Làm thêm nhưng không đủ sống, lao động “kêu trời”
Gần một nửa số công nhân lao động có mức thu nhập thấp, phải chấp nhận làm thêm giờ dẫn tới mệt mỏi, suy giảm sức khỏe. Trong khi đó, dự thảo mới của Luật Lao động đang được Bộ LĐTBXH lấy ý kiến lại yêu cầu tăng giờ làm thêm lên gấp đôi.
Lương thấp, sống kham khổ
Thời gian gần đây, nhiều thông tin về đời sống của công nhân, lao động được công bố đã dấy lên lo ngại về chất lượng cuộc sống của công nhân lao động, đặc biệt là công nhân ở các khu công nghiệp.
Chị Nguyễn Thị Lâm (ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá), công nhân Công ty Giày Hongfu cho biết, công việc vất vả, nhiều khi chị và các công nhân ở đây phải tăng ca liên tục do công ty chạy sản lượng, nhà xưởng phải sửa chữa. “Ngoài thời gian tăng ca vào chiều, công ty còn tăng ca vào buổi tối. Mặc dù việc tăng ca là tự nguyện nhưng hầu hết công nhân đều đi làm vì không có sự lựa chọn. Lao động nhà ở xa nên làm tăng ca rất vất vả, đi làm về tối thường bị cướp giật, trêu ghẹo” – chị Lâm nói.
Có tới 33% lao động nói thu nhập thấp, không đủ sống và phải chi tiêu tằn tiện (Ảnh chụp tại Khu công nghiệp Tam Phước (Đồng Nai). Ảnh: Minh Nguyệt
Chị Lâm tâm sự, chồng mất sớm, con nhỏ, với mức lương cơ bản hơn 3 triệu đồng/tháng, nếu chị không tăng ca thì lương không đủ nuôi con. Mỗi tháng nếu tính thêm tiền tăng ca chị có thêm gần 1 triệu đồng.
Trong vai một công nhân, phóng viên đã trực tiếp làm việc, trải nghiệm cuộc sống của công nhân mới thấy hết sự vất vả của họ. Cũng như chị Lâm, các lao động ở đây chỉ dành 5.000-10.000 đồng cho bữa trưa. “Hiện mỗi bữa ăn giữa ca công ty hỗ trợ 15.000 đồng, nhưng hầu hết công nhân đều không ăn hết số tiền đó. Chúng tôi thường mang cơm nguội và chút thức ăn cũ đi ăn, một số người khác thì ăn xôi với giá khoảng 5.000 đồng” – chị Lâm nói.
Không dừng lại ở đó, nhiều công nhân ở tỉnh lẻ ra thành phố làm ở các khu công nghiệp lớn như Bắc Thăng Long (Hà Nội), Sóng Thần (Bình Dương), Khu công nghiệp Tam Phước (Đồng Nai)… còn phải ở trọ trong những căn phòng chật hẹp, nóng bức.
“Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng tình trạng làm việc theo tính chất dây chuyền hiện nay với điều kiện lao động không đảm bảo, tăng thời gian làm việc khiến lao động căng thẳng, dẫn tới mệt mỏi, suy giảm sức khoẻ, từ đó giảm hiệu suất và tăng nguy cơ gây tai nạn lao động. Vì vậy, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam “Không đồng ý với việc tăng thời gian làm thêm” trong Dự thảo mới của Luật lao động đang được Bộ LĐTBXH lấy ý kiến”. Ông Mai Đức Chính- Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam
Đang loay hoay dọn bữa cơm trưa ăn để chuẩn bị đi làm ca chiều, thấy phóng viên qua hỏi thăm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhài (quê Nghệ An, hiện đang làm công nhân ở Khu công nghiệp Tam Phước, Đồng Nai) bỗng lúng túng. Căn phòng trọ chừng 8m2, chỉ đủ kê một chiếc giường, một chiếc tủ bạt. Giữa cái nắng 36 độ ngày hè, phòng trọ mái tôn nóng bỏng như lò sấy.
“Vợ chồng tôi cưới nhau được 2 năm rồi nhưng chưa có con, nên chỉ thuê phòng nho nhỏ để tiết kiệm tiền. Lúc nào có con, có điều kiện thì thuê phòng lớn hơn. Hôm nào trời nóng thì vợ chồng mua túi đá cho vào chậu nước để quạt cho mát, chứ tiền đâu mà lắp điều hòa” – chị Nhài tâm sự.
