Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm

Theo dõi VGT trên

Trồng các loại sâm quý-đó là cách làm giàu ở nông thôn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Tu Mơ Rông là “thủ phủ” của dược liệu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm Ngọc Linh…Sống trên “đất thuốc, đất sâm”, người dân Tu Mơ Rông đang tận dụng lợi thế đó để thoát nghèo, vươn lên làm giàu. “Sức sống mới” đang hiện hữu ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ…

Rủ nhau trồng sâm “Quốc bảo”

Địa bàn huyện Tu Mơ Rông đúng là được thiên nhiên ưu đãi, nơi đây có nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm đương quy và đặc biệt là sâm Ngọc Linh – “Quốc bảo” như lời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Hội nghị Đầu tư, phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác do tỉnh ta phối hợp với các bộ ngành Trung ương tổ chức vào đầu tháng 9/2018.

Khoảng 10 năm về trước, người dân Tu Mơ Rông chưa hiểu biết nhiều về sâm Ngọc Linh nên chưa thực sự mặn mà trong việc phát triển. Vài năm trở lại đây, khi hiểu được giá trị của sâm Ngọc Linh, người dân ở Tu Mơ Rông rủ nhau “thi đua” trồng sâm (chủ yếu sâm dây và sâm Ngọc Linh).

Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm - Hình 1

Người dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum “thi đua” trồng sâm. Ảnh: H.N

Câu chuyện trồng sâm, thi đua trồng sâm đã và đang “ nóng” trên “bàn nghị sự” của Đảng bộ và chính quyền huyện Tu Mơ Rông. Mong muốn thì nhiều, nhưng nguồn lực lại có hạn, vì giá sâm Ngọc Linh giống khá cao. Vì vậy, chính quyền địa phương đang “đau đầu” để có thể tìm ra “lời giải bài toán” giúp người dân địa phương có thể làm giàu ngay trên mảnh đất Tu Mơ Rông.

Và giải pháp được chính quyền huyện Tu Mơ Rông đặt ra trước mắt là đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân biết lợi ích của sâm Ngọc Linh và các loại thảo dược khác nhằm thay đổi nhận thức của người dân ở nơi đây, trước khi triển khai mạnh mẽ việc phát triển các loại cây dược liệu quý này trong cộng đồng dân cư.

Điều đáng mừng là nhận thức người dân Tu Mơ Rông thay đổi, biết được lợi ích của trồng sâm nên để có giống sâm trồng, không ít hộ dân bán trâu, bò để mua giống hoặc mua hạt tự ươm…

Đi đầu trong phong trào trồng sâm Ngọc Linh phải kể đến xã Ngọc Lây. Ngọc Lây có 10 thôn thì 5 thôn có người dân tự trồng sâm Ngọc Linh. Và tiên phong trong việc trồng sâm ở Ngọc Lây là người làng Lộc Bông.

Gần như 100% số hộ làng Lộc Bông đã tự trồng sâm Ngọc Linh. Người dân rủ nhau “săn” sâm rừng sâu để trồng ở những nơi kín đáo, có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp.

Khi sâm rừng khan hiếm, không chịu “bó tay”, họ sẵn sàng bán cả trâu, bò – vốn là cả cơ nghiệp của gia đình, để lấy tiền mua sâm giống về trồng.

Theo thống kê của xã Ngọc Lây, có hàng chục hộ ở địa phương đã bán trâu bò để mua giống sâm về trồng với mong ước đổi đời.

Anh A Nô ở Măng Rương II là một trong những người đầu tiên trồng sâm Ngọc Linh. Đến nay, gia đình A Nô có cả ngàn cây sâm Ngọc Linh, vài năm nữa, khi thu hoạch sâm thì gia đình anh có thể có tiền tỷ.

Cũng giống như A Nô, A Cam (thôn Măng Rương II) và A Thuyến (thôn Tu Bung)… cũng đang phát triển cây dược liệu quí hiếm này. Hiện, gia đình A Cam, A Thuyến đã phát triển được vài trăm cây sâm.

Tương tự như Ngọc Lây, người dân ở xã Măng Ri – “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh có khá nhiều hộ trồng sâm Ngọc Linh. Ông A Bar – thôn Pu Tá tự tin cho biết: Năm 2017, gia đình mình mua 100 gốc sâm để trồng dưới tán rừng. Dự kiến khoảng 6 năm là có thể thu hoạch khoảng 2kg.

