Kim cương Nga lặng lẽ ‘chảy’ trở lại thị trường thế giới
Những viên kim cương Nga lặng lẽ chảy trở lại thị trường thế giới sau những hỗn loạn do các lệnh trừng phạt.
Công ty khai thác mỏ khổng lồ Alrosa của Nga đang bán một lượng lớn kim cương cho khách hàng Ấn Độ. Ảnh: Bloomberg
Sự hoảng loạn bao trùm thế giới kim cương trong năm nay đang bắt đầu giảm bớt khi tập đoàn khai thác mỏ khổng lồ của Nga, Alrosa PJSC lặng lẽ hồi sinh hoạt động xuất khẩu kim cương về mức gần như trước xung đột ở Ukraine.
Alrosa chiếm khoảng 1/3 nguồn cung kim cương thô toàn cầu. Ngành công nghiệp trị giá 80 tỷ USD đã rơi vào tình trạng hỗn loạn khi những người thợ cắt, thợ đánh bóng và thương nhân săn lùng mọi cách để tiếp tục mua từ Nga trong khi các ngân hàng không thể hoặc không tài trợ cho các khoản thanh toán. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đột ngột khiến giá kim cương tăng vọt, đặc biệt là đối với những loại đá quý nhỏ và rẻ hơn mà Alrosa chuyên cung cấp.
Giờ đây, sau nhiều tháng tê liệt vì bị Mỹ trừng phạt, Alrosa đã trở lại, bán được hơn 250 triệu USD kim cương mỗi tháng, với doanh số hiện chỉ thấp hơn khoảng 50 đến 100 triệu USD một tháng so với mức trước cuộc xung đột tại Ukraine.
Hoạt động bán kim cương đã bắt đầu khai thông trở lại khi một số ngân hàng Ấn Độ trở nên thoải mái hơn với việc tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng các loại tiền tệ khác ngoài đô la Mỹ.
Hầu hết đá quý của Nga đang được chuyển đến các nhà sản xuất ở Ấn Độ – nơi có những trung tâm công nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới, cùng với hàng trăm doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình chuyên cắt và đánh bóng đá thô thành các sản phẩm hoàn chỉnh, phục vụ chế tác trang sức như hoa tai, nhẫn đính hôn. Theo các nguồn tin của Bloomberg, Alrosa đã bán kim cương cho người mua ở Ấn Độ và châu Âu, chủ yếu giao dịch bằng đồng rupee.
Người phát ngôn của Alrosa từ chối bình luận về những thông tin mà Bloomberg đưa ra.
Không có dấu hiệu cho thấy bất kỳ hoạt động giao dịch kim cương nào vi phạm các biện pháp trừng phạt hoặc luật pháp. Tuy nhiên, nguồn tin cho hay vẫn còn nhiều bất an về tác động của việc kinh doanh hàng hóa Nga. Các giao dịch đang được thực hiện một cách lặng lẽ – ngay cả theo các tiêu chuẩn khép kín của thế giới kim cương vốn nổi tiếng bí mật – và Alrosa đã ngừng công bố bất kỳ thông tin nào về doanh số bán hàng hoặc hoạt động tài chính của mình.
Video đang HOT
Sự trở lại của một trong những nguồn đá quý chính của thế giới sẽ giúp các nhà sản xuất và thương nhân bớt lo lắng. Tuy nhiên, giá kim cương thô lại có dấu hiệu giảm xuống do triển vọng kinh tế ngày càng xấu đi.
Doanh số bán hàng được khởi động lại cho thấy khách mua các sản phẩm của Nga, từ dầu khí đến than đá và nhôm, đã tìm ra cách để duy trì nguồn nguyên liệu thô bất chấp ảnh hưởng của xung đột.
Đối với việc buôn bán kim cương, luôn tiềm ẩn rủi ro về danh tiếng. Nếu người tiêu dùng muốn tránh kim cương Nga, họ có thể chỉ cần ngừng mua hoàn toàn vì trong ngành công nghiệp này, rất khó để theo dõi bất kỳ viên đá cụ thể nào, khi hàng triệu viên đá quý có thể hoán đổi giữa hàng chục thương nhân và nhà sản xuất trước khi tỏa sáng lấp lánh trong các cửa hàng trang sức.