Video đang HOT
Cũng bởi muốn tiết kiệm nên ngoài bữa ăn giữa ca trên công ty, về nhà vợ chồng chị Nhài chỉ ăn uống qua loa. Thường chỉ nấu cơm với canh, rau, đậu phụ hay thêm món thịt kho. “Lương hai vợ chồng mỗi tháng được 8,5 – 10 triệu đồng, nhưng hàng tháng vợ chồng tôi phải gửi khoảng 3 triệu đồng về giúp gia đình, số còn lại cũng phải chi tiêu rất tằn tiện mới đủ, chẳng dư dật được đồng nào” – chị Nhài nói.
Công việc vất vả, ngày làm 10-12 tiếng, vợ chồng chị Nhài không có thời gian đi chơi. Ngay cả thời gian về thăm bố mẹ ở quê cũng không có, mỗi năm anh chị chỉ về được 1-2 lần.
Gần 55% lao động không hài lòng về thu nhập
Tất cả những vấn đề trên của công nhân đã được chỉ ra trong nghiên cứu mới đây của Viện Công nhân – Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) về tiền lương và thời gian làm việc.
Ông Bùi Minh Tiến – Phó Viện trưởng Viện Công nhân – Công đoàn – cho biết, nghiên cứu được tiến hành trên 2.550 lao động (hơn 62% lao động nữ), trong đó trực tiếp lấy ý kiến của gần 1.400 lao động thuộc 70 doanh nghiệp và điều tra ngoài khu trọ với gần 1.200 lao động thuộc hơn 20 doanh nghiệp trong các ngành công thương, nông nghiệp, khai khoáng trong cả nước. “Kết quả về tiền lương, có tới gần 22% lao động được khảo sát cho biết, thu nhập của họ thấp, phải chi tiêu tằn tiện, sống kham khổ. 12% trong số này cho biết, thu nhập và tiền lương không đủ sống và phải làm thêm. Chỉ có 16% lao động thu nhập có dư, số này chủ yếu là công nhân mỏ, khai khoáng” – ông Tiến nói.
Chính vì thu nhập không đủ sống nên một số lao động “muốn” làm thêm để tăng thu nhập, lo cho gia đình. Những lao động này đều cho biết, thực ra họ không mong muốn làm thêm vì làm đủ ca đã mệt nhoài, nhưng vì thu nhập thấp không đủ sống nên phải làm. Thậm chí, khoảng 20% lao động nữ còn cho biết họ muốn được giảm giờ làm thêm, giảm tuổi nghỉ hưu.
Đa phần lao động di cư ở khu công nghiệp là người nghèo, 60% trong số đó là lao động nữ. Thu nhập cơ bản trung bình của lao động di cư là 4,2 triệu đồng/người/tháng. Hầu hết công nhân làm ở khu công nghiệp không được tiếp cận với các dịch vụ an sinh xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch, điện, giáo dục, y tế. Nghiên cứu cuối năm 2015 của
Tổ chức Oxfam tại 4 tỉnh,thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, TP.HCM, Đồng Nai)
Khảo sát này cũng cho thấy có tới 97% doanh nghiệp tăng thời gian làm thêm của người lao động. Thu nhập thực tế của người lao động chỉ tăng trên tiền lương cơ bản khoảng 1 triệu đồng.
Ông Mai Đức Chính – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: “Lao động chấp nhận tăng ca là bước đường cùng, vì thu nhập hiện nay không đủ sống. Ngoài lương cơ bản khoảng 3,5 – 4 triệu đồng, cộng thêm khoảng 1 triệu đồng tiền tăng ca, 50.000 đồng tiền hỗ trợ chỗ ở, tiền đi lại… mỗi tháng lao động thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nếu phải thuê nhà trọ, chi tiêu ăn ở thì không đủ. Vì vậy, lao động miễn cưỡng tăng ca để thu nhập tăng hơn một chút. Tuy nhiên, hệ lụy tới sức khoẻ rất lớn”.
