Làng nghề mía đường trăm tuổi xứ Lạng rực lửa ngày đông giá rét
Những ngày cuối năm, khi nhiệt độ giảm sâu, mưa phùn rét buốt cũng là thời điểm người dân ở Nà Rọ, xã Song Giang, huyện Văn Quan, Lạng Sơn lại tất bật với công việc làm mía đường.
Đây là ngôi làng duy nhất còn giữ gìn và phát triển nghề truyền thống từ hàng trăm năm nay.
Theo lời kể của các bậc lão niên trong làng, nghề làm mía đường tại đây đã có từ lâu đời. Tuy nhiên trước đây người dân vẫn ép mía bằng gỗ được kéo bởi 2 con trâu khỏe. Hiện nay với sự phát triển của kỹ thuật, người dân đã sử dụng máy ép mía, vừa nhanh vừa giảm bớt sức con người. Công việc làm mía đường rất vất vả bởi thời điểm giáp Tết Nguyên đán – thời điểm mà mía ngọt nước nhất, cho lượng đường cao nhất thì cũng là thời điểm thời tiết mưa gió rét buốt nhất, có hôm nhiệt độ giảm xuống chỉ còn 2 – 3 độ C.
Ông Hoàng Văn Tay, thôn Nà Rọ nhớ lại: “Ngày xưa tầm 10 – 12 tuổi lũ trẻ chúng tôi 4h sáng đã phải cùng bố mẹ gồng gánh lên khu đồi cao này để đuổi trâu ép mía. Giờ máy móc hiện đại, lại nhanh nên đỡ vất vả hơn rất nhiều. Trung bình 1-2 tiếng đã có thể ép được 2 mẻ mía đường”.
Nà Rọ hiện nay là địa phương duy nhất tại Văn Quan còn lưu giữ nghề là đường mía. Trước đây, nhiều địa phương cũng từng làm nghề nhưng hiện nay đã mai một.
Trải nghiệm một buổi sáng theo chân người dân làng nghề mía đường lên khu đồi cao để ép mía, PV Dân Việt mới cảm nhận được nỗi vất vả của bà con nơi đây. Trong những ngày gió mùa về, nhiệt độ giảm chỉ còn 10 – 14 độ C cộng với mưa phùn rét buốt, bà con nơi đây vẫn tất bật với công việc ép mía và nấu mía đường. Mặc dù vất vả là thế nhưng người dân nơi đây vẫn cố gắng giữ nghề ông cha truyền lại.
Trung bình 1 ngày người dân nơi đây làm được 2 mẻ đường, mỗi mẻ có trọng lượng khoảng 40 – 60kg tùy vào lượng nước mía sau ép. Mía được ép qua máy 2 lượt, sau đó được lọc cẩn thận trước khi được đun trên bếp. Sau khoảng 4 – 5 tiếng đồ hồ đun lửa to đều, nước mía lúc này cô đặc lại thành mật mía. Lúc này người thợ làm nghề chuyên nghiệp đợi đến thời điểm thích hợp thì nhấc những chảo đường xuống. Sau đó họ lại đổ vào khuôn để có được những miếng đướng phên óng vàng, ngọt sắc.
Loại đường phên này rất được ưa chuộng bởi vị ngọt tự nhiên, thơm và đảm bảo, thường được dùng để làm nhân bánh, pha nước uống. Đường chỉ có bán lúc giáp Tết, khi làng mía đường được thổi lửa hừng hực trong những ngày đông. Trung bình đường được bán với giá 35.000 – 40.000 đồng/kg, thậm chí cao hơn nên cũng mang lại thu nhập cao cho người làm mía đường.
Nước mía sau khi ép sẽ được nấu trong thời gian dài để cô đặc lại thành đường.
Video đang HOT
Thành phẩm cuối cùng là những miếng đường vàng óng.
Bà Triệu Thị Mọn (81 tuổi) cho biết: “Nghề trồng mía để làm đường phên bằng phương pháp thủ công này đã có từ hàng trăm năm nay. Loại giống mía này cũng chẳng biết từ đâu mà có, khi chặt mía để ép thì lại lấy ngọn mang giâm xuống đất, ăn Tết xong mang trồng. Cứ như vậy từ năm này sang năm khác, vẫn giống mía đấy. Từ ngày còn bé bà đã được theo ông bà, bố, mẹ lên quả đồi trước nhà đuổi trâu ép loại mía này để nấu đường. Giờ bà già rồi, không làm được nữa, thỉnh thoảng lại ra vườn phụ các con, các cháu chút việc nhẹ”.
Loại mía này phải trải qua ít nhất 11 tháng trồng, chăm sóc mới cho độ ngọt sắc để nấu được những mẻ đường ngon và chất lượng. Cứ vào tháng 11, 12 âm lịch hằng năm, bà con trong làng bắt đầu chặt mía để nấu đường phên. Thân mía sẽ được mang đi ép lấy nước, ngọn mía để làm giống cho vụ sau và lá mía để cho trâu bò ăn. Mặc dù vất vả là thế nhưng người dân nơi làng nghề làm mía đường trăm tuổi này chưa khi nào có ý định bỏ cái nghề đặc biệt này.
Một số hình ảnh khác về làng mía đường trăm năm tuổi ở Lạng Sơn.
Hiện nay, người dân ở đây đã sử dụng máy ép mía để giảm sức lực của con người.
Nhưng đây vẫn là một nghề rất vất vả, nặng nhọc …
Theo Danviet
Bánh tráng nhiều vừng "nâng đời" lên OCOP
