Lâm Đồng: Để Đà Lạt trở thành đô thị di sản
‘Đô thị di sản’ là một khái niệm mới ở Việt Nam. Dù Luật Di sản văn hóa chưa từng đề cập.
Nhưng từ lâu khi nói đến vấn đề này, người ta thường nghĩ đến những đô thị được bảo tồn một cách có hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ghi nhận sự nhắc nhớ sâu sắc về lịch sử.
GS-TS-KTS HOÀNG ĐẠO KÍNH: ‘Đà Lạt là đô thị có ngày sinh tháng đẻ. Tôi đã đưa ra khái niệm về ‘đô thị di sản’ – là đô thị qua các giai đoạn phát triển vẫn giữ được sự thống nhất, hài hòa trong hình thái đô thị và văn hóa đô thị. Song, nhìn vào toàn cảnh hôm nay, Đà Lạt không còn giữ được là mấy sự cân bằng, sự hài hòa hiếm hoi đã từng có nữa rồi…’
Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (trước kia là Trường Grand Lyceé Yersin) là kiến trúc được Hội Kiến trúc sư thế giới công nhận là một trong số 1.000 công trình xây dựng độc đáo của thế giới trong thế kỷ 20. Từ năm 2001, Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia.
Cũng như Huế – kinh đô của triều đình phong kiến Việt Nam cuối cùng và Hội An – phố thị phát triển trên nền thương cảng cổ, Đà Lạt được coi là đô thị mang phong cách thuần Pháp được kiến tạo trong thời thuộc địa. Trong tương lai, Đà Lạt có được xác lập là đô thị di sản hay không, còn nhiều nội dung cần bàn. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin phác thảo đôi nét về những giá trị mang màu sắc hoài niệm của một nơi chốn mà thường gợi cho những ai yêu mến một niềm hoài nhớ…
Lịch sử của mỗi đô thị khác nhau ở cách mà nó ra đời. Nhiều thành phố ở Việt Nam sinh thành và phát triển theo lộ trình “từ làng lên phố”, Đà Lạt thì khác, ngay từ đầu đã được kiến tạo bởi ý tưởng về một đô thị xác định rõ công năng với sự hoạch định quy mô, quy hoạch, kiến trúc bài bản. Đô thị này được hình thành dựa trên yếu tố tiên quyết là tài nguyên thiên nhiên, với núi rừng hùng vĩ, bầu khí hậu mát mẻ, một ốc đảo khác biệt giữa vùng nhiệt đới.
Từ đó, Đà Lạt được xác định từ đầu và xuyên suốt là một thành phố phục vụ nghỉ mát, nghỉ dưỡng. Người Pháp cũng muốn và đã tạo nên một phố thị mang dáng dấp châu Âu giữa vùng Á Đông nhằm giúp những người da trắng thực dân khuây khỏa phần nào nỗi nhớ “mẫu quốc”. Điều đó đã quyết định hình thái cấu trúc không gian, thể loại và kiến trúc đô thị.
Là tác phẩm của các kiến trúc sư lừng danh, những người mang khát vọng kiến tạo, thành phố này được quy hoạch chi tiết và qua các thời kỳ, những bản quy hoạch được điều chỉnh và tôn trọng.
Các viên Toàn quyền Đông Dương như Paul Doumer, Jean Baea, Albert Sarraut hay Jean Decoux… dù là phục vụ cho mục đích cai trị nhưng cũng đã góp sức ban những kế hoạch quan trọng trong việc phát triển Đà Lạt trong thời kỳ đầu; từ đó, đã tạo nên diện mạo của một đô thị “có một không hai” ở xứ nhiệt đới Việt Nam…
Video đang HOT
Như mẫu mực về cách kiến tạo ra một đô thị độc đáo ở vùng Viễn Đông, Đà Lạt được gọi với nhiều mỹ danh như “vương quốc hoa”, “thành phố mộng mơ”, “thành phố trong rừng”…, không gian ấy là không gian đa tình, đa tâm trạng. Có lẽ là thông và hoa, là sương lãng đãng trên đồi cao lũng thấp, là dòng suối trong xanh, mặt hồ gợn sóng hay bầu khí hậu nhuốm vẻ u hoài đã tạo nên những cảm xúc ấy. Trên nền tảng thiên nhiên mộng mơ đó, con người đã “nương theo” để kiến tạo một cách hòa hợp và dựng lên linh hồn của thành phố bằng giá trị kiến trúc.
