Kỹ năng bí mật của nhân viên CIA trong tình huống khó khăn
Với đặc thù công việc là giải quyết các tình huống sống còn, điệp viên CIA cần một tinh thần thép và họ sử dụng một kỹ thuật tập trung đơn giản để duy trì sự nhạy bén ngay cả khi bị căng thẳng .
Các nhân viên CIA có một kỹ năng bí mật để xử lý các tình huống khó khăn (Ảnh minh họa: Getty).
Trong những khoảnh khắc chịu áp lực dữ dội, bạn có thể cảm thấy tâm trí quay cuồng. Quá nhiều quyết định, quá ít thời gian và quá nhiều thứ để mất. Đặc biệt khi công việc của bạn là giải quyết các tình huống sống còn, bạn cần giữ vững tinh thần một cách hiệu quả.
Đó là lý do tại sao các điệp viên CIA sử dụng một kỹ thuật tập trung đơn giản để duy trì sự nhạy bén ngay cả khi bị căng thẳng.
Về bản chất, kỹ thuật này là việc quản lý ba nguồn lực chính: thời gian, năng lượng và tiền bạc. Trong số đó, chỉ có thời gian là không thể thay thế bởi nó trôi qua không bao giờ trở lại, còn tiền có thể kiếm thêm hoặc năng lượng có thể phục hồi bằng cách nghỉ ngơi.
Đó là lý do tại sao công tác đào tạo của CIA nhấn mạnh vào các chiến lược ra quyết định ưu tiên thời gian hơn tất cả mọi thứ khác.
Một trong những mối nguy lớn nhất đối với việc làm sao để có quyết định đúng đắn là khi chúng ta rơi vào tình trạng có quá nhiều nhiệm vụ, khi danh sách việc cần làm vượt quá khả năng xử lý của não.
Video đang HOT
Cho dù bạn đang phải giải quyết email , việc gia đình hay các nhiệm vụ quan trọng, quá nhiều yêu cầu cùng một lúc sẽ tạo ra căng thẳng, giảm sự tập trung và kích hoạt suy nghĩ tiêu cực. Đây chính là lúc kỹ thuật tập trung của CIA phát huy tác dụng.
Kỹ thuật này bắt đầu bằng một quy tắc đơn giản: bất kỳ số lượng nhiệm vụ nào bạn nghĩ mình có thể xử lý cùng một lúc, hãy trừ đi hai.
Nếu bạn tin rằng mình có thể xử lý năm việc cùng một lúc, hãy chỉ làm ba việc. Bạn nghĩ mình có thể xoay xở ba việc? Hãy giữ nguyên một việc. Mục tiêu là giải phóng bớt cảm giác nghĩa vụ và nâng cao khả năng hoàn thành những việc quan trọng.
Sau khi hoàn thành (các) nhiệm vụ đó, bạn chuyển sang thứ mà các điệp viên CIA gọi là ưu tiên hoạt động.
Đây là lúc bạn tập trung vào nhiệm vụ đơn giản tiếp theo mà bạn có thể thực hiện trong thời gian ngắn nhất. Nó có thể nhỏ như hít thở sâu hay rót cà phê. Điều quan trọng là tạo động lực và khôi phục lại cảm giác bạn có thể kiểm soát tình hình.
Kỹ thuật tập trung của CIA có hiệu quả vì nó làm gián đoạn chu kỳ lộn xộn tinh thần, những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện khi tư duy lý trí sụp đổ. Việc hoàn thành một nhiệm vụ cho dù là nhỏ cũng có thể tạo ra suy nghĩ tích cực hơn và giảm bớt sự choáng ngợp về mặt cảm xúc .
Và mặc dù là một người bình thường, bạn không phải đối mặt với rủi ro liên quan đến an ninh quốc gia hay tính mạng , nhưng bạn vẫn phải giải quyết những yếu tố gây căng thẳng của cuộc sống hàng ngày, như các cuộc họp bất ngờ, những xáo trộn trong gia đình hay tin nhắn giao việc của cấp trên lúc đêm muộn.
Trong tất cả những vấn đề đó, xác định và thực hiện nhiệm vụ đơn giản tiếp theo là con đường nhanh nhất để bạn bình tĩnh và sáng suốt.
Hãy áp dụng kỹ thuật này để nó trở thành một thói quen của bạn, bắt đầu với những việc nhỏ và đơn giản, bởi vì cho dù dưới áp lực nào đi nữa thì bước đi đơn giản nhất thường là bước đi khôn ngoan nhất.
12 năm sau thảm họa động đất - sóng thần ở Nhật Bản: Những ký ức khó quên và bài học kinh nghiệm
Năm 2023 đánh dấu mốc 12 năm kể từ sau thảm họa động đất - sóng thần kinh hoàng ở vùng Đông Bắc Nhật Bản (ngày 11/3/2011).
Cơn sóng thần lịch sử xảy ra sau thảm họa động đất tại thành phố Miyako, tỉnh Iwate, Nhật Bản ngày 11/3/2011. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau 12 năm, người dân Nhật Bản với "tinh thần thép" đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất nơi đây, đồng thời đúc kết được nhiều bài học để không phải lặp lại những mất mát, thiệt hại như thảm họa kép năm nào.
Người dân Nhật Bản có lẽ đã quen với "chuyện động đất" bởi đất nước "Mặt trời mọc" này thường xuyên hứng chịu các cơn động đất và dư chấn. Do nằm ở nơi "gặp gỡ" của nhiều mảng kiến tạo lớn nhỏ khác nhau như mảng Thái Bình Dương, mảng Á-Âu, mảng Bắc Mỹ và mảng Philipines nên ở Nhật Bản có rất nhiều núi lửa và các suối nước nóng. Và cũng chính vì nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương nên Nhật Bản thường xuyên phải hứng chịu các trận động đất lớn nhỏ.