Sau khi xây dựng gia đình riêng, chị Nguyễn Thị Hà (SN 1985, trú tại tổ 6, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư hệ thống máy để duy trì và phát triển nghề truyền thống làm bánh đa của gia đình.
Sau khi xây dựng gia đình riêng, chị Nguyễn Thị Hà (SN 1985, trú tại tổ 6, thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã đầu tư hệ thống máy để duy trì và phát triển nghề truyền thống làm bánh đa của gia đình. Cơ sở làm bánh của chị đã hoạt động hiệu quả, mang lại thu nhập khá cho gia đình.
Chị Hoa cho biết: Chị đã làm bánh đa 12 năm nay, lúc đầu bánh được làm từ bếp củi, sau đó thì chuyển sang bếp điện. Hiện tại, chị đã đầu tư hệ thống máy để làm bánh. Do đó, năng xuất và chất lượng của bánh được nâng lên, khách hàng ngày càng ưa chuộng.
Năm 2012, chị đầu tư hệ thống máy làm bánh gồm: Máy xay bột, máy tráng bánh và máy nướng bánh. Năm đầu tiên mới dùng máy, do chưa quen nên bánh bị hỏng nhiều, sau đó quá trình làm bánh rồi tìm hiểu, rút ra kinh nghiệm dần. Hiện nay, dây chuyền sản xuất đã đi vào vận hành ổn định.
"Mẹ đẻ tôi có nghề làm bánh tráng nên lúc ở nhà bố mẹ tôi có học làm làm bánh. Đến khi lấy chồng rồi tôi cũng rất mê làm bánh, may mắn lại được chồng ủng hộ nên tôi vay vốn đầu tư hệ thống máy để làm bánh đa" - chị Hà chia sẻ.
Những chiếc bánh đa được phủ kín vừng đen được khách hàng ưa chuộng. Ảnh: N.D
Để đủ lượng hàng cung cấp ra thị trường, mỗi ngày cơ sở của chị làm từ 2,5 - 3 tạ gạo. Mỗi tạ gạo phải bỏ từ 20 - 25 kg vừng tùy vào loại bánh khách đặt.
Nguyên liệu làm bánh đa gồm: Gạo tẻ, vừng đen, muối. Gạo dùng để làm bánh là gạo khang dân. Vừng cũng được chọn loại ngon nhất.
Với nghề sản xuất bánh này, mỗi tháng mang lại thu nhập cho chị Hà gần 10 triệu đồng. Không chỉ mang lại thu nhập cho gia đình mà cơ sở làm bánh đa của chị hiện tạo công ăn việc làm cho 3 lao động địa phương.
Để làm bánh, gạo được ngâm nước trong một đêm, đến sáng hôm sau đem rửa rồi xay bột. Vừng để làm bánh cũng được chọn loại vừng ngon nhất, sau đó ngâm đãi hạt lép, rửa sạch sau đó để khô nước rồi trộn vào bột để làm bánh. Cuối cùng nêm một ít muối vào bột để tiến hành tráng bánh.
Để bánh được đẹp mắt hơn, bánh sau khi ra khỏi khuôn mỗi chiếc bánh được rắc thêm một lớp vừng đen bên ngoài. Khi nướng lên, bánh giòn, có vị bùi của gạo, vị thơm của vừng và đậm đà của muối và gia vị.
Hiện bánh của cơ sở chị Hà không chỉ có mặt ở hầu hết các quán ăn, chợ tại địa bàn Cẩm Xuyên và vùng lân cận mà còn được khách các tỉnh khác đặt hàng.
"Tôi làm bánh vì đam mê, nhưng từ khi con trai tôi phát hiện bị ung thư máu, tôi càng phải cố làm thêm một chút để có thêm tiền chữa bệnh cho con" - chị Hà nói.
Chồng chị Hà làm nghề cơ khí, những lúc rảnh việc lại phụ giúp chị làm bánh, đi giao hàng.
Mỗi ngày, cơ sở của chị sản xuất ra hàng vạn chiếc bánh đa lớn nhỏ, tùy nhu cầu của khách mà chị cung ứng bánh đa (chưa nướng) hay bánh đã nướng. Khi có nhu cầu, khách hàng gọi điện báo số lượng và chị đưa bánh đến tận nơi giao.
Trao đổi với PV Báo NTNN, ông Hoàng Văn Chương - Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên cho biết: Đây là một hộ gia đình sản xuất có hiệu quả tại địa phương, sản phẩm được làm bằng máy. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt, không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn được tiêu thụ ra các tỉnh bạn. Hiện chúng tôi đang xây dựng hồ sơ để đưa bánh đa của cơ sở chị Hà làm sản phẩm OCOP của địa phương.
Theo Danviet
Hà Nội trong vòng vây chất thải làng nghề Cư dân làng nghề quanh thủ đô đều tự tin "khói bụi xưởng nhà tôi không bay được vào tận nội thành", nhưng cơ quan chức năng ở Hà Nội không công nhận như thế. "Khói bụi từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố và một số tỉnh lân cận" được khẳng định nằm trong số 12 nguyên nhân...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xử lý nhóm người hành hung hội đồng du khách nước ngoài ở phố Tây TPHCM