Để xây dựng Đà Lạt, Toàn quyền Paul Dumer và các nhà cai trị khác đã huy động nhiều nhà quy hoạch, giám sát mọi hoạt động. Họ muốn Đà Lạt là một thành phố toàn vẹn, phù hợp với dáng dấp một đô thị vùng cao. Vào năm 1921, kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng thế giới Ernést Hébrard được giao nhiệm vụ thiết lập đồ án quy hoạch Đà Lạt.
Thực hiện ý đồ của nhà cầm quyền đương thời là xây dựng Đà Lạt thành thủ phủ của Đông Dương, tư tưởng chủ đạo của kiến trúc sư này là tập trung vùng cư dân quanh các hồ. Theo đó, có các khu hành chính, quân sự, bệnh viện, trường học, thao trường, đồn điền, khu nhà ở của người Âu, khu nhà ở của người Việt, khu phát triển cho người Pháp, khu an dưỡng, khu chợ… Sau Hébrard, còn có thêm đồ án của các kiến trúc sư Louis G.P.Pino (1933), Mondet (1940) rồi J.Lagisquet (1942).
Đặc điểm chung của các đồ án trên là tôn trọng thiên nhiên, cố gắng duy trì vẻ đẹp của cảnh quan. Và như vậy, từ một vùng rừng núi hoang dã, nhiều kiến trúc sư nổi tiếng thế giới thời đó đã thổi vào vùng đất này một linh hồn bằng hệ thống các công trình đạt đến độ hoàn mỹ, hoàn thiện.
Đến nay, giới chuyên môn nhận định, có một “bảo tàng” kiến trúc Pháp tại Đà Lạt, quả là không nói quá. Từ ngôi nhà tranh đầu tiên, đến 10 ngôi nhà gỗ theo kiểu vùng miền núi nước Pháp, năm 1930, Đà Lạt đã có đến 398 ngôi biệt thự đồ sộ bằng bê tông cốt thép.
Đến năm 1949, toàn thành phố đã có trên 1500 công trình, trong đó có hơn 1000 biệt thự, dinh thự, trường học, nhà ga, thánh đường được xem là mẫu hình tiêu biểu của nền kiến trúc Pháp cuối thế kỷ 19. Điều độc đáo là không có biệt thự nào giống biệt thự nào, mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc hoàn mỹ, hoàn thiện. Qua thăng trầm lịch sử, dù có rất nhiều công trình mới ra đời nhưng những công trình xây dựng buổi đầu vẫn không thể lẫn vào đâu được.
Đặc điểm chung: Nhà – biệt thự, dinh thự và các công trình công cộng luôn có vườn hoa, cách xa nhau, có tầm nhìn rất thoáng và hướng đẹp, nhìn ra rừng thông. Các công trình kiến trúc ẩn mình giữa đồi thông và chiều cao của công trình không vượt quá ba tầng bởi không muốn che khuất rừng cây và không gian đô thị…
Di sản kiến trúc phối cảnh giữa thiên nhiên Đà Lạt mang dáng nét kiêu sa quyến rũ. Nét kiêu sa ấy phảng phất từ không gian khoáng đạt, từ bầu khí hậu và cả từ tâm tính hiền hòa của con người.
Trong một lần tiếp xúc lúc còn sinh thời, KTS Ngô Viết Thụ, người từng đạt giải Khôi nguyên La Mã đã nói với tôi: Nhà không thấy trọn, núi không thấy trọn, cảnh luôn ảo huyền. Thiên nhiên Đà Lạt thanh thoát và uyển chuyển, núi nặng mà thấy nhẹ. Thiên nhiên ấy phảng phất như nét vẽ thủy mặc, nét kiêu sa của nghệ thuật Á Đông.
Quan điểm của tôi về sự tham gia của con người đối với Đà Lạt là kiến trúc phải đi theo thiên nhiên, không được phá vỡ bố cục của Tạo Hóa.” Không gian Đà Lạt đã tạo nên và sở hữu một nỗi buồn trong lành. Dáng nét ảo huyền phảng phất ngay chính trên cái nền buồn lãng đãng mà KTS Hoàng Đạo Kính đã không ngần ngại dành cho hai chữ “đặc sản”. Đó là nỗi buồn sang trọng, đầy mỹ cảm được sinh thành từ cuộc hôn phối giữa thiên nhiên và bàn tay kiến tạo của con người…
