Kỳ vọng đối với chiến lược mới của Đức về châu Phi
Theo trang mạng dw.com, trong những năm gần đây, Đức đã tìm cách tăng cường hợp tác với châu Phi.
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: TTXVN
Các bộ của Chính phủ Đức đã đưa ra một loạt khái niệm khác nhau và trong đó có nhiều ngộ nhận về năng lực. Mới đây, hướng dẫn mới về chính sách châu Phi của Đức đã được đưa ra thảo luận.
Năm 2014, khi Chính phủ Liên bang Đức đưa ra chính sách đối với châu Phi, châu lục này vẫn chưa nằm trong trọng tâm của chính sách đối ngoại Đức bởi Nội các lúc đó của Thủ tướng Angela Merkel có những ưu tiên khác, bao gồm Mỹ, Trung Quốc và Nga.
Thực tế đó dường như đã thay đổi, ít nhất dựa trên những tuyên bố: Châu Phi là trọng tâm trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) năm 2017 của Đức, trong đó các nhà lãnh đạo châu Phi đã có hai chuyến thăm tới Berlin để đàm phán và đưa ra các chiến lược hợp tác đa dạng, mạnh mẽ hơn.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas khẳng định: “Các hướng dẫn mới cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của châu Phi và sự gắn kết ngày càng sâu rộng của Đức đối với châu lục”.
Các Bộ của Chính phủ Đức phải mất một năm để thảo luận về hướng dẫn chính sách châu Phi mới. Chính phủ Đức đã phê duyệt kế hoạch này, chấm dứt sự hỗn loạn giữa các cơ quan thuộc chính phủ.
Trước đây, thay vì phối hợp trong việc xây dựng chính sách về châu Phi, các Bộ của Đức chịu trách nhiệm về chính sách đối với châu Phi đã hoạt động tương đối độc lập: Bộ Tài chính với “Thỏa thuận với châu Phi”, Bộ Phát triển với “Kế hoạch Marshall cho châu Phi” và Bộ Kinh tế với sáng kiến “Pro!Afrika”. Đây chỉ là những kế hoạch quan trọng nhất trong nhiều kế hoạch được đưa ra.
Video đang HOT
Robert Kappel, nhà kinh tế phát triển thuộc Đại học Leipzig, cho biết: “Trong 3 năm qua, các Bộ đã đưa ra 8 văn bản chính sách về châu Phi”. Ngay cả Bộ Giáo dục hiện cũng có riêng chiến lược châu Phi của mình. Đánh giá về các văn bản chính sách riêng rẽ đối với châu Phi của các bộ, Ngoại trưởng Maas cho rằng: “Những gì còn thiếu là một khái niệm chung cũng như một loạt các ưu tiên rõ ràng”.
Liệu chiến lược mới về châu Phi của Đức có tạo ra bước nhảy vọt về chất? Đại diện phụ trách châu Phi của Bộ Ngoại giao Đức Robert Dolger đánh giá: “Chúng ta cần phát triển chính sách châu Phi mang tính gắn kết.
Một trong những mục tiêu của hướng dẫn mới ban hành là để thiết lập sự gắn kết này”. Về mặt hình thức, hướng dẫn mới nhóm sự can dự của Đức tại châu Phi vào 5 lĩnh vực chính: xây dựng hòa bình, phát triển, di cư, hợp tác với các đối tác châu Phi và tăng cường hợp tác với xã hội dân sự.
Đánh giá về chiến lược mới đối với châu Phi của Đức, nhà kinh tế Robert Kappel cho biết “vẫn chưa có dấu hiệu về bất kỳ tiến bộ thực sự nào. Tài liệu này mới bắt nhịp được phần nào với nhiều khái niệm chính trị khác nhau về châu Phi”.
Tuy nhiên, hướng dẫn đã đưa ra một số cách tiếp cận mới. Văn bản mới ban hành cho thấy rõ rằng Chính phủ Liên bang Đức không còn coi châu Phi hoàn toàn chỉ là đối tượng nhận viện trợ. Quan hệ đối tác Đức-châu Phi được nhấn mạnh nhiều lần.
Chính phủ Đức đã cam kết sẽ định hướng sự tham gia của nước này vào Chương trình nghị sự 2063 của Liên minh châu Phi (AU) – kế hoạch chi tiết về sự phát triển kinh tế và xã hội của châu Phi do chính phủ các nước châu Phi ban hành.
Chính phủ Đức cũng cam kết sẽ tăng cường hợp tác với AU và các nước châu Phi riêng rẽ, chẳng hạn như trong các lĩnh vực chống biến đổi khí hậu, thương mại và giải quyết xung đột quốc tế. Đó là dấu hiệu cho thấy Đức công nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của châu Phi trên thế giới. Lần đầu tiên, Chính phủ Đức cho thấy sẵn sàng xem xét lại quá khứ thuộc địa của Đức ở châu Phi, song nước này không hề công bố thông tin chi tiết.
