Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Mức lãi suất cao nhất tại các ngân hàng chủ yếu áp dụng với số tiền lớn và kỳ hạn dài.
Vietcombank là nhà băng có mặt bằng lãi suất thấp nhất hệ thống.
Các ngân hàng quy mô nhỏ có lãi suất cao để hút vốn huy động.
Trên thị trường, SHB vẫn là ngân hàng dẫn đầu về lãi suất, ở mức 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng và 8,9%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Con số này cách xa với vị trí thứ hai là VietCapital Bank lần lượt là 8,5% và 7,5%/năm. Để được hưởng lãi suất trên ở SHB, giá trị tiền gửi cần trên 500 tỷ đồng.
Các vị trí tiếp theo thuộc về Eximbank với lãi suất 8,4%/năm tại kỳ hạn 13 tháng và 24 tháng. Trong đó, điều kiện hưởng lãi suất trên là gửi tiền 13 tháng với giá trị trên 100 tỷ đồng và 24 tháng từ 500 tỷ đồng. ABBank là ngân hàng tiếp theo có lãi suất ở mức 8,3% với kỳ hạn 13 tháng, kèm điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng.
NCB cũng công bố lãi suất 8,3%/năm đối với kỳ hạn 24-36 tháng và không kèm điều kiện tiền gửi. Bên cạnh đó, nhà băng này cũng công bố lãi suất 12 -18 tháng dao động 8-8,15%. Đây cũng là ngân hàng cuối cùng ghi nhận lãi suất hơn 8% trên thị trường.
SHB công bố lãi suất đến 9,2% với tiền gửi trên 500 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng. Ảnh: L.H.
Kienlongbank dẫn đầu với lãi suất 7,9%/năm ở kỳ hạn 15-24 tháng, không yêu cầu giá trị tiền gửi. Lãi suất các kỳ hạn 13 tháng, cũng duy trì ở 7,7%, trong khi kỳ hạn 12 tháng là 7,5%. Vị trí tiếp theo tiếp tục có sự góp mặt của ABBank với lãi suất 7,7-7,8% ở kỳ hạn 15-60 tháng.
Mức 7,5-7,6%/năm là mức phổ biến tại nhiều ngân hàng tại kỳ hạn dài có thể điểm tới như TPBank với kỳ hạn 24-36 tháng, Bản Việt (trên 15 tháng).
Xét trên kỳ hạn 6-9 tháng, NCB vượt BacABank (lãi suất 7,4-7,5%) dẫn đầu với lãi suất 7,5-7,55%/năm, cao hơn phần còn lại dao động từ 6-7%.
Ngân hàng quốc doanh vẫn là nhóm có mặt bằng lãi suất thấp nhất hệ thống. Lãi suất không kỳ hạn chỉ 0,1-0,2%, trong khi phần lớn các ngân hàng tư nhân dao động 0,3-0,5%. Các kỳ hạn 1-3 tháng chỉ ở mức 4,3-4,7%, và 6-9 tháng chỉ 4,9-5,1%. Lãi suất tại Vietcombank hiện đứng cuối ở tất cả các kỳ hạn.
Video đang HOT
Cạnh tranh hút vốn
Từ cuối tháng 3, sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ lãi suất điều hành trong đó có “trần” lãi suất tiền gửi, các ngân hàng cũng công bố biểu lãi suất mới giảm ở kỳ hạn dưới 6 tháng tại các ngân hàng quốc doanh, trong khi các ngân hàng thương mại tư nhân đồng loạt hạ tại nhiều kỳ hạn.
Tuy nhiên, đầu tháng 4, với chỉ thị 02 của NHNN về khuyến khích các ngân hàng giảm thêm lãi suất 2-2,5% đối với các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng Covid-19, Agribank, Vietcombank, BIDV, VietinBank đã đồng loạt hạ lãi suất tại phần lớn các kỳ hạn trên 6 tháng. Mức giảm phổ biến từ 20 đến 30 điểm cơ bản.
Trong khi đó, nhóm tư nhân lại đẩy lãi suất tiết kiệm tăng trở lại sát ngưỡng lãi suất điều hành ở kỳ hạn dưới 6 tháng dao động 4,5-4,75% và lãi suất trên 6 tháng một số cũng hồi phục 10-20 điểm cơ bản như tại Techcombank, Sacombank…
Động thái này của các ngân hàng tư nhân có thể nhằm tận dụng cơ hội để thu hút thêm vốn huy động, trong bối cảnh toàn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các doanh nghiệp rút tiền gửi trong những tháng đầu năm.
Theo số liệu của NHNN, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đến cuối tháng 2 ở mức 3,77 triệu tỷ đồng, giảm hơn 4,8%, tương đương giảm hơn 190.000 tỷ đồng. Mức giảm này lớn hơn so với con số 2,87% của cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng gần 4%, tương đương cùng kỳ năm trước.