Một số bộ phận của ngành công nghiệp kim cương đã thúc đẩy việc loại trừ nguồn cung từ Nga. Các công ty kim hoàn của Mỹ như Tiffany & Co. và Signet Jewelers Ltd. cho biết họ sẽ ngừng mua kim cương mới được khai thác ở Nga, trong khi một số quốc gia bao gồm Mỹ tìm cách dán nhãn đá quý từ Nga là “kim cương xung đột”.
Alrosa đang bán hơn 250 triệu USD kim cương mỗi tháng. Ảnh: Aljazeera
Tuy nhiên, các khách hàng Ấn Độ, Bỉ và các nhà bán lẻ trang sức từ các thị trường quan trọng như Trung Quốc và Trung Đông vẫn quan tâm đến việc mua kim cương Nga và đã tìm kiếm giải pháp sau khi các ngân hàng không thể hoặc không muốn xử lý các khoản thanh toán cho giao dịch.
Alrosa được nhà nước kiểm soát, trong đó chính phủ liên bang sở hữu 33% và 25% khác do chính quyền địa phương nắm giữ. Công ty này cạnh tranh trên toàn cầu với De Beers, thuộc sở hữu của Anglo American Plc, và hai công ty sản xuất một lượng kim cương hàng năm như nhau.
Sau những hỗn loạn ban đầu do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Alrosa, dòng đá quý mới của Nga đang nhanh chóng làm dịu đi tình trạng khan hiếm trên thị trường.
Trong những tháng gần đây, những khách hàng của De Beers có thể kiếm lợi nhuận khoảng 10% bằng cách giao dịch lại với các nhà sản xuất đá quý khác khi nguồn cung khan hiếm.
Nhưng hiện tại, giá một số hàng hóa trên thị trường “thứ cấp” – nơi các thương nhân và nhà sản xuất bán với nhau – đã giảm mạnh trong tháng qua và biên độ ăn chênh lệch đã không còn. De Beers giữ giá ổn định trong lần bán gần đây nhất vào tuần trước, và với sự điều chỉnh mạnh của giá thị trường, khoản chiết khấu hiện đã không còn, loại bỏ hầu hết tỷ suất lợi nhuận cho người mua.
Kim cương Nga lại đứng trước nguy cơ bị trừng phạt
Các cường quốc phương Tây - bao gồm Mỹ, EU và Canada - đang tìm cách dán nhãn kim cương Nga là "kim cương máu".
Theo tờ Thời báo New York, trong lá thư gửi Chủ tịch Quy trình Kimberley - tổ chức quốc tế được thành lập để ngăn chặn "kim cương máu" xâm nhập thị trường thế giới, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ George Cajati đã kêu gọi các quốc gia dán nhãn kim cương Nga là "kim cương máu".
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh phương Tây cho rằng Điện Kremlin đã thu lợi nhuận khủng từ hoạt động kinh doanh loại đá quý này. Đồng thời, Mỹ và các đồng minh cáo buộc doanh thu từ ngành xuất khẩu kim cương đã hỗ trợ Nga thực hiện chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông Cajati nhấn mạnh lợi nhuận từ hoạt động buôn bán kim cương của Nga "mang lại lợi ích cho quốc gia đang tiến hành chiến dịch quân sự có tính toán trước". Lập trường của quan chức Bộ ngoại giao Mỹ đã được các thành viên EU, Canada, một số quốc gia phương Tây khác và Ukraine ủng hộ.
Nga là nhà cung cấp kim cương loại nhỏ thuộc hàng lớn nhất thế giới. Trong nhiều năm, Mỹ là một trong những thị trường lớn nhất của loại đá quý này.
Thời báo New York dẫn dữ liệu của Chính phủ Mỹ cho biết trong năm 2021, kim cương xuất khẩu của Nga có giá trị hơn 4,5 tỷ USD, trở thành mặt hàng xuất khẩu phi năng lượng lớn nhất của Moskva tính theo giá trị.
