Làm gì để công nghệ thông tin ứng dụng thành công vào mọi lĩnh vực có nhu cầu
Những năm gần đây, chúng ta đang nói nhiều đến cách mạng công nghiệp 4.0. Và trong cuộc cách mạng đó, không chỉ là sự thâm nhập để ứng dụng CNTT mà còn là sự vận động nội tại của chính các lĩnh vực có nhu cầu. Tuy nhiên, yếu tố quyết định cho sự thành công chính là con người và bên cạnh việc đào tạo nhân lực CNTT thì còn phải đào tạo CNTT cho các lĩnh vực có nhu cầu.
Một lớp học thực hành tại Đại học CNTT-TT Thái Nguyên.
Khi cử nhân, kỹ sư CNTT chưa thể hiểu biết về chuyên môn của các lĩnh vực
Theo ông Nguyễn Nhật Quang – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA), CNTT có một đặc thù riêng là bên cạnh yếu tố chuyên sâu của nó thì còn phải thâm nhập vào các lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng. Để làm được việc đó, đương nhiên các doanh nghiệp CNTT phải có những nghiên cứu nhằm tin học hóa, tự động hóa các quy trình hoạt động thực tế.
Song nhiệm vụ này về cơ bản là không dễ chút nào vì theo TS Mai Anh – nguyên Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam thì trong khi sinh viên các ngành học khác được học thêm về CNTT để ứng dụng vào lĩnh vực của mình thì sinh viên ngành CNTT lại dường như không được học gì về những lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng. Rất giỏi lập trình song không biết lập trình về cái gì thì sao có thể là giỏi được.
Dẫu vậy, khó có thể buộc những người đã tốt nghiệp ngành CNTT đi học thêm một chuyên môn khác cho nhu cầu công việc của mình, nhất là CNTT liên tục đổi mới và cập nhật nên việc cần làm hơn với họ là làm sao tự học hỏi, cập nhật các kiến thức đó.
Video đang HOT
Để giải quyết những bài toán này cho ngành CNTT, nhiều ý kiến cho rằng ngoài chương trình đào tạo chính thức thì các đại học cần có các hội thảo chuyên đề cho sinh viên về các lĩnh vực có nhu cầu như xây dựng, giao thông, y tế, thể thao… thay vì chỉ quanh quẩn với các bài toán quản lý.
Cũng về thực tế này, ông Nguyễn Nhật Quang cho rằng trong hoạt động đào tạo của mình, các đại học phải chủ động đón bắt các nhu cầu của tương lai, tức là đi trước doanh nghiệp về các xu thế ứng dụng và phát triển CNTT. Nguyên nhân vì công nghệ liên tục thay đổi và các đại học phải làm sao để sinh viên ra trường thích ứng được với ít nhất là các công cụ lập trình mới. Hiểu biết về các lĩnh vực có nhu cầu ứng dụng CNTT đương nhiên cũng là vấn đề phải đặt ra và bên cạnh việc hợp tác với các doanh nghiệp bên ngoài thì bản thân các ngành học khác trong cùng một trường cũng có thể chủ động bắt tay với ngành CNTT.
Xây dựng các giải pháp và phần mềm ứng dụng: Bí quyết của doanh nghiệp
Nói về thực tế ở Công ty Phần mềm Hài Hòa (Harmony Soft) của mình, ông Nguyễn Nhật Quang cho biết, để xây dựng các giải pháp và phần mềm trong lĩnh vực xây dựng, đội ngũ nhân viên ở đây ngoài các kỹ sư phần mềm và lập trình viên thì phải có cả kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư. Đương nhiên, các đội ngũ này phải làm việc phối hợp với nhau để có sản phẩm chung. Thành công hay không chính là bí quyết của doanh nghiệp không dễ gì chia sẻ song sẽ là lý tưởng nếu các kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư đã kinh qua văn bằng 2 về CNTT hoặc đã học qua một số chứng chỉ ngắn hạn về CNTT.
