Kính thầy, yêu trò
Quan hệ thầy trò thời nay bình đẳng hơn, thân tình hơn. Nhưng đôi lúc, đôi chỗ giá trị đạo thầy trò tốt đẹp trong quá khứ bị xóa nhòa….
Bố tôi có người bạn thân là giáo sư toán học, công tác tại một trường đại học lớn. Gần đến ngày 20-11, có qua nhà tôi chơi, khi thấy bố tôi lấy rượu ra, bạn bố tôi vội nói: “Hôm nay không được, để hôm khác, lát mình phải qua nhà thầy cũ để chúc mừng Ngày Nhà giáo.
Có hơi rượu mà nói chuyện với cụ, thất lễ lắm”. Trong khi đó, năm nào vào dịp 20-11, học trò lớp vợ tôi làm chủ nhiệm gần chục năm trước cũng đến nhà tôi, trước “quẩy” tưng bừng, sau rủ cô đi ăn uống, mua sắm, hát hò vui vẻ đến tối mịt mới về.
Ảnh minh họa / TTXN
Hai câu chuyện nhỏ kể trên phản ánh những thú vị trong “đạo thầy trò” thời nay. Ở câu chuyện thứ nhất, trong tâm thức và hành động của nhiều người Việt như bạn bố tôi, người thầy luôn có một vị trí rất cao và việc ứng xử, giao tiếp giữa thầy trò phải tuân theo những lễ nghi, phép tắc nhất định.
Lối suy nghĩ ấy, cách hành xử ấy có nguồn cội sâu xa từ văn hóa thời trung đại vốn chịu sự chi phối, ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo khi địa vị người thầy được đặt ngang với vua và đấng sinh thành trong mô hình “quân, sư, phụ”. Trong mô hình ấy, đạo thầy trò nghiêng về người thầy. Người thầy có “quyền lực tuyệt đối” trong mối quan hệ với học trò. Mọi trách cứ, hình phạt của người thầy đối với học trò được xã hội chấp nhận, coi đó là chuyện đương nhiên, bình thường trên con đường rèn luyện học trò thành tài.
Video đang HOT
Việc đề cao người thầy quá mức tuy có nhiều điểm tích cực, song cũng có không ít hệ lụy như học trò kính thầy nhưng sợ thầy, việc học rập theo khuôn mẫu, máy móc một chiều, thầy đọc-giảng, trò nghe-chép-nhớ; lời thầy là “kinh thánh”, là “chân lý”, học trò không được phép và không dám phản biện. Hậu quả là trong hàng trăm năm, nền giáo dục nước ta trở nên xơ cứng, lạc hậu, không phát triển như các nước phương Tây vốn đề cao tinh thần bình đẳng, dân chủ, khai phóng trong giảng dạy và học tập.
Ở câu chuyện thứ hai, với nhiều người, nhất là những người trẻ như các học trò của vợ tôi, nghề giáo tuy cao quý nhưng ở mặt nào đó cũng là một nghề như bao nghề khác. Người giáo viên cũng là người “làm công ăn lương”. Để sống bằng nghề, trụ lại với nghề, họ phải đáp ứng được những quy chuẩn về chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Quan niệm này xuất phát từ mô hình giáo dục hiện tại, khi nền giáo dục nước nhà đã có những thay đổi đáng kể trên tất cả phương diện so với thời phong kiến.
Trong mô hình giáo dục hiện nay, đạo thầy trò lại có phần nghiêng về học trò. Vị trí người thầy không còn “bất khả xâm phạm”, cao vời vợi trong mối quan hệ thầy-trò như ngày trước mà chịu sự ràng buộc, chế định của luật pháp, cụ thể là Luật Giáo dục. Người thầy giờ là “người bạn”, “người đồng hành” với học trò, lấy học trò làm trung tâm, tôn trọng tiếng nói, chấp nhận cá tính sáng tạo và sự khác biệt trong suy nghĩ, nhận thức của học trò.