Phát ngôn viên của đảng Xanh Uwe Kekeritz tại Quốc hội Đức đánh giá: “Đó là dấu hiệu tích cực cho thấy ngoài cái nhìn sâu sắc về việc châu Phi cần được thực sự coi trọng như một thực thể trên diễn đàn quốc tế, các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và di sản thuộc địa cũng được đề cập trong văn bản mới”.
Kekeritz cũng cho rằng nhiều tuyên bố trong tài liệu mới chưa đưa ra đủ các chi tiết cần thiết: “Chính phủ Liên bang đã không rút ra được bài học chính xác từ chính sách thương mại sai lầm vốn gây hại cho môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ khí hậu Trái Đất được đề cập chỉ trong một vài dòng. Việc tập trung vào các đối tác cải cách khiến các nước kém phát triển nhất có nguy cơ bị bỏ qua”.
Chiến lược mới sẽ được đánh giá dựa trên tỷ lệ các nhiệm vụ đề cập được triển khai trong thực tiễn. Giai đoạn cuối của Năm châu Phi 2017, các nhà phê bình đã chỉ ra rằng phần lớn các cam kết của Đức đối với châu Phi chỉ là những dự định.
Quỹ trị giá hàng tỷ USD nhằm tăng cường đầu tư của các công ty Đức vào châu Phi hiện vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Dự luật đầu tư phát triển với cùng mục tiêu như trên vẫn đang “nằm trong ngăn kéo”.
Chuyên gia về châu Phi của đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP) Christoph Hoffmann cho rằng: “Các hướng dẫn chính sách mới của châu Phi là những tuyên bố hay, giống như ‘Kế hoạch Marshall’ hay ‘Thỏa thuận với châu Phi’. Những hy vọng viển vông đang được nuôi dưỡng và dư luận đang được xoa dịu. Đã đến lúc phải hành động.”
Tuy nhiên, nhà kinh tế Robert Kappel khuyến nghị không nên kỳ vọng quá nhiều: “Với chính sách châu Phi của Đức, chúng ta không thể tự nhiên bảo đảm được sự hòa bình ở châu Phi, chúng ta không thể ngay lập tức tạo ra tăng trưởng và việc làm. Chúng ta đã tạo ra một số ảo tưởng và nếu chúng ta không thực tế, chính sách mới về châu Phi theo hướng đó sẽ nhanh chóng trở nên lỗi thời”./.
Đình Lượng (P/v TTXVN tại Pretoria)
Theo TTXVN
Đức bảo lưu quan điểm Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án thương mại
Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich tại Đức hôm 17/2, Ngoại trưởng Nga tuyên bố Moscow không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào của Berlin đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich 2019 tại Đức.
"Nga đã không nhận được bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ phía Đức có thay đổi quan điểm khi đánh giá việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại thuần túy", Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 17/2.
"Đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, tôi không nhận được bất kỳ ý kiến nào từ người đồng cấp Đức, điều này khẳng định một cách rõ ràng rằng chính quyền Berlin ủng hộ dự án kinh tế và thương mại thuần túy này", Bộ trưởng Lavrov nói thêm.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh: "Đây là ấn tượng của tôi trong bữa ăn trưa hôm nay cùng với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong khuôn khổ cuộc họp của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga và Đức".
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 16/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng "thật vô lý khi xem Moscow là đối tác cung cấp năng lượng không đáng tin".
Thủ tướng Merkel cũng lên tiếng bảo vệ cho mối quan hệ Đức - Nga. "Về mặt địa chiến lược, cắt đứt tất cả quan hệ với Nga không đem lại lợi ích gì cho châu Âu cả", bà Merkel nhấn mạnh.
Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn Gazprom với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (muộn nhất vào cuối năm 2019), mỗi năm, hệ thống đường ống dài 1.225 km này sẽ vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Các nước Đức, Thụy Điển, Áo và Pháp đã cấp phép xây dựng dự án này. Tuy nhiên, dự án vấp phải sự phản đối của Ukraine, Latvia, Litva và Ba Lan vì cho rằng dự án mang màu sắc chính trị.
Ngoài một số nước châu Âu, Mỹ cũng là nước phản đối dự án vận chuyển trực tiếp khí đốt từ Nga tới Đức này.
Moscow từng nhiều lần tuyên bố rằng dự án hoàn toàn mang tính thương mại và cạnh tranh, và khẳng định việc thực hiện Dòng chảy Phương Bắc 2 không có nghĩa là việc vận chuyển khí đốt của Nga sang EU thông qua Ukraina sẽ bị chấm dứt.
Theo Kinhtedothi
Đức nói "không" với triển khai tên lửa hạt nhân mới tại châu Âu Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố, Đức sẽ phản đối mạnh mẽ mọi động thái lắp đặt tên lửa hạt nhân tầm trung mới tại châu Âu, nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước kiểm soát vũ khí then chốt thời Chiến tranh Lạnh, bị hủy bỏ. Trong một bài phỏng vấn được đăng ngày...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Sử dụng lòng lợn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nếu không đúng cách
Sức khỏe
23:01:31 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025