Thế nhưng, những cảm nhận về phố núi đang có những diễn tiến thay đổi theo thời gian. Rất tiếc, lại là những cảnh báo lo ngại về một Đà Lạt đang phát triển theo một lề lối rất khó kiểm soát. KTS Ngô Viết Nam Sơn khái quát về thực trạng hiện thời: “Quy mô của đô thị, độ mở rộng của nó cả chiều ngang, mật độ, khối tích, chiều cao… trở nên thách thức tế bào đô thị cũ và tạo nên sự thiếu gắn kết về không gian, đường nét, kiến trúc và cả về giao thông, thách thức sự cân bằng”.
Quả đúng vậy, trong vòng vài thập niên qua, Đà Lạt phát triển rất nhanh nhưng phần lớn lại mang tính tự phát, trái ngược với sự phát triển nhanh mà thuận theo quy hoạch.
Ở góc độ vi mô, các công trình cũ đang bị xây chèn, xen cấy nhiều công trình to và xa lạ, làm tăng mật độ sử dụng đất, giảm cây xanh, nhiều chỗ san ủi biến dạng địa hình. Quỹ kiến trúc đô thị cũ bị đe dọa nghiêm trọng. “Đà Lạt đang sở hữu một quỹ di sản đô thị và kiến trúc tập trung khá đồ sộ và cực kỳ quý giá nhưng nếu để sự xô bồ tràn lên, lấn át và thay thế sẽ là sự sai lầm đáng tiếc” – đó là lời cảnh báo của TS-KTS Đỗ Hữu Phú (Đại học Kiến trúc Hà Nội)…
Cũng cần nói thêm, khi nhắc đến khái niệm đô thị di sản Đà Lạt, điều mọi người quan tâm chính vẫn là hệ thống kiến trúc. Nhưng, Đà Lạt không chỉ có kiến trúc, hay nói đúng hơn, những giá trị kiến trúc ấy tồn tại trong một không gian thiên nhiên và nhân văn. Như phân tích của GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính: “Chính tài nguyên thiên nhiên và quỹ kiến trúc đô thị vô song ấy đã thúc đẩy và gạn lọc ra một lối sống, có thể nói, một dạng văn hóa thị thành đặc trưng”.
Tuy nhiên, ngay cả hệ giá trị này cũng đang bị bào mòn bởi nhiều lẽ, mà giá trị nhân văn là một khái niệm trừu tượng và cách bảo tồn hệ giá trị này phải là kiểu bảo tồn đặc biệt. Môi trường tự nhiên với hệ thống cảnh quan thiên tạo và quỹ công trình kiến trúc là những gì trực quan hiện hữu, còn mất rõ ràng, còn làm sao giữ được sự tiếp nối, không đứt mạch trong quá trình kế thừa nguồn “gien” văn hóa – con người của một đô thị đặc biệt là cách giữ lấy hồn cốt của di sản.
Ông Đoàn Văn Việt – Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu trong một hội thảo: “Trước mắt, Đà Lạt cần bảo vệ và phát huy ba giá trị cốt lõi là giá trị về khí hậu cảnh quan thiên nhiên, quỹ di sản kiến trúc công trình và giá trị văn hóa – con người Đà Lạt. Sự tổng hòa các yếu tố cốt lõi này là cơ sở để xây dựng Đà Lạt thành đô thị di sản”. Cũng trùng quan điểm này, KTS Lê Tứ – Chủ tịch Hội KTS tỉnh Lâm Đồng bày tỏ: “Di sản là hồn cốt, không chỉ là vật thể”.
Ông Lê Tứ lý giải, từ khi thành lập đến năm 1954, Đà Lạt được hiểu và nhìn nhận là một thành phố thuần Pháp, từ quy hoạch tổng thể, quản lý xây dựng, kiến trúc và quản lý xã hội theo mô hình Pháp không giống bất kỳ thành phố nào ở Việt Nam. Vị kiến trúc sư này cũng đưa ra sáng kiến là nên thành lập sớm Ban quản lý di sản đô thị Đà Lạt. Theo ông, ban này sẽ chịu trách nhiệm về việc quản lý nhà nước, quản lý tập trung mọi hoạt động phát triển đô thị liên quan đến di sản, là đầu mối cần thỏa thuận về kiến trúc – quy hoạch cho các dự án xây dựng trong khu vực di sản hoặc vùng lõi trung tâm đô thị lịch sử…
