Làm thế nào châu Á bứt tốc ngoạn mục trong tiêm chủng COVID-19
Giống như chuyện “Thỏ và Rùa”, một số quốc gia châu Á đang trên đà vượt qua Mỹ trong chương trình tiêm chủng COVID-19 cộng đồng, với mục tiêu đưa cuộc sống trở lại bình thường một cách lâu dài, ổn định.
Tiêm vaccine COVID-19 tại một cửa hàng điện tử ở Osaka, Nhật Bản, tháng 9/2021. Nhật Bản đang trên đà đạt tỉ lệ 80% dân số được tiêm chủng vào tháng 11. Ảnh: AFP/Getty Images
Câu chuyện “Thỏ và Rùa”
Khi Mỹ và châu Âu tăng cường chương trình tiêm chủng COVID-19, thì khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi từng được ca ngợi vì phản ứng thành công với đại dịch, lại phải vật lộn với tình trạng virus lây lan. Nhưng giờ đây nhiều quốc gia trong số những kẻ tụt hậu đó đã tăng tốc về phía trước, dấy lên hy vọng về việc trở lại bình thường bền vững sau nhiều lần đóng cửa và siết chặt hạn chế.
Đây là một minh chứng cho sự thành công của khu vực trong việc đảm bảo nguồn cung vaccine và giải quyết các vấn đề khó khăn trong chương trình tiêm chủng, cũng như phá tan tâm lý do dự và phản đối vaccine như ở Mỹ.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaysia thậm chí đã vượt qua Mỹ về tỉ lệ liều vaccine được tiêm trên 100 người – một tốc độ dường như không thể tưởng tượng được vào đầu năm. Một số quốc gia cũng đã vượt qua Mỹ trong tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho cộng đồng, hạn chế sự nguy hiểm của biến thể Delta.
Tại Hàn Quốc, các nhà chức trách cho biết vaccine đã giúp hầu hết người nhiễm không phải đến bệnh viện. Theo dữ liệu của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc từ tháng 5 đến tháng 8, chỉ khoảng 0,6% những người tiêm chủng đầy đủ mắc bệnh COVID nặng và khoảng 0,1% tử vong.
Tại Nhật Bản, số ca mắc COVID-19 nghiêm trọng đã giảm một nửa so với tháng trước, xuống còn hơn 1.000 một ngày. Số ca nhập viện giảm mạnh từ mức cao hơn 230.000 ca vào cuối tháng 8 xuống còn khoảng 31.000 vào 28/9.
Jerome Kim, Tổng giám đốc Viện Vaccine xin quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Seoul, tập trung vào nghiên cứu vaccine cho các nước đang phát triển, cho biết: “Tình trạng đó gần giống như chuyện Thỏ và Rùa. Châu Á luôn sử dụng vaccine ngay khi có”.
Vaccine COVID-19 của Pfizer được chuyển tới Hàn Quốc vào tháng 7/2021. Ảnh: AP
Tin tưởng chính phủ, sẵn sàng đặt nhu cầu cộng đồng lên trên tự do cá nhân
Trên thực tế rủi ro vẫn còn tại châu Á. Hầu hết các quốc gia không tự sản xuất được vaccine COVID-19 và có thể đối mặt với vấn đề cung cấp nếu chính phủ quyết định triển khai mũi tiêm tăng cường. Ở Đông Nam Á, việc triển khai tiêm chủng diễn ra chậm và không đồng đều, kéo giảm triển vọng kinh tế. Ngân hàng Phát triển Châu Á gần đây đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2021 đối với các nước đang phát triển ở Châu Á xuống 7,1% từ 7,3%, một phần do vấn đề tiêm chủng.
Nhưng trên phần lớn châu Á, cuộc bứt tốc tiêm chủng diễn ra rất ấn tượng, và thành công bắt nguồn từ thế giới quan và cấu trúc quản trị khác nhau của khu vực.