Vụ bố nhảy xuống giếng cứu con: Gần 2 giờ đấu tranh với "tử thần"

Lũ quét ở Bắc Kạn: Đất đá ầm ầm đổ về sau tiếng nổ lớn

Vụ chạy chứng chỉ hành nghề: Khởi tố 4 bác sĩ, phát hiện thêm 18 người đáng nghi

"Cấm quảng cáo quá mức về sản phẩm với tuyên bố chữa bách bệnh"

Thanh niên 20 tuổi bỏ lại xe máy, gieo mình xuống sông Vàm Cỏ Đông

Xe tải tự trôi tông tử vong người chờ đèn đỏ

Điều tra nguyên nhân người đàn ông tử vong treo trên dây điện

Tổng rà soát tài khoản ngân hàng, sim điện thoại để ngăn lừa đảo trực tuyến

Dùng vàng làm phương tiện thanh toán có thể bị phạt cảnh cáo

Quản lý thị trường vào cuộc vụ TikToker Võ Hà Linh bị "tố" bán hàng phá giá

Nhận cuộc gọi lạ, bà lão đi trình báo công an
Có thể bạn quan tâm

"Đệ nhất mỹ nhân" bị mẹ từ mặt vì lấy tài tử và cái kết đắng, ly hôn chỉ sau 90 ngày
Sao châu á
15:33:45 18/05/2025
Cặp diễn viên Vbiz "tình trong như đã mặt ngoài còn e": Đàng trai bí mật tậu xe mới cho bạn gái?
Sao việt
15:26:29 18/05/2025
Dữ liệu trên điện thoại phơi bày 'quân xanh, quân đỏ' ở gói thầu trăm tỷ
Pháp luật
15:24:07 18/05/2025
Travel Off Path gọi tên Đà Nẵng trong top điểm đến châu Á dành cho dân du mục số
Du lịch
15:09:38 18/05/2025
Ngoại hình của em gái Cường Đô La ở hiện tại gây chú ý
Netizen
15:02:39 18/05/2025
Bí ẩn chợ ma: Mở nửa đêm, phạm luật liền trả giá, có người kiếm tận 300 triệu
Lạ vui
14:59:26 18/05/2025
Phương Mỹ Chi bật mí nhiệm vụ được giao bởi Thủ tướng Phạm Minh Chính
Nhạc việt
14:57:25 18/05/2025
Dùng 1 sợi dây + 1 chiếc đũa, tôi "cứu nguy" cho vòi nước, tiết kiệm cả trăm nghìn!
Sáng tạo
14:49:02 18/05/2025
Amorim đưa ra phán quyết về việc thay thế Onana tại MU
Sao thể thao
14:45:38 18/05/2025
Chi tiết phiên bản thể thao Mazda EZ-6 Sport Edition vừa ra mắt
Ôtô
14:37:22 18/05/2025