Video đang HOT

Giá mỗi ký sâm Ngọc Linh tính rẻ lắm cũng 100 triệu đồng. Đó là chưa kể khi trồng vài năm, những cây sâm Ngọc Linh cho hạt và gia đình lấy ươm rồi tiếp tục trồng sâm thì lúc ấy, nguồn sâm sẽ nhiều lên, thu nhập sẽ tăng, người dân đổi đời…

Làm giàu ở nông thôn-đổi đời từ sâm

Giờ đây, về Tu Mơ Rông, đi đâu chúng tôi cũng nghe người dân bàn tán chuyện trồng sâm dây, sâm Ngọc Linh. Không ít hộ gia đình tại địa phương đã thoát khỏi cảnh nghèo và làm giàu từ sâm. Điển hình như chị Y Hlạng, Y Bắp, A Hình…

Nói đến chị Y Hlạng, làng Pu Tá xã Măng Ri thì ai cũng biết, bởi chị làm giàu bằng chính cây trồng mang đặc hữu của mảnh đất Tu Mơ Rông – đó là sâm dây. Song song làm rẫy, trồng mì, trồng lúa, Y Hlạng chủ yếu tập trung vào phát triển cây sâm dây.

Theo chị Y Hlạng, phát triển sâm dây không những có giá trị kinh tế cao mà còn góp phần bảo tồn và phát triển loại dược liệu quý này. Đến nay, chị Y Hlạng đã phát triển được hơn cả héc ta sâm dây.

Tôi cũng từng đến thăm khu rẫy trồng sâm dây của gia đình chị Y Hlạng ở tận ngọn đồi cao cách làng vài kilômét. Chị vừa trồng thành khu riêng, vừa trồng xen trong khu rừng thông, xen trong khu lúa rẫy…

Làm giàu ở nông thôn: Ở nơi này, dân đổi đời nhờ trồng sâm - Hình 2

Phát triển sâm dây tại Tu Mơ Rông. Ảnh: H.N

Đổ mồ hôi, công sức để trồng sâm, đến nay gia đình chị Y Hlạng có nguồn thu từ chính sản phẩm sâm dây. Hàng ngày chị không chỉ bán củ, bán lá mà chị bán cả giống sâm dây.

Giờ đây, chị Y Hlạng còn là đầu mối thu mua sâm dây. Hàng năm gia đình chị thu nhập hàng trăm triệu đồng. Cũng chính từ nguồn thu nhập đó, kinh tế gia đình càng khá giả. Chị không những xây dựng được ngôi nhà vững chãi mà còn cho 3 người con ăn học đàng hoàng.

Chị Y Bắp ở thôn Đăk Viên, xã Tê Xăng vươn lên từ hai bàn tay trắng cũng chủ yếu từ sâm dây và sâm Ngọc Linh. Điều chúng tôi không ngờ tới là việc chị khởi nghiệp số tiền vay ít ỏi của Hội Nông dân với 3 triệu đồng.

Gia đình chị Y Bắp vốn nghèo, mẹ mất sớm, mới học lớp 6 chị phải nghỉ học để về phụ gia đình làm rẫy. Lập gia đình (năm 1995), hai vợ chồng chẳng có gì ngoài hai bàn tay trắng, bởi gia đình chồng cũng nghèo như gia đình chị. Không cam chịu đói nghèo, hai vợ chồng chị lăn lộn suốt ngày lao động cật lực trên nương trên rẫy. Sau 20 năm phát triển, gia đình chị có cả chục héc ta cây công nghiệp gồm cà phê, bời lời.

Vài năm trở lại đây, khi sâm dây có giá, chị bắt đầu đầu tư trồng loại cây này. Chị tận dụng mọi diện tích đất trống để phát triển sâm dây xen trong cây cà phê, bời lời. Tính đến nay, Y Bắp có vài sào sâm dây trồng xen trong ba khu rẫy.

Không chỉ trồng sâm dây, hiện tại chị Y Bắp cũng đã đầu tư trồng cả nghìn cây sâm Ngọc Linh, hiện đang sinh trưởng tốt. Khi sâm Ngọc Linh cho thu hoạch, nguồn thu nhập khủng đầy hứa hẹn đang chờ đón gia đình chị Y Bắp.

