Láng giềng gần lại thân ái
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên tới thăm Sri Lanka kể từ khi ông Anura Kumara Dissanayake trở thành tổng thống nước này vào tháng 9.2024.
Giống như các láng giềng ở Nam Á, Sri Lanka lâu nay luôn là đối tượng của cuộc ganh đua ảnh hưởng quyết liệt giữa Ấn Độ và Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Sri Lanka hôm 5.4.2025. ẢNH: REUTERS
Dù chấm dứt thời kỳ “thân Trung, sơ Ấn”, nhưng Tổng thống Anura Kumara Dissanayake cũng không thể theo đuổi chính sách “thân Ấn, sơ Trung” bởi Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của Sri Lanka và cho đến nay đã hiện diện trực tiếp rất rõ ràng và khá vững chắc ở nước này về kinh tế và thương mại. Phe cánh chính trị thân Trung Quốc ở Sri Lanka vẫn còn rất mạnh.
Ấn Độ hiện có cơ hội xoay chuyển cục diện và tình thế ở Sri Lanka. Sau thay đổi chính quyền ở quần đảo Maldives và ở Bangladesh gây bất lợi lớn cho Ấn Độ, trong khi có lợi nhiều cho Trung Quốc. Vì thế, việc chinh phục lại Sri Lanka có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với Ấn Độ.
Những con chủ bài của ông Modi trong việc thực hiện mục tiêu trên là thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại song phương, tăng cường đầu tư trực tiếp và giúp Sri Lanka giải quyết vấn đề nợ nước ngoài, cụ thể trước hết ở đây là nợ Trung Quốc. Trên phương diện này, Thủ tướng Modi giờ sử dụng chính cách thức Trung Quốc đã sử dụng để chinh phục Sri Lanka.
Không chỉ vậy, ông Modi còn có 2 át chủ bài khác mà Trung Quốc hiện chưa có được. Thứ nhất, ông Modi đã thành công với việc ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Ấn Độ và Sri Lanka, mở ra bình diện và cấp độ mới trong quan hệ hợp tác song phương. Thứ hai, ông Modi kéo được UAE vào hợp tác ba bên với Sri Lanka về năng lượng. Cả hai át chủ bài trên làm quan hệ giữa láng giềng gần thêm ổn định và bền chặt.
Video đang HOT
Giải pháp của Ấn Độ trước sức ép năng lượng từ Nga và Mỹ
Một trong những kết quả quan trọng từ chuyến thăm Washington của Thủ tướng Narendra Modi từ 12-14/2 là mở rộng hợp tác năng lượng giữa Ấn Độ và Mỹ trong khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn cầu toàn diện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp ở Washington ngày 13/2. Ảnh: ANI/TTXVN
Trong tuyên bố chung, ông Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định cam kết tăng cường thương mại năng lượng song phương, trong đó Mỹ đóng vai trò nhà cung cấp chủ chốt về dầu thô, các sản phẩm dầu mỏ và khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho Ấn Độ.
Từ năm 2016, khi Thủ tướng Modi công bố tầm nhìn về một nền kinh tế dựa vào khí đốt, chiến lược này không chỉ nhằm giảm ô nhiễm, đa dạng hóa nguồn cung năng lượng mà còn giúp củng cố an ninh năng lượng dài hạn, đồng thời giữ vững tính tự chủ chiến lược của Ấn Độ.
Năm 2025 đánh dấu thời điểm quan trọng khi bối cảnh năng lượng toàn cầu ngày càng phức tạp. Mỹ đang đẩy mạnh xuất khẩu khí đốt, trong khi Nga, nhà cung cấp dầu mỏ lâu năm của Ấn Độ, đối mặt với lệnh trừng phạt do Mỹ dẫn đầu, khiến hoạt động thương mại năng lượng trở nên khó khăn hơn.
Ấn Độ đặt mục tiêu tăng tỷ trọng khí đốt trong cơ cấu năng lượng từ 6,2% hiện nay lên 15% vào năm 2030. Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), tiêu thụ khí đốt của Ấn Độ sẽ tăng gần 60%, đạt 103 tỷ m/năm vào năm 2030.
Hiện tại, 50% nhu cầu khí đốt của Ấn Độ được đáp ứng bằng LNG nhập khẩu, khiến nước này phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế. Dự kiến đến năm 2030, lượng nhập khẩu LNG sẽ tăng gấp đôi, đạt khoảng 65 tỷ m/năm, đưa Ấn Độ trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, sự phụ thuộc này cũng khiến New Delhi dễ bị tổn thương trước biến động giá cả, gián đoạn chuỗi cung ứng và rủi ro địa chính trị.
Cạnh tranh LNG: Mỹ và Nga đẩy mạnh thỏa thuận với Ấn Độ