Chính quyền địa phương cũng ý thức rõ điều đó và đã có những động thái hòng hướng tới bảo tồn những gì còn lại của hệ thống di sản kiến trúc. Quyết định số 47/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng (ngày 8 tháng 12 năm 2017) về “Ban hành Quy định bảo tồn, quản lý, sử dụng quỹ biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn thành phố Đà Lạt” là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đến nay, khi tại quyết định này đã chia quỹ dinh thự, biệt thự thành các nhóm và ban hành những quy định cụ thể trong việc bảo tồn.
Đà Lạt có thể trở thành đô thị di sản hay không, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chúng tôi dẫn ý kiến của ông Lê Quang Trung – Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, như một sự khích lệ cho ý tưởng tốt đẹp này: “Sự hội tụ các giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, di sản kiến trúc là những yếu tố cơ bản để Đà Lạt trở thành một thành phố di sản.
Luật Di sản văn hóa hiện thời chỉ xác định đối với di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, chưa có khái niệm về đô thị di sản. Tuy nhiên, trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cần được đánh giá qua các nghiên cứu khoa học làm cơ sở xây dựng các cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát huy. Đó cũng là lý do để địa phương có thể đề xuất về hành lang pháp lý mở đường cho việc công nhận Đà Lạt là đô thị di sản trong tương lai…”.
Phát triển du lịch cộng đồng ở Quảng Yên
TX Quảng Yên có nhiều giải pháp nhằm phát huy hiệu quả giá trị các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, khắc phục tính mùa vụ, hướng tới nhiều đối tượng, tiếp cận và lồng ghép các hoạt động dịch vụ, du lịch cộng đồng, sản phẩm hiện đại.
Đình Cốc (phường Phong Cốc) lưu giữ được kiến trúc cổ xưa và không gian khoáng đạt.
Teambuilding "Dấu ấn Bạch Đằng giang" do doanh nghiệp lữ hành Saigontourist tổ chức đầu tháng 7 này đánh dấu sự trở lại của sản phẩm du lịch gắn với di tích Bạch Đằng mà Quảng Yên đã xây dựng từ 7 năm trước. Theo bà Vũ Thị Hồng Quyên, Giám đốc Chi nhánh lữ hành Saigontourist tại Quảng Ninh: Nét mới của sản phẩm này là thay vì dành cho đối tượng khách châu Âu, khách du lịch bằng tàu biển, Teambuilding "Dấu ấn Bạch Đằng giang" hiện được thiết kế mới để phục vụ dòng khách nội địa. Trong gói sản phẩm, du khách tham gia các trò chơi theo thiết kế, tham quan, tìm hiểu giá trị di tích, thưởng thức ẩm thực đặc sản vùng quê...
Trên 100 cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH Đông Đức (TP Uông Bí) tham gia Teambuilding "Dấu ấn Bạch Đằng giang" của Saigontourist lần này thật sự phấn khởi, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc tươi mới và tràn đầy sức sống. Chị Hà Ngọc Thanh, nhân viên Công ty, chia sẻ: Cái hay của Teambuilding "Dấu ấn Bạch Đằng giang" là vẫn mang hơi thở hiện đại với các trò chơi trí tuệ, vận động được thực hiện theo hình thức đội nhóm, có hợp tác, tương tác cao. Cách tìm hiểu và tiếp cận các giá trị di tích cũng rất lý thú và sáng tạo vì nó thông qua sáng tạo slogan, logo, biểu tượng, biểu trưng để định hình di tích... Cái khác của sản phẩm là hoạt động diễn ra trong không gian di tích với chiều sâu giá trị văn hóa, lịch sử, thay vì trong không gian cảnh quan thiên nhiên như thông thường. Nhưng chính điều này khiến cho sản phẩm du lịch không giảm đi tính hiện đại, năng động, mà còn có chiều sâu giá trị. Chúng tôi là người tham gia sản phẩm cũng vì thế mà nhận được nhiều lợi ích, tác động tích cực hơn.
