Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa

Trong lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra, có thể thấy rõ luận điệu của Trung Quốc đối với chủ quyền Hoàng Sa mâu thuẫn với các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của ông Đặng Tiểu Bình.

Lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền Hoàng Sa - Hình 1

Dưới đây là lập trường chính thức của Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra. Dân Trí xin được giới thiệu:

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bác bỏ toàn bộ, cả trên thực tế cũng như pháp lý, yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là “Tây Sa”) nêu trong các văn bản kèm theo các thư ngày 22 tháng 5 năm 2014 và ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Đại biện Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc lần lượt trong các văn bản A/68/887 và A/68/907. Việt Nam khẳng định rằng các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý và lịch sử.

Các tư liệu lịch sử không thống nhất với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa

Trong các trao đổi thời gian gần đây, Trung Quốc đã dẫn chiếu đến một số tư liệu như là bằng chứng lịch sử nhằm chứng minh cho cái gọi là “chủ quyền” của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, các “tư liệu” này của Trung Quốc không có nguồn gốc rõ ràng, không chính xác và được Trung Quốc diễn giải một cách tùy tiện. Các tài liệu mà Trung Quốc dẫn chiếu tới không chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa khi quần đảo còn là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, các ghi chép lịch sử cho thấy Trung Quốc hiểu rằng chủ quyền của họ chưa bao giờ bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa.

Ví dụ như vào thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 19 khi hai tàu Bellona và Umeji Maru bị đắm ở Hoàng Sa và bị ngư dân Trung Quốc cướp tài sản, nhà cầm quyền Trung Quốc tại Quảng Đông đã lập luận rằng quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ bị bỏ rơi, không thuộc về Trung Quốc. Về hành chính, các đảo này không thuộc bất kỳ châu nào của Hải Nam, Trung Quốc và không có cơ quan nào của Trung Quốc có trách nhiệm quản lý quần đảo này. Vì những lý do đó, phía Trung Quốc đã tuyên bố không chịu trách nhiệm về vụ ngư dân cướp tài sản.

Trong khi đó, Việt Nam đã cung cấp công khai các tài liệu lịch sử xác thực cho thấy Việt Nam đã thiết lập chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa từ khi quần đảo là lãnh thổ vô chủ. Ít nhất từ thế kỷ 17, các triều đại nhà Nguyễn của Việt Nam đã tổ chức các hoạt động khai thác sản vật trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, tổ chức đo đạc hải trình và bảo đảm an toàn cho các tàu thuyền của quốc gia khác qua lại tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Các hoạt động này đều đã được ghi nhận trong các văn bản chính thức do các triều đình Việt Nam ban hành là các châu bản hiện đang được lưu giữ tại Việt Nam.

Sau khi Pháp và Việt Nam ký Hiệp định bảo hộ ngày 15 tháng 3 năm 1874 và ngày 06 tháng 6 năm 1884, Pháp đã thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa và tuyên bố phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc. Pháp đã tiến hành nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa như xây dựng và vận hành đèn biển và trạm khí tượng, thiết lập các đại lý hành chính thuộc tỉnh Thừa Thiên (An Nam), cấp giấy khai sinh cho công dân Việt Nam sinh ra tại quần đảo này. Việc Đô đốc Quảng Đông (Trung Quốc) Lý Chuẩn năm 1909 tiến hành hành động thám hiểm và thăm dò Hoàng Sa là hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa mà Việt Nam đã thiết lập vững chắc và được chính quyền bảo hộ Pháp thay mặt Việt Nam tiếp tục thực thi hữu hiệu. Pháp đã thay mặt Việt Nam phản đối các hành động xâm phạm của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và nêu rõ chủ quyền của Hoàng Sa đã được xác lập bởi Việt Nam. Trước yêu sách của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Pháp đã từng đề nghị Trung Quốc giải quyết vấn đề bằng Trọng tài quốc tế (Công hàm của Pháp gửi Trung Quốc ngày 18 tháng 02 năm 1937), nhưng Trung Quốc đã từ chối.