Quan hệ thầy-trò thời nay bình đẳng hơn, thân tình hơn. Nhưng đôi lúc, đôi chỗ giá trị đạo thầy trò tốt đẹp trong quá khứ bị xóa nhòa. Những điểm tích cực đã thấy rõ nhưng mô hình trên cũng có những hạn chế. Việc bảo vệ học trò quá mức đã dẫn đến những hệ lụy đau lòng như người thầy giờ “sợ” học trò, “sợ” phụ huynh học sinh, bị xem nhẹ, coi thường dẫn đến có người chán nghề, bỏ nghề…
Thái quá thường bất cập. Đạo thầy trò dù nghiêng về người thầy hay học trò đều có những “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển của nền giáo dục nước nhà. Chỉ khi nào đạo thầy trò đạt được sự hài hòa, vừa gìn giữ, củng cố địa vị tôn kính của người thầy trong mắt học trò; vừa bảo vệ, khơi dậy và phát huy được năng lực của học trò bằng một tình yêu vô bờ bến của người thầy thì khi ấy nền giáo dục nước nhà mới thật sự phát triển, đáp ứng được kỳ vọng lớn lao của toàn xã hội.
Thầy trò Hà Nội gặp nhau kể chuyện xưa: Mỗi lần mưa là trường thành cái ao
"Dẫn đến trường là con đường gạch nhỏ, hai bên đường lúc bấy giờ có nhiều ao bèo và ruộng rau, nhà dân còn thưa thớt...
và cứ mỗi lần mưa là trường thành cái ao", đó là hình ảnh Trường THCS Ngô Quyền những ngày mới thành lập.
Kỷ niệm vẹn nguyên về mái trường xưa
Sáng 18/11, thầy trò Trường THCS Ngô Quyền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường và 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhiều thế hệ học sinh đã trở về trường xưa ngồi ôn lại những kỷ niệm xưa. Trong gian khó, vất vả, thiếu thốn nhưng thầy trò vẫn nỗ lực hết mình học tập, đạt thành tích cao, vừa học vừa tự bảo vệ cơ sở vật chất của trường.
Nhà giáo Nguyễn Xuân Phong, nguyên hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền chia sẻ. Ảnh: Tào Nga
Nhà giáo Nguyễn Xuân Phong, nguyên hiệu trưởng nhà trường kể lại: "Trường được thành lập trong những năm đầu khói lửa của cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt. Bom đạn không thể lay chuyển được ý chí quyết tâm học tập của học sinh và tinh thần gan dạ bám lớp, bám trường của các thầy cô giáo. Đêm đêm, bao học sinh vẫn thắp đèn dầu, đội mũ rơm đi học, thầy cô giáo vẫn say sưa giảng bài và lớp học vẫn vang lên "tiếng hát át tiếng bom".
Năm 1960 trường được xây trên đất ruộng của làng Quỳnh Lôi. Trường mới xây dựng có tên là Trường cấp I-II Ngô Quyền với diện tích 8.500m2 với 2 dãy nhà quay mặt vào nhau, một dãy nhà lợp gianh có vách phên bằng nứa và một nhà cấp bốn lợp ngói. Dẫn đến trường là con đường gạch nhỏ, hai bên đường lúc bấy giờ có nhiều ao bèo và ruộng rau, nhà dân còn thưa thớt...
Năm học đầu tiên (1962-1963) khối cấp II có 3 lớp 5 và 2 lớp 6. Bàn ghế trong lớp học đơn sơ bằng gỗ mộc ngồi 5, 6 học sinh một bàn; bảng đen ghép từ các tấm gỗ rời rồi sơn đen, sân đất, cỏ dại mọc lan ngổn ngang, bừa bộn. Các lớp học đều dựng tạm bằng tre, nứa lá. Thầy giáo giảng bài ở lớp này, học sinh ở 2 lớp bên cạnh nghe rõ từng lời. Sát trường, một cái bốt điện (máy nổ) liên tục hoạt động. Sân trường thì nắng bụi, mưa thì lầy lội không khác ruộng rau, cái ao. Những hôm mưa phùn gió bấc cả thầy lẫn trò mặt mày tím tái, tay xách dép vào lớp.