Trái ngược với Mỹ, vaccine chưa bao giờ là một vấn đề phân cực ở châu Á – Thái Bình Dương. Mặc dù mỗi quốc gia cũng đã phải đối mặt với các phong trào chống vaccine, nhưng chúng tương đối nhỏ. Nhóm này chưa bao giờ được hưởng lợi từ một hệ sinh thái gồm các phương tiện truyền thông đồng cảm, các nhóm vận động và các chính trị gia, cho phép thông tin sai lệch ảnh hưởng đến dân chúng.
Nhìn chung, hầu hết người châu Á đều tin tưởng chính phủ của họ sẽ làm điều đúng đắn và họ sẵn sàng đặt nhu cầu của cộng đồng lên trên quyền tự do cá nhân của mình.
Reuben Ng, một trợ lý giáo sư tại Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu của Đại học Quốc gia Singapore, người đã nghiên cứu tình trạng do dự với vaccine trên toàn cầu trong thập kỷ qua, nói rằng trước dịch COVID-19, các cuộc thảo luận về tiêm chủng ở châu Á luôn xen lẫn một số hoài nghi về tính an toàn.
Nhưng sau khi phân tích, ông Ng và nhóm của mình đã phát hiện ra rằng khu vực hiện có quan điểm tích cực về vaccine COVID-19.
Một bệnh viện quá tải ở Surabaya, Indonesia, vào tháng 7, khi đất nước này đối phó với sự gia tăng đột biến của các ca COVID-19. Ảnh: NYT
Video đang HOT
Có một niềm tin rộng rãi ở châu Á rằng vaccine là cách duy nhất để thoát khỏi đại dịch. Trong tháng 9 này, khi một trung tâm tiêm chủng ở Tokyo cung cấp 200 mũi vaccine cho những người trẻ tuổi, người dân đã xếp hàng từ sáng sớm với hy vọng được tiêm.
Tại Hàn Quốc, khi chính quyền bắt đầu tiêm chủng cho những người ở độ tuổi 50, khoảng 10 triệu người đã đồng thời đăng nhập vào trang web của chính phủ để đăng ký tiêm. Vốn được thiết kế để xử lý tối đa 300.000 yêu cầu cùng một lúc, hệ thống này đã rơi vào tình trạng sập tạm thời.
Tiêm vaccine là lựa chọn để tồn tại
Tâm lý chung là người dân ở các quốc gia nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt phong toả kéo dài, cảm thấy họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiêm vaccine. Indonesia và Philippines là nơi sinh sống của hàng nghìn công nhân làm công ăn lương hàng ngày, những người không thể dựa vào trợ cấp thất nghiệp để tồn tại.
Arisman, 35 tuổi, một tài xế xe ôm ở Jakarta, Indonesia, cho biết anh đã tiêm mũi 2 vaccine Sinovac do Trung Quốc sản xuất vào tháng 7 vì công việc phải tiếp xúc với nhiều người. “Nếu bị ốm, tôi sẽ không kiếm được tiền”, Arisman nói.
Tikki Pangestu, đồng Chủ tịch của Liên minh Tiêm chủng Châu Á – Thái Bình Dương, một nhóm đánh giá khả năng sẵn sàng tiêm vaccine COVID-19, cho rằng việc thiếu mạng lưới an sinh xã hội ở nhiều nước châu Á đã thúc đẩy nhiều chính phủ nhanh chóng triển khai vaccine. “Nếu không làm điều đó, họ sẽ đối mặt với tình trạng bất ổn xã hội”, ông Pangestu cho biết.
Một nông dân ở vùng nông thôn Sabak Bernam, Malaysia, được tiêm phòng COVID-19. Ảnh: NYT
Thay đổi chiến lược phù hợp
Khi Mỹ và các quốc gia châu Âu đang gấp rút tiêm vaccine cho người dân của họ vào cuối năm ngoái, nhiều quốc gia châu Á cảm thấy họ còn nhiều thời gian. Họ đã kiểm soát được COVID-19 bằng chiến lược đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết, phong toả. Một số nước muốn đợi cho đến khi các thử nghiệm lâm sàng hoàn thành rồi mới đặt hàng.