Trong khi đó, một số ngành ít ỏi, như khai khoáng lao động có thu nhập cao hơn nhưng công việc quá vất vả. Ông Lại Văn Chiến – Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh – cho biết, lương của lao động khai thác than có thể cao hơn (khoảng 14-16 triệu đồng), nhưng môi trường làm việc quá vất vả, nên chẳng ai muốn làm tăng ca, hay tăng giờ làm thêm.
“Hiện mỗi dây chuyền khai thác than có 18-19 lao động làm việc, nhưng đã có 8-9 người nghỉ việc do môi trường làm việc quá khắc nghiệt, lao động dễ mắc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Chưa tăng giờ làm thêm mà lao động khai thác mỏ đã nghỉ hết, giờ tăng thì chắc chẳng ai dám làm ở ngành này” – ông Chiến nói.
Bà Nguyễn Ngọc Ngà – Hội Y học lao động cho rằng: “Công việc vất vả, chất lượng cuộc sống quá kém, nếu giờ tăng thời giờ làm thêm sẽ khiến lao động bị kiệt quệ, không còn sức lao động. Lao động sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh tật về cơ xương khớp, tim mạch, sức khoẻ tâm thần… Mặc dù vậy, do cuộc sống mưu sinh trước mắt, lao động vẫn phải tăng ca bởi nếu không tăng ca họ sẽ bước vào con đường cùng vì thu nhập không đủ sống”.
Theo Danviet
Từ Nhật Bản về nước, lao động vẫn dễ có lương nghìn đô
Hơn 90.000 lao động Việt Nam đang tham gia thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản. Lao động về nước nếu có chuyên môn có thể nhận lương từ 1.000 -1.500USD/tháng... Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo "Tăng cường trao đổi nhân lực Việt Nam - Nhật Bản thông qua chương trình thực tập sinh kỹ năng", tổ chức cuối tuần qua.
"Rộng cửa" sang Nhật
Ông Umeda Kunio - Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, chỉ trong năm 2016, số lượng thực tập sinh kỹ thuật (TTSKT) Việt Nam được cử sang Nhật Bản đã lên tới hơn 40.000 người, nâng tổng số lao động này tại Nhật lên tới 90.000 người. Nhờ vậy, Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu (soán ngôi Trung Quốc) là quốc gia đưa nhiều lao động nhất sang Nhật.
Từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu thực thi Luật Kiểm soát nhập cư và người tị nạn. Luật này có những điều khoản nới rộng theo hướng tích cực nhằm tiếp nhận nhiều hơn nữa các TTSKT. Cụ thể tăng thời gian lưu trú tối đa của tu nghiệp sinh lên 5 năm, thay vì 3 năm như trước. Mở rộng liên kết để làm thực tập sinh kỹ năng ở nhiều lĩnh vực. Thứ ba là mở rộng khả năng cho doanh nghiệp Nhật tiếp nhận TTSKT. Trước đây quy định mỗi doanh nghiệp Nhật chỉ được tiếp nhận không quá 3 lao động nước ngoài, thì giờ có thể tăng gấp đôi. Ngoài ra, những TTSKT có kết quả học tập và làm việc tốt còn được các doanh nghiệp tiếp nhận của Nhật hỗ trợ một số tiền lớn khởi nghiệp. Số tiền tối thiểu là 130 triệu đồng, tối đa là nửa tỷ đồng, tùy thuộc vào năng lực của từng lao động.
Thực tập sinh Việt Nam làm việc trong lĩnh vực xây dựng tại Nhật Bản. ảnh: tư liệu
Tại hội nghị này, TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã công bố một báo cáo tóm tắt của viện về Chương trình TTSKT Việt Nam tại Nhật. Kết quả nghiên cứu cho thấy trung bình mỗi lao động đi TTSKT tại Nhật Bản phải chi một khoản tiền khá lớn khoảng 5.300USD (khoảng 130 triệu đồng). Do không có tiền nên phần đông lao động phải đi vay, nhiều người phải vay tới 4.700USD để đi Nhật làm TTSKT.
"So với quy định của Bộ LĐTBXH về mức trần tiền phí lao động đi xuất khẩu lao động là 3.600USD thì mức này cao hơn nhiều" - ông Thành phân tích.
Trong suốt 3 năm làm việc tại Nhật, tổng thu nhập của một lao động có thể đạt 44.500USD, trừ các tri phí thì họ có thể tiết kiệm được 24.000 -28.000USD (500-600 triệu đồng).
