Kỳ tích thầy Toàn
Quảng Bình, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều sinh sống, để nói và hiểu ngôn ngữ của bà con không khó. Nhưng thông thạo và chuyển hóa thành ’sổ tay dạy học’ thì quả không dễ, vậy mà có thầy Toàn làm được…
Thầy giáo Toàn hướng dẫn học sinh học tập – Ảnh: T.Q.N
Thầy giáo Nguyễn Thanh Toàn (42 tuổi), Phó hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Lâm Thủy (H.Lệ Thủy) đã cố “giải” bài toán hóc búa: đưa con chữ về cho đồng bào. Thầy về với dân bản nhiều hơn, tìm tòi, học hỏi từ trưởng bản, già làng – những người am hiểu tiếng bản địa. Quá trình dạy xóa mù chữ cũng rất hữu ích, bởi thầy dạy học trò bằng tiếng Việt, trò dạy lại thầy tiếng Bru… Cứ thế, vốn liếng tiếng Bru – Vân Kiều được tích cóp mỗi ngày qua các lần học bằng đàn sáo, giao lưu, kể cả lúc… uống rượu những dịp dân bản có tiệc. Khi ngà men rượu, mọi người bắt đầu say đàn hát tà oải, tức hò đối đáp bằng tiếng Bru. Thầy Toàn trở thành “Bru Toàn” từ lúc nào không hay.
Giải pháp sáng tạo “Sổ tay song ngữ tiếng Việt – tiếng Vân Kiều” và bộ gõ âm nhạc dành cho học sinh tiểu học của “Bru Toàn” được hình thành theo cách như thế. Ít ai ngờ, cả 2 sản phẩm ấy đã đoạt giải B tại hội thi “Sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học cấp huyện do Phòng GD-ĐT H.Lệ Thủy tổ chức. Thành quả bước đầu càng giúp anh thêm hưng phấn, tiếp tục lăn lộn các bản làng tìm tòi, bổ sung vốn tiếng Bru – Vân Kiều và giá trị văn hóa, phong tục.
Năm 2015, bộ sản phẩm “Vận dụng sổ tay song ngữ tiếng Việt – Bru Vân Kiều vào các giờ học toán, tiếng Việt tiểu học, các hoạt động bổ trợ nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho trẻ mầm non” của thầy giáo Nguyễn Thanh Toàn đoạt giải ba tại hội thi Sáng kiến cải tiến kỹ thuật do Sở KH-CN Quảng Bình tổ chức. Sản phẩm này được cấp bản quyền, đang áp dụng cho cán bộ, giáo viên tại các xã Lâm Thủy, Kim Thủy, Ngân Thủy. Bộ sản phẩm gồm các tài liệu: cuốn từ vựng song ngữ tiếng Việt – Bru Vân Kiều; một số mẫu câu vận dụng dành riêng cho học sinh lớp 1 và trẻ mầm non qua các chủ đề; cách đọc các chữ ghi phụ âm; cách đọc các chữ ghi nguyên âm; các cuốn tài liệu tham khảo làm hồ sơ minh chứng giữa cái mới và cũ; băng, đĩa ghi âm, ghi hình phục vụ các mẫu câu, từ vựng. Các tài liệu có thể nâng cao hơn khi áp dụng phần mềm.
Tâm sự với PV Thanh Niên, “Bru Toàn” cho hay điều mong muốn nhất là được phổ biến đề tài, sáng kiến của mình ra rộng hơn nữa, đến các địa bàn khác như H.Quảng Ninh, H.Bố Trạch và các trường phổ thông dân tộc bán trú, các cán bộ đang công tác tại địa bàn có bà con Bru – Vân Kiều.
Theo thanhnien
Video đang HOT
Lớp học xóa mù đặc biệt nơi vùng cao biên giới
Cứ vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, tại bản Lách, xã vùng biên giới Mường Chanh, huyện Mường Lát, Thanh Hóa có một lớp học xóa mù đặc biệt luôn được duy trì đều đặn.
Lớp học bắt đầu từ 19 giờ đến 21 giờ tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
Ở lớp học đó, giáo viên là những thầy giáo mang "quân hàm xanh" của Đồn biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát, (Thanh Hóa), còn học sinh đa số là những phụ nữ dân tộc thiểu số Khơ Mú có độ tuổi từ 20 đến 40. Không quản ngại khó khăn, vất vả về điều kiện đi lại, bất đồng ngôn ngữ, phong tục tập quán..., các chiến sỹ của Đồn biên phòng Quang Chiểu đã nỗ lực ngày đêm duy trì lớp học, với mong muốn "gieo con chữ" nơi bản vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn này.
