Làm gì khi lỡ quên mất mật khẩu Wi-Fi đã kết nối trong Windows 11?
Nếu bạn lỡ quên mật khẩu mạng Wi-Fi đã kết nối trong Windows 11, đây là hướng dẫn dành cho bạn.
Ngày nay, Wi-Fi đã trở nên phổ biến trong đời sống của tất cả chúng ta. Và với một chiếc laptop, bạn có thể bắt đầu làm việc ở bất cứ đâu nếu có kết nối Wi-Fi. Tuy nhiên, vì lí do nào đó mà bạn quên mất mật khẩu mạng Wi-Fi mình đang dùng và muốn xem lại để ghi chứ thì phải làm thế nào?
Nếu đang sử dụng Windows 11, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách làm thế nào để có thể xem lại mật khẩu Wi-Fi đã kết nối. Cụ thể như sau.
Cách xem lại mật khẩu Wi-Fi đã kết nối trong Windows 11
Mở Start menu lên và nhấn vào Settings.
Nhấn vào Network & Internet.
Video đang HOT
Tìm và nhấn vào tùy chọn Advanced Network Settings.
Tiếp tục tìm đến phần Related Settings và nhấn vào dòng More Network Adapter Options.
Cửa sổ quản lý các giao thức kết nối sẽ hiện ra, bạn sẽ thấy biểu tượng mạng Wi-Fi mình đang kết nối tại đây.
Giờ hãy nhấn phải chuột vào nó và chọn “Status”.
Hộp thoại thông tin mạng sẽ hiện ra, bạn hãy nhấn vào nút “Wireless Properties”.
Cửa sổ thông tin chi tiết về kết nối hiện ra, bạn hãy nhấn vào tab Security.
Bây giờ bạn hãy đánh dấu vào tùy chọn “Show Characters”.
Khi đánh dấu xong, mật khẩu Wi-Fi bạn đang kết nối sẽ hiện ra tại dòng Network Security Key.
'Câu' trộm mật khẩu Wi-Fi hàng xóm
Lê Chi, quận Bình Thạnh (TP HCM) thấy tốc độ Internet tự nhiên chậm. Kiểm tra trên trang quản trị mạng, chị tá hỏa khi thấy Wi-Fi của nhà bị "câu" trộm.
Khoảng một tuần trở lại đây, chị Chi thấy mạng Wi-Fi gia đình rất chậm, dù chị đã đăng ký gói cước 45 MB. Gọi lên nhà mạng, chị được thông báo là mạng chậm do băng thông truy cập lớn, có thể do nhiều thiết bị sử dụng cùng lúc. "Gia đình tôi chỉ có hai vợ chồng và con trai dùng, tôi cũng không chia sẻ mật khẩu Wi-Fi cho ai, trừ một số người bạn lâu ngày ghé thăm, nhưng họ không ở gần", chị Chi nói.
Con trai chị sau đó truy cập vào trang quản trị của mạng Wi-Fi và phát hiện có bốn thiết bị lạ đang dùng chung mạng với mình. "Tôi nhớ đã truy cập một mạng Wi-Fi cùng tên với mạng của gia đình, nhưng cách nhập mật khẩu khác với bình thường, không ngay trên giao diện mật khẩu mà được chỉ tới một website", chị Chi kể. "Sau đó sử dụng mạng rất chậm".
Khi chia sẻ thông tin này với bạn bè, một số người bạn trong lĩnh vực công nghệ cho rằng nhà chị Chi đã đánh cắp mật khẩu Wi-Fi. Chị phải đổi mật khẩu Wi-Fi lập tức.
Một bộ bo mạch dùng để "câu" trộm Wi-Fi giá 250.000 đồng rao bán trên mạng.
Các trang thương mại điện tử và hội nhóm Facebook gần đây rộ lên thiết bị "câu" trộm Wi-Fi. Thiết bị gồm hai bo mạch, giá từ 200.000 đến 300.000 đồng, được giới thiệu là có thể đánh cắp mật khẩu Wi-Fi hàng xóm hoặc gây nhiễu sóng Wi-Fi "với tỷ lệ trên 90%".
Bộ thiết bị được cấp nguồn điện 5V qua cổng microUSB. Bo mạch đầu tiên dùng để "phá" sóng Wi-Fi bằng cách gây nhiễu thiết bị mạng Wi-Fi mục tiêu, khiến nó không thể truy cập được như thông thường. Bo mạch thứ hai tạo ra một mạng Wi-Fi giả với tên gọi y hệt mạng Wi-Fi mục tiêu, nhưng không có mật khẩu. Mục đích là dụ chủ mạng Wi-Fi gia đình nhầm lẫn và nhấp vào mạng này. Khi nhấp vào, một website hiện ra yêu cầu "cập nhật mật khẩu". Nếu nạn nhân nhập mật khẩu vào đây, họ đã bị đánh lừa.
Mật khẩu sau đó bị gửi về cho kẻ tấn công. Lúc này, thiết bị đầu tiên sẽ ngắt để mạng truy cập lại như bình thường. Kẻ tấn công sẽ dùng mật khẩu đánh cắp được để đăng nhập mạng Wi-Fi đó. Trong trường hợp nạn nhân nhập sai mật khẩu, quá trình "tấn công" được thực hiện lại từ đầu.
Bộ thiết bị "câu" trộm Wi-Fi được hàng trăm người mua trên các trang thương mại điện tử. Chủ đề về nó trên mạng xã hội cũng được thảo luận khá nhiều.
Theo ông Lê Đình Nhân, Giám đốc đào tạo của Trung tâm an ninh mạng Athena, thiết bị gây nhiễu sóng Wi-Fi sẽ truyền đi một tần số riêng để "phá" sóng của mạng Wi-Fi mục tiêu, khiến chúng truy cập không ổn định. Tuy nhiên, tần số này chỉ phù hợp với mạng Wi-Fi 2.4 GHz vì độ phủ sóng xa, gần như không khả dụng với mạng 5 GHz vốn mạnh hơn, nhưng phạm vi phủ sóng nhỏ hơn.
Ông Nhân đánh giá, nếu kẻ xấu chỉ dùng "ké" Wi-Fi, chúng sẽ khiến Internet gia đình bị chậm. Tuy nhiên, nếu có ý định khác, chúng sẽ cài cắm mã độc để đánh cắp thông tin của những người trong mạng đó. "Mạng Wi-Fi cũng giống một ngôi nhà. Khi xâm nhập được vào bên trong, kẻ gian có thể làm những gì chúng muốn", ông Nhân giải thích.
Theo ông, khi thấy mạng không thể truy cập, người dùng nên tắt nguồn modem, sau đó bật lại, thay vì cố gắng truy cập mạng. Bên cạnh đó, không nên nhấp vào bất kỳ mạng Wi-Fi nào có tên giống mạng Wi-Fi đang dùng mà không có mật khẩu, cũng như tuyệt đối không nhập mật khẩu Wi-Fi trong bất kỳ giao diện website nào. "Trong trường hợp đã lỡ cung cấp mật khẩu cho kẻ xấu, người dùng cần đổi mật khẩu lập tức", ông Nhân khuyến cáo.
Ông Nhân cũng cho rằng những người đang có ý định mua và sử dụng thiết bị câu trộm Wi-Fi nên từ bỏ ý định vì các bo mạch trong thiết bị có thể bị tích hợp mã độc, lây nhiễm cho chính smartphone đang dùng để đi đánh cắp Wi-Fi.
Biến máy tính Windows 11 thành điểm phát sóng Wi-Fi cho smartphone Một cách tận dụng máy tính Windows 11 khá thú vị. Là tính năng xuất hiện khá sớm trên các phiên bản Windows, Internet Connection Sharing cho phép người dùng có thể biến một chiếc laptop (hoặc máy tính để bàn) thành một trạm phát sóng Wi-Fi, cho phép các thiết bị di động có thể kết nối một cách dễ dàng. Trên...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Game thủ ồ ạt chuyển sang sử dụng Windows 11

Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng

Dự án 'quả cầu ma thuật' của Sam Altman ra mắt nước Mỹ

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông

Smartphone có bền bỉ đến mấy, ốp lưng vẫn cần thiết

Tương lai, ai cũng có thể là chủ của AI

Doanh thu của Meta vượt kỳ vọng làm nhà đầu tư thở phào, Mark Zuckerberg nói về khoản đầu tư vào AI

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

AI tham gia vào toàn bộ 'vòng đời' dự luật
Có thể bạn quan tâm

Nga nêu quan điểm về việc Mỹ và EU cảnh báo rút khỏi đàm phán
Thế giới
05:51:25 04/05/2025
"Hoàng tử dị giới" Trung Quốc đẹp nhức nách: Nhan sắc vô thực ở phim mới, khí chất không chê vào đâu được
Hậu trường phim
05:51:08 04/05/2025
Triệu Lệ Dĩnh 'sánh vai' với Huỳnh Hiểu Minh, hé lộ tạo hình gây ấn tượng
Phim châu á
05:50:46 04/05/2025
Bài học quá đời từ Lật Mặt 8: Đời cha ăn mặn, đời con không nhất thiết khát nước!
Phim việt
23:35:04 03/05/2025
Daesung khẳng định fan Việt "out trình" trong đêm concert tại Việt Nam, loạt hit BIGBANG vang lên bùng nổ nhưng vẫn còn điều gây tiếc nuối!
Nhạc quốc tế
23:26:38 03/05/2025
Lý do chớ bỏ lỡ 'Mật danh: Kế toán 2': Màn trở lại đỉnh cao của cặp anh em giang hồ Ben Affleck - Jon Bernthal?
Phim âu mỹ
23:04:33 03/05/2025
Hòa Minzy xinh đẹp với trang phục dân tộc, Phương Oanh đi xông hơi cùng 2 con
Sao việt
22:58:23 03/05/2025
Chiếm đoạt gần 500 triệu đồng bằng thủ đoạn làm hồ sơ du học Hàn Quốc
Pháp luật
22:54:38 03/05/2025
Lần hiếm hoi ca nương Kiều Anh xuất hiện cùng chồng đại gia trên sóng VTV
Tv show
22:49:42 03/05/2025
Hình ảnh mặt mộc của Winter (aespa) gây tranh cãi
Sao châu á
22:29:01 03/05/2025