Cũng hệt như vậy, nếu thâm nhập vào lĩnh vực y tế thì doanh nghiệp phần mềm cũng phải tuyển dụng cả bác sĩ. Tuy nhiên, để có sự hiểu biết lẫn nhau giữa bác sĩ là chuyên gia tin học thì dường như còn có phần khó hơn. Dẫu vậy, các bác sĩ cũng phải ý thức một điều là với các hệ thống mà họ góp phần xây dựng cùng đội ngũ phần mềm thì dữ liệu được tích lũy vào đó không phải là của riêng mình, mà là của cả hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ khác. Có như vậy, việc ứng dụng CNTT để chẩn đoán, khám bệnh mới tỏ ra hơn hẳn so với một bác sĩ thông thường do đã được tích lũy tri thức của hàng trăm, hàng nghìn bác sĩ.
Để triển khai ứng dụng CNTT, rất cần đội ngũ nhân lực mang tính chất “cầu nối”. Ảnh: hoanhap.vn
Nói như vậy, có thể thấy để CNTT thâm nhập vào mọi lĩnh vực có nhu cầu thì nguồn nhân lực cho hoạt động này rất cần đến đội ngũ “cầu nối”. Công việc của họ không phải là ngồi lập trình từng dòng lệnh mà là khảo sát, xây dựng kiến trúc tổng thể cho các phần mềm ứng dụng – một công việc phải đi trước một bước trước khi ra yêu cầu cho các kỹ sư phần mềm và lập trình viên.
Vậy nhân lực “cầu nối” giữa các lĩnh vực có nhu cầu và CNTT đã và sẽ ở đâu ra? Ngay từ những năm 1990, các trường đại học đầu ngành về CNTT đã bắt tay đào tạo kỹ sư, cử nhân văn bằng 2 cho các đối tượng có nhu cầu nhằm chuyển đổi nghề nghiệp hoặc làm ứng dụng CNTT cho chính lĩnh vực chuyên môn của mình. Tuy nhiên, theo GS TS Nguyễn Thanh Thủy – Chủ tịch CLB các khoa, viện, trường đào tạo về CNTT (FISU) thì đáng tiếc là những năm gần đây, hệ đào tạo này thường không tuyển đủ số lượng học viên tối thiểu cần thiết. Phải chăng, nguyên nhân vì ngành giáo dục vẫn chỉ coi hoạt động đào tạo văn bằng 2 là “kế hoạch 3″ của các trường chứ chưa thực sự nhận thức rằng đây chính là đội ngũ “nhân lực cầu nối” để CNTT thâm nhập vào các lĩnh vực có nhu cầu.
Theo viettimes
Việt Nam hiện thiếu 70.000 nhân lực về công nghệ thông tin
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ khiến Việt Nam đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong thời gian tới, nhưng cũng sẽ mở ra cơ hội cho đào tạo nhân lực ngành công nghệ thông tin và nhiều ngành đòi hỏi tay nghề cao.
GS Đinh Văn Sơn đang trao đổi với các đại biểu bên lề hội thảo Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam - ẢNH HOÀNG THÁI
Hôm nay, 28.8, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo quốc tế Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam. Hội thảo do một số trường đại học trong và ngoài nước cùng phối hợp tổ chức, gồm Trường đại học Thương mại, Trường đại học Kinh tế - Đại học Huế, Trường đại học Hải Phòng, Trường đại học Toulons của Pháp, Trường đại học Khoa học và công nghệ Long Hoa của Đài Long.
Tại hội thảo, GS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường đại học Thương mại, đặt vấn đề nguy cơ thị trường lao động bị phá vỡ trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn biến rất mạnh mẽ trên toàn cầu mà Việt Nam không thể là ngoại lệ, từ đó đặt ra thách thức nhưng cũng là "cơ hội vàng" cho đào tạo nguồn nhân lực.
GS Sơn cho biết, Việt Nam đang ở thời kỳ "dân số vàng" với số lượng nhân lực xếp hạng thứ 2 Đông Nam Á (54,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,4% tổng dân số). Tuy nhiên, năng suất lao động của Việt Nam đạt 3.660 USD/năm, chỉ bằng 4,4% của Singapore; 17,4% của Malaysia; 35,2% của Thái Lan. Qua đó cho thấy lao động phổ thông và kỹ năng trung bình của Việt Nam là chiếm hầu hết trong lực lượng lao động, trong khi đây là đối tượng chịu rủi ro số 1 về nguy cơ thất nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.
