Kinh phí cho công nghệ thông tin còn quá nhỏ bé
Ông Lê Mạnh Hà, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, khẳng định như vậy tại hội nghị triển khai Nghị quyết Trung ương 4 về phát triển hạ tầng CNTT , do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào ngày 15/1, tại Hà Nội và trực tuyến trên cả nước.
Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TTTT) cho biết, chi cho CNTT tại các địa phương chỉ dao động từ 10-15 tỷ đồng/năm. Đây là con số quá nhỏ bé của một lĩnh vực được xem nền tảng của sự phát triển.
Trong khi đó, nhiều địa phương chi không hết kinh phí cho khoa học công nghệ (KH-CN), chiếm 2% tổng chi ngân sách theo quy định, nhưng lại không thể chuyển qua cho CNTT. Bà Trần Thị Thái, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, tại Đồng Tháp đang có nghịch lý khoản tiền cho KHCN không dùng hết, nhưng lại không thể chi cho ứng dụng CNTT.
CNTT được coi là nền tảng của sự phát triển. Ảnh: Thái Ngọc
Video đang HOT
Giải quyết tồn đọng này, ông Lê Mạnh Hà đề nghị: Cần có chính sách chuyển tiền chi cho KH-CN sang cho lĩnh vực CNTT. Bộ TTTT cần đấu tranh để có khoản chi cho CNTT. Trước mắt nên dùng quỹ viễn thông hiện nay để cho CNTT.
Theo ông Hà, hiện có sự lãng phí về nhân lực, tài chính. Các bộ và đa số tỉnh/thành tự xây dựng phần mềm cho riêng cho mình, trong khi Bộ TTTT lại không biết. Để có sự thống nhất, ông Hà cho rằng Bộ TTTT cần quản lý về chuyên môn, định hướng các sản phẩm CNTT.
Khác với những ngành kinh tế khác đang gặp khó khăn, năm 2012, ngành CNTT vẫn đạt tốc độ tăng trưởng trên 20%. Nhưng Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng, “lĩnh vực CNTT chưa phát huy hết tiềm năng”.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải băn khoăn: Các cơ quan nhà nước được trang bị máy tính, thiết bị điện tử đắt tiền, nhưng hiệu quả mang lại trong quản lý đến đâu là chuyện còn phải bàn. Việc xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền điện tử đã thể hiện ở phần máy móc, nhưng phần ứng dụng lại chưa ứng dụng tốt và đang làm theo phong trào. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cho đối tượng người dùng Việt.
Theo Thái Ngọc/Kiến thức
Hạ tầng CNTT đã đủ thuận lợi cho đào tạo trực tuyến
Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông (CNTT- TT) tại Việt Nam phát triển nhanh trong khi tỷ lệ người dùng Internet chiếm vị trí hàng đầu tại Đông Nam Á, tạo điều kiện tốt cho hình thức đào tạo trực tuyến.
Hạ tầng CNTT đã đủ thuận lợi cho đào tạo trực tuyến. Ảnh: Asiasociety.
Các cụm từ "đào tạo trực tuyến", "đào tạo qua mạng Internet" hay "e-learning" đang được sử dụng rộng rãi là khái niệm chỉ quá trình dạy và học dựa vào mạng Internet, công nghệ số và các thiết bị điện tử - truyền dẫn. Trong hội thảo Giải pháp E-learning trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên diễn ra sáng 18/12 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Hồng Sơn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và đào tạo) cho hay hiệu quả về kinh tế của hình thức này có thể nhìn thấy rất rõ cho cả cơ sở đào tạo và người học. Những lớp học với các bức tường theo kiểu truyền thống chỉ có thể chứa lượng người giới hạn. Trong khi đó, lớp học trên Internet đáp ứng được nhu cầu của hàng nghìn, hàng vạn người. Người học cũng có thể chủ động thời gian, không bị gián đoạn về công việc...
Ông Sơn đánh giá cơ sở hạ tầng CNTT ở Việt Nam rất thuận lợi cho e-learning. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo phát triển và ứng dụng CNTT trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là "Đề án sớm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT-TT". Số thuê bao Internet cả nước tính đến hết tháng 8/2012 đạt 4,4 triệu, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước, thuê bao di động đạt 135,8 triệu, trong đó có tới 120,7 triệu thuê bao di động...
Tuy nhiên, dù có tiềm năng lớn, số người được đào tạo từ xa ở VN mới chỉ chiếm 12% so với hình thức giảng dạy truyền thống. E-learning đang vấp phải không ít rào cản, lớn nhất là việc thay đổi thói quen. Nhiều người chưa quen với việc học trực tuyến mà chỉ muốn học tập trung, có thầy trực tiếp hướng dẫn. Thậm chí, không ít người chưa có kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác thông tin qua mạng Internet. TS. Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2012, bày tỏ sự lo lắng khi thống kê trên Google Trends cho thấy nội dung người Việt tra cứu nhiều nhất thế giới lại là "sex". "Đảng và Chính phủ đang nỗ lực tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với Internet được dễ dàng, điện thoại di động với kết nối 3G đang trở nên phổ biến, thế nhưng mảnh đất màu mỡ và tiềm năng ấy chưa được khai thác hiệu quả, người dùng chưa được định hướng đúng đắn. Biết bơi không có nghĩa là thả xuống nước không bị chìm", TS Hùng cho hay, đồng thời khẳng định việc đưa ra các giải pháp để ứng dụng CNTT trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa quyết định với sự phát triển của đất nước.
Trong khi đó, ông Mai Sean Cang, Tổng giám đốc Intel Việt Nam, nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy và quản lý sẽ tạo ra bước đột phá trong ngành Giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, ứng dụng ở đây không đơn giản là mua sắm phòng lab máy tính mà CNTT phải được coi là công cụ nhằm nâng cao khả năng sáng tạo, tương tác và tiến tới mô hình lớp học lấy học sinh làm trung tâm.
Sự ủng hộ của các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới song song với số lượng người sử dụng thiết bị di động tăng trưởng nhanh (hiện có khoảng 12 triệu thuê bao 3G) giúp việc đào tạo e-learning tại Việt Nam luôn được cập nhật công nghệ mới và có cơ hội tốt để triển khai hệ thống đào tạo từ xa qua thiết bị di động.
Theo VNE
Băng rộng Hàn Quốc khởi đầu từ truyền hình cáp Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và Cơ quan thường trực Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) xếp Hàn Quốc ở vị trí đầu bảng về chỉ số kĩ thuật số, hạng 2 về chỉ số xã hội thông tin, thứ 6 về chỉ số sẵn sàng Chính phủ điện tử. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng nằm trong...
Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Google Chrome sẽ tự động thay đổi mật khẩu khi phát hiện xâm phạm

Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web

Hướng dẫn cách liên kết WhatsApp với Facebook nhanh chóng

Keysight mở rộng hỗ trợ tiêu chuẩn USB

Cách ẩn tin nhắn trên Telegram nhanh chóng, tiện lợi

Hướng dẫn cách ghi âm trên Macbook nhanh chóng và tiện lợi

Công cụ AI NotebookLM mạnh mẽ đã có trên iOS và Android

Hệ điều hành 'cổ' vẫn âm thầm vận hành bệnh viện và xe lửa toàn cầu

Hai lỗ vuông trên đầu nối USB có tác dụng gì?

Nguy cơ camera smartphone bị hư hại do tia laser

Người dùng Galaxy đang 'điên đầu' vì One UI 7 làm pin tụt nhanh

Apple sắp cho Siri 'về vườn' sau hơn một thập kỷ?
Có thể bạn quan tâm

Ngân 98 lên tiếng cảnh báo gấp
Sao việt
16:15:18 23/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối giản dị cho ngày mưa
Ẩm thực
16:12:03 23/05/2025
Justin Bieber 'nịn' vợ ngọt hơn mía, tiết lộ thật từ Hailey trái ngược chồng?
Sao âu mỹ
16:12:00 23/05/2025
Choáng ngợp với cảnh tượng bên trong chiếc xe "ngôi nhà di động" tiền tỷ của người đàn ông Hà Nội đam mê du lịch
Netizen
16:09:28 23/05/2025
"Hung thần" Cannes 2025 chịu thua Thư Kỳ, đẹp đến độ gót chân cũng không thể bỏ qua!
Sao châu á
16:09:15 23/05/2025
Xe tay ga thiết kế hầm hố, động cơ 330cc, trang bị ngang Honda SH 350i, giá hơn 136 triệu đồng
Xe máy
16:07:47 23/05/2025
Em vợ cực phẩm gây sốt với thái độ dành cho Văn Hậu, nhìn là biết Doãn Hải My dạy dỗ nghiêm thế nào!
Sao thể thao
15:44:14 23/05/2025
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã
Tin nổi bật
15:40:31 23/05/2025
Phản ứng của Ukraine khi Nga lập vùng đệm an ninh biên giới
Thế giới
15:33:39 23/05/2025
Hà Nhi thay đổi thế nào sau 10 năm bước ra từ Vietnam Idol?
Nhạc việt
15:10:55 23/05/2025