Trong lịch sử, đất nước "Mặt Trời mọc" đã trải qua khoảng 200 trận động đất kèm sóng thần diễn ra bên dưới hoặc ngay sát biển Thái Bình Dương. Trong số ấy, chắc chắn người dân Nhật sẽ không thể nào quên ký ức ngày 11/3/2011 khi trận động đất-sóng thần kinh hoàng ập vào khu vực Đông Bắc cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người chỉ trong ít phút. Trận động đất độ lớn 9,0 kèm theo sóng thần xảy ra vào khoảng 14h46 theo giờ địa phương và kéo dài trong nhiều phút. Sức mạnh tổng lực phát ra từ cơn địa chấn tương đương với sức công phá của 6.700 tỷ khối lượng chất nổ TNT và gấp khoảng 1.000 lần sức hủy diệt của tất cả vũ khí hạt nhân trên thế giới cộng lại. Chỉ với những phép so sánh đơn giản như vậy, người ta có thể thấy sức mạnh cũng như sự hủy diệt kinh sợ của trận động đất này như thế nào.
Trận động đất kèm theo sóng thần kinh hoàng đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại. Hai ngành kinh tế quan trọng của khu vực này là thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo Cơ quan Tái thiết Nhật Bản, có tới hơn 3.000 người tử vong do các nguyên nhân liên quan tới thảm họa trên như bệnh tật hoặc tự tử vì trầm cảm.
Nghiêm trọng hơn, trận động đất-sóng thần này còn gây ra sự cố nóng chảy lõi hạt nhân lò phản ứng số 1, 2 và 3 của Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, làm 1 triệu tấn nước bị nhiễm phóng xạ, lượng tia phóng xạ phát ra xa hơn 50 km, khiến 470.000 người trở thành vô gia cư và hàng loạt những hệ lụy khác. Đây được coi là sự cố hạt nhân lớn nhất của thế giới kể từ sau sự cố nổ lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986.
Với những mất mát đó, thảm họa năm 2011 đã đi vào ký ức của người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong hơn 140 năm trở lại đây, đẩy đất nước "Mặt Trời mọc" vào cuộc khủng khoảng tội tệ nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.
12 năm sau thảm họa kép động đất và sóng thần, với ý chí và nghị lực phi thường, Chính phủ và người dân Nhật Bản đã nỗ lực không ngừng để xây dựng lại Fukushima từ những đống hoang tàn đổ nát. Chính phủ Nhật Bản đã chi hơn 295 tỷ USD cho các nỗ lực tái thiết, bao gồm xây dựng đường sá, đê chắn sóng, nhà ở, đồng thời hỗ trợ sinh kế cho người dân. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã dỡ bỏ lệnh sơ tán và lệnh cấm đi lại tới nhiều khu vực từng bị cấm tiếp cận sau sự cố hạt nhân Fukushima.
Tại Fukushima, với những cố gắng không mệt mỏi suốt nhiều năm qua, hình ảnh một Fukushima hoang vắng sau thảm họa cách đây 12 năm giờ đã nhường chỗ cho một Fukushima mới đang hồi sinh mạnh mẽ. Các cửa hiệu, nhà hàng và các tòa nhà công cộng phục vụ cho số lượng nhỏ những người quyết định trở lại thành phố. Dịch vụ đường sắt được khôi phục và các tuyến đường đã được mở lại. Riêng với Nhà máy Điện hạt nhân Fukushima số 1, Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) đã đạt được nhiều tiến bộ trong quá trình dỡ bỏ các lò phản ứng bị hư hại. Tuy nhiên, công ty này vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc xử lý nước đã được sử dụng để làm mát các lò phản ứng bị hư hại.
Từ thảm họa động đất-sóng thần năm 2011, người dân Nhật Bản cũng đã rút ra nhiều bài học. Đầu tiên là phải chuẩn bị tốt về cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu động đất lớn. Thứ hai, công tác tái thiết sau thảm họa không chỉ là khôi phục hiện trạng ban đầu mà phải hướng tới tiêu chí bền vững và đẹp hơn. Thứ ba, là sự đồng lòng của người dân khi tham gia cứu nạn, thường xuyên tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai cho người dân đủ mọi thành phần, đồng thời đẩy mạnh giáo dục trong trường học nhằm giúp các thế hệ sau thấm nhuần kinh nghiệm và bài học phòng chống thiên tai.
Thực tế hiện nay tại Nhật Bản, vào "Ngày sẵn sàng ứng phó với thiên tai của người dân" (12/6) hằng năm, người dân được khuyến khích tham gia các cuộc diễn tập phòng chống động đất với giả định xảy ra một trận động đất mạnh. Cùng với đó, người dân sẽ tự kiểm tra xem liệu các biện pháp phòng chống động đất ở gia đình đã ổn hay chưa. Và không chỉ tìm cách cải thiện năng lực phòng chống thiên tai cho người dân, chính quyền Nhật Bản còn nỗ lực chia sẻ các kinh nghiệm của mình với cộng đồng quốc tế...
Nhắc lại thảm họa động đất-sóng thần ở Nhật Bản cách đây 12 năm để một lần nữa nhắc nhở loài người rằng thảm họa và thiên tai có thể xảy ra bất cứ lúc nào và mọi quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với các cuộc khủng hoảng đó. Tinh thần chủ động và sẵn sàng sẽ là chìa khóa để tránh rơi vào hỗn loạn khi thảm họa xảy ra.
Trực thăng rơi xuống biển, quan chức Madagascar bơi 12 tiếng vào bờ Một quan chức 57 tuổi ở quốc gia Đông Phi Madagascar được mô tả là có "tinh thần thép" vì đã bơi 12 tiếng vào bờ sau khi trực thăng chở ông rơi xuống biển. Quốc vụ khanh phụ trách lực lượng Hiến binh quốc gia Madagascar (Ảnh: SCMP). AFP đưa tin, Quốc vụ khanh phụ trách lực lượng Hiến binh quốc gia...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

