em gái mình mới đi Đài Loan với chi phí hơn 6.000 USD (hơn 130 triệu đồng). Chỉ e là không tiếp cận được với Bộ để tham gia tuyển dụng".
Thông tin hoàn toàn chính xác
Theo bà Lan, người lao động tham gia tuyển mộ trực tiếp sẽ không mất phí môi giới mà chỉ phải nộp các khoản chi phí như: Chi phí dịch vụ với số tiền tương đương 500 USD/người; chi phí bồi dưỡng kiến thức 532.000 đồng/người, lệ phí visa tương đương 66 USD/người và chi phí đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước 100.000 đồng/người. Ngoài ra, người lao động thực hiện ký quỹ tại ngân hàng theo quy định hiện hành. So với mức phí trước đây, lao động chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ (khoảng 13 triệu đồng), chưa kể tiền vé máy bay và ký quỹ chống trốn là 100 triệu đồng. Tính tổng chi phí chắc chỉ khoảng hơn 100 triệu đồng, còn trước kia là hơn 200 triệu đồng.
Theo báo cáo của Ban quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan, từ ngày 1.7.2015, Đài Loan đã tăng mức lương cơ bản của người lao động. Lao động hưởng lương theo tháng được điều chỉnh tăng từ 19.273 Đài tệ/tháng lên 20.008 Đài tệ/tháng (tương đương khoảng 14-15 triệu đồng). Mức lương làm theo giờ là 120 Đài tệ/giờ làm việc, tính chung khoảng 19 triệu đồng/tháng.
Trao đổi về thông tin trên, ông Phạm Đỗ Nhật Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam khẳng định, đây là thông tin hoàn toàn chính xác. Phía đối tác bên Đài Loan cũng rất mong muốn chúng ta làm điều này để quản lý lao động tốt hơn, tránh tình trạng thu phí cao và lao động bỏ trốn. Mặc dù đây là chương trình được kỳ vọng khá nhiều, nhưng theo ông Tân, cần phải có cách thức thực hiện cụ thể. Đặc biệt, cần tuyên truyền, phổ biến cho người dân về thủ tục, hồ sơ, điều kiện để đi, cũng như cách tiếp cận được với chương trình tuyển trực tiếp của Bộ LĐTBXH mà không cần qua môi giới. "Thực tế, vấn đề phí cao ở thị trường Đài Loan vừa qua là do lao động không trực tiếp đi qua doanh nghiệp. Họ mất nhiều tiền cho môi giới ở địa phương. Còn giờ đi theo Trung tâm Lao động ngoài nước, đương nhiên họ sẽ không mất vài nghìn USD" - ông Tân nói.
Đồng ý với ông Tân về việc Bộ LĐTBXH thực hiện việc tuyển lao động trực tiếp là tín hiệu vui, nhưng ông Nguyễn Thanh Hòa - chuyên gia lao động cũng tỏ ra lo ngại về việc triển khai. "Bộ thực hiện biện pháp tuyển mộ lao động trực tiếp là không sai, nhưng làm được hay không lại là chuyện khác. Nếu làm được sẽ giảm chi phí cho lao động"- ông Hòa nói.
Về phía doanh nghiệp, ông Lê Nhật Tân - Phó Giám đốc Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực cho rằng, doanh nghiệp sẽ phải chịu những đợt cạnh tranh khốc liệt hơn từ động thái này của Bộ. Không chỉ chịu sức ép từ quy định áp mức trần về phí đưa lao động đi mà giờ còn phải cạnh tranh cả về chất lượng lẫn tiền phí môi giới với đơn vị dịch vụ công của Bộ.
Theo Danviet
Môi giới đi lao động Đài Loan: Phí cao, lao động vẫn "nhắm mắt" đi Sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ LĐTBXH báo cáo về tình trạng thu phí cao với các lao động đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) Đài Loan, nhiều lao động đã phản ánh với phóng viên Báo NTNN về việc bị thu phí cao mà vẫn phải chấp nhận. Thu một đàng, ghi hóa đơn một nẻo Chị Nguyễn Thị...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân giảm áp mức độ nặng

Tìm người thợ hàn trong vụ nổ gây cháy khiến 3 người thương vong

2 người đi xe máy lao xuống vực ở Tam Đảo

TP HCM: Tai nạn nghiêm trọng ở quận 12 tối nay

Nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau mưa lớn kéo dài

Cảnh tượng chưa từng thấy sau vụ tai nạn giao thông giữa ngã tư

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội: Kết quả nồng độ cồn, ma túy của tài xế

Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
Có thể bạn quan tâm

Lệ Hằng U70 nhan sắc tuyệt đối điện ảnh, dùng 'lá phổi' nuôi 4 đứa con thành tài
Sao việt
12:16:05 11/05/2025
Top 3 chòm sao tài vận hanh thông, tiền về như nước ngày 12/5
Trắc nghiệm
12:15:28 11/05/2025
Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?
Thế giới
11:50:12 11/05/2025
Clip nhân viên cây xăng phải tự mở nắp bình cho khách gây tranh cãi: "Mất tiền mua xăng, sao phải nhờ hả chị?"
Netizen
11:27:24 11/05/2025
Nàng WAG từng bị ghét nhất làng bóng đá vì EQ âm điểm, sau 7 năm, thay đổi ngỡ ngàng thành nữ CEO nổi tiếng
Sao thể thao
11:17:06 11/05/2025
BTC nhóm nhạc Anh Tài làm xấu hình ảnh 1 nam ca sĩ, có nguy cơ bị đánh bản quyền vì lý do nghiêm trọng
Nhạc việt
11:13:55 11/05/2025
Những món đồ nội thất phòng ngủ một thời gây bão dần bị 'thất sủng'
Sáng tạo
11:11:10 11/05/2025
Phát hiện Jennie (BLACKPINK) "xuất hiện" tại Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam, zoom cận mặt mới ngã ngửa
Sao châu á
11:10:54 11/05/2025
Sức hút của mũ cói trong 'bản hòa tấu' thời trang hè
Thời trang
10:41:31 11/05/2025
Yamaha Aerox 155 2025 trình làng, trang bị đủ khiến Airblade 160 'lo lắng'
Xe máy
10:38:10 11/05/2025