Lê Hải
Gửi tiết kiệm vẫn là kênh đầu tư 'ăn chắc mặc bền' trong mùa COVID-19
Nhiều khách hàng cho rằng, dù lãi suất tiền gửi có giảm so với trước Tết nhưng trong bối cảnh các kênh đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh sinh lời nhất.
Giao dịch tại ngân hàng. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Cùng với việc triển khai hàng loạt chính sách giảm lãi vay, cơ cấu lại nợ hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh giảm lãi suất đầu vào ở các kỳ hạn.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho rằng, dù lãi suất tiền gửi có giảm so với trước Tết nhưng trong bối cảnh các kênh đầu tư đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh thì gửi tiền vào ngân hàng vẫn là kênh sinh lời chắc chắn nhất.
Chọn kênh gửi tiết kiệm
Gia đình chị Hồng Thanh (Hà Nội) trước Tết tích góp được một khoản tiền định ra Tết sẽ mua mảnh đất nhỏ nhưng sau khi tìm hiểu thì số tiền này rất khó mua nên chị bàn bạc với chồng lựa chọn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.
"Những ngày qua tình hình dịch COVID-19 chuyển biến phức tạp đã khiến kinh tế bất ổn. Các kênh đầu tư khác đều khá rủi ro, chỉ có kênh tiết kiệm ngân hàng vẫn là kênh đầu tư an toàn nhất," chị Thanh cho hay.
Cũng giống như chị Thanh, chị Bùi Ngọc Anh (Lê Chân, Hải Phòng) cho biết: "Tôi làm kế toán nên cũng tiết kiệm được một khoản, thường thì tôi vẫn gửi tiết kiệm dài hạn, có khoản gửi 6 tháng nhưng cũng có khoản gửi 1-2 năm. Tôi rất sợ đầu tư vào các kênh khác như chứng khoán hay các công ty huy động vốn vì mình không hiểu nhiều về những lĩnh vực này nên tôi nghĩ gửi tiền tại ngân hàng là ổn định nhất."
[ABBANK tặng thêm 0,2% lãi suất tiền gửi tiết kiệm online]
Lựa chọn của chị Thanh, chị Ngọc Anh cũng là của rất nhiều người dân trong thời gian qua khi số lượng khách hàng đến các ngân hàng mở sổ tiết kiệm có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là trong những tháng đầu năm.
Hiện mặt bằng lãi suất tiền gửi từ 6 tháng đến 1 năm vẫn chênh cao hơn so với ngắn hạn từ 2-3%/năm vì thế nhiều ngân hàng cho biết dòng tiền gửi đang có xu hướng dịch chuyển dần sang các kỳ trung và dài hạn và gửi tiết kiệm online để có mức lãi suất cao hơn.
Bà Lê Thu Thủy, Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á (SeABank) cho biết, với các kỳ hạn từ 6-12 tháng hoặc cao hơn SeABank đã đưa ra những mức lãi suất hấp dẫn hơn vì ngân hàng cũng muốn thu hút được nguồn tiền gửi trung dài hạn để đảm bảo được các chỉ số của ngân hàng như chỉ số tỷ lệ an toàn vốn và các chỉ số khác.
Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: "Với mức tiền gửi từ 6 tháng trở lên tôi thấy trong bối cảnh hiện nay vẫn đủ hấp dẫn, nó tạo khoảng không lớn để các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục huy động, người dân vẫn tiếp tục gửi tiền. Ngoài ra, bước đi vừa rồi của Ngân hàng Nhà nước khẳng định Ngân hàng Nhà nước sẽ có đủ công cụ để đảm bảo thanh khoản cho thị trường."
Nếu như trước đây, bất động sản là kênh được các nhà đầu tư quan tâm nhất do lợi nhuận thuộc hàng "khủng" nhất thì nhiều năm trở lại đây, kênh này được giới đầu tư rất "dè chừng" do các chính sách của nhà quản lý nhằm siết chặt thị trường bất động sản.
Với kênh đầu tư vàng, theo chuyên gia ngành tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, sự biến động của giá vàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên luôn biến chuyển phức tạp. Vàng vẫn luôn là kênh đầu tư nhiều rủi ro nên ông Hiếu cho rằng, nhà đầu tư nên cân nhắc khi đổ tiền vào vàng trong năm nay.
Theo ông Hiếu, với tâm lý "ăn chắc mặc bền" nên người dân lâu nay vẫn lựa chọn kênh ngân hàng là kênh trú ẩn an toàn nhất. Mặc dù không phải là kênh sinh lời lớn, song đây là kênh không tiềm ẩn những rủi ro nhiều như vàng hay bất động sản, chứng khoán...
Chính vì vậy, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn bằng VND đến cuối tháng Ba vẫn tăng 0,95%.
