Làm bố, mẹ đơn thân: Tự do đi kèm với áp lực và cách giải stress của những người trong cuộc
Với nhiều lý do khác nhau, trở thành bố, mẹ đơn thân đang có xu hướng tăng lên trong xã hội.
Mặc dù có sự tự do, không ràng buộc bởi hôn nhân nhưng cũng song hành nhiều áp lực, gánh nặng đối với bất cứ ai đã, đang và sẽ đi trên con đường này.
Hôn nhân không phải lúc nào cũng hạnh phúc mà còn đi kèm với những mâu thuẫn trong cuộc sống của hai vợ chồng. Khi những mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm, nhiều người chọn chịu đựng nhưng cũng có nhiều cặp đôi quyết định đi tới ly hôn để giải thoát, cho nhau một cuộc sống mới.
Sau ly hôn, nhiều người trở thành bố, mẹ đơn thân, phải một mình đảm nhận vai trò của hai người để nuôi con của mình. Xu hướng này đang dần phổ biến hơn trong xã hội, chứa đựng cả những điều tích cực và tiêu cực mà mỗi ai lựa chọn đều phải đối mặt.
Quyết định bước ra khỏi một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, điều đầu tiên những người trong cuộc phải đối mặt chính là ánh mắt đánh giá từ người khác. “Đã lấy nhau là phải chịu đựng nhau mà sống”, “Ly hôn thì làm sao mà nuôi con được?”, “Con cái không có đủ cha mẹ sau này không nên người”…
Hàng loạt những lời bàn tán, câu nói, những ánh nhìn đầy phán xét từ xã hội có thể đến từ bạn bè, hàng xóm, thậm chí là cả người thân của những người trong cuộc.
Đối mặt với những định kiến ấy, chị Hiền (34 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội), một người mẹ đơn thân nuôi 3 đứa con chia sẻ: “Hồi mới ly hôn, bắt đầu nuôi con một mình, tôi cũng hay nghe được nhiều điều không hay và phán xét từ xã hội.
Lúc đầu tôi cũng buồn, nhưng sau một thời gian, tôi đã quyết định bỏ những lời nói ấy ngoài tai để bớt suy nghĩ hơn. Tôi đang ngày ngày cố gắng nuôi dạy con và hoàn thiện bản thân hơn để chứng minh cho mọi người thấy mẹ đơn thân vẫn có thể sống tốt và nuôi dạy con nên người”.
Làm bố, mẹ đơn thân có tự do và cũng có những nỗi niềm thầm kín.
Một mình gánh vác trách nhiệm của hai người nên những bà mẹ đơn thân sẽ gặp phải rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Áp lực tài chính, áp lực về thời gian, áp lực về việc nuôi dạy con như thế nào để con trưởng thành đúng cách… và vô vàn những vấn đề khác luôn đè nặng trên đôi vai.
Video đang HOT
Chị Vân (36 tuổi, Sơn Dương, Tuyên Quang), một mình nuôi 2 đứa con cho biết: “Tôi đi làm công ty, từ khi bố cháu mất, để kiếm tiền nuôi con, tôi làm cả tuần, không nghỉ ngày nào. Cứ đi sớm về khuya, sáng mở mắt là đi rồi, con cái vứt lăn vứt lóc, bé lớn thì tự đi học, còn bé nhỏ nhờ bà giúp một tay chăm sóc”.
Áp lực còn thể hiện ở chỗ, một người mà phải ở trong vai trò hai người. Khi sống một mình với con, người làm mẹ đơn thân phải hóa thân thành người bố. Một người đàn ông khỏe mạnh, biết làm hết mọi việc nặng nhọc trong nhà, biết bảo vệ con khỏi tất cả nguy hiểm của cuộc sống…
Tuy có nhiều áp lực phải chịu đựng nhưng việc trở thành bố, mẹ đơn thân cũng cho nhiều người cuộc sống tự do, thoải mái hơn.
Trở thành bố, mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận.
Trở thành bố, mẹ đơn thân sẽ cho người đó có không gian, thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Trong cuộc sống hôn nhân, khi sống chung với gia đình nhà chồng hoặc nhà vợ, nhiều người không có không gian, thời gian để làm những công việc, sở thích của mình.