Tư liệu ảnh Trường THCS Ngô Quyền những ngày đầu thành lập. Ảnh: Tào Nga
Giáo viên ngày ấy làm việc bất kể thời gian công sức. Họp và sinh hoạt thường vào buổi tối. Nhiều hôm mất điện, mỗi người đem theo một cái đèn dầu. Rồi còn xuống khối phố dạy bổ túc văn hóa, làm các công tác xã hội khác, đi thực tế ở nông thôn... các thầy cô hầu như là xung phong nhận việc. Học sinh khi đó sao mà ngoan, thuần chất và chăm chỉ đến thế".
Vững bước con đường phía trước
Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền chia sẻ: "60 năm, một hành trình thắp lửa, vượt bao khó khăn và bom đạn của chiến tranh, nỗ lực phấn đấu cùng sự nghiệp phát triển của quê hương đất nước, Trường THCS Ngô Quyền đã trưởng thành trên mọi phương diện và đào tạo lớp lớp thế hệ học sinh. Nhà trường khẳng định được vị trí riêng của mình, tạo được niềm tin, sự trân trọng của nhân dân, đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung. Đó là nền tảng để nhà trường tiếp tục vững bước trên con đường phía trước".
Cô Nguyễn Thị Tuyết Minh, hiệu trưởng Trường THCS Ngô Quyền. Ảnh: Tào Nga
Được biết, năm 2020, nhà trường được đầu tư nâng cấp thành 2 dãy nhà 5 tầng, 100% các phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng được trang bị điều hòa, bể bơi bốn mùa, nhà thể chất khang trang, sạch đẹp, hệ thống cây xanh thoáng mát.
Trong nhiều năm học, trường được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, TP.Hà Nội, Bộ trưởng GDĐT, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba...
Một giờ thể dục thầy trò cùng chạy nhảy và cười to Một giờ học thể dục của học sinh lớp 5 Trường tiểu học Phật Tích (huyện Tiên Du, Bắc Ninh) siêu vui nhộn khi thầy trò không ngừng vận động nhưng đều hào hứng, không ai thấy mệt mỏi. Tiết học "phối hợp động tác chạy và nhảy" được thầy giáo tổ chức với một loạt hoạt động và trò chơi. Sau màn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ
Tò vò mẹ cho con ăn theo thứ tự tuổi, điều chỉnh thứ tự nếu một con chết và thậm chí có thể trì hoãn cho ăn với những con non đã được cung cấp nhiều thức ăn trong lần thăm đầu tiên. Lịch trình phức tạp này giúp giảm nguy cơ con non bị đ...
Maika Ngọc Khánh: triển vọng model Việt, vinh dự được tham gia LHP Cannes là ai?
Sao việt
17:45:01 10/05/2025
Thấy mẹ tặng chị họ 15 cây vàng trong ngày cưới, tôi 'giãy nảy' ganh tỵ thì sững sờ khi phát hiện sự thật đau lòng
Góc tâm tình
17:44:53 10/05/2025
Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người
Thế giới
17:40:33 10/05/2025
Cô gái Quảng Ninh nổi bật ở Hoa hậu Việt Nam
Netizen
17:27:03 10/05/2025
Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ
Trắc nghiệm
17:09:41 10/05/2025
Cổ Thiên Lạc ám ảnh sự cố trong quá khứ, cbiz suýt mất 1 tài năng điện ảnh
Sao châu á
17:06:00 10/05/2025
Em gái Tây của Đặng Văn Lâm bùng nổ visual tuổi 18, khí chất mỹ nữ sang chảnh, chân dài nuột nà đẹp hút hồn
Sao thể thao
16:32:28 10/05/2025
Hào hùng khí thế tổng duyệt diễu binh mừng kỷ niệm "70 năm Giải phóng Hải Phòng"
Tin nổi bật
16:19:55 10/05/2025
Taylor Swift bị réo tên giữa drama pháp lý của Blake Lively tức giận phản pháo!
Sao âu mỹ
16:18:57 10/05/2025