Trong khi một số quốc gia phương Tây như Mỹ đã áp đặt hạn chế đối với việc nhập khẩu kim cương trực tiếp từ Nga, biện pháp này chỉ áp dụng đối với kim cương thô - loại đá quý được đào từ lòng đất nhưng vẫn chưa được cắt và làm sáng bóng. Tờ báo giải thích rằng điều này có nghĩa là Nga có thể đưa loại đá quý này sang Ấn Độ để tinh chế, sau đó kim cương vẫn có thể được xuất khẩu sang thị trường Mỹ, sau khi được dán nhãn có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Phân loại kim cương ở trung tâm Alrosa tại Mirny, Nga. Ảnh: NYT
Hồi tháng 6, Quy trình Kimberley đã đưa vấn đề về kim cương Nga ra thảo luận. Tuy nhiên, các cuộc họp không đi đến quyết định chính thức nào vì bị Nga, Trung Quốc và Belarus phủ quyết.
Về phần mình, Bộ Tài chính Nga đã lên án nỗ lực dán nhãn Nga là nước xuất khẩu "kim cương máu" của phương Tây là hoàn toàn vô căn cứ. Cơ quan báo chí của Bộ Tài chính Nga đã gửi một lá thư tới Quy trình Kimberley vào tháng 6 khẳng định phương Tây đang chính trị hóa tình hình.
"Nga mạnh mẽ phản đối những nỗ lực của Liên minh Xã hội Dân sự, với sự ủng hộ của một số nước phương Tây, nhằm chính trị hóa nhiệm vụ của Quy trình Kimberley bằng cách cố tình bóp méo hoặc thậm chí công khai thay đổi các nguyên tắc cơ bản của quy trình", Nga cho biết.
Nga khẳng định kim cương của họ phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị được thiết lập bởi Quy trình Kimberley. Nga cũng nhấn mạnh các mỏ kim cương của nước này đang hỗ trợ sinh kế cho gần 1 triệu dân sống ở khu vực đông bắc Yakutia, những người phụ thuộc rất lớn vào sự ổn định của ngành khai thác kim cương trong khu vực.
Bộ Tài chính Nga cho biết số tiền thu được từ kim cương được dùng để mở đường, xây dựng trường học, bệnh viện và các nhà đầu tư tư nhân hoặc các tổ chức là bên chi trả các khoản thanh toán.
Cuộc họp tiếp theo của Quy trình Kimberley dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Song một số chuyên gia lo ngại tổ chức này có thể trở thành đấu trường chính trị.
Choáng ngợp với kho báu của vùng đất Yakutia ở Nga Với diện tích hơn 3 triệu km2, Cộng hòa Sakha (Yakutia) là chủ thể lớn nhất của LB Nga về diện tích, đồng thời là đơn vị hành chính-lãnh thổ lớn nhất thế giới. Yakutia có diện tích lớn hơn Argentina vốn là quốc gia rộng thứ 8 trên thế giới. Không chỉ rộng lớn, Yakutia còn rất giàu tài nguyên thiên nhiên....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza

Kế hoạch của Nhật bơm năng lượng vũ trụ về Trái Đất

Trung Quốc bắt đầu quá trình xây dựng siêu máy tính trong không gian

Pháp: Sân bay lớn thứ 2 của Paris tiếp tục bị gián đoạn
Có thể bạn quan tâm

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi
Tin nổi bật
23:16:38 19/05/2025
Trước khi bị khởi tố, tài khoản mạng xã hội của Hoa hậu Thùy Tiên bất ngờ "sáng đèn" sau hơn một tháng im lặng
Sao việt
23:15:13 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
14 dự án điện ảnh triển vọng tại 'Vườn ươm dự án' của DANAFF lần 3
Hậu trường phim
23:09:14 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025
Quế Anh ra sao sau một năm đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024?
Phong cách sao
22:40:23 19/05/2025
Chuyện tình chàng trai yêu cô gái "khổng lồ" cao 2,2m
Netizen
22:37:22 19/05/2025
Nước biển ở Hạ Long màu đỏ phát ánh sáng xanh trong đêm, chuyên gia nói gì?
Lạ vui
22:35:16 19/05/2025