Thậm chí, nhiều người còn phải từ bỏ niềm đam mê do nhà thông gia không thích hay không đồng ý. Điều này đặc biệt hay xảy ra với phụ nữ. Với tư tưởng phụ nữ lấy chồng nên ở nhà trông con, nhiều người đã phải từ bỏ niềm đam mê, công việc mơ ước của mình. Vì vậy, khi ở một mình, họ có cơ hội được làm việc mình thích và thể hiện bản thân nhiều hơn.
Cũng theo chị Hiền chia sẻ, khi ở một mình với các con, chị có nhiều thời gian riêng để làm những việc mình yêu thích. Chị có thể đi mua sắm đồ đạc, trang trí nhà cửa theo ý mình muốn hay đơn giản là uống cà phê cùng bạn bè mà không cần lo lắng khi nào chồng về để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình.
Bố, mẹ đơn thân còn có thời gian cho các mối quan hệ cá nhân nhiều hơn khi sống chung. Một khi đã bước vào hôn nhân, hiếm ai có nhiều thời gian dành cho bạn bè, đồng nghiệp. Cuộc sống của họ xoay quanh việc đi làm và chăm sóc con.
Đôi khi, có cả những trường hợp vợ hoặc chồng không cho phép nửa kia của mình ra ngoài hay có những mối quan hệ mà mình không biết rõ. Cho nên, khi trở thành bố, mẹ đơn thân, người ta không còn bị bó buộc bởi bất kỳ ai hoặc bất cứ công việc nào ở nhà.
Họ có thêm thời gian rảnh rỗi để đi cà phê, mua sắm, trò chuyện cùng bạn bè hay các mối quan hệ khác. Việc này không chỉ làm giảm căng thẳng mà còn khiến con người tạo dựng thêm các mối quan hệ, hỗ trợ cho công việc và cuộc sống.
Trở thành bố mẹ đơn thân đi kèm với nhiều áp lực mà người lựa chọn nó phải chấp nhận. Tuy nhiên chỉ cần biết cách biến những áp lực ấy thành động lực, sống tích cực hơn vì con cái và bản thân thì cuộc sống đơn thân sẽ vui vẻ, thoải mái hơn rất nhiều.
Mua được nhà khang trang như ước mong, nhưng tôi chán ngán chẳng muốn về
Chỉ vài tháng về nhà mới, ngôi nhà trong mơ của tôi trở nên bẩn thỉu, bừa bộn. Phòng ngủ lộn xộn, phòng các con như bãi chiến trường.
5 năm kết hôn, vợ chồng tôi có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Cũng từng ấy thời gian, chúng tôi sống chung với ba mẹ tại một ngôi nhà nhỏ ở ngoại ô.
Vợ tôi làm kế toán cho một công ty xuất nhập khẩu, tôi là kiến trúc sư của một công ty chuyên thiết kế về mảng xanh ở trung tâm thành phố.
Mỗi ngày, để đến chỗ làm, vợ chồng tôi đều phải vượt chặng đường hơn 50 cây số cả đi lẫn về. Tối đến, con tôi cũng cần mẹ cho ăn, tắm rửa, trò chuyện trước giờ đi ngủ. Mọi việc dọn dẹp, sắp đặt nhà cửa trong nhà đều do mẹ tôi đảm nhận.
Mẹ tôi là giáo viên về hưu. Bà còn khỏe, có thời gian, lại rất thương con cháu nên chưa bao giờ tôi nghe mẹ hé nửa lời nề hà về công việc hay những cách cư xử, nếp sống chung trong gia đình.
Vợ tôi không dành thời gian để dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa (Ảnh minh họa)
Có lần thấy mẹ ngày này qua ngày khác cặm cụi nấu nướng, lau dọn, gấp ủi quần áo cho toàn bộ gia đình, tôi đánh tiếng nhắc nhở vợ thì mẹ bảo: "Vợ con đi làm xa, công việc liên quan đến số má vất vả, đau đầu lại còn chăm con nhỏ. Mẹ giúp được gì thì giúp, không quan trọng. Làm việc nhà cũng giúp mẹ dẻo dai, đỡ nhức mỏi, tránh được những căn bệnh tuổi già". Nghe mẹ nói vậy, tôi cũng xuôi tai nên chẳng có ý kiến gì thêm.