Sau đó là sự hoành hành dữ dội của biến thể Delta. Mặc dù các quốc gia đã bị phong toả, nhưng virus vẫn tìm thấy đường xâm nhập, và lây lan nhanh chóng. Mùa hè năm nay, Hàn Quốc đối mặt với làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất; bệnh viện ở Indonesia hết ôxy và giường; còn ở Thái Lan, có lúc các nhân viên y tế đã phải từ chối bệnh nhân.
Trước tình trạng ca bệnh gia tăng, các quốc gia châu Á đã phải nhanh chóng thay đổi cách tiếp cận tiêm chủng.
Rangers in the Thai Army built bamboo beds for hospitals in the southern province of Narathiwat last week.Credit…Madaree Tohlala/Agence France-Presse Getty Images
Thủ tướng Australia, Scott Morrison, người trước đây từng nói rằng tiêm chủng “không phải là một cuộc đua”, vào tháng 7 đã kêu gọi người dân Úc “đi tìm vàng” trong chiến dịch tiêm chủng của đất nước. Ông Morrison cũng đã nỗ lực khắc phục tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine.
Khi bùng phát biến thể Delta, không đầy 25% người Australia được tiêm một mũi vaccine. Còn hiện tại, bang New South Wales, với thủ phủ Sydney, đã đạt 86% dân số trưởng thành tiêm mũi đầu tiên và 62% tiêm đầy đủ. Australia dự kiến sẽ tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số trên 16 tuổi vào đầu tháng 11.
Nhiều chính phủ ở châu Á đã sử dụng nhiều biện pháp khuyến khích việc tiêm chủng. Tại Hàn Quốc, vào tháng 8, các nhà chức trách đã nới lỏng hạn chế tụ tập với với những người đã tiêm chủng đầy đủ, cho phép họ gặp gỡ nhóm lớn hơn. Tại Singapore, các tình nguyện viên đã gặp gỡ từng người già sống cô đơn chưa tiêm chủng để vận động và cam kết sẽ thăm và hỗ trợ họ sau tiêm vaccine. Cách tiếp cận mục tiêu này đã hiệu quả.
Tại Nhật Bản, chính phủ đã điều động quân đội điều hành các trung tâm tiêm chủng ở Tokyo và Osaka và cho phép doanh nghiệp tổ chức tiêm phòng cho nhân viên của họ. Chính quyền địa phương đề nghị trả tiền thêm cho các bác sĩ và y tá để họ tiêm cho người dân trong ngày nghỉ. Nhờ các biện pháp, tỷ lệ người được tiêm chủng COVID-19 Nhật Bản gần đây đã vượt qua Mỹ, với ở mức 69,6%. Ở một số vùng nông thôn, tỷ lệ tiêm chủng đạt gần 100%.
Châu Á trông cậy vào vaccine COVID-19 nội địa để chống dịch đường dài
Nhiều quốc gia châu Á đang chạy đua với thời gian phát triển vaccine COVID-19 nội địa trong bối cảnh nguồn cung thế giới vẫn khan hiếm và đại dịch còn kéo dài với sự xuất hiện của các biến thể virus.
Các nhà sư đo huyết áp trước khi tiêm vaccine COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 30/7/2021. Ảnh: AFP
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Iran, Đài Loan/Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam đều đang chú trọng đầu tư cho các ứng cử viên vaccine được phát triển nội địa nhằm tìm kiếm một nguồn cung cấp ổn định trên đường dài đối phó với đại dịch.
Mặc dù các loại vaccine nội địa khó có thể được triển khai kịp thời để cứu vãn tình trạng sản xuất vaccine chậm chạp, nhưng các nhà chức trách và giới chuyên gia coi cách tiếp cận này là một khoản đầu tư dài hạn và cần thiết.
