Lần đầu tiên vừa ghép gan vừa ghép thận cho một bệnh nhân
Ông M.S. (59 tuổi, quốc tịch Lào) phát hiện mắc bệnh suy thận mãn tính kèm theo xơ gan từ tháng 4/2019. May mắn, vào lúc bệnh trở nên nguy kịch, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhận được tạng hiến, nhờ đó, ông M.S được cứu sống.
Ca phẫu thuật đầu tiên ghép đồng thời gan và thận cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: BVCC)
Ông M.S. có tiền sử bệnh đái tháo đường và cao huyết áp. Khi tới Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để điều trị, tình trạng bệnh của ông M.S đã chuyển nặng: Suy cả gan và thận, phải chạy thận chu kỳ, đã xuất huyết tiêu hóa 2 lần phải điều trị nội khoa, xơ gan nặng. Ông được chỉ định phải ghép cả gan và thận.
Trước tình trạng bệnh phức tạp của ông M.S, GS.TS. Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – đã trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật vào ngày 17/12, quyết định sẽ ghép đồng thời cả gan và thận cho ông M.S để tránh các nguy cơ của 2 cuộc mổ liên tiếp.
Ông M.S. cũng là bệnh nhân đầu tiên tại Bệnh viện được phẫu thuật ghép gan và thận đồng thời.
Ca mổ diễn ra trong 12 giờ đồng hồ, với sự tham gia của gần 100 chuyên gia trong lĩnh vực ghép tạng. Các bác sĩ thực hiện lọc máu liên tục để thay thế cho quả thận đã bị suy chức năng của ông H. để duy trì sức khỏe cơ thể cho ông và thực hiện ghép gan, thận thuận lợi. Tới 21h ngày 17/12, ca mổ thành công, gan và thận mới ghép đã hoạt động.
Video đang HOT
Hiện, người bệnh tự thở, các chức năng gan và thận đã dần phục hồi, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện.
TS. Nguyễn Quang Nghĩa – Giám đốc Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đánh giá, ghép đồng thời gan và thận là một kỹ thuật khó trong lĩnh vực ghép tạng, thời gian mổ kéo dài. Không chỉ đòi hỏi bác sĩ phải có đủ kinh nghiệm trong ghép gan và thận, ca phẫu thuật còn đòi hỏi sử dụng các kỹ thuật phức tạp, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhóm bác sĩ.
Vì sự khó khăn, phức tạp nên ban đầu, các bác sĩ dự định sẽ ghép từng tạng một. Nhưng rồi, bằng kinh nghiệm và trình độ tay nghề đã được thử thách qua nhiều ca ghép tạng, đặc biệt là có sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia ngoại khoa hàng đầu như PGS. Nguyễn Tiến Quyết, GS. Trần Bình Giang, nên sau khi hội chẩn kỹ càng, các bác sĩ đã quyết định ghép cả 2 tạng cùng lúc. Việc này giúp cho bệnh nhân bớt ra máu hơn, cũng như giảm đau hơn.
“Thành công bước đầu của ca ghép đã chứng minh trình độ của ngành ghép tạng Việt Nam nói chung và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng, đã đạt tầm cao mới, có thể sánh với các trung tâm ghép tạng lơn trên thế giới” – TS. Nguyễn Quang Nghĩa cho biết.
Theo viettimes
Anh em ruột phải sống nhờ máu người khác
Khuôn mặt hai con tái nhợt vì mất máu, chị Đỗ Thị Hiền lần nào đưa con nhập viện cũng lo âu không biết khi nào có máu để truyền.
Người mẹ chỉ dám thở phào khi kim truyền được gắn vào tay con, sức sống dần trở lại nhờ từng giọt máu được truyền vào cơ thể.
Chị Hiền ở Yên Bái, suốt 17 năm đằng đẵng đưa con đi viện. Hai con của chị là Phạm Anh Tuấn 19 tuổi và Phạm Ngọc Ánh 11 tuổi, đều bị bệnh suy nhược chức năng tiều cầu. Đây là một bệnh rối loạn chảy máu di truyền hiếm gặp, hai anh em Tuấn thường xuyên chảy máu khó cầm và bị mất máu.
Hai anh em Tuấn và Ánh phải sống chung với bệnh suy nhược chức năng tiểu cầu. Ảnh: Lê Phương.
Phát hiện bệnh vào lúc 14 tháng tuổi, Tuấn đã trải qua nhiều lần thập tử nhất sinh. Nặng nhất là năm 2005, Tuấn bị chảy máu cam ồ ạt, nôn ra máu và xuất huyết tiêu hóa. Hình ảnh đứa con bé bỏng đầm đìa máu đang ở giữa ranh giới sinh tử vẫn như còn vẹn nguyên trong tâm trí chị Hiền.
"Khi 5 tuổi, cháu phải đi cấp cứu, máu chảy ra từ mũi, miệng và đi ngoài ra máu. Cháu nằm bất động, da và môi trắng nhợt không còn chút máu đến các bác sĩ cũng phải lắc đầu", chị Hiền nhớ lại. Lúc đó, bệnh viện hết cả máu và tiểu cầu. Bố cháu vội vàng đi từ Yên Bái xuống Hà Nội hiến máu để truyền cho con, các bác sĩ bảo bố là vị cứu tinh của con, nếu không có bố thì con cũng bỏ mạng.
Lần lữa mãi không dám có thêm con, 8 năm sau chị Hiền mới có thai và sinh cháu Phạm Ngọc Ánh. Thật không may Ánh cũng cùng chung số phận như anh. Gần 10 năm nay, hai anh em cùng điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Suy nhược tiểu cầu là một bệnh rối loạn di truyền tiểu cầu. Thể điển hình thấy hiện tượng xuất huyết ngoài da do xuất huyết giảm tiểu cầu. Đôi khi có chảy máu đường tiêu hóa. Tuy nhiên bệnh thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân bị chảy máu không cầm do một nguyên nhân khác như nhổ răng, chảy máu kinh nguyệt kéo dài, chảy máu đường tiêu hóa kéo dài, chảy máu cam. Ngoài ra, bệnh còn được phát hiện do trong gia đình có người bị bệnh di truyền về máu. Bệnh không có điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần truyền khối tiểu cầu nếu chảy máu nhiều.
Chị Đỗ Thị Hiền chăm sóc con đang tiếp máu tại bệnh viện. Ảnh: Nguyễn Việt.
Căn bệnh này khiến anh em Tuấn và Ánh tháng nào cũng phải vào viện truyền tiểu cầu và khối hồng cầu, phải sống nhờ vào nguồn máu hiến. Đến nay, Tuấn và Ánh đã truyền bao nhiêu đơn vị chế phẩm máu, chị Hiền cũng không đếm nổi nữa. Máu đã trở thành nguồn sống của hai anh em, là niềm hy vọng, nỗi chờ mong của bố mẹ các em.
"Trước kia bố hiến máu cứu con, còn bây giờ người hiến máu là cứu tinh của các con", chị Hiền chia sẻ.
Người làm mẹ lúc nào cũng lo xa, sợ con không có máu, không có tiểu cầu để truyền. Nỗi lo ấy lại càng lớn hơn vào dịp Tết và dịp hè - khi nguồn người hiến máu rất khan hiếm.
Lãnh đạo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết, chỉ tính riêng 3 tháng cuối năm, trước và sau Tết Nguyên đán (từ tháng 12/2019 - tháng 2/2020), Viện cần khoảng 80.000 đơn vị máu để phục vụ cho nhu cầu cấp cứu và điều trị của 170 bệnh viện tại 25 tỉnh, thành phố.
Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương kêu gọi những người đủ điều kiện sức khỏe, đặc biệt là người nhóm máu O và nhóm máu A, tham gia hiến máu để phục vụ cấp cứu và điều trị vào dịp cuối năm.
Trương Hằng
Theo VNE
Cả nước đã thực hiện hơn 4.600 ca ghép tạng Theo Hội Ghép tạng Việt Nam cho biết, số ca được ghép tạng tại Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 4 năm gần đây. Cụ thể, tính đến tháng 9-2019, cả nước đã thực hiện được hơn 4.600 ca ghép tạng, trong đó ghép thận gần 4.000 ca, ghép tủy hơn 500 ca, còn lại là ghép gan, ghép tim, phổi và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

