Lạm phát nhiều khả năng ‘không phải mối lo lớn’ với Việt Nam
Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam) vừa dự báo lạm phát của Việt Nam năm 2022 ở mức trung bình 3% (dự báo trước là 2,7%) trong bối cảnh giá nhiên liệu vẫn tăng.
Giá cả hàng hóa dịp Tết ổn định, không khan hiếm.
Theo HSBC, lạm phát nhiên liệu tiếp tục gia tăng, đẩy số liệu tháng 1/2022 lên 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, giá lương thực thực phẩm tại Việt Nam vẫn ổn định trong bối cảnh lạm phát do nhu cầu còn chưa tăng. “Chúng tôi tăng nhẹ dự báo mức lạm phát bình quân năm 2022 lên 3% so với mức dự báo trước là 2,7%. Tuy nhiên, mức này không gây rủi ro cho chính sách điều hành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vì vẫn còn thấp hơn mức lạm phát mục tiêu 4% của Chính phủ”, báo cáo của HSBC nêu.
HSBC cũng cho rằng, trong khi tình hình lạm phát ở nhiều nước ASEAN như: Thái Lan và Singapore bắt đầu thu hút sự quan tâm của nhiều người, lạm phát nhiều khả năng “không phải mối lo lớn” với Việt Nam năm nay.
Video đang HOT
Nhà băng này đánh giá: Mặc dù số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng, nhưng Việt Nam không áp dụng những biện pháp hạn chế nghiêm ngặt như trước. Các nhà hoạch định chính sách đã kiên trì theo đuổi chiến lược “sống chung với virus”, chủ yếu là nhờ triển khai chương trình tiêm chủng thần tốc. Các điều kiện này khiến cho tâm lý tiêu dùng tăng cao trở lại, giúp bước tranh tiêu dùng nội địa khởi sắc. Cụ thể: Sau khi giảm gần 4% trong năm 2021 so với cùng kỳ năm trước, doanh thu bán lẻ đã tăng 1,3% trong tháng 1/2022 so với cùng kỳ năm trước.
Theo HSBC, quan trọng nhất là động lực tăng trưởng chính của Việt Nam đã bắt đầu chứng kiến những bước phục hồi mạnh mẽ khi tình hình thiếu hụt lao động tiếp tục được cải thiện. Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trên 90% lao động đã trở lại TP Hồ Chí Minh. Tăng trưởng xuất khẩu trong tháng đầu năm đạt 1,6% chưa cao, bị ảnh hưởng do xuất khẩu điện thoại giảm tới 34%, nhưng sự sụt giảm này xuất phát từ hiệu ứng cơ sở Samsung đã ra mắt mẫu điện thoại chủ lực Galaxy S21 sớm hơn thường lệ trong tháng 1/2021. S21 được tung ra năm ngoái đã đẩy xuất khẩu đi lên một cách vững vàng. HSBC kỳ vọng số liệu xuất khẩu cũng sẽ chuyển biến tích cực tương tự trong tháng 2/2022 khi mẫu S22 ra mắt vào ngày 25/2.
Ngoài ra, chỉ số quản lý thu mua (PMI) tăng cao nhất trong vòng 9 tháng qua cho thấy, dấu hiệu sản lượng công nghiệp của Việt Nam mạnh mẽ trở lại. Hầu hết các chỉ số chi tiết chính đều thể hiện sự phục hồi bền vững, dự báo một viễn cảnh lạc quan về tình hình sản xuất sẽ lấy lại phong độ như thời điểm trước COVID-19.
Theo sát diễn biến cung cầu xăng dầu, kiểm soát lạm phát ngay từ đầu năm
Theo Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá gas, xăng dầu đang chịu tác động rất lớn từ thị trường thế giới.
Hiện, giá các mặt hàng xăng dầu và khí hóa lỏng (LPG) đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới.
Giá xăng dầu thế giới tăng cao gây áp lực tăng giá xăng dầu trong nước khiến nguy cơ giá cả hàng "leo thang".
Trước tình hình này, Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã có công văn số 1076/BTC-QLG gửi các bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội và tập đoàn, tổng công ty tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý giá.
Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh triển khai công tác quản lý, điều hành giá sau dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, cần chủ động theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu trong thời điểm sau Tết, nhất là đối với các mặt hàng có nhu cầu tăng cao như: Dịch vụ vận tải, du lịch tại điểm vui chơi, tham quan, lễ hội và mặt hàng hiện đang có xu hướng tăng giá như xăng dầu, vật liệu xây dựng phục vụ các công trình trọng điểm...
Trên cơ sở đó chủ động tăng cường công tác phối hợp trong triển khai các giải pháp quản lý, điều hành giá ngay từ đầu năm để góp phần giữ ổn định giá cả thị trường, hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát trong quý I/2022 và cả năm 2022.
Bên cạnh đó, phía Bộ Tài chính cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra giá và kịp thời xử lý các sai phạm, lợi dụng dịp lễ, Tết, cao điểm để tăng giá bất hợp lý; các trường hợp đưa tin thất thiệt gây bất ổn thị trường, giá cả; tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận trong xã hội để hạn chế tối đa các tác động tăng giá do yếu tố tâm lý, kỳ vọng lạm phát.
Đối với giá các mặt hàng xăng dầu và LPG, đại diện Cục Quản lý giá nhận định đang ở mức cao do chịu tác động từ thị trường thế giới. Trong kỳ điều hành ngày 11/2/2022, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất. "Trong kỳ điều hành giá xăng dầu tới đây, giá xăng dầu dự báo sẽ chịu áp lực điều chỉnh tăng rất lớn từ giá thế giới. Từ đó, gây sức ép lớn đến mặt bằng giá nói chung và giá các mặt hàng sử dụng xăng dầu là đầu vào cho sản xuất", chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết.
Theo Cục quản lý giá (Bộ Tài chính), năm 2022, bên cạnh tác động từ thị trường thế giới, áp lực tăng giá trong nước còn đến từ việc tiếp tục điều chỉnh giá một số dịch vụ công theo lộ trình thị trường, một số mặt hàng có yếu tố chi phí đầu vào tăng. Biến động của giá nhiên liệu như xăng dầu, LPG trên thị trường thế giới ở mức cao. Trong khi đó dịch COVID-19 vẫn có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu ảnh hưởng đến chi phí lưu thông, vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu tác động tới giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu...
"Kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu với tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu nhập khẩu trong tổng chi phí nguyên vật liệu của toàn nền kinh tế là 37%. Cùng với đó là chi phí xăng dầu khi giá xăng dầu thế giới đang trên đà tăng. Ngoài ra, các gói hỗ trợ cũng tạo ra sức ép rất lớn lên lạm phát trong năm 2022" TS Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết.
Để bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đề xuất: Cần tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt để tạo sự hài hòa, hiệu quả, hợp lý với các chính sách kinh tế vĩ mô chung; theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung, diễn biến giá cả các mặt hàng nhiên liệu và vật tư chiến lược để kịp thời ứng phó trong điều hành sản xuất trong nước, cân đối cung cầu và chính sách xuất nhập khẩu phù hợp, tạo điều kiện cho công tác quản lý, điều hành giá nhằm kiểm soát lạm phát trong nước ngay từ những tháng đầu năm 2022.
"Chính phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát", đại diện Tổng cục Thống kê chia sẻ.
Fed dự kiến nâng lãi suất sớm hơn khi lạm phát tiếp tục tăng cao Biên bản cuộc họp tháng 12/2021 của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho thấy các nhà hoạch định chính sách của họ nhận định một thị trường việc làm bị thắt chặt và lạm phát tăng cao có thể buộc Fed tăng lãi suất sớm hơn dự kiến, cũng như bắt đầu giảm lượng tài sản nắm giữ. Trụ sở Ngân hàng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