Nhiều chuyên gia cho rằng dịch COVID-19 sẽ còn kéo dài vô thời hạn, trở thành một bệnh đặc hữu. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của các biến thể có khả năng kháng các loại vaccine hiện có và nhu cầu tiêm vaccine nhắc lại để duy trì khả năng miễn dịch sẽ thúc đẩy nhu cầu vaccine trong nhiều năm tới. Khi nguồn cung thua xa nhu cầu trong nước, các quốc gia đã chú trọng phát triển vaccine nội địa để có thể tận dụng các lợi thế sản xuất, cung ứng trong nước, thậm chí mở ra cơ hội cho ngoại giao vaccine.
Iran hy vọng đánh bại COVID-19 bằng vaccine trong nước
Iran nằm trong số những quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch ở thời kỳ đầu năm 2020. Nước này hiện đang đối phó với làn sóng dịch thứ năm, với sự thống trị của biến thể Delta.
Số liệu chính thức cho thấy, Iran đã ghi nhận trên 5,1 triệu ca mắc COVID-19 và trên 110.000 người đã tử vong kể từ đại dịch bắt đầu, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều.
Các nhà khoa học cho biết Iran là một trong số ít quốc gia Trung Đông có năng lực phát triển vaccine. Và họ đã làm điều đó một cách nghiêm túc: khoảng 10 loại vaccine COVID-19 đang được Iran phát triển, và một loại có tên COVIran Bakerat đã được đưa vào chương trình tiêm chủng bên cạnh các loại vaccine nhập khẩu khác, mặc dù ít người biết về những loại vaccine này ở bên ngoài Iran.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại iran. Ảnh: Anadolu
COVIran Bakerat được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp Shifa Pharmed thuộc sở hữu nhà nước. Đây là vaccine bất hoạt và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm giai đoạn 3 nhưng đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp hồi tháng 6. Vaccine này được phê duyệt trên cơ sở các mức kháng thể mà nó tạo ra, bao gồm cả những kháng thể có thể vô hiệu hóa SARS-CoV-2 hoặc ngăn chặn virus xâm nhập tế bào. Trong các thử nghiệm ban đầu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn 93% những người được tiêm chủng tạo ra kháng thể trung hòa.
Các nhà khoa học Iran đánh giá khả năng bảo vệ của COVIran sẽ tương tự như của các loại vaccine bất hoạt khác, chẳng hạn như CoronaVac của Sinovac/Trung Quốc.
Đài Loan/Trung Quốc triển khai vaccine nội địa
Đài Loan đã phát triển vaccine COVID-19 "cây nhà lá vườn" để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng khi vùng lãnh thổ này gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn cung từ các công ty dược phẩm lớn.
Vaccine COVID-19 sản xuất nội địa bởi công ty Medigen Vaccine Biologics đã được đưa vào chương trình tiêm chủng từ ngày 23/8, với việc nhà lãnh đạo Thái Anh Văn được tiêm mũi đầu tiên.
Một số nhà phê bình đã đặt câu hỏi về việc phê duyệt vaccine của Medigen khi vaccine này được cấp phép sử dụng khẩn cấp sau khi mới hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn hai ở Đài Loan. Tuy nhiên Giám đốc điều hành Medigen Vaccine Biologics cho biết, vaccine Medigen (dựa trên công nghệ protein tái tổ hợp) có hiệu quả "tương tự hoặc thậm chí tốt hơn" so với vaccine AstraZeneca.
Hàn Quốc nhắm Top 5 nhà sản xuất vaccine toàn cầu
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã cam kết cung cấp mọi hỗ trợ có thể để phát triển vaccine COVID-19 nội địa, với việc đưa ra gói đầu tư 2,2 ngàn tỉ won (2,6 tỉ USD) nhằm trợ lực các nhà sản xuất dược trong nước.