Theo chân cán bộ Đồn biên phòng Quang Chiểu, chúng tôi cũng đến được Khu trường lẻ Chai - Lách, thuộc Trường tiểu học Mường Chanh - nơi tổ chức lớp học xóa mù. Vượt hơn 12 km đường rừng tối tăm, hiểm trở, trong điều kiện thời tiết giá rét đầu đông nơi vùng biên, chúng tôi mới thấu hiểu hết được những nỗ lực, cố gắng của những thầy giáo không chuyên.
Trong thời gian 3 tháng, các học sinh sẽ được các thầy giáo truyền đạt các kỹ năng cơ bản nghe, nói, đọc, viết chữ Quốc ngữ và một số phép tính cơ bản.
Là người trực tiếp đưa chúng tôi đến lớp học, Đại úy Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng đội Hoạt động quần chúng Đồn Biên phòng Quang Chiểu, huyện Mường Lát cho biết: Thực hiện chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương" do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, sau khi rà soát tỷ lệ tái mù chữ tại các địa bàn, xác định bản Lách có tỉ lệ mù chữ cao, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã tham mưu và được cấp trên cho phép triển khai lớp học xóa mù chữ tại bản này.
Trong thời gian 3 tháng, các học sinh sẽ được truyền đạt các kỹ năng cơ bản về: nghe, nói, đọc, viết chữ Quốc ngữ và một số phép tính cơ bản. Cùng với dạy chữ xóa mù, lớp học còn kết hợp tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, lối sống văn hóa hợp vệ sinh, bài trừ các hủ tục lạc hậu... Kết thúc khóa học, đảm bảo 100% học viên biết đọc, biết viết, biết sử dụng các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản... Qua đó, giúp đồng bào nâng cao chất lượng cuộc sống phục vụ trong lao động sản xuất, góp phần tích cực trong bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới Quốc gia.
Những bàn tay thô sần vì đã quen cầm cuốc, cầm cày, nay đã biết cầm bút tự viết được tên mình.
Tại lớp học xóa mù chữ Khu trường lẻ Chai - Lách, thuộc Trường Tiểu học Mường Chanh, học sinh chủ yếu là chị em phụ nữ người Khơ Mú ở bản Lách và số ít ở bản Chanh. Ban đầu do chưa nhận thức được ý nghĩa của việc học chữ nên chỉ ít chị em có nhà gần điểm dạy đăng ký tham gia. Do vậy, hàng ngày, cùng với nhiệm vụ tuần tra biên giới, các chiến sỹ biên phòng còn đến tận nhà, lên tận nương rẫy để trò chuyện và tuyên truyền về tầm quan trọng của việc học chữ.
Nhờ đó, lớp học ngày càng thu hút đông đảo học sinh tham gia. Đến nay, ngoài 26 học viên tại bản Lách đăng ký tham gia lớp học, đã có thêm 4 học viên ở các bản khác đăng ký. Nhiều chị em đã vận động chồng, bố mẹ, anh chị em cùng tham gia lớp học... Đến nay, lớp học đã duy trì ổn định 38 học sinh. Mặc dù ban ngày, các "học sinh đặc biệt" đều phải lao động vất vả trên nương rẫy, nhiều người cách xa hàng chục km, nhưng đúng 19 giờ tối hàng ngày, các chị em đều đặn tới lớp học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc học chữ, nhiều hội viên phụ nữ đã vận động chồng, người thân trong gia đình cùng tham gia lớp học.
Trong cái lạnh giá của tối mùa đông vùng cao, lớp học xóa mù chữ lại đồng thanh vang lên tiếng đọc còn chưa sõi tiếng phổ thông của các chị, các mẹ trong ánh sáng yếu ớt từ bóng đèn chạy bằng máy phát điện mini. Với vai trò là phiên dịch "đặc biệt" của lớp học, ông Trịnh Văn Xôm, Trưởng bản Lách cho biết, hàng ngày ông cũng lên lớp với vai trò là trưởng lớp, theo dõi, đôn đốc các chị em học tập. Nhiều khi làm phiên dịch, cầu nối giữa học viên và giáo viên.
