Lãnh đạo Chechnya: Đừng lặp lại sai lầm của Hitler “tuốt kiếm” với Nga
Người đứng đầu Chechnya kêu gọi các quốc gia nước ngoài không lặp lại sai lầm của Hitler và tránh thù địch với Nga mà không cần biết lịch sử của những nỗ lực thất bại nhằm chế ngự Nga.
Ông Ramzan Kadyrov. Ảnh: Sputnik
Ông Ramzan Kadyrov đưa ra cảnh báo trên tài khoản Telegram Messenger hôm 22.6, khi Nga kỷ niệm Ngày Ký ức và Đau thương, đánh dấu mốc khởi đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Vào lúc 04h00 ngày 22.6.1941, không hề tuyên chiến, phát xít Đức tấn công vào Liên bang Xô Viết bằng đòn tổng lực.
“Hitler định bắt Liên Xô quỳ gối trong vòng vài tháng và duyệt binh trên quảng trường Đỏ, nhưng ông ta đã nhầm khi nghĩ rằng nhiệm vụ chính của ông ta là tiến đến Mátxcơva” – Kadyrov viết.
“Đúng là có vài lần các đơn vị Đức tiếp cận trực tiếp Mátxcơva, Leningrad và Stalingrad. Nhưng Hitler không nói tiếng Nga và ông ta không biết lịch sử Nga. Ông ta đã kết thúc cuộc đời theo cách đáng hổ thẹn giống như tất cả những kẻ xâm lược khác” – Karydov viết.
Nhà lãnh đạo Chechnya viết tiếp, trong chiến dịch ở Stalingrad, Đức quốc xã tổn thất 300.000 quân, bị chết hoặc bị bắt làm tù binh, và cuối cùng Liên Xô cũng đánh bại đội quân của Hitler và chiếm Berlin.
“Hitler không biết gì về lịch sử của chúng tôi, nhưng các chính trị gia hiện đại, những người thích đe dọa đất nước chúng tôi, cần nghiên cứu các biên niên sử trong quá khứ để không lặp lại sai lầm của tổ tiên mình. Nếu không, tên của họ sẽ mãi mãi trong danh sách những người tuốt kiếm với Nga và sẽ bị chết bởi chính thanh kiếm đó” – ông Kadyrov viết, mượn lời của đại công tước, vị tướng nổi tiếng trong lịch sử Nga Alexander Nevsky.
NGỌC VÂN
Theo Laodong
Video đang HOT
5 điều đặc biệt về trận đánh khủng khiếp khiến 1,9 triệu người chết
Ngày 2.2 đánh dấu dịp kỷ niệm 75 năm ngày phát xít Đức đầu hàng ở Stalingrad, tạo ra bước ngoặt quan trọng dẫn đến chiến thắng của Đồng minh trong Thế chiến 2.
Nhân dịp kỷ niệm 75 năm chiến thắng Stalingrad, tờ RT của Nga điểm lại 5 ý nghĩa quan trọng trong trận đánh 1,9 triệu người chết khủng khiếp nhất lịch sử thế giới này.
Thiệt hại khủng khiếp
Stalingrad là trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất trong lịch sử chiến tranh. Giao tranh chỉ kéo dài trong 5 tháng, từ 8.1942-2.1943 nhưng đã khiến gần 2 triệu người thương vong.
Điều này không chỉ phản ánh tương quan lực lượng hai bên tung vào cuộc chiến, mà còn thể hiện tham vọng của Hitler trong việc nắm quyền kiểm soát thành phố chiến lược.
Chiến trường Stalingrad trở thành "cối xay thịt" tiêu hao lực lượng Đức. "Đó là cối xay thịt với người Đức. Mọi sư đoàn họ điều đến đều bị tổn thất nặng nề. Phát xít Đức lại càng phải rút quân từ hai cánh để dồn lực vào trận đánh. Đến tháng 11, phát xít Đức đã cho thấy dấu hiệu kiệt sức", RT bình luận.
Trận thảm bại đầu tiên của phát xít Đức
Không quân Đức ném bom Stalingrad vào tháng 9.1942.
Trận đánh Stalingrad nằm trong Chiến dịch quy mô lớn, nhằm kiểm soát giếng dầu ở vùng Caucasus của Liên Xô. Nhưng càng đi sâu vào chiến dịch, phát xít Đức càng sa lầy và cuối cùng nhận thất bại nặng nề.
"Ở Moscow năm 1941, người Đức chỉ bị đẩy lùi. Nhưng tại Stalingrad, họ đã đại bại. Đây là thất bại lớn nhất mà Hitler phải chuốc lấy cho đến thời điểm đó, thất bại mà người Đức không thể che giấu", nhà sử học người Nga Konstantin Zalesskiy bình luận.
Đem đến hy vọng cho thế giới
Theo RT, đối với những người từng trải qua Thế chiến 2, sống trong thời khắc đứng giữa sự sống và cái chết, Stalingrad rõ ràng đem đến ý nghĩa biểu tượng sâu rộng.
Quân Đức cho đến khi đó vẫn được coi là lực lượng bất khả chiến bại. Sức hủy diệt khủng khiếp mà phát xít Đức gieo rắc đột nhiên biến mất, khiến cho cục diện Thế chiến 2 rẽ sang một hướng khác.
Hitler đứng trên bờ vực
Lãnh đạo Liên Xô đề ra chiến thuật tác chiến ở Stalingrad.
"Vấn đề nằm ở chỗ Hitler đã đầu tư quá nhiều công sức vào việc xây dựng hình ảnh. Việc chiếm thành phố Stalingrad là biểu tượng của sự kiêu hãnh đối với trùm phát xít", nhà sử học Anthony Beevor nói.
Càng dấn thân vào trận đánh Stalingrad, Hitler càng đưa ra những quyết định sai lầm, cả về chính vị và quân sự. Tất cả chỉ nhằm phục vụ niềm tin cá nhân và viễn cảnh màu hồng không có thực.
Thay vì chấp nhận thiệt hại và rút quân, Hitler muốn đặt cược toàn bộ vào Stalingrad. Kết quả là trùm phát xít đã mất hầu hết các sư đoàn thiết giáp tinh nhuệ.
Lúc Hitler nhận ra mình thất bại có lẽ là thời điểm trùm phát xít nghĩ đến viễn cảnh tồi tệ nhất. Hai năm sau trận Stalingrad, Hitler lẩn trốn dưới hầm trú ẩn, bị trầm cảm nặng và không thể hùng hồn phát biểu trước quốc gia như trước.
Đặt thời gian kết thúcThế chiến 2
Hitler xem duyệt binh ở Ba Lan năm 1939.
Một số nhà sử học cho rằng, thời điểm tháng 12.1941, khi Hitler bị chặn đứng ở Moscow và Mỹ nhảy vào cuộc chiến sau trận Trân Châu Cảng, là lúc quyết định kết cục Thế chiến 2.
Nhưng theo RT, trận thảm bại ở Stalingrad mới thực sự làm đổi chiều cuộc chiến. Phát xít Đức không còn thắng được một trận nào ở mặt trận phía đông và thậm chí không thể tạo ra một chiến dịch quân sự nào thành công.
Có thể nói, chiến thắng của Liên Xô ở Stalingrad không chỉ cứu hàng triệu sinh mạng người Nga, mà còn hàng triệu người khác trên thế giới, bằng cách rút ngắn cuộc chiến, RT bình luận.
Theo Danviet
Những trận chiến trên bộ đẫm máu nhất thế kỷ 20 Hàng loạt trận chiến khốc liệt diễn ra trên bộ trong thế kỷ 20 với sức tàn phá nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Lính Đức mở cuộc tấn công trong trận Verdun. Ảnh: Wikipedia. Thế kỷ 20 chứng kiến nhiều trận đánh ác liệt được coi là ác mộng không bao giờ dứt với những người lính bộ binh trực...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phép thử thực chiến của dàn vũ khí trong cuộc "đọ sức" Ấn Độ - Pakistan