Người dân chờ tiêm vaccine COVID-19 ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Bloomberg
"Chúng tôi sẽ nỗ lực thực hiện bước nhảy vọt để trở thành một trong 5 nhà sản xuất vaccine hàng đầu toàn cầu vào năm 2025", ông Moon phát biểu trong tháng 8, bổ sung rằng vaccine sẽ trở thành một trong ba công nghệ chiến lược quốc gia của Hàn Quốc, bên cạnh vật liệu bán dẫn và pin.
Các chuyên gia cho biết Hàn Quốc - quốc gia có khả năng sản xuất dược phẩm sinh học lớn nhất thế giới và đã xuất khẩu lượng hàng hóa trị giá 5,1 tỷ USD vào năm ngoái - có đủ khả năng để trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp vaccine toàn cầu.
Nhật Bản phát triển vaccine mRNA
Tại Nhật Bản, ít nhất 4 công ty dược phẩm đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 hoặc 2 với một số ứng cử viên vaccine, nhưng việc phê duyệt dự kiến còn mất nhiều tháng nữa.
Mặc dù nổi tiếng toàn cầu với tư cách là nước đi đầu trong lĩnh vực dược phẩm, Nhật Bản lại tụt hậu trong phát triển vaccine nội địa do các thủ tục quá chặt chẽ. Một quyết định của tòa án năm 1992 quy định chính phủ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những người bị các tác dụng phụ bất lợi do vaccine, khiến Tokyo phải thắt chặt quy định phê duyệt đến mức không thể cho phép các công ty nhanh chóng đầu tư vào nghiên cứu, phát triển vaccine.
Daiichi-Sankyo theo đuổi vaccine mRNA phòng COVID-19 và cũng đang sản xuất vaccine AstraZeneca tại Nhật Bản. Ảnh: Japantimes
Hiện nay, vaccine COVID-19 công nghệ mRNA của công ty Daiichi Sankyo đang ở giai đoạn kết thúc các thử nghiệm lâm sàng cuối cùng. Nhà sản xuất đặt mục tiêu đưa vaccine này trở thành loại dùng cho mũi tiêm nhắc lại kể từ năm 2022.
Ấn Độ tung vaccine DNA đầu tiên trên thế giới
Khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiêm vaccine COVID-19 nội địa đầu tiên của nước này vào ngày 1/3, ông nói: "Điều ấn tượng là cách các bác sĩ và nhà khoa học của chúng ta đã làm việc trong thời gian nhanh chóng để tăng cường cuộc chiến chống lại COVID-19 trên toàn cầu".
Ba tháng trước đó, vaccine Covaxin, do công ty Bharat Biotech International phát triển bằng công nghệ bất hoạt, đã được cấp phép sử dụng khẩn cấp - ngay cả trước khi giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên người chứng minh mức độ hiệu quả của nó.
Gần đây, trong tháng 8, Ấn Độ đã thông qua sử dụng khẩn cấp vaccine DNA đầu tiên của thế giới. Vaccine này có tên ZyCoV-D do công ty Zydus Cadila sản xuất. ZyCoV-D không cần kim tiêm và được cấp phép sử dụng khẩn cấp cho người trưởng thành cũng như trẻ em trên 12 tuổi.
Vaccine ZyCoV-D công nghệ DNA của Ấn Độ. Ảnh: Nature
Điều đặc biệt là ZyCoV-D không cần dùng đến kim tiêm. Vaccine được đưa vào cơ thể bằng cách sử dụng một thiết bị áp suất cao để đẩy dòng chất lỏng nhỏ xuyên qua bề mặt da, ít gây đau hơn so với tiêm. Phương pháp không cần kim tiêm này có thể giảm lo lắng, khuyến khích thêm nhiều người, đặc biệt là trẻ em, đến tiêm vaccine. Ấn Độ đã lên kế hoạch sản xuất 50 triệu liều ZyCoV-D vào đầu năm tới.