Hầu hết người dân trong bản, nhất là các chị em phụ nữ đều không biết chữ, vì vậy, mỗi lần ra UBND xã, người dân không thể tự viết tên mình mà phải điểm chỉ. Không có chữ, đồng bào cũng không biết tính toán làm ăn nên đói nghèo cứ mãi đeo bám. Lớp học này thực sự rất bổ ích. Chúng tôi rất cảm ơn sự quan tâm của các chiến sỹ Đồn Biên phòng Quang Chiểu, Trưởng bản Xôm chia sẻ.
Nỗ lực uốn nắn những nét chữ đầu tiên, chị Cút Thị Bao (38 tuổi) - học viên lớn tuổi nhất lớp vui vẻ chia sẻ với giọng Kinh lơ lớ: Nhiều lúc nghĩ mình không biết chữ thì thiệt thòi quá, không viết được tên mình mà cũng không biết tính toán làm ăn. Ngoài giờ học trên lớp, về nhà, tôi còn học chữ cùng với cháu nội đang học tiểu học. Các thầy dạy rất nhiệt tình và dễ hiểu, giờ tôi đã đánh vần, ghép chữ được rồi.
Nhiều chị em đưa cả con nhỏ đến lớp học cùng.
Đã có chồng và 3 đứa con, cuộc sống gia đình vẫn còn khó khăn và vất vả, nhưng chị Lương Thị Yên (29 tuổi) vẫn hăng hái đến lớp học với khát khao được biết chữ. Chị kể rằng ngày nhỏ, do gia đình nghèo, đông anh em, lại phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy nên không được đi học.
"Không biết chữ khổ lắm, muốn dùng điện thoại để đọc tin tức, hay gọi điện, nhắn tin cũng không biết. Khi nghe cán bộ đến nhà nói được đi học, tôi liền đăng ký ngay. Từ nhỏ đến giờ tôi chỉ quen cầm cuốc, cầm cày, nay phải cầm bút viết ra cái chữ, thực sự là rất khó. Nhưng được sự uốn nắn của các thầy, nay tôi đã thuộc, viết được chữ cái và bắt đầu học ghép vần", chị Yên nói.
Không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ quốc, những người lính Biên phòng còn là những người con của bản, làng, giúp bà con dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Và giờ đây, họ vẫn ngày đêm mang con chữ đến với bản làng vùng cao. Dẫu rằng cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng hình ảnh những người lính Biên phòng ngày đêm mang "con chữ" đến với đồng bào đã góp phần làm ấm thêm tình quân dân nơi vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn này...
Bài và ảnh: Khiếu Tư
Theo TTXVN
Lạ lùng lớp học nơi bản nghèo, 15 tuổi học mẫu giáo, 60 tuổi vẫn là học sinh Khi mặt trời dần khuất sau những dãy núi, nơi bản nghèo thuộc huyện miền núi Hướng Hóa, Quảng Trị, dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ Vân Kiều trên tuổi 40 - là những người chị, người mẹ, có người đã là bà ngoại, bà nội - tạm gác lại công việc sau ngày dài vất vả nơi nương...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hạt chia ăn kiểu này cực tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng biết
Làm đẹp
12:04:08 19/05/2025
Nông Thúy Hằng: Từ học sinh giỏi văn đến hoa hậu người Tày khiến cả nước tự hào
Sao việt
11:47:45 19/05/2025
Vụ du khách nước ngoài bị xé thẻ khi lên máy bay: Thái độ nhân viên tranh cãi
Netizen
11:33:26 19/05/2025
6 nguyên tắc vàng khi thiết kế phòng khách
Sáng tạo
11:26:20 19/05/2025
Chỉ vì 1 đôi hoa tai, mỹ nhân 17 tuổi bị lộ gia thế khủng, hóa ra là "công chúa hào môn" trong truyền thuyết
Sao châu á
11:18:56 19/05/2025
Pep Guardiola giải thích lý do Haaland không đá phạt đền
Sao thể thao
11:14:25 19/05/2025
Bất chấp lục đục gia đình, tài sản của vợ chồng Beckham tăng vọt, sắp đuổi kịp Quốc vương Anh
Sao âu mỹ
11:14:10 19/05/2025
Cháy xưởng giày da ở Vĩnh Phúc, 30 xe cứu hỏa đến hiện trường
Tin nổi bật
11:11:35 19/05/2025
Sedan cỡ B tháng 4: City lên ngôi, Accent và Vios giảm sức tiêu thụ
Ôtô
11:08:17 19/05/2025
Công an đột kích quán bar Sky, phát hiện nhiều người dương tính ma túy
Pháp luật
11:05:23 19/05/2025