Lấy phải vợ hiếu thắng
Tôi và Thái là hai thằng bạn thân nhau từ thuở mặc quần rách mông. Những ngày gần đây, Thái chán chường thường hay gọi tôi ra làm vài ly bia vỉa vè tâm sự về người vợ hiếu thắng của mình.
Cứ tưởng lấy một người vợ tháo vát , giỏi giang , sinh đủ nếp đủ tẻ là hôn nhân của Thái đã mỹ mãn chứ chẳng như tôi tối ngày lo trả nợ tiền nhà, mua xe. Ấy thế mà không, Thái đột nhiên thốt lên “tao chỉ ước được như mày, nghèo một tí nhưng vợ chồng hiểu nhau, thương nhau”.
Với nét mặt thất vọng khi nhắc đến vợ, Thái tâm sự: “Bích Hà đúng là giỏi trong mọi lĩnh vực, ở công ty cô ấy luôn là người xuất sắc, về nhà là người vợ đảm, rồi đối nội, đối ngoại cô ấy cũng rất được lòng mọi người. Nhưng có lẽ cô ấy quá tự tin vào bản thân mình, cô ấy quát tháo nhân viên quen miệng , về nhà mắng chồng như mắng con”.
Đau đầu vì vợ quá hiếu thắng (ảnh minh họa)
Thái kể, cô ấy cố chấp, cãi gì là cái bằng được, không nể nang chồng. Có hôm Thái bàn với vợ về việc kinh doanh thêm hàng ăn uống, cô ấy bảo chồng lên bản kế hoạch rồi đưa cô ấy xem.
Ai ngờ xem xong, cô ấy nói như dội gáo nước lạnh vào mặt chồng “Bản kế hoạch này mà anh đòi kinh doanh á? Không quá 3 tháng anh phá sản ra đứng đường thì đừng có kéo mẹ con em chìm cùng”. Nói xong cô ấy vứt bản kế hoạch xuống bàn và đi vào phòng ngủ mà chẳng bận tâm đến suy nghĩ của chồng.
Video đang HOT
Có lần, vợ chồng Thái bàn chuyện chọn trường công chất lượng cao hay cho con học trường tư. Bích Hà nhất định đòi cho con học trường tư để chăm sóc tốt nhất và khi Thái không đồng ý thì cô chẳng ngần ngại ném nhẫn cưới về phía chồng, hùng hổ viết đơn ly hôn, đuổi chồng ra khỏi nhà. Dù rất cáu nhưng nghĩ đến con, Thái vẫn nhịn để sau tìm lúc nào vui vẻ anh sẽ góp ý lại với vợ. Tuy nhiên, tính tình Bích Hà là thế, Thái góp ý xong đâu vẫn vào đấy, chẳng thay đổi được gì.
Trong nhà, những câu đại loại như “anh phải làm như thế này”, “phải làm thế kia”, “anh không biết thì nên im lặng” v.v… luôn là câu cửa miệng của cô ấy dành cho chồng. Hơi có gì không vừa ý là cô ấy nhăn nhó, lớn tiếng với chồng. Thế nhưng khi cô ấy làm gì sai thì không tự nhận lỗi bao giờ, nếu có bất đắc dĩ thì cũng bao biện lý do “thế này, thế kia”.
Thái buồn bã kể về chuyện tháng trước nhờ bà nội lên chăm cháu giúp. Chẳng là mẹ Thái xuất thân nông dân nên tính tình thẳng thắn, bộc trực. Bà nuôi mấy anh em Thái ăn học bằng những ruộng lúa trĩu bông, bằng con cua, con cá hàng ngày bà đi bắt ngoài đồng nên không biết về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, kiểu Tàu, kiểu Tây cho trẻ con hiện đại.
Thấy bà lóng ngóng, vụng về trong cách chăm cháu, Bích Hà liên tục chê bôi và nói thẳng “mẹ quê mùa” trước mặt làm bà tủi thân đến phát khóc.
Nóng giận, không thể chịu nổi tính hiếu thắng, luôn coi mình là giỏi của vợ, Thái dẫn đứa con lớn 5 tuổi đi thuê nhà riêng và nhờ mẹ chăm sóc.
Suốt quãng thời gian ly thân, Thái đã vài lần tìm cách nói chuyện với vợ mong hàn gắn nhưng đều thất bại. Bích Hà cho rằng bản thân không có lỗi gì cả và buông lời thách thức “có không giữ, mất đừng tìm”.
Biết vợ khó thay đổi nên Thái đang nghĩ đến chuyện ly hôn vì không thể cả đời sống bên một người vợ hiếu thắng thế được.
Bố mẹ ơi, đừng ủ con!
Người mẹ ấy tháo vát, mạnh mẽ và giỏi giang nên con cái đụng đến việc gì trong nhà cũng sợ con làm hư việc. Thế là gần như tất tần tật, người mẹ quán xuyến và bao trọn gói. Em gái đó không biết nấu ăn, làm việc nhà cũng kém, đi xe máy cũng không được...
Nhân một dịp tình cờ, một người bà con giới thiệu cô cháu gái hai mươi mấy tuổi để tôi tìm việc giúp. Mợ ấy dè dặt bảo tôi là em gái kia đang ở quê, vừa tốt nghiệp trung cấp kế toán nhưng chưa đi làm. Im lặng một chút, Mợ e dè: "Nó nhát, nó cũng xấu. Nó không tính lấy chồng". Nghe thoáng qua đã cho tôi nhiều xót xa, tôi bảo: "Dạ thôi mợ cứ bảo em lên đây gặp con, có gì con hướng dẫn em thêm".
Phụ nữ luôn được xã hội xếp vào nhóm người yếu thế, làm cho tôi muốn hỗ trợ em ngay lập tức. Ngay chiều hôm sau, mợ qua gõ cửa, báo là cháu gái đã lên và chờ tôi thu xếp việc. Vội bước sang nhà mợ, đập vào mắt tôi là một em nhỏ người, ốm o và khép nép. Môi em lại khá dày, khuôn mặt hơi tối và nhợt nhạt. Cậu nhìn tôi rồi hỏi: "Con thấy nó sao?".
Tôi thấu hiểu cảm giác một số phụ nữ không đẹp, không bắt mắt nhận phần thiệt thòi hơn nhiều người. Họ luôn chờ được người ta lựa chọn chứ ít có cơ hội chủ động lựa chọn người khác thì nói gì đến việc dám cạnh tranh với cuộc đời. Hỏi thăm qua loa, tôi hẹn sáng đưa em ấy đi phỏng vấn xin việc.
Cha mẹ không nên nuông chiều con thái quá. Ảnh minh họa
Chúng tôi ngồi với người phỏng vấn là bạn của tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế sẽ đón nhận em, hướng dẫn và kèm cặp để giúp đỡ con đường sắp tới của em. Vậy mà, em làm chúng tôi bất ngờ đến não nề. Em tầm hai mươi bốn tuổi, tốt nghiệp phổ thông xong, thi rớt đại học thì ở nhà thai năm. Hai năm ấy em chỉ đi làm gần nhà hoặc loanh quanh phụ việc với mẹ. Ba mẹ em không sống chung và cũng không ly hôn nhưng một tay mẹ em lo kinh tế cho cả nhà bằng việc nuôi dê và trồng trọt.
Người mẹ ấy tháo vát, mạnh mẽ và giỏi giang nên con cái đụng đến việc gì trong nhà cũng sợ con làm hư việc. Thế là gần như tất tần tật, người mẹ quán xuyến và bao trọn gói. Em gái đó không biết nấu ăn, làm việc nhà cũng kém, đi xe máy cũng không được, lên Sài Gòn phụ quán nước vài tháng là bị chủ trả về và được mẹ em chốt là không cần đi làm, ở nhà với mẹ.
Tôi biết có một đại đa số ba mẹ vừa lo lắng con cái vất vả, vừa lại thấy "ngứa mắt" khi con làm việc được giao chậm chạp, không đến đâu. Thế là, họ gạt con cái sang một bên, ào vào làm thay con.
Tâm lý ông bà ta xưa nay "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi" có vẻ như lạc hậu với nhóm ba mẹ thích "ủ" con cái kiểu này. Con gái chiên cá bị khét, "thôi mày đừng làm nữa!" hay kêu con trai quét nhà mà nó chưa kịp làm là ba mẹ đã dọn dẹp xong.
Hệ lụy cho sự yêu thương đặt sai chỗ này là sản sinh ra một thế hệ những đứa con "làm gì cũng sợ sai, làm gì cũng không dám" vì ba giỏi giang quá, mẹ đảm đang thiệt là đảm đang. Bọn trẻ hoặc nhút nhát, kém tự tin hoặc lười biếng và ỷ lại. Có ba mẹ lo hết rồi hay "ở nhà ba mẹ nuôi!" thì cần gì phải nỗ lực, cần gì phải bước ra bon chen với cuộc đời.
Quay trở lại với cô em gái đi xin việc. Chúng tôi báo với em là sẽ không nhận em vào làm việc, không phải vì ngoại hình hay vì em chưa có kinh nghiệm. Tôi dành một khoảng thời gian ngồi riêng và thẳng thắn nói hết mọi thứ với em.
Tôi bảo: "Anh chị không nhận em vì chính bản thân em không cố gắng. Anh chị hiểu rằng vì em không được mẹ cho làm việc này việc kia nên em mất tự tin, em làm gì cũng sợ mẹ mắng. Tuy nhiên, đừng đổ lỗi cho bất kỳ ai khi em không nỗ lực cho bản thân em. Anh chị không muốn nhận em vào lúc này vì chẳng khác nào sẽ trở thành người mẹ thứ hai tiếp tục bao bọc cho em. Rồi đời em đến đâu?".
"Nghề làm ba mẹ" chưa bao giờ trở nên khó khăn hơn lúc này khi cuộc sống hiện đại hơn, điều kiện sống đủ đầy hơn, gia đình ít con hơn nhưng đòi hỏi ba mẹ phải quan sát và thấu hiểu con cái nhiều hơn. Ba mẹ cần học cách không xem con cái mãi là những đứa trẻ bé bỏng để tháo gỡ bớt các lớp khăn bông đang "ủ" xung quanh con mình.
Khi bọn trẻ được ủ lâu trong nhiều lớp khăn ấm áp sẽ mất dần đi "sức đề kháng" với những cuộc sống xung quanh, yếu đuối và mong manh hơn, lại càng bắt buộc bố mẹ bao bọc nhiều hơn. Cái vòng yêu thương luẩn quẩn ấy như sợi dây trói buộc cuộc đời của bọn trẻ.
Yêu thương như vậy, chỉ khổ cho đời con!
Đã hơn 40 tuổi nhưng vẫn một mình cô đơn lẻ bóng Đã là gái ế, lại buồn vì anh trai vô tâm với gia đình và chính người mẹ đẻ của mình nên cô cảm thấy bế tắc và nghĩ đến cái chết. Tôi năm nay đã ngoài 40 tuổi, ở cái tuổi của tôi nếu may mắn thì đã hạnh phúc đủ đầy, có chồng, có con trưởng thành. Vậy mà với tôi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỗi tháng chỉ góp 2 triệu đồng, mẹ chồng tôi vẫn đòi hỏi như bà hoàng

Mẹ chồng gặp con dâu gội đầu ở quán, bà nói một câu khiến tôi ôm con về ngoại ngay trong đêm

Mẹ chồng tôi đam mê xem bói đến mức về nhà bắt cháu nội không được ăn thịt

Bố mẹ chia tài sản bất công khiến tôi giận, tìm cách trả đũa chị gái, kết quả khiến cả nhà mất ăn mất ngủ

Khi tôi đang bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà, mẹ chồng ra trước tòa nói một câu khiến ai nấy kinh ngạc

Mở quán trà sữa kinh doanh, ngày nào cũng có đơn cả chục ly, tôi tò mò đi giao vừa thấy người đặt thì lập tức bỏ về

Em họ chồng tương lai từ quê lên ở nhờ nửa tháng, để rồi tôi choáng váng phát hiện một sự thật bất ngờ

Bạn thân vừa sinh con, tôi hào phóng gửi tặng 10 triệu rồi 'hóa đá' trước tin trả lời sốc của cô ấy

Quen bạn trai qua ứng dụng hẹn hò, tôi choáng váng khi lần đầu anh đưa đi ăn lại đưa ra lời đề nghị cực sốc

Bỏ vợ chạy theo nhân tình, tôi về thăm nhà bất chợt thì chết lặng trước hành động của anh hàng xóm với vợ mình

Thấy vợ cũ hối hả xách đồ ăn vào viện, tôi lặng lẽ tìm hiểu thì đau lòng với cảnh tượng diễn ra trước mắt

Cô dâu trốn chạy trong đêm tân hôn sau lời đề nghị của bố chồng
Có thể bạn quan tâm

Điều tra đối tượng phá hoại ngai vàng trong Đại Nội Huế
Tin nổi bật
10:28:15 25/05/2025
Hoa hậu Ý Nhi trượt top 8 Top Model, mất cơ hội vào thẳng top 40
Sao việt
10:21:18 25/05/2025
Bóc gỡ liên minh trộm cắp và tiêu thụ điện thoại gian liên tỉnh
Pháp luật
10:21:16 25/05/2025
Phim của Thư Kỳ thắng giải tại LHP Cannes 2025
Hậu trường phim
10:18