Lãng phí nguồn lực
Chi phí đi TTSKT tại cao phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu chất lượng lao động, dịch vụ lao động tốt... thì phí dịch vụ sẽ giảm. Nếu lao động không tốt, lao động bỏ trước hạn... khiến doanh nghiệp phải tìm kiếm nguồn lao động thay thế, chi phí dịch vụ cũng sẽ tăng lên. Vì thế doanh nghiệp phải tăng thu từ người lao động để bù đắp".
Ông Nguyễn Lương Trào
Thông tin từ VEPR cho thấy, mỗi năm có hơn 1.000 TTSKT Việt Nam từ Nhật Bản trở về nước. Tuy nhiên có tới 61% lao động trở về nước và làm những công việc không liên quan tới công việc của họ đã từng học và làm tại Nhật Bản trước đó. Chỉ có 28% lao động trả lời qua khảo sát là có làm những công việc có liên quan với công việc trước đó.
"Có thể lý giải điều này qua hai vấn đề. Một là các lao động về nước không tìm kiếm được những cơ hội việc làm trong các ngành mà họ có kỹ năng, mặt khác cũng có thể khi về nước họ có vốn, tự mở cơ sở sản xuất và kinh doanh dịch vụ không có liên quan tới lĩnh vực trước đó" - TS Nguyễn Đức Thành lý giải.
Ông Tokunaga - đại diện doanh nghiệp Meitoku - Plant của Nhật Bản hoạt động trong lĩnh vực bảo trì bảo dưỡng thi công thiết kế khoá cửa, cho biết: "Từ năm 2015, công ty đã mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. Lúc đầu việc tuyển dụng lao động của công ty tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bởi phần đông lao động là TTSKT khi về nước đều mong muốn có công việc làm ở những thành phố lớn, với thu nhập cao, trong khi công ty của chúng tôi lại ở Hà Nam" - ông Tokunaga nói.
Sau nhiều lần sàng lọc, công ty đã tuyển chọn được 2 lao động làm việc với vị trí quản đốc phân xưởng, quản lý kỹ thuật. Họ được trả mức lương 1.200 -1.400 USD/tháng (25-30 triệu/tháng).
Về phía người lao động, anh Trần Thanh Sơn (sinh năm 1991, quê Đông Anh, Hà Nội) - đang làm việc tại công ty ở Hải Phong cho biết, sau 3 năm học và làm việc Nhật Bản, Sơn đã về nước và được chính công ty phái cử tiếp nhận làm việc với mức lương hơn 1.000USD (khoảng 22 triệu đồng).
Ông Nguyễn Lương Trào - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (Vamas) cho rằng chúng ta đang thiếu các giải pháp kết nối và hỗ trợ việc làm cho lao động sau khi về nước. Điều này khiến cho Việt Nam đang bị lãng phí một nguồn nhân lực chất lượng cao. Do đó, Vamas đang khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ tuyển dụng hoặc tìm kiếm việc làm cho các TTSKT sau khi họ về nước.
Đáng chú ý, theo ông Trào, tháng 6 tới Vamassẽ đưa vào sử dụng Cổng thông tin Kết nối Việc làm Thực tập sinh để có thể kết nối giữa TTSKT về nước với các doanh nghiệp trong nước giải quyết việc làm. /.
Theo Danviet
Lao động nước ngoài phải đóng BHXH: Cần có chính sách linh hoạt Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến về dự thảo nghị định mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc đối với công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Dự kiến từ 1.1.2018, đối tượng này phải đóng BHXH bắt buộc. Quyền lợi như lao động trong nước Theo Vụ BHXH (Bộ LĐTBXH), dự thảo nghị định áp dụng với đối...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?
Có thể bạn quan tâm

Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản
Góc tâm tình
05:05:20 12/05/2025
HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?
Phim châu á
23:32:58 11/05/2025
Đám cưới mỹ nhân nhà đông con nhất Kbiz: Chồng được khen giống Son Heung Min, cả dàn sao Sunny tề tựu chúc mừng
Sao châu á
23:23:13 11/05/2025
Cục trưởng, NSND Xuân Bắc khoe tình bạn 'hết nước chấm' với Đại tá Tự Long
Sao việt
23:20:01 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
22:56:28 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025