Năm 1946, chính quyền Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch lợi dụng bối cảnh Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc đã xâm nhập trái phép đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Năm 1947, Pháp đã ra tuyên bố phản đối sự xâm nhập này, yêu cầu hai bên tiến hành đàm phán và giải quyết tại cơ quan tài phán quốc tế nhưng chính quyền Trung Hoa Dân quốc lại một lần nữa từ chối. Chính quyền Tưởng Giới Thạch sau đó đã rút khỏi đảo Phú Lâm.

Các Hội nghị quốc tế không giao quần đảo Hoàng Sa cho Trung Quốc

Trước và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã nhiều lần được đưa ra các hội nghị quốc tế xem xét. Từ ngày 22-26 tháng 11 năm 1943, Hội nghị Cairo với sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng Giới Thạch đã ra Tuyên bố Cairo (Cairo Communiqué), đưa ra mục tiêu loại bỏ Nhật Bản ra khỏi tất cả các quần đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật Bản đã chiếm đóng từ Chiến tranh Thế giới thứ I năm 1914 và tất cả các lãnh thổ Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc như Mãn Châu, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho Trung Hoa Dân quốc. Tưởng Giới Thạch, đại diện cho Trung Quốc có mặt tại Hội nghị không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Video đang HOT

Hội nghị Potsdam diễn ra từ ngày 17 tháng 7 đến ngày 02 tháng 8 năm 1945 với sự tham gia của Lãnh đạo ba nước Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đã ra Tuyên ngôn Potsdam tái khẳng định những nội dung của Tuyên bố Cairo. Đại diện của Trung Quốc, Tưởng Giới Thạch có mặt tại Hội nghị cũng không hề nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hội nghị hòa bình San Francisco từ ngày 04 đến 08 tháng 9 năm 1951 có 51 nước tham dự; Việt Nam tham gia Hội nghị với tư cách là thành viên của Liên hiệp Pháp. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị trên cương vị Trưởng phái đoàn Việt Nam. Hội nghị San Francisco đã giải quyết vấn đề quy thuộc một số vùng lãnh thổ ở châu Á – Thái Bình Dương. Tại Hội nghị này, Trưởng đoàn Liên Xô Andrei A. Gromyko đã thay mặt Trung Quốc đưa ra đề nghị gồm 13 khoản, trong đó có khoản liên quan đến việc Nhật Bản công nhận chủ quyền của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với một số đảo ở Biển Đông, kể cả quần đảo Hoàng Sa. Với 46 phiếu chống, 3 phiếu ủng hộ và 2 phiếu trắng, Hội nghị đã bác bỏ đề nghị này của Phái đoàn Liên Xô.

Ngay sau đó, ngày 07 tháng 9 năm 1951, phát biểu tại Hội nghị, Trưởng phái đoàn Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu đã tái khẳng định chủ quyền lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Cả 51 quốc gia đều không phản đối Tuyên bố xác nhận chủ quyền đó của Phái đoàn Việt Nam.

Hội nghị Geneva năm 1954 về việc khôi phục hòa bình ở Đông Dương khẳng định các bên tham gia tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do các lực lượng của Pháp và Quốc gia Việt Nam quản lý. Trung Quốc là một trong những nước tham gia Hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Geneva 1954 biết rất rõ điều này và Trung Quốc phải tôn trọng các văn kiện quốc tế của Hội nghị đó.

Điều 1 Hiệp định Paris năm 1973 nói rõ tất cả các nước tôn trọng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Lúc này hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang do Việt Nam Cộng hòa quản lý, và là một bộ phận lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam.

Tháng 01 năm 1974, Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngay lúc đó, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều đã ra tuyên bố bày tỏ quan điểm và phản đối hành động của Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp về hành động sử dụng vũ lực của Trung Quốc. Theo luật pháp quốc tế về thụ đắc lãnh thổ, việc sử dụng vũ lực chiếm đóng một vùng lãnh thổ thuộc quốc gia khác không thể tạo ra chủ quyền.

Trung Quốc đã vi phạm nguyên tắc cấm đe dọa và sử dụng vũ lực nên không thể thiết lập được chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa

Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Tám mươi hai (82) “ngư dân” Trung Quốc đã bị bắt. Cả hai hành động xâm chiếm này diễn ra sau khi vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được khẳng định tại các hội nghị quốc tế như trên mà không gặp phải bất kỳ sự phản đối nào. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Từ góc độ luật pháp quốc tế, việc chiếm đóng bằng vũ lực lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là hành vi bất hợp pháp và không thể là cơ sở cho đòi hỏi chủ quyền. Vì vậy, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa vẫn được duy trì và không bị thay thế bởi sự chiếm đóng bằng vũ lực của Trung Quốc.

Bị vong lục ngày 12 tháng 5 năm 1988 của Trung Quốc – một văn bản chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc – cũng khẳng định rõ một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là “xâm lược không thể sinh ra chủ quyền” đối với một vùng lãnh thổ. Không có quốc gia nào trên thế giới công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam chưa bao giờ công nhận chủ quyền của Trung Quốc

Trung Quốc đã cố tình xuyên tạc lịch sử và diễn giải sai lịch sử khi viện dẫn Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 và một số tài liệu, ấn phẩm được xuất bản ở Việt Nam trước năm 1975 để củng cố yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa. Công thư của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng hoàn toàn không nhắc gì đến chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa. Tuyên bố đó liên quan đến các vùng biển, không giải quyết các vấn đề lãnh thổ. Trên thực tế, những kết luận mà Trung Quốc đưa ra hiện nay đang mâu thuẫn với chính các phát biểu của Trung Quốc, trong đó có phát biểu của chính nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình.

Tháng 9 năm 1975, 17 năm sau Công thư nói trên của Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói với nhà lãnh đạo Việt Nam Lê Duẩn tại Bắc Kinh rằng “Trung Quốc có đầy đủ tài liệu chứng minh quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) từ xưa đến nay thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng với nguyên tắc thông qua Hiệp thương hữu nghị để giải quyết bất đồng, sau này hai nước sẽ bàn bạc giải quyết”. Bị vong lục của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 12 tháng 5 năm 1988 đã ghi nhận rõ ràng nội dung phát biểu này của Đặng Tiểu Bình, thể hiện nhận thức của Trung Quốc rằng vấn đề chủ quyền không được dàn xếp có lợi cho phía Trung Quốc qua các phát biểu hay thỏa thuận trước đây. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng sự thật lịch sử đó và nghiêm túc đàm phán với Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

PV

Theo Dantri

Sự xảo quyệt về "đường đứt đoạn"

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) vừa có bài phân tích nguyên do của việc Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?

Sự xảo quyệt về đường đứt đoạn - Hình 1

Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) vừa có bài phân tích nguyên do của việc Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?

Bài phân tích viết: Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Tấm bản đồ mới với một "đường lưỡi bò" gồm 10 đoạn nuốt gần trọn Biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại.

Bằng cách tung ra những tấm bản đồ, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy "phiên bản sự thật" của họ trên thực địa từ đó tạo cơ sở cho các tuyên bố như ADIZ, các hoạt động thăm dò tài nguyên đầy trơ trẽn và các cuộc tuần tra của lực lựơng tuần duyên.

Một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò với những tấm bản đồ chính thức mà Trung Quốc đưa ra tiếp tục nằm ở "đường 9 đoạn", gần đây nhất là "đường 10 đoạn". Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bắc Kinh không "hô biến" những đoạn đứng quãng này thành một đường hải giới liên tục?

Trước hết, đâu là lợi ích của Bắc Kinh khi duy trì đường 9 (10) đoạn thay vì một đường hải giới liên tục? Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy nói tới những tấm bản đồ.

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những tấm bản đồ có vai trò quan trọng. Mỗi quốc gia tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông đều có một tấm bản đồ riêng về khu vực. Đến nay, khu vực mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này vẫn là rộng lớn nhất và được thể hiện bằng 10 đường đứt đoạn dựa trên những tấm bản đồ mà Quốc dân đảng sử dụng vào năm 1947.

Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn này là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát.

The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự xảo quyệt của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và sự xảo quyệt đó liên tục vấp phải sự phản đối trong các cuộc tranh cãi đương đại về chủ quyền trên Biển Đông. Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh thực chất coi lập trường của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển là có thể hòa giải và để ngỏ cho đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông khác.

Trong một cuộc thảo luận kênh 2 (ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, còn ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ) giữa các học giả phương Tây và Trung Quốc vào năm 2009, phía Trung Quốc nói, "nếu các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa rộng lớn rút lại tuyên bố như vậy, thì sẽ có một số khu vực bên trong đường đứt đoạn phù hợp với việc khai thác chung".

Mỹ đã phản đối những tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, cho những những tuyên bố chủ quyền như vậy không có căn cứ bằng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của LHQ về luật biển (UNCLOS). UNCLOS sử dụng các thực thể lãnh thổ và thềm lục địa làm căn cứ để thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước này vào năm 1996.

Đến nay, Trung Quốc chưa hề biến đường 9 (10) đoạn thành một đường liền mạch hay tìm cách thiết lập một ADIZ trên Biển Đông tương tự như đã làm trên biển Hoa Đông bởi lẽ, hai hành động như vậy sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất đi sự mập mờ trong các tuyên bố chủ quyền của mình, mà lại chẳng thu được lợi ích gì. Bằng cách này, Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Nói tóm lại, việc Trung Quốc chọn cách tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông bằng đường đứt đoạn có nguyên nhân sâu xa: Đường 9 (10) đoạn của Trung Quốc không thực sự là một biên giới. Đường này không khẳng định thứ mà Trung Quốc có, mà thay vào đó là thứ mà Trung Quốc "sẽ có" một khi các tranh chấp trên Biển Đông không còn.

The Diplomat kết luận: Đây không phải là một cách tiếp cận "sạch sẽ" trong vấn đề ngoại giao trên Biển Đông, nhưng có lẽ "phương pháp bản đồ" này của Trung Quốc sẽ không sớm có sự thay đổi.

"Sự mơ hồ của đường chín đoạn là rất có vấn đề"

Việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông là "có vấn đề" và những hành động của quốc gia khổng lồ ở châu Á này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Đây là tuyên bố của một quan chức cấp cao của Mỹ với hãng AFP hôm 7/7 ngay trước những cuộc hội đàm cấp cao Trung-Mỹ.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tới Bắc Kinh ngày 7/7 chuẩn bị cho phiên đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ thứ sáu, một sự kiện thường niên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các quan chức đi cùng ông Kerry nói "Sự mơ hồ của đường chín đoạn là rất có vấn đề" và Mỹ "hết sức quan ngại" về "việc các bên tuyên bố chủ quyền sẵn sàng sử dụng các lực lượng quân sự, bán quân sự và tuần duyên trong việc thúc đẩy những tuyên bố của họ".

Quan chức Mỹ này cho rằng việc Trung Quốc sử dụng những đội tàu lớn, phun vòi rồng, đâm vào tàu và bắt ngư dân các nước khác là sự áp đặt bằng vũ lực.

Quan chức cấp cao của Mỹ nhưng giấu tên để có thể trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn nêu rõ: "Căng thẳng gia tăng liên quan rất nhiều tới Mỹ với tư cách là một cường quốc ở Thái Bình Dương, một quốc gia thương mại lớn, có trách nhiệm bảo đảm dài hạn sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Theo Nguyễn Chiến

Chinhphu.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
10:27:57 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
09:31:01 11/05/2025
Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máyNghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy
06:46:02 10/05/2025
Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc giaLăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
10:41:56 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết ngườiTài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
18:22:14 10/05/2025
Một số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiênMột số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiên
18:04:09 10/05/2025
Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ ĐứcSau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ Đức
18:10:39 10/05/2025
Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trờiMưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
12:44:22 10/05/2025

Tin đang nóng

Đậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắngĐậu Kiêu: Thợ gội đầu được kỳ vọng thành Ảnh đế, cưới con vua sòng bài, kết đắng
20:36:49 11/05/2025
Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"Nữ thần showbiz lúc hấp hối còn dặn mãi: "Tôi có chết cũng không muốn gặp hai người này"
20:25:11 11/05/2025
Bắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ emBắt nữ quái bị truy nã đặc biệt về hành vi mua bán trẻ em
19:43:57 11/05/2025
Sự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêuSự cố lúc 2h sáng, chị chồng bỗng làm một việc khiến tôi từ ghét thành yêu
17:49:24 11/05/2025
68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội68 quân nhân duyệt binh từ Nga về Việt Nam trong vòng tay người thân và đồng đội
18:43:06 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nàoChị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
21:37:06 11/05/2025
Thu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý doThu nhập của mẹ chồng 50 triệu/tháng nhưng ngày nằm viện, bà nhắc chúng tôi đóng viện phí, 2 tuần sau, bà mới công bố lý do
20:59:24 11/05/2025
Minimal Phone MP01 chiếc điện thoại 'cai nghiện số' gây sốtMinimal Phone MP01 chiếc điện thoại 'cai nghiện số' gây sốt
19:23:45 11/05/2025

Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

22:02:32 11/05/2025
Ngày 11.5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh vừa cứu thành công một người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 không may rơi xuống giếng sâu 20 m.
Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

21:26:21 11/05/2025
Gần 50 con chó vừa được giải cứu khỏi một căn hộ ở New York (Mỹ). Theo giới chức, những con chó này đã sống cả cuộc đời trong không gian kín không có ánh sáng mặt trời, chưa từng được ra ngoài.
Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

20:53:21 11/05/2025
Mới đây, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), một chủ bè nổi đã bán con cá bò hòm nặng 0,5kg với giá 1,75 triệu đồng cho 2 khách du lịch, khiến dư luận xôn xao.
Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

20:23:31 11/05/2025
Sau trận mưa lớn, nước lũ từ trên cao đổ xuống khu vực thác A Don ở thành phố Huế, cuốn trôi nhiều lán trại du lịch của người dân.
Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

19:39:26 11/05/2025
Chiều 11/5, theo thông tin từ Tổ Cảnh sát giao thông thành phố Vinh, tài xế xe buýt trong clip gây xôn xao trên mạng xã hội đã bị xử phạt hành chính.
Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

18:54:17 11/05/2025
Mưa lớn, dông lốc khiến bà C.X.M. (Lào Cai) tử vong do sạt lở đất, lũ cuốn trôi, ông V.V.P. (Bình Dương) mất tích và một người dân tỉnh Quảng Trị bị thương do sét đánh.
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

16:19:47 11/05/2025
Khoảng 4 giờ 30 sáng 11-5, đoạn đường dẫn phía chân cầu Hòa Bình (thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún.
Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

16:19:43 11/05/2025
Một kẻ bịt kín mặt đã cầm vật sắt nhọn có chứa điện tấn công tới tấp 2 người dân Phú Quốc (Kiên Giang) gây hoang mang dư luận.
Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

11:07:22 11/05/2025
Tài xế xe buýt tại thành phố Vinh (Nghệ An) bị ghi lại cảnh mở cửa đập vào người đi xe máy rồi buông lời đe dọa giữa ngã tư đông người, khiến dư luận bức xúc.
Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

10:40:51 11/05/2025
Một ô tô và 2 xe máy đang di chuyển trên đường dẫn lên cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh) bất ngờ nền đường sụt lún, cả ba phương tiện rơi xuống hố sâu khoảng 3m.
Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

09:04:24 11/05/2025
Trong khi đi chăn bò, một người dân ở Bình Định tá hỏa phát hiện thi thể trong giai đoạn phân hủy ở tư thế treo cổ tại một khu đất bỏ hoang.
Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

06:46:09 11/05/2025
Dựa trên những tình tiết ban đầu vụ tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội, luật sư nhận định người gây tai nạn có thể đứng trước khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo

Nhạc việt

22:29:41 11/05/2025
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung bác bỏ tin đồn đánh bản quyền VTV, khẳng định không tự đá ca khúc của mình khỏi Top 1 Trending YouTube.
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18

Nhạc quốc tế

22:23:36 11/05/2025
Ngày 8/5 vừa qua, i-dle đã thả xích MV mở đường Girlfriend, khởi động cho EP thứ 8 xuyên suốt 7 năm trong showbiz Hàn.
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế

Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế

Góc tâm tình

21:59:42 11/05/2025
Nghe nói con bé nhà bên ấy đi với đại gia đấy! Còn trẻ mà đã có xe hơi đàng hoàng, không phải tiền bồ bịch thì là gì? . Tôi vẫn nhớ như in cái ngày con gái tôi đánh về chiếc xe ô tô màu trắng nhỏ xinh
Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!

Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!

Sao việt

21:51:28 11/05/2025
Sau khi giành chiến thắng Miss International Queen Vietnam, thông tin về Tâm Như trở thành tâm điểm quan tâm trên MXH.
Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Nguyên phó chủ tịch xã lừa "chạy" viên chức rồi chiếm đoạt tiền

Pháp luật

21:49:54 11/05/2025
Trong quá trình giữ chức phó chủ tịch một xã tại Đắk Lắk, Hòa đã nhận chạy suất vào viên chức với giá 250 triệu đồng của người dân rồi chiếm đoạt để tiêu xài cá nhân.
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin

Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin

Thế giới

21:49:44 11/05/2025
Ukraine muốn Nga chấp thuận lệnh ngừng bắn toàn diện và lâu dài sau khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất đàm phán trực tiếp.
Tạm biệt chuỗi drama "căng cực", Thanh Hằng trở về với Vietnam's Next Top Model, chốt hạ bộ 4 quyền lực!

Tạm biệt chuỗi drama "căng cực", Thanh Hằng trở về với Vietnam's Next Top Model, chốt hạ bộ 4 quyền lực!

Tv show

21:49:04 11/05/2025
Ban tổ chức Vietnam s Next Top Model 2025 vừa chính thức công bố các gương mặt giám khảo sẽ đồng hành xuyên suốt trong mùa mới của chương trình.
Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ

Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ

Netizen

21:47:12 11/05/2025
Để tập trung quyền lực tối cao trong tay, các hoàng đế nhà Minh thiết lập thêm một loạt tổ chức mật thám như Cẩm Y vệ, Đông xưởng, Tây xưởng và Nội Hành xưởng. Tổ chức ra đời sau lại có quyền lực lớn hơn và ác hơn tổ chức ra đời trước.
36 giây "bóc trần" nữ thần nhan sắc Irene (Red Velvet) hẹn hò mỹ nam bằng tuổi?

36 giây "bóc trần" nữ thần nhan sắc Irene (Red Velvet) hẹn hò mỹ nam bằng tuổi?

Sao châu á

21:46:58 11/05/2025
Irene và Minho đều sinh năm 1991 và đều là những gương mặt nam thần - nữ thần đình đám nhất nhì SM Entertainment cũng như Kpop.
Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'

Nhà Becks 'mỗi người mỗi ngả'

Sao thể thao

20:36:43 11/05/2025
Trong khi tin đồn mâu thuẫn nội bộ gia đình đang lan rộng, Romeo Beckham và Victoria mới đây đều có những động thái mới.