Kỳ vọng dòng vốn ngoại giúp doanh nghiệp gỡ khó
Trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước “nới room” tín dụng 1,5-2% cho một số rất ít các ngân hàng thương mại nhằm kịp thời tiếp vốn cho những công trình, dự án còn đang dở dang do trái phiếu doanh nghiệp chưa được phát hành, thì dòng vốn ngoại được kỳ vọng là điểm tựa tạm thời giúp nhiều doanh nghiệp thoát cảnh thiếu vốn khi Tết Nguyên đán đang cận kề.
Ảnh minh họa: Hải Yên/Báo Tin tức
Mới đây, Tổ chức Tài chính Quốc tế IFC đã đầu tư 75 triệu USD cho Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông của SeABank trong vòng 5 năm. Đồng thời, đã giải ngân cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) khoản vay trị giá 150 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng.
Trước đó, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cũng đã ký kết thỏa thuận cho vay hợp vốn 260 triệu USD đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) dưới dạng tín chấp có thời hạn 3 năm, gồm vay trực tiếp trị giá 100 triệu USD từ ADB và khoản vay hợp vốn trị giá 160 triệu USD giữa ADB và Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) của Singapore cùng 9 định chế tài chính hàng đầu châu Á khác…
Video đang HOT
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, đây có lẽ là lần đầu tiên, dòng vốn quốc tế tài trợ cho các ngân hàng thương mại Việt Nam “đổ” về nhiều nhất và đa dạng nhất về mục đích cấp vốn. Nếu trước đây chỉ là hoạt động tài trợ vốn để mở rộng danh mục cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì nay mở rộng cả về đối tượng cho vay. Các doanh nghiệp do nữ làm chủ, các dự án môi trường và chống biến đổi khí hậu… cũng là những đối tượng có thể xem xét được cấp vốn. Tuy nhiên, để tiếp cận được nguồn vốn này cũng đòi hỏi việc lựa chọn cùng những tiêu chí khắt khe và không dễ thực hiện.
Đại diện Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Phó Chủ tịch thường trực Hoàng Quang Phòng cho biết, việc nhiều dòng vốn ngoại liên tục đổ về các ngân hàng thương mại Việt Nam là tín hiệu rất đáng mừng, chứng thực cho sự tín nhiệm của cộng đồng quốc tế đối với sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế trong nước.
Về lâu dài, đây sẽ là điểm tựa và cũng là đòn bảy tài chính giúp cho các doanh nghiệp nội địa và kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn trong việc tiếp cận và sử dụng nguồn vốn ngoại cho các nhu cầu đầu tư, mở rộng hoặc phát triển. Tuy nhiên, hiện chưa có nhiều doanh nghiệp trong nước tiếp cận được nguồn tài chính này và bản thân các ngân hàng thương mại cũng chưa công bố và chưa xây dựng cơ chế cấp vốn cùng các điều kiện cho vay tín dụng từ nguồn vốn ngoại.
Tới đây, VCCI sẽ có văn bản đề xuất Ngân hàng Nhà nước cùng các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi hơn, tạo các cơ chế chính sách cụ thể và hướng dẫn chi tiết, rõ ràng giúp các doanh nghiệp nhanh chóng chuẩn bị và hoàn thiện các hồ sơ đề nghị cấp vốn. Song, về điều kiện cấp vốn cùng còn phụ thuộc nhiều vào các quy định và yêu cầu bảo đảm an toàn vốn cho các tổ chức tín dụng, đó là điều rất quan trọng. Trong bối cảnh cấp thiết hiện nay khi chỉ còn ít ngày nữa là bước sang năm 2023, chắc chắn, lưu chuyển nguồn vốn ngoại đưa vào thực tế của doanh nghiệp sẽ là việc khó.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho biết, hiện tất cả các ngân hàng đều có những gói tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay và cho dù đã có nguồn tín dụng từ các dòng vốn ngoại. Nhưng, nhiều doanh nghiệp phản ánh vẫn chưa vay được, do các tổ chức tín dụng còn khá dè dặt và thận trọng khi cho vay, chưa thực sự quyết liệt tạo điều kiện thuận lợi, giúp các doanh nghiệp; nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, cho dù họ có ưu thế về kinh doanh hay sản xuất.
Có lẽ vào lúc này, thường là doanh nghiệp đang khó khăn về vốn do cận Tết, các ngân hàng cần linh hoạt hơn trong khâu thẩm định hơn đối với các hình thức cho vay. Sự chủ động hợp tác với các doanh nghiệp từ phía các ngân hàng thương mại sẽ là tiền đề hỗ trợ giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn và thuận lợi hơn trên bước đường phát triển doanh nghiệp.