TX Quảng Yên đang cải tạo dòng chảy trước mặt đình Cốc để tạo đường đua thuyền chải, phục vụ nhu cầu trải nghiệm của du khách.
Cùng với "Dấu ấn Bạch Đằng giang", "Cốc cốc đảo Hà Nam" cũng là một sản phẩm du lịch trải nghiệm bắt nguồn từ điểm di tích quốc gia đình Cốc. Ngôi đình nằm giữa vùng 8 xã Hà Nam, nổi tiếng về lưu giữ kiến trúc cổ xưa, về lễ hội xuống đồng, về đua thuyền chải. Thế nhưng hạn chế của đình Cốc chính là tính mùa vụ, mọi hoạt động đều tập trung vào dịp lễ hội. Ông Nguyễn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND phường Phong Cốc, cho biết: Mỗi năm đình Cốc đón hàng chục nghìn du khách, nhưng chỉ tập trung vào ít ngày lễ hội, còn lại cả năm "ngủ yên".
Để khắc phục tính mùa vụ đặc thù của di tích, Quảng Yên đã sắp xếp dịch vụ hàng quán, giải phóng mặt bằng một số diện tích, qua đó tạo không gian cho di tích; xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ du khách; nạo vét dòng chảy trước mặt đình Cốc để làm đường đua thuyền chải... Tới đây thị xã sẽ cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh phù hợp, chỉnh trang đường đua chải và quan trọng là phối hợp để hình thành đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp tham gia vận hành các sản phẩm du lịch liên quan di tích.
Theo ông Ngô Đình Dũng, Phó Phòng Văn hóa - Thông tin TX Quảng Yên: Việc này trước mắt chưa làm đình Cốc thành điểm du lịch sôi động của thị xã như mong muốn, song sẽ đưa "Cốc cốc đảo Hà Nam" có cơ hội hoạt động trở lại. Đồng thời tạo nền tảng, cơ sở để các doanh nghiệp du lịch chuyên nghiệp xây dựng thiết kế và tổ chức thực hiện các sản phẩm du lịch đình Cốc phù hợp, làm giàu thêm sản phẩm du lịch Quảng Yên.
Từ sự chuyển động của Bạch Đằng, đình Cốc, TX Quảng Yên đang đẩy mạnh ý tưởng đầu tư các di sản lớn khác trên địa bàn, như miếu Tiên Công, lễ hội Tiên Công, hệ thống các nhà thờ họ và lễ ra cỗ họ... Phương châm đầu tư vẫn là tập trung khắc phục tính mùa vụ; hướng tới nhiều đối tượng phục vụ; tiếp cận và lồng ghép các hoạt động, dịch vụ và sản phẩm hiện đại... Bên cạnh đó, thị xã đặt kỳ vọng đầu tư hạ tầng để thu hút doanh nghiệp tham gia thiết kế và tổ chức các sản phẩm du lịch tại các điểm di tích. Đây được xác định là hướng đi để di sản Quảng Yên, cả vật thể và phi vật thể, được phát huy giá trị theo hướng hiện đại, phục vụ tốt người dân và du khách.
Điểm check-in hot mới tại Đà Lạt: Căng-tin đại học mà ngỡ bối cảnh phim trường Những hình ảnh về căng-tin một ngôi trường Đại học ở Đà Lạt được thiết kế và trang trí bắt mắt với tông màu vàng - xanh độc đáo đang được nhiều bạn trẻ chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, hứa hẹn là background cho những bộ ảnh ấn tượng. Đến Đà Lạt, du khách không chỉ được tận hưởng cảnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hawaii và những thác nước tuyệt đẹp