GS Hervé Boismery, ĐH Toulons, Pháp cũng nhận định, trí tuệ nhân tạo và robot đang làm gia tăng các công việc mà máy móc có thể thực hiện hiệu quả và nhanh chóng hơn so với con người. Mặc dù điều này có thể làm giảm chi phí và gia tăng năng suất nhưng điều này sẽ đe dọa đến công việc và một số quốc gia thành viên ASEAN sẽ bị tác động nhiều hơn các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
GS Hervé nói: "Ước tính 56% công việc ở 5 nước ASEAN, gồm Campuchia, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Philipine, đang trong nguy cơ tự động hóa. Trong khi đó lực lượng lao động ASEAN được dự đoán sẽ tăng thêm 11.000 công nhân mới mỗi ngày trong vòng 15 năm tới. Vì thế, ít nhất trong ngắn hạn, tỉ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng. Đào tạo lại và phát triển kỹ năng có thể sẽ giúp làm giảm cá tác động của tự động hóa, nhưng sẽ không thể ngăn cản các sự giảm sút sâu hơn về lâu dài".
Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Liên, Trường ĐH Hải Phòng thì đưa ra một góc nhìn tích cực hơn. Theo bà Liên, tuy lao động một số ngành trong nước đang chịu tác động tiêu cực từ việc ứng dụng công nghệ cao khiến nhiều lao động bị thay thế, nhưng nhiều ngành sẽ thiếu trầm trọng lao động có tay nghề cao mà điển hình tiêu biểu là ngành công nghệ thông tin.
Theo bà Liên, ước tính có gần 80.000 sinh viên công nghệ thông tin bước vào thị trường lao động trong hai năm 2017 - 2018. Nhưng so với nhu cầu (được tính đến cuối năm 2018), Việt Nam vẫn sẽ thiếu 70.000 nhân lực về công nghệ thông tin. Nếu tính tới năm 2020, số nhân lực thiếu hụt sẽ lên đến 500.000 người.
Bà Liên nói: "Các ngành khác như điện - điện tử, cơ khí, tự động hóa... cũng đang thiếu hụt nhân lực hiện tại. Dự báo trong tương lai, nguồn nhân lực các ngành này cũng chưa thể đáp ứng kịp nhu cầu thị trường lao động".
Theo thanhnien.vn
Cựu thủ khoa đại học giành giải nhất Startup IDEAS Show APEC 2018 Từng là Thủ khoa Đại học FPT, Nguyễn Hoàng Giang theo đuổi khởi nghiệp sáng tạo không ngừng nghỉ với mong muốn ứng dụng CNTT vào kinh doanh. Trên con đường này, Giang đã nếm trải nhiều thành công và cả thất bại. Thành tích mới nhất của Giang và các cộng sự là giải nhất Startup IDEAS Show APEC 2018. Con đường...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

HIEUTHUHAI: Rapper đình đám và quá khứ "táo bạo" bị đào lại netizen ngỡ ngàng
Sao việt
14:13:52 10/05/2025
"Biến lớn" trước thềm concert D-6 Anh Trai Say Hi: 1 nam ca sĩ bị tấn công vì "cướp" tiết mục 23 triệu view của RHYDER?
Nhạc việt
14:03:50 10/05/2025
Trước thềm sang Việt Nam làm concert, "em gái BLACKPINK" thông báo 1 tin sốc
Nhạc quốc tế
13:55:02 10/05/2025
Nam thần Sở Kiều Truyện ly dị con vua sòng bài, ra đi "tay trắng", lý do sốc?
Sao châu á
13:53:07 10/05/2025
Mỹ khẳng định viện trợ nhân đạo sẽ sớm được nối lại
Thế giới
13:16:59 10/05/2025
Xe sedan dài hơn 5 mét, công suất 375 mã lực, 'uống xăng như ngửi', giá gần 500 triệu đồng
Ôtô
13:13:13 10/05/2025
Giải pháp hạn chế tiết dầu cho da dầu vào mùa hè
Làm đẹp
12:34:30 10/05/2025
Harley-Davidson Ultra Limited 2024 giá từ 1,4 tỷ đồng
Xe máy
12:32:34 10/05/2025
Trải nghiệm cảm giác ngủ trên vách đá cao 1.600m với giá hơn 350 nghìn đồng
Du lịch
11:58:41 10/05/2025
Phong cách Y2K đang trở lại táo bạo và đầy cá tính
Thời trang
11:51:56 10/05/2025