TPHCM: Cấp cứu người phụ nữ nguy kịch sau khi... gãi ngứa

Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời

Những thói quen ăn uống gây hại không ngờ của người Việt

Loại rau mùa hè rẻ tiền giúp bổ thận, mát gan, người Việt nên tận dụng ngay để phòng bệnh

Xót xa bé 2 tuổi bị chó nhà nuôi tấn công phải nhập viện với nhiều vết thương phức tạp

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ
Có thể bạn quan tâm

Xuất hiện siêu phẩm Android của năm 2025 đến từ Xiaomi
Đồ 2-tek
13:08:34 22/05/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 27: Phỏm lộ quá khứ "chiến thần móc túi", Nguyên phát hiện thân thế của ông Nhân
Phim việt
13:06:50 22/05/2025
Dùng xe máy điện chạy 'xe ôm' - có nhanh gỡ vốn hơn xe xăng?
Xe máy
13:06:21 22/05/2025
Tin tức giả về One UI 8 tràn lan trên web
Thế giới số
13:06:19 22/05/2025
Diễn viên bật mí hậu trường phim 'Mặt trời lạnh'
Hậu trường phim
13:00:36 22/05/2025
Bộ sưu tập ôtô của nhà vô địch Europa League Son Heung-min
Ôtô
12:59:55 22/05/2025
Bắt giam nguyên Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre
Pháp luật
12:53:09 22/05/2025
Nữ ca sĩ đắt show tự nhận không đủ visual thi Chị Đẹp - Em Xinh, nói gì khi được so sánh với Lệ Quyên?
Nhạc việt
12:50:07 22/05/2025
Dàn sao Việt đua nhau check-in concert Lady Gaga: Văn Mai Hương bị cười chê, Trấn Thành thì khóc
Nhạc quốc tế
12:46:58 22/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi sẽ vào Top 10 Miss World 2025?
Sao việt
12:37:52 22/05/2025