Trekking VQG Bù Gia Mập, chạm tới vẻ đẹp nguyên sơ của rừng già

Đà Nẵng đón lượng lớn khách du lịch trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30.4 1.5

Quảng Ninh đón khoảng 165.000 lượt khách du lịch trong ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ

Những điểm đến hút khách du lịch ở Móng Cái, Quảng Ninh

Hình ảnh bãi biển Huế trong ngày đầu nghỉ lễ 30-4

Các điểm, khu du lịch của Quảng Ninh hút khách du lịch trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Biển Vũng Tàu đông nghịt khách chiều 30-4

Hình ảnh bất ngờ biển Sầm Sơn ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5

Biển Vũng Tàu đông nghẹt người tắm 'giải nhiệt' ngày đầu kỳ nghỉ lễ 30/4

Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc

Nhiều du khách đi du lịch Kiên Hải, Phú Quốc
Có thể bạn quan tâm

Intel công bố lộ trình chiến lược
Thế giới
00:08:35 02/05/2025
Hé lộ về nghĩa địa cổ với nhiều ngôi mộ táng theo tư thế bó gối
Lạ vui
00:00:01 02/05/2025
Vụ 3 người tử vong trong khách sạn: Nạn nhân đến Nha Trang bằng xe máy
Tin nổi bật
23:42:52 01/05/2025
Cặp song sinh chào đời ngày 30/4, được đặt tên Thống Nhất và Hòa Bình
Netizen
23:40:27 01/05/2025
"Thánh nữ lệ rơi" đẹp chấn động MXH khiến netizen không tin vào mắt mình: Trung Quốc lại có một mỹ nhân cổ trang mới
Phim châu á
23:34:47 01/05/2025
Bắt giữ đối tượng thực hiện 7 vụ cướp và hiếp dâm
Pháp luật
23:33:17 01/05/2025
Mỹ nhân cổ trang Việt đẹp nhất hiện tại: 7 tuổi đã cực đắt show, 17 tuổi có ngay bom tấn siêu khủng
Hậu trường phim
23:29:52 01/05/2025
Tùng Dương hát "Một vòng Việt Nam" cùng 10.000 khán giả dưới quốc kỳ khổng lồ
Nhạc việt
23:14:50 01/05/2025
Sao nam là "thiếu gia tài phiệt" từ bỏ quyền thừa kế, để trở thành giảng viên đại học
Sao châu á
22:56:39 01/05/2025
Cục trưởng Xuân Bắc khoe quà tự thưởng, Nhật Kim Anh 'về thăm cục kim cương'
Sao việt
22:50:15 01/05/2025