Ngày tháng trôi qua, tôi càng ngày càng bận. Ngoài việc làm cố định ở công ty tôi còn nhận thiết kế thêm quán cà phê, nhà hàng, bar... Tôi tăng tốc làm việc để kiếm thật nhiều tiền, sớm mua nhà ở trung tâm thành phố, đón con và vợ vào ở, ổn định và phát triển cuộc sống. Tôi chẳng còn nhiều thời gian để ý đến thói quen, nết ăn ở, thu vén của vợ mình. Tôi bằng lòng với vợ, với nhịp sống bình ổn ấy mỗi ngày.
Vậy mà bây giờ, khi đã sắm được căn nhà riêng khang trang gần trung tâm, mỗi ngày sau giờ làm việc trở về nhà, tôi lại thấy mệt mỏi, nặng nề.
Cả tôi và vợ không ai còn phải lo lắng, tất bật vì chuyện đi làm xa, con trai tôi cũng gần 5 tuổi, đã tự chăm sóc được những nhu cầu cơ bản của cá nhân, không còn mè nheo ba mẹ như trước. Là kiến trúc sư, tôi luôn muốn tổ ấm của mình ngăn nắp, sạch sẽ, đồ đạc, nội thất sau khi sắm về sẽ được sử dụng cẩn thận, bài trí gọn gàng, hợp lý. Thế nhưng, hầu như mọi mong muốn của tôi đều không được vợ lắng nghe, hỗ trợ. Cô ấy "hiện nguyên hình" là một người lười biếng, cẩu thả trong mọi việc.
Từ phòng khách đến phòng ngủ, nơi nào cũng có áo quần dơ vương vãi. Giày dép đi làm về, vợ hất mỗi nơi mỗi chiếc, không bao giờ xếp gọn vào kệ. Chiếc tủ lạnh 4 cánh chỉ sau một tháng sử dụng đã lấm lem, hôi hám, rau củ, trứng, sữa để lộn xộn, thức ăn sống chín lẫn vào nhau... Khu bếp cũng nhanh cáu bẩn vì thức ăn văng bám.
Căn phòng ngủ và làm việc của vợ chồng được tôi thiết kế tích hợp, vậy mà bao nhiêu tâm huyết của tôi nhận lại thất vọng bấy nhiêu. Trên bàn làm việc có cả vớ và luôn có vài món đồ trang điểm của vợ lăn lóc.
Ngược lại, trên giường ngủ lại có chuột máy tính, tai nghe lẫn dưới đống chăn mền chưa bao giờ được gấp gọn. Phòng chơi và học của con thì bày bừa, bụi bặm, không khác gì bãi chiến trường...
Những chậu hoa be bé xinh xinh tôi lặn lội chọn mua, mang về đặt vào ban công để tăng khoảng xanh cho ngôi nhà cũng bị vợ bỏ bê, nhanh chóng xác xơ, héo rũ...
Tôi cũng dọn dẹp, cũng nhắc nhở con, và làu bàu với vợ, nhưng cô ấy luôn nói tôi quá kỹ tính, cầu toàn. Thật sự mỗi ngày đi làm đã rất mệt, nên từ từ tôi trở nên cạn lời, chẳng muốn nói năng gì thêm.
Nhà cửa sạch đẹp sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực cho mỗi người (Ảnh minh họa)
Từ hồi tân gia đến giờ, tôi dù rất muốn rủ anh em, đồng nghiệp thân tình về nhà chơi để trò chuyện, chia sẻ chuyện làm ăn, nuôi dạy con cái... nhưng tình hình nhà cửa bừa bộn thế này, mọi cuộc hẹn đành phải trì hoãn. Tôi ngại ánh mắt phán xét của mọi người.
Tôi nên quyết liệt trong nhắc nhở, đòi hỏi vợ gọn gàng sạch sẽ hơn, hay chính tôi phải sắp xếp công việc mà về nhà sớm để tự tay lau nhà, xếp giày, lau bếp và tủ lạnh...? Và nếu tôi tự nhận việc dọn dẹp, thì khác nào tôi cam chịu người vợ luộm thuộm suốt đời..
Biết nhân tình của chồng là ai, tôi cùng anh trai đến tận nhà cô ta xin lỗi vì chuyện trong quá khứ Tôi thấy rất có lỗi với nhân tình của chồng và cảm thấy bản thân đang phải trả giá cho lỗi lầm mình đã gây ra trong quá khứ. Tôi và chồng từ khi biết nhau đến lúc cưới chỉ vọn vẻ hơn 3 tháng, cưới chạy bầu. Ngày tôi đưa anh về ra mắt cũng là ngày xin cưới, đến giờ đã...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Chạy xe máy gần trăm cây số về quê, tôi xúc động khi mẹ chồng nói một câu