Người đại diện của VINASME cũng kiến nghị có một cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp, giảm các điều kiện cho vay để doanh nghiệp nhỏ và vừa đủ khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Toàn Thắng – doanh nghiệp chuyên lắp ráp, xây dựng nhà xưởng công nghiệp chia sẻ, hiện nay, công ty đã dần phục hồi trở lại sau dịch bệnh COVID-19; đồng thời, mong muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh để phát triển trong năm 2023. Tuy nhiên, do thiếu vốn, lại không có tài sản thế chấp, trong khi điều kiện vay của các ngân hàng thương mại đang quá ngặt nghèo khiến doanh nghiệp khó vay được khoản tín dụng trung và dài hạn.
Theo ông Thắng, khi xem xét hồ sơ vay, ngân hàng yêu cầu phải có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, phải có năng lực quản trị, phương án dự phòng rủi ro, phải chứng minh nguồn thu, dòng tiền, đầu vào, đầu ra… Trong khi đó, là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô chỉ vài chục lao động, lại vừa bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh nên những yêu cầu của ngân hàng đưa ra, công ty khó đáp ứng.
Bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả
Ngày 13/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 1163/CĐ-TTg về thị trường trái phiếu doanh nghiệp, trong đó yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả.
Tìm các biện pháp bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp lành mạnh, an toàn, hiệu quả. Ảnh: TTXVN.
Công điện nêu rõ: Thực hiện Nghị quyết số 156/NQ-CP ngày 6/12/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 năm 2022, đồng thời để bảo đảm thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, minh bạch, an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính:
Khẩn trương có các biện pháp kịp thời, hiệu quả để chấn chỉnh, ổn định, thúc đẩy hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bảo đảm thị trường hoạt động công khai, an toàn, lành mạnh, minh bạch, hiệu quả và phát triển bền vững; có các biện pháp hiệu quả để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật.
Khẩn trương rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, cụ thể khả năng thanh toán, chi trả của các tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là các trái phiếu đến hạn thanh toán trong năm 2022 và năm 2023; chủ động có biện pháp cụ thể, hiệu quả xử lý theo thẩm quyền, trường hợp vượt thẩm quyền thì đề xuất ngay các biện pháp phù hợp, hiệu quả, bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ. Yêu cầu các tổ chức phát hành thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi theo đúng cam kết; trường hợp có khó khăn, tổ chức phát hành trái phiếu chủ động đàm phán với nhà đầu tư để xem xét có các biện pháp hài hòa, hợp lý, hiệu quả để cơ cấu lại các khoản nợ trái phiếu, cơ cấu lại lãi suất, thời hạn thanh toán, các điều kiện chi trả, thanh toán, phù hợp với tình hình thực tế, theo tinh thần "lợi ích hài hòa, khó khăn chia sẻ" và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Chủ động đẩy mạnh hơn nữa theo thẩm quyền việc quản lý nhà nước về phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhất là chống tiêu cực, lợi dụng trục lợi chính sách và các hoạt động không lành mạnh khác để đảm bảo thị trường hoạt động lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Khẩn trương đánh giá, rà soát kỹ, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp, nhất là việc phát hành riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Có các biện pháp cụ thể để bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của nhà đầu tư, các chủ thể liên quan và an toàn, an ninh thị trường tài chính, tiền tệ; trình Chính phủ trước ngày 20/12/2022.
Sẽ rà soát, điều chỉnh quy định về trái phiếu doanh nghiệp Bộ Tài chính sẽ rà soát khung pháp lý, kể cả Nghị định 65/2022/NĐ-CP vừa được phát hành, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp để có báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh phù hợp. Ngày 23/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp về thị trường chứng khoán và trái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
Có thể bạn quan tâm

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
Netizen
09:39:17 07/05/2025
Những họa tiết nữ tính và trẻ trung đang trở lại mạnh mẽ trong mùa hè 2025
Thời trang
09:36:47 07/05/2025
Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế
Thế giới
09:34:50 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025
Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng
Làm đẹp
09:22:03 07/05/2025
Sau 2 thập niên, số phận Toyota Innova sắp đi đến hồi kết?
Ôtô
09:19:51 07/05/2025
Honda ADV160 2025 được bổ sung tùy chọn màu sắc mới
Xe máy
09:17:35 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025