Tân Giáo hoàng Leo XIV viếng mộ người tiền nhiệm

Ông Trump: Đàm phán thuế quan Mỹ - Trung đạt tiến triển lớn

Ông Putin đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào tuần tới

Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn

Nga lên tiếng về đề xuất ngừng bắn 30 ngày của Ukraine

Ukraine nêu lý do từ chối đề xuất lập vùng phi quân sự 30km với Nga

Vì sao Ukraine đưa binh sĩ và hàng loạt vũ khí xuống lòng đất?

Thư ký báo chí Nhà Trắng vừa làm việc vừa cho con bú sữa bình

Không chiến nảy lửa, 5 tiêm kích Ấn Độ bị Pakistan bắn hạ ngay khi cất cánh

Nga sẽ tạm đình chiến nếu phương Tây ngừng cấp vũ khí cho Ukraine

Xung đột leo thang, Pakistan họp khẩn cơ quan chỉ huy hạt nhân
Có thể bạn quan tâm

Hậu quả đắng sau cơn nghiện nước ngọt
Sức khỏe
18:30:12 11/05/2025
Toyota Land Cruiser FJ: Mẫu xe mini đáng mong đợi, dự kiến ra mắt cuối năm 2025
Ôtô
18:12:54 11/05/2025
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu
Góc tâm tình
17:49:24 11/05/2025
Con trai sắm 20 bộ tóc giả 70 bộ đồ phụ nữ, mẹ nổi tiếng khắp chợ
Netizen
17:39:46 11/05/2025
Người đàn ông tử vong bất thường trước tiệm rửa xe ở Bình Dương
Pháp luật
16:20:00 11/05/2025
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh
Tin nổi bật
16:19:47 11/05/2025
BABYMONSTER báo tin sốc trước concert VN, fan hụt hẫng muốn pass vé, đáng lo
Sao châu á
16:04:31 11/05/2025
Concert "tốt nghiệp": HIEUTHUHAI nức nở, RHYDER bị chèn ép, Quang Hùng mới sốc
Tv show
16:03:00 11/05/2025
Tuấn Hưng hát cùng vợ và 3 con, Tự Long tấu hài "lấn át" đàn em
Nhạc việt
15:49:07 11/05/2025
Thunderbolts* sẽ không hay nếu Yelena không phải là nhân vật xuất sắc
Hậu trường phim
15:39:14 11/05/2025