Nhiều khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm online vừa an toàn lại được cộng thêm lãi suất. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Được cộng lãi suất khi gửi tiết kiệm online
Nắm bắt tâm lý nhiều khách hàng ngại đến chỗ đông người do lo ngại dịch COVID-19, hưởng ứng khuyến cáo của Bộ Y tế, nhiều ngân hàng đã đưa ra các chương trình ưu đãi cho kênh tiết kiệm online được cộng thêm từ 0,1%-0,4%/năm so với gửi thông thường.
Đơn cử như Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank), khuyến khích khách hàng tăng cường gửi tiết kiệm online thông qua kênh giao dịch trực tuyến PV Online Banking và gửi tại đây khách hàng còn được cộng thêm 0,3% lãi suất so với gửi tiết kiệm thông thường.
Đại diện PVcomBank nhận định: "Một bộ phận lớn người dùng đang chuyển sang gửi tiết kiệm online bởi lãi suất cộng thêm hấp dẫn, nhờ đó họ sẽ vừa bảo toàn nguồn vốn, vừa sinh lời nhiều hơn để dự phòng rủi ro cũng như chờ cơ hội đầu tư thích hợp sau khi dịch bệnh kết thúc."
Tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB), từ nay đến hết 30/6, nhà băng triển khai chương trình khuyến mại "Tiết kiệm Online- an toàn gấp 2," giúp khách hàng có thể gửi tiết kiệm qua ngân hàng điện tử của SHB mà không cần trực tiếp đến quầy giao dịch. Lãi suất cũng khá hấp dẫn, khoảng 7,4-7,9% với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Tại VIB, MSB, TPBank, SeABank, MB khách hàng gửi tiết kiệm trực tuyến cũng sẽ được hưởng ưu đãi lãi suất trong khoảng từ 0,1%-0,2% so với gửi tiết kiệm tại quầy. Trong khi đó, KienLongBank ưu đãi thêm lãi suất cho các khoản tiền gửi online từ 0,2-0,25%/năm so với tiết kiệm truyền thống.
Nhóm 6 ngân hàng bao gồm VPBank, ABBANK, HDBank, OCB, Sacombank, Viet A Bank tăng đều lãi suất cho tất cả các kỳ hạn lên 0,1% cho các khoản tiền gửi trực tuyến so với gửi tại quầy.
Đại diện các ngân hàng khẳng định, với tiết kiệm trực tuyến, khách hàng hoàn toàn an tâm về tính bảo mật với giải pháp xác thực người dùng nhiều lớp và việc gửi thông tin xác thực cho khách hàng qua tin nhắn SMS và email. Tất cả bản sao kê chứng thực đối với dịch vụ ngân hàng điện tử có giá trị tương đương như các loại hình tiết kiệm truyền thống tại quầy giao dịch.
Vì vậy, gửi tiết kiệm online mang đến nhiều tiện ích trong hoàn cảnh mọi người hạn chế đi lại, tiếp xúc. Theo đó, người dùng dễ dàng gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình vào một nơi an toàn, với mức sinh lời ổn định, không cần lo lắng rủi ro trên đường mang tiền đến ngân hàng, không còn phải nhớ nơi cất giữ cuốn sổ tiết kiệm, không cần phải tới tận quầy giao dịch và thậm chí không cần phụ thuộc vào khung giờ làm việc của ngân hàng./.
Thúy Hà
Cùng ABBANK tạo cơ hội từ lãi suất ưu đãi Nhằm hỗ trợ khách hàng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp và các giải pháp quản lý tài chính tiện ích, hiệu quả, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã triển khai nhiều gói ưu đãi về lãi suất cho vay và phí dịch vụ cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp như: nâng tổng hạng mức cho vay khách hàng doanh...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?
Pháp luật
16:12:26 14/05/2025
Ngọc Kem 'trả thù' ViruSs một cách 'ngọt ngào', 'mở bài' khoe dáng gây bão mạng
Netizen
16:10:28 14/05/2025
Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn
Sao châu á
15:52:11 14/05/2025
Ý Nhi được Ấn Độ ưu ái, phát tín hiệu 'Thùy Tiên', vẫn bị anti quốc tế gạch tên
Sao việt
15:35:21 14/05/2025
Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
15:30:42 14/05/2025
Ngắm bản dựng concept Toyota Corolla Sedan 2027 với nhiều công nghệ mới
Ôtô
15:28:56 14/05/2025
Kay Trần, Thanh Duy được mời đóng phim điện ảnh nhờ sức hút từ show 'Anh trai'?
Hậu trường phim
15:27:37 14/05/2025
Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều
Góc tâm tình
15:23:37 14/05/2025
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh
Tin nổi bật
15:11:36 14/05/2025
Nguyễn Quang Anh: Từ "Về nhà đi con" đến nghiêm túc với sân chơi âm nhạc
Tv show
15:06:53 14/05/2025