Cho đến hiện tại, Y Bắp là một trong những gia đình khá giả nhất làng Đăk Viên. Thu nhập từ sâm và cây công nghiệp, mỗi năm chị cũng bỏ túi vài trăm triệu đồng. Gia đình chị Y Bắp không chỉ xây dựng được ngôi nhà khang trang hàng trăm mét vuông mà cũng là một trong những người đầu tiên ở địa phương sắm xe ô tô tiền tỷ.

Trường hợp của A Hình ở thôn Đăk Sông, xã Tê Xăng cũng vậy. Hiện nay, gia đình ông có cả nghìn cây sâm Ngọc Linh và vài sào sâm dây.

Theo A Hình, ông bắt đầu trồng sâm Ngọc Linh cách đây đã 12 năm. Mỗi năm phát triển thêm một ít, giờ đây ông A Hình là một trong những người có diện tích trồng sâm Ngọc Linh nhiều nhất xã Tê Xăng.

Ngoài sâm Ngọc Linh, hiện nay, A Hình cũng có 3-4 sào sâm dây. Mỗi năm thu nhập từ sâm Ngọc Linh và sâm dây, gia đình ông cũng thu lời hàng trăm triệu đồng. Cuộc sống gia đình A Hình khá giả lên cũng từ sâm.

Chuyện làm giàu, làm giàu ở nông thôn từ sâm của đồng bào Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông hiện nay không còn là chuyện lạ. Bởi, đồng bào nơi đây trồng sâm Ngọc Linh, sâm dây khá nhiều. Hiện tại có đến 80% số hộ dân ở Tu Mơ Rông trồng sâm dây và có hàng trăm hộ đã và đang phát triển sâm Ngọc Linh. Với giá sâm dây và sâm Ngọc Linh như hiện nay thì trong vài năm tới, đồng bào Xơ Đăng nơi đây sẽ không chỉ thoát nghèo mà còn làm giàu từ sâm.

Theo Hà Nam (Báo Kon Tum)

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

Đó là chuyện của dĩ vãng nhưng cũng chưa xa lắm. Giờ đây khi nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt gần như không còn. Thay vì bất chấp nguy hiểm vào rừng sâu tìm sâm Ngọc Linh và dược liệu về bán, người Xê Đăng ở vùng căn cứ cách mạng xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã biết tự trồng sâm để làm giàu.

Nhờ trồng được sâm mà người đồng bào dân tộc thiểu số ở đây đang có cuộc sống thay đổi từng ngày.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 1

Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy Kon Tum nằm sâu trong dãy núi Ngọc Linh.

Huyện Tu Mơ Rông nơi được xem là thủ phủ sâm Ngọc Linh, thì xã Măng Ri - nơi đặt khu căn cứ cách mạng của Tỉnh ủy Kon Tum trong những năm chiến tranh được xem là xứ sở của loài sâm quý này.

Khoảng những năm đầu 90 trở về trước, người Xê Đăng ở vùng Tu Mơ Rông mang bao lên rừng tìm sâm Ngọc Linh. Chỉ cần đi bộ trong rừng khoảng vài tiếng đồng hồ là tìm được đầy bao.

"Hồi đó sâm mọc trên núi Ngọc Linh nhiều lắm, đi chú ý dưới những tán cây cổ thụ, khe suối là thấy. Củ nhỏ thì phơi khô, nấu nước để uống, củ lớn thì mang xuống huyện lỵ đổi mắm muối, đôi khi đổi đôi dép tông Lào. Có lần mình gùi một bao sâm Ngọc Linh đi cả trăm cây số, xuống dưới trung tâm của tỉnh để đổi lấy chiếc áo về làm kỷ niệm", ông A Hình (54 tuổi, một người trồng sâm trên dãy núi Ngọc Linh) kể lại.