Một cơ sở khai thác khí đốt ở gần thành phố Novy Urengoi, Nga. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Mỹ và Ấn Độ đang tìm kiếm các hợp đồng LNG dài hạn, mở rộng hợp tác công nghệ và đầu tư vào cơ sở hạ tầng dầu khí. Việc tăng cường quan hệ năng lượng không chỉ giúp Ấn Độ đảm bảo an ninh năng lượng, mà còn phù hợp với tham vọng chuyển đổi sang nền kinh tế dựa vào khí đốt của New Delhi.
Trong khi đó, bất chấp sức ép từ phương Tây, Nga vẫn tích cực tiếp cận Ấn Độ với tư cách một khách hàng LNG tiềm năng. Moskva đang chào bán khí đốt từ dự án Arctic LNG 2, nhưng các công ty Ấn Độ tỏ ra thận trọng do rủi ro địa chính trị và tài chính liên quan đến lệnh trừng phạt. Các cuộc đàm phán giữa doanh nghiệp hai nước vẫn đang diễn ra.
Chuyến thăm Mỹ của ông Modi cho thấy New Delhi ưu tiên tìm kiếm các hợp đồng LNG có điều khoản linh hoạt, giá cả cạnh tranh và đảm bảo tính bền vững dài hạn.
Cả Mỹ và Nga đều có những lợi thế và thách thức riêng khi cung cấp LNG cho Ấn Độ.
Đối với LNG Mỹ: Nguồn cung ổn định, sản lượng ngày càng tăng. Tuy nhiên có hạn chế do giá cao hơn, chi phí vận chuyển đắt đỏ và điều khoản hợp đồng kém linh hoạt. Hiện tại, vận chuyển LNG từ Bờ Vịnh Mỹ đến Ấn Độ tốn khoảng 1,61 USD/MMBtu, tương đương với khoảng 20m3 khí LNG (tính đến tháng 2/2024).
Đối với LNG Nga: Chi phí vận chuyển thấp hơn, do vị trí địa lý gần hơn. Giá cạnh tranh hơn do Nga tìm kiếm khách hàng thay thế châu Âu. Tuy nhiên, hạn chế do bất ổn địa chính trị và rủi ro liên quan đến lệnh trừng phạt của phương Tây.
Sự phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp tiềm ẩn nhiều rủi ro: Mỹ có thể thay đổi chính sách năng lượng dưới thời Tổng thống Trump, trong khi Nga vẫn đối mặt với bất ổn liên quan đến lệnh trừng phạt.
Giải pháp cân bằng của Ấn Độ
Sau các cuộc thảo luận với ông Trump, Ấn Độ vẫn kiên trì theo đuổi chiến lược cân bằng giữa đa dạng hóa nguồn cung và đảm bảo an ninh năng lượng.
Trong khi tiếp tục đàm phán các hợp đồng LNG dài hạn với giá cạnh tranh, Ấn Độ đặt ra ngưỡng giá khả thi cho các nhà máy điện khí ở mức 8-10 USD/MMBtu, thấp hơn đáng kể so với mức giá LNG giao ngay tại Bắc Á (khoảng 16 USD/MMBtu).
Nhằm tối ưu hóa chi phí, tập đoàn khí đốt nhà nước GAIL India đang hồi sinh kế hoạch mua cổ phần tại một nhà máy LNG ở Mỹ, phù hợp với quyết định mới của Washington về việc nới lỏng các hạn chế phê duyệt xuất khẩu LNG.
Mặt khác, New Delhi vẫn duy trì các cơ chế tài chính thay thế để duy trì hợp tác năng lượng với Nga bất chấp lệnh trừng phạt, bao gồm việc thanh toán bằng đồng nội tệ. Trước đây, Ấn Độ và Nga đã từng áp dụng phương thức này và các cuộc thảo luận gần đây cho thấy sự quan tâm trở lại nhằm né tránh các hạn chế giao dịch bằng đồng USD.
Ngoài Mỹ và Nga, Ấn Độ cũng đang mở rộng hợp tác với các nhà cung cấp LNG từ Trung Đông, châu Phi và Australia nhằm giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc vào một nguồn duy nhất.
Hợp tác năng lượng với Nga cũng không chỉ dừng ở LNG, mà còn mở rộng sang dầu mỏ, than đá và năng lượng hạt nhân. Các công ty Nga vẫn tham gia vào các dự án thăm dò dầu khí tại Ấn Độ, trong khi đàm phán về việc mở rộng xuất khẩu LNG vẫn đang diễn ra.
Tóm lại, trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu biến động, chiến lược của Ấn Độ không chỉ là chọn giữa Mỹ hay Nga, mà là xây dựng một danh mục năng lượng đa dạng, linh hoạt và bền vững.
Lãnh đạo thế giới chia buồn về sự ra đi của cựu Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 27/12 (giờ địa phương), hàng loạt nhà lãnh đạo thế giới đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới Tổng thống Ấn Độ Droupadi Murmu và Thủ tướng Narendra Modi sau sự ra đi của cựu Thủ tướng Manmohan Singh vào tối 26/12, hưởng thọ 92 tuổi. Ông Manmohan Singh, lúc đương nhiệm Thủ tướng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cựu quan chức CIA: Mỹ chỉ viện trợ cho Ukraine 'đủ để chiến đấu'