Thái Lan trông đợi vaccine nội địa cho mũi tiêm nhắc lại
Kể từ tháng 4, Thái Lan đã bị cuốn vào một làn sóng lây nhiễm COVID-19 theo hình xoắn ốc, hiện nay khoảng 20.000 ca nhiễm mới/ngày. Hoạt động tiêm chủng của Thái Lan hiện phụ thuộc vào vaccine từ nước ngoài như Sinovac, AstraZeneca, Sinopharm và Pfizer.
Để giảm sự phụ thuộc vào vaccine nhập khẩu và tăng cường nguồn cung cho quốc gia, các nhà khoa học Thái Lan đã phát triển tới 6 loại vaccine trong nước. Mặc dù chưa có ứng cử viên nào được cấp phép sử dụng, nhưng các nhà phát triển hy vọng vaccine nội địa sẽ đóng vai trò là mũi tiêm nhắc lại trong tương lai gần. Cho đến nay, các nhà khoa học đã báo cáo kết quả thuận lợi cho hai ứng cử viên, bao gồm vaccine ChulaCov-19 theo công nghệ mRNA và NDV-HXP-S sử dụng virus bất hoạt.
Indonesia tăng cường nguồn cung về lâu dài
Cơ quan Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm (BPOM) của Indonesia đã cho phép Đại học Airlangga và PT Biotis phát triển vaccine COVID-19 Merah Putih trong nước. Merah Putih là vaccine bất hoạt, có thể được cấp phép sử dụng khẩn cấp vào nửa đầu năm sau.
Các chuyên gia y tế hoan nghênh sự phát triển này vì nó có thể giúp tăng cường nguồn cung cấp vaccine cho Indonesia về lâu dài.
Iran bắt đầu sản xuất hàng loạt vaccine COVID-19 của Cuba Tuần tới Iran sẽ trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sản xuất một trong các loại vaccine COVID-19 do Cuba tự phát triển ở quy mô công nghiệp. Vaccine phòng COVID-19 có tên Soberana 02 (giữa) do Cuba tự nghiên cứu, sản xuất. Ảnh: The Nature Hãng tin Reuters ngày 29/7 dẫn truyền thông Nhà nước Cuba cho biết, trong tuần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Trump rộng cửa theo đuổi chính sách thuế

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống
Có thể bạn quan tâm

Những mẫu Galaxy A không thể cập nhật One UI 7
Đồ 2-tek
17:31:06 03/05/2025
Khuất Sở Tiêu: Ngũ a ca mất sự nghiệp vì sở thích quái gở, trở lại không ai đón?
Sao châu á
17:21:07 03/05/2025
Đậu xanh nấu hạt sen mát gan, giải nhiệt ngày hè
Ẩm thực
17:19:21 03/05/2025
Phim Hàn mới chiếu đã nhận bão lời khen, nam chính chưa từng thất bại nhờ tuyệt chiêu "đấm phát chết luôn"
Phim châu á
17:09:51 03/05/2025
Người lật mặt không phải Lý Hải, mà là Victor Vũ
Hậu trường phim
17:07:26 03/05/2025
Cảnh phim "giả bán khoai lấy tin mật" viral nhất hiện tại: Xem xong mới hiểu vì sao hút 10 triệu view
Phim việt
17:04:20 03/05/2025
Nữ tiếp viên thắng đời 1000 lần, check in cùng dàn cực phẩm quân nhân, MXH ước
Netizen
17:03:58 03/05/2025
Đoạn clip đứng giữa nhiều cô gái hút 5 triệu views khiến G-Dragon bị hỏi "Anh ta bị sao vậy?"
Nhạc quốc tế
17:00:41 03/05/2025
Chiều cao ở tuổi lên 7 của con gái Hoa hậu Đặng Thu Thảo gây bất ngờ
Sao việt
16:55:32 03/05/2025
Hàng trăm chú chó dachshund săn đuổi kỷ lục ở Hungary
Lạ vui
16:54:21 03/05/2025