Xem camera, vợ chồng trẻ vội bỏ chuyến đi chơi, quay về quê với cha mẹ

Tôi phát hiện vợ ngoại tình với trai trẻ từ câu nói vu vơ của con

Câu nói lạnh tanh của chồng khi mẹ vợ nằm viện khiến tôi quyết "trả đũa", ai ngờ thu kết quả mỹ mãn

Về quê dịp lễ, nhìn mâm cơm bố mẹ ăn với hơn 10 bộ bát đũa ngoài trời mà tôi ứa nước mắt

Nghe tin mẹ ốm, tôi mua túi lớn đồ bổ về thăm nom nhưng câu đầu tiên bà thốt ra khiến tôi chết lặng

Chi hơn 2 triệu mua đồ ngon cho cả nhà ăn dọc đường, tôi bị chị chồng bắt ném bỏ đi vì "hôi hám xe của chị"

Tôi luôn bị chính mẹ đẻ của mình chê bai đủ điều, thậm chí bà còn đi đồn khắp nơi rằng tôi cặp kè với đàn ông đã có vợ

Bố mẹ ép tôi bỏ học, lấy chồng sớm để có tiền nuôi cậu quý tử cứ vài bữa lại về "báo nhà"

Xem phim "Sex Education", tôi bật cười nhớ lại kỷ niệm "dở khóc dở cười" của con gái: Dù trẻ có thông minh đến mấy, cha mẹ vẫn phải chỉ dạy điều này

Cháu ở nhà cả tháng không bế nổi một lần, nhưng cứ sang ngoại chơi là mẹ chồng liên tục gọi giục bắt tôi về với lý do "nhớ cháu"

Xem phim "Sex Education", tôi chết lặng, mất ngủ cả đêm rồi tờ mờ sáng vội vã đến nghĩa trang chỉ để nói câu này với bố
Có thể bạn quan tâm

Gợi ý 5 món lẩu vừa ngon, dễ ăn lại không ngấy để cả nhà quây quần dịp nghỉ lễ
Ẩm thực
15:13:59 02/05/2025
Apple giải đáp việc có nên sạc iPhone qua đêm hay không?
Đồ 2-tek
15:13:05 02/05/2025
Tin nhắn mẹ gửi lúc 4h sáng khiến cô gái không thể chợp mắt: Hàng loạt câu chuyện thật được kể ra
Netizen
15:07:13 02/05/2025
Victoria Beckham nói lời mật ngọt lúc nửa đêm mừng sinh nhật chồng 50 tuổi
Sao âu mỹ
15:06:44 02/05/2025
Phương Mỹ Chi lộ khoảnh khắc tỷ view đêm 30/4, hậu ồn ào, vượt Hòa Minzy?
Sao việt
15:06:12 02/05/2025
Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường
Thế giới
15:04:54 02/05/2025
Quá nhiều lỗi trong concert của Noo Phước Thịnh
Nhạc việt
15:03:35 02/05/2025
Chiến lược chuyển nhượng táo bạo của Fabregas
Sao thể thao
15:01:05 02/05/2025
Á hậu MUT cạch mặt Anntonia, bỏ bạn trai, livestream lấy lòng Nawat, fan quay xe
Sao châu á
14:24:58 02/05/2025
Lật Mặt 8: Bước lùi của Lý Hải
Phim việt
13:47:26 02/05/2025