COVID-19: Thái Lan cam kết đảm bảo nguồn cung vật tư y tế phòng dịch

Iran và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán gián tiếp thứ 5

Ngoại trưởng Nga S. Lavrov đề cập vòng đàm phán thứ hai với Ukraine

Nissan có thể chi thêm 60 tỷ yen cho kế hoạch tái cấu trúc

Mỹ khuyến cáo người dân không mang nông sản về nước sau khi du lịch nước ngoài

Đánh giá khái quát về quá trình hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân của Nga đến 2025

Nhật Bản: Hỏa hoạn gần sân bay ở Tokyo, một số chuyến bay bị ảnh hưởng

Oxford Economics: New York (Mỹ) duy trì vị thế thành phố toàn cầu

Trung Quốc khởi công xây dựng tổ máy điện hạt nhân mới ở miền Nam

Pháp cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh nhiệt đới do muỗi vằn lan rộng

EU và Mỹ chuẩn bị nối lại đàm phán thuế quan nhằm tránh chiến tranh thương mại

Chính sách ngoại giao 'yếu' của châu Âu ở Thái Bình Dương
Có thể bạn quan tâm

Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều
Sức khỏe
07:31:25 24/05/2025
Mẹ biển - Tập 45: Bí mật 20 năm trước được hé lộ, Ba Sịa được minh oan
Phim việt
07:29:57 24/05/2025
BS riêng của Vũ Linh bóc trần người thật Hồng Loan, nói rõ vụ "vô ơn" mẹ nuôi
Sao việt
07:25:47 24/05/2025
Màn lột xác chấn động cả Trung Quốc: Sao nữ bị tàn phá nhan sắc vì ngộ độc khí gas giờ đẹp như Kim Hee Sun
Hậu trường phim
07:20:51 24/05/2025
Màn comeback không chút bọt sóng của nam ca sĩ "flop vì thực lực": Đến bao giờ mới hết nhạc dở, lỗi thời?
Nhạc việt
06:53:18 24/05/2025
Đây là diện mạo thật của bạn gái hot girl Huỳnh Hiểu Minh trước khi "dao kéo" 40%?
Sao châu á
06:29:30 24/05/2025
Rộ tin phá sản và nợ lương, tình hình của Quang Linh Store ra sao sau khi "Chủ tịch" bị bắt?
Netizen
06:22:43 24/05/2025
Món sườn heo làm thế này chỉ mất 15 phút nấu mà vị chua ngọt, sốt ngon ăn cùng cơm thì tuyệt vị!
Ẩm thực
05:58:59 24/05/2025
5 phim 18+ Trung Quốc cấm tuyệt đối trẻ em: Hạng 1 gây sốc vì quay cảnh nóng tới 100 giờ
Phim châu á
05:55:07 24/05/2025
'Zootopia 2' tung teaser đầu tiên, hé lộ nhân vật và nhiều vùng đất mới, cùng sự trở lại của cáo Nick và thỏ Judy sau 9 năm vắng bóng
Phim âu mỹ
23:17:28 23/05/2025