Trung Quốc 'khát' nhân lực cổ cồn xanh lá

Hiệu ứng Boomerang từ chính sách thuế quan của Tổng thống Trump

Tổng thống Mỹ trấn an lo ngại về nguy cơ suy thoái kinh tế

Vai trò mới của chuyên xa Giáo hoàng Francis tại Gaza

EU tích cực 'chiêu hiền, đãi sĩ' từ Mỹ

ASEAN+3 cảnh báo tác động từ chủ nghĩa bảo hộ

Doanh nghiệp Mỹ điều chỉnh kế hoạch đầu tư theo chiến lược 'Nước Mỹ trước tiên'

Kênh đào Panama 'lao đao' giữa trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại
Có thể bạn quan tâm

Bảng giá xe Yamaha YZF-R15 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
20:22:41 05/05/2025
Nguyễn Văn Chung sau biến cố hôn nhân: Tôi tập trung vào gia đình, công việc
Tv show
20:21:54 05/05/2025
Hé lộ nguyên nhân vụ nổ lớn tại nhà dân, khiến 1 người tử vong
Tin nổi bật
20:14:46 05/05/2025
'Tình trẻ Lưu Diệc Phi' đối mặt sóng gió tình ái lộ ảnh nhạy cảm cùng bạn gái cũ
Sao châu á
20:13:51 05/05/2025
Khởi tố Chủ tịch xã ở Hà Nội cùng 2 thuộc cấp về tội nhận hối lộ
Pháp luật
20:13:01 05/05/2025
Bí mật kinh hoàng phía sau Tịnh thất Bồng Lai: Thầy ông nội, con trai bày kế độc
Netizen
20:12:49 05/05/2025
Nvidia lo lắng trước tốc độ làm chip của Huawei
Thế giới số
19:54:37 05/05/2025
Võ Hạ Trâm: Tiêu biểu ca sĩ phái thực lực, chồng Ấn cưng hết mực, tặng kim cương
Sao việt
19:48:26 05/05/2025
Triệu Lộ Tư: Hát không hay nhưng tự tin có thừa!
Nhạc quốc tế
19:30:54 05/05/2025
Thời tiết lúc này không thể "nóng" bằng Jennie khoe ảnh bikini: 1 chi tiết độc quyền không ai có được
Phong cách sao
19:28:59 05/05/2025