TPHCM: Phát hiện người đàn ông chết trong khách sạn

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ
Có thể bạn quan tâm

Gây sốt một thời với 'Mùi cỏ cháy', dàn diễn viên giờ thay đổi thế nào?
Sao việt
08:28:50 26/05/2025
Họp phụ huynh về tôi không biết phải đối mặt với con mình thế nào, điểm nó kém nhưng người "sợ hãi" lại là tôi
Góc tâm tình
08:26:57 26/05/2025
Sang tháng 5 Âm lịch, 4 con giáp này "vận đỏ như son", gặp nhiều may mắn, không bon chen vẫn bùng nổ tài lộc
Trắc nghiệm
08:03:26 26/05/2025
Apple được dự đoán thay đổi toàn diện iOS, iPadOS và Vision Pro tại WWDC 2025
Thế giới số
07:58:39 26/05/2025
Siêu xe Mercedes-Benz SLR Stirling Moss trở lại với dáng vẻ hiện đại
Ôtô
07:40:50 26/05/2025
5 tựa phim Hàn Quốc đáng xem nhất mùa hè: Bộ số 4 chắc chắn sẽ khiến bạn khóc sưng mắt
Phim châu á
07:25:36 26/05/2025
Mỹ nhân hạng A bị tẩy chay khắp MXH vì "hội tụ đủ tính xấu": Tiếc cho nhan sắc đẹp hàng đầu Cbiz
Hậu trường phim
07:22:38 26/05/2025
"Bài diss khổ nhất thế giới": HIEUTHUHAI "ối dồi ôi" 1 lần mà bị chế meme khắp cõi mạng, không hổ danh rapper tạo trend
Nhạc việt
07:19:51 26/05/2025
Căng đét: Con trai cả nhà Beckham tuyên bố luôn chọn vợ, bất chấp nỗ lực hàn gắn rạn nứt của David và Victoria
Sao thể thao
07:10:40 26/05/2025
"Cô bé hoàng gia có chính kiến": Hé lộ tính cách thật của Công chúa Charlotte qua 7 từ ngắn gọn
Netizen
07:07:01 26/05/2025