Mãi những năm sau này, giá lên cao cả vài chục triệu đồng 1kg sâm tươi, người người đổ xô đi vào rừng tìm. Sâm Ngọc Linh thì có hạn, nhu cầu thị trường lại rất lớn nên sâm hết dần. Giờ chuyện tìm được củ sâm tự nhiên trong rừng như là "chuyện mò kim đáy bể". Thay vì đi tìm, người dân vùng Măng Ri, Tê Xăng Ngọc Lây lên núi trồng sâm dưới tán rừng cổ thụ, vừa bảo vệ được rừng vừa cho thu nhập cao.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 2

Người dân xã Măng Ri tập trung phát triển sâm Ngọc Linh và sâm dây dưới tán rừng

Ông A Hình cho biết: "Sâm nhà mình có trồng được một ít dưới tán rừng. Tuổi thọ của sâm đã được hơn 7 năm. Đến nay, sâm đã cho thu hoạch lá và hạt đều đặn. Hiện khó nhất của người trồng sâm Ngọc Linh là giống. Mỗi cây giống có giá khoảng từ 200.000 đến 300.000 đồng, nhưng cũng rất hiếm".

Ngoài những hộ có điều kiện mới trồng sâm Ngọc Linh, còn đa số người dân ở Măng Ri đều trồng sâm dây trên rừng già. Hiện đầu ra và giá của loài sâm này rất ổn định nên đang được người dân mở rộng diện tích. Nhiều hộ nhờ trồng sâm dây mà kinh tế khấm khá, nuôi con ăn học đàng hoàng.

Chị Y H'Lang (ngụ làng Pu Tá, xã Măng Ri) là niềm tự hào của dân bản khi vừa làm kinh tế giỏi, vừa nuôi con thành đạt. Gia đình chị hiện trồng 6 sào sâm dây. Ngoài trồng sâm dây, chị còn đứng ra thu mua sản phẩm cho bà con. Nguồn thu từ kinh doanh và trồng sâm dây cho gia đình chị hàng năm hơn 100 triệu đồng. Thu nhập này giúp chị xây nhà kiên cố, nuôi 2 con học đại học.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 3

Nhiều người thu tiền tỉ nhờ trồng sâm Ngọc Linh.

Không chỉ các hộ gia đình mà hiện nay các đoàn viên, thanh niên cũng bước đầu thành công với mô hình trồng sâm dây. Anh A Nhoai, Bí thư Đoàn xã Măng Ri hiện trồng 2 sào sâm dây cạnh bên khu di tích căn cứ cách mạng Tỉnh ủy Kon Tum. Anh Nhoai vừa kết hợp trồng sâm dưới tán cây, vừa nhận khoán bảo vệ rừng, vừa trông coi khu di tích.

"Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất này thích hợp trồng các cây sâm nên mình chuyển sang trồng. Trồng sâm dây chỉ thả dưới tán rừng là sống, không cần chăm sóc, không phân bón gì cả, khoảng 2 năm là cho thu hoạch. Với giá thị trường đang dao động hơn 100.000 đồng/kg sâm tươi, mỗi năm vườn sâm của mình cho thu nhập hơn 40 triệu đồng, ngoài ra còn được nhận tiền khoán bảo vệ rừng và trông coi di tích. Tới đây, mình tiếp tục xin nhận khoán thêm rừng để trồng sâm dây và bảo vệ rừng", anh A Nhoai chia sẻ.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 4

Vườn sâm dây của A Nhoai - Bí thư Đoàn xã Măng Ri dưới tán rừng.

Trước đây, Măng Ri là xã vùng sâu vùng xa, hầu hết là người đồng bào, đời sống còn nhiều khó khăn. Giờ về xứ sâm Măng Ri, những con đường bê tông đã vào đến tận ngõ từng nhà, những ngôi nhà mái ngói đỏ đã thay cho tranh tre nứa. Con đường độc đạo dẫn vào trung tâm xã, giờ đã phẳng phiu, uốn lượn qua các sườn núi. Nhiều năm qua, đời sống kinh tế bà con có sự thay đổi lớn.

"Những năm trước đường đi lại khó khăn, gặp phải mưa dài ngày, những anh em cán bộ xã có nhà ở xa phải ở lại chỉ biết ra vườn hái lá khoai lang, nấu cháo, cầm cự. Giờ quán xá mọc lên nhiều, thực phẩm cũng đa dạng, không còn cảnh đói. Có sự thay đổi như vậy là nhờ cây sâm. Người dân không còn vào rừng đi tìm sâm Ngọc Linh mà thay vào đó tự trồng. Giờ nhắc đến Măng Ri là nhắc đến sâm", ông Nguyễn Bá Thành, Chủ tịch UBND xã Măng Ri cho biết.

Dân đỉnh Ngọc Linh nhớ thời gùi cả bao sâm đi đổi...chiếc áo - Hình 5

Sâm dây và sâm Ngọc Linh đang là cây giúp vùng căn cứ cách mạng thoát nghèo

Ông Vương Văn Mười, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết: "Toàn huyện hiện có 325 héc ta sâm Ngọc Linh và 32 héc ta sâm dây, trong đó chủ yếu tập trung tại xã Măng Ri, Tê Xăng và Ngọc Lây. Mục tiêu đề ra là đến năm 2020 huyện sẽ có 500 héc ta sâm Ngọc Linh. Tỉnh và huyện khuyến khích người dân trồng sâm, sẽ tạo mọi điều kiện về quỹ đất đối với những hộ có nhu cầu trồng. Huyện tập trung phát triển sâm Ngọc Linh tại khu căn cứ Tỉnh ủy Măng Ri và đầu tư để nhân giống dòng sâm này tại khu căn cứ, hỗ trợ bà con trồng để duy trì nguồn gen, cũng như xóa đói giảm nghèo".

Cuối cuộc trò chuyện, ông Mười tâm sự: "Giờ sâm Ngọc Linh ở huyện đang được bảo tồn, chưa bán ra ngoài nên mọi người muốn mua phải vào tận vườn thuyết phục người dân, còn mua nơi khác hãy thận trọng. Ngay như tôi, muốn mua củ sâm để làm vật mẫu mà phải vào tận vườn thuyết phục bà con 3 ngày liền mới mua được".

Theo Chí Dũng (Báo Công an TP HCM)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vongHé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong
20:14:46 05/05/2025
Cán bộ điều tra vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long hiện giờ ra sao?Cán bộ điều tra vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long hiện giờ ra sao?
20:07:46 05/05/2025
Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh LongThiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long
19:53:30 06/05/2025
Cục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh LongCục điều tra VKSND tối cao đến tận nhà làm việc với mẹ nữ sinh ở Vĩnh Long
15:12:32 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐTVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Người mẹ nói về buổi làm việc mới nhất với CQĐT
10:03:14 06/05/2025
Vụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạnVụ 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' CA vào cuộc, nhân viên y tế đình chỉ, bé thoát nạn
11:19:15 06/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: 2 biên bản hiện trường có sự khác biệt?
19:42:56 05/05/2025
Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài LoanBộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan
21:44:29 06/05/2025

Tin đang nóng

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
09:39:17 07/05/2025
Thu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhânThu giữ 200 kg vàng trị giá 330 tỷ VND, hơn 200 tỷ tiền mặt và hàng loạt xe sang của một doanh nhân
11:05:53 07/05/2025
Nóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảmNóng: Louis Vuitton lên tiếng vụ Lisa (BLACKPINK) mặc trang phục thêu hình mặt người ở vị trí nhạy cảm
10:57:17 07/05/2025
Đại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệmĐại Nghĩa biểu hiện lạ khi mẹ hôn mê, tự tay trang điểm cho bà trước khâm liệm
10:27:02 07/05/2025
4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc4 người Việt chết ở ĐL: Nghi ngộ độc, hiện trường ám ảnh, gia đình tiết lộ sốc
12:00:25 07/05/2025
Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?Duyên Quỳnh 'lén' đăng clip giữa lúc Võ Hạ Trâm được tung hô, hành xử chia rẽ?
10:35:53 07/05/2025
Người đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắcNgười đàn ông ở Bình Dương trúng 13 tờ vé số giải độc đắc
10:58:31 07/05/2025
Cảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sôngCảnh tượng kinh hoàng khi 4 thuyền du lịch bất ngờ lật úp, 84 người cùng rơi xuống sông
11:04:37 07/05/2025

Tin mới nhất

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

Vụ bé trai bị từ chối cấp cứu: NV kíp trực bị đình chỉ, lộ gia cảnh gây bất ngờ

14:18:33 07/05/2025
UBND tỉnh Nam Định chấn chỉnh công tác công vụ tại các cơ quan, đơn vị, trong đó có ngành y tế sau vụ bé trai bị từ chối cấp cứu vì chưa đóng đủ tiền, gây bức xúc trong dư luận trong những ngày qua vì xem nhẹ mạng sống con người.
Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong

12:26:35 07/05/2025
Xe ba gác chuyển làn đột ngột trên quốc lộ N2 (tỉnh Long An), bị xe ben chạy hướng ngược lại tông văng. Hậu quả, tài xế xe ba gác tử vong tại chỗ.
Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Quan điểm trái ngược trong vụ tai nạn khiến nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

12:17:07 07/05/2025
Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự Công an huyện Trà Ôn (đã giải thể từ ngày 1/3) là đơn vị có mặt đầu tiên để ghi nhận hiện trường, ngay khi tai nạn vừa xảy ra.
Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

Rà phá bom, mìn, vật nổ để làm sạch khu vực hạ lưu Thủy điện Hòa Bình

11:47:46 07/05/2025
Ngày 7/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị triển khai rà phá bom, mìn, vật nổ khu vực hạ lưu Nhà máy thủy điện Hòa Bình đến cầu Thống Nhất, thuộc địa phận thành phố Hòa Bình.
Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

07:56:39 07/05/2025
Ngày 6.5, Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong một phòng trọ tại xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài.
5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

5 chủ tịch xã, thị trấn tạm dừng công tác điều hành để xử lý vi phạm đất đai

07:52:09 07/05/2025
5 chủ tịch xã, thị trấn ở các huyện Quốc Oai và Phú Xuyên (Hà Nội) vừa tạm dừng công tác điều hành để tập trung xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn.
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

22:04:26 06/05/2025
Một nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định bất ngờ bị con trai của bệnh nhân hành hung, đánh liên tiếp vào vùng đầu và mặt.
Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

21:20:59 06/05/2025
Đại biểu Quốc hội cho rằng, trong vụ 600 loại sữa giả, sự chồng chéo, thiếu thống nhất trong phân công trách nhiệm giữa Bộ Y tế, Bộ Công thương, chính quyền địa phương...
Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

21:17:25 06/05/2025
Sáng 6.5, UBND TP.Nha Trang tổ chức cuộc họp để xử lý tình trạng lồng bè kinh doanh ăn uống trái phép trên vịnh Nha Trang, đặc biệt là làm rõ vụ việc du khách bị chặt chém gây xôn xao mạng xã hội những ngày qua.
Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

21:09:20 06/05/2025
Ngày 6.5, Chủ tịch nước Lương Cường đến chùa Thanh Tâm (H.Bình Chánh, TP.HCM) chiêm bái xá lợi Phật sau khi tham dự và phát biểu tại lễ khai mạc đại lễ Vesak 2025.
TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

20:57:17 06/05/2025
Chiếc ô tô công nghệ va vào đuôi xe tải trên đường Võ Nguyên Giáp (TP.Thủ Đức, TP.HCM). Sau tai nạn, đầu ô tô công nghệ biến dạng, tài xế bị thương và mắc kẹt ở ghế lái.
Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

Vụ sữa giả, thuốc giả: Bộ Y tế nói đã 'làm hết trách nhiệm'

20:25:22 06/05/2025
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định ngành y tế đã làm hết trách nhiệm khi đã ban hành đầy đủ quy định liên quan quản lý sữa, thuốc, thực phẩm chức năng.

Có thể bạn quan tâm

5 món nên bỏ và 7 thứ nhất định phải mang để chuyến du lịch nhẹ tênh, không mệt người

5 món nên bỏ và 7 thứ nhất định phải mang để chuyến du lịch nhẹ tênh, không mệt người

Sáng tạo

14:48:41 07/05/2025
Tôi từng là kiểu phụ nữ đi du lịch phải chuẩn bị như... sắp ra chiến trường. Mọi thứ từ quần áo, mỹ phẩm, phụ kiện, giày dép đều chất đầy vali.
Bộ phim khiến khán giả "kêu trời" vì 1 chi tiết trên... mặt nam diễn viên: Không xứng với bạn diễn nữ kém 15 tuổi

Bộ phim khiến khán giả "kêu trời" vì 1 chi tiết trên... mặt nam diễn viên: Không xứng với bạn diễn nữ kém 15 tuổi

Phim việt

14:38:27 07/05/2025
Dù diễn xuất đã giúp át đi khoảng cách tuổi tác, nhưng ngoại hình hơi lệch của cả 2 cũng khiến không ít khán giả cảm thấy hơi e ngại.
Clip hot hé lộ nhân cách thật của Song Hye Kyo đang viral khắp MXH

Clip hot hé lộ nhân cách thật của Song Hye Kyo đang viral khắp MXH

Hậu trường phim

14:35:26 07/05/2025
Khoảnh khắc ngắn này hiện đang cực viral trên mạng xã hội, rất nhiều lời khen cho Song Hye Kyo, cách cô tử tế, hòa đồng với các đồng nghiệp.
Miss World 2025: quy tụ dàn mỹ nhân 'cực chiến', Ý Nhi được tiên đoán out top 10

Miss World 2025: quy tụ dàn mỹ nhân 'cực chiến', Ý Nhi được tiên đoán out top 10

Người đẹp

14:29:16 07/05/2025
Người đẹp Thái Lan - Opal Suchata Chuangsri - được hàng trăm người tới sân bay tiễn đi thi Hoa hậu Thế giới 2025 ở Ấn Độ. Nhiều người đẹp cũng đã tới Ấn Độ để chuẩn bị nhập cuộc.
Thiên vương "trăng hoa" bán sạch 30 nghìn vé concert trong 15 giây, hút hơn 5 tỷ view tạo nên sự kiện văn hóa phi thường

Thiên vương "trăng hoa" bán sạch 30 nghìn vé concert trong 15 giây, hút hơn 5 tỷ view tạo nên sự kiện văn hóa phi thường

Nhạc quốc tế

14:26:13 07/05/2025
Ngôi sao họ Vương được truyền thông ưu ái xếp vào hàng ngũ Tứ Đại Thiên Vương thế hệ mới, trong khi giới chuyên môn quốc tế gọi anh là ông vua nhạc Pop Trung Quốc .
Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả

Hoa hậu Việt bị nghi ngờ mang thai giả

Sao việt

14:19:22 07/05/2025
Trên trang cá nhân, Hoa hậu Phương Lê mới đây đã có động thái lên tiếng đính chính về chuyện mang thai giả. Hiện tại, người đẹp này đang mang bầu bé thứ 4 được 13 tuần.
Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế

Mẫu nhí 10 tuổi mang văn hóa Việt lên sàn diễn quốc tế

Thời trang

14:14:47 07/05/2025
Trồng các loại sâm quý-đó là cách làm giàu ở nông thôn huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. Tu Mơ Rông là thủ phủ của dược liệu. Nơi đây nổi tiếng với nhiều loại dược liệu quý như sâm dây, sâm Ngọc Linh...Sống trên đất thuốc, đất sâm, người ...
Vợ mới cưới của Uông Tiểu Phi - chồng cũ Từ Hy Viên bị bóc phốt quá khứ không mấy tốt đẹp

Vợ mới cưới của Uông Tiểu Phi - chồng cũ Từ Hy Viên bị bóc phốt quá khứ không mấy tốt đẹp

Sao châu á

14:11:41 07/05/2025
Những bằng chứng về mối quan hệ mờ ám giữa vợ Uông Tiểu Phi với nhiều người đàn ông khác bị phanh phui, khiến dư luận xôn xao.
Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Thuế quan của Mỹ: Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất để ứng phó

Thế giới

14:01:02 07/05/2025
Việc hạ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng cường khả năng cho vay của các ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu bị suy giảm do căng thẳng thương mại với Mỹ kéo dài.
Thiều Bảo Trâm bên trai lạ, bị chê "lụy tình"

Thiều Bảo Trâm bên trai lạ, bị chê "lụy tình"

Nhạc việt

13:59:05 07/05/2025
Tối 6/5, Thiều Bảo Trâm đã tung ra teaser MV mang tên không lời. Đây là màn comeback của nữ ca sĩ kể từ sau MV Chắc Anh Có Nỗi Khổ Tâm ra mắt cuối năm 2023
Yamaha ra mắt xe tay ga 125cc, phanh ABS, màn hình LCD, giá thấp hơn Honda Lead

Yamaha ra mắt xe tay ga 125cc, phanh ABS, màn hình LCD, giá thấp hơn Honda Lead

Xe máy

13:28:25 07/05/2025
Ở thị trường Philippines, Yamaha Mio Gravis 2025 có 3 màu sắc cho khách hàng lựa chọn gồm đen nhám, xám đậm, nâu mờ. Mẫu xe tay ga này có giá niêm yết 84.900 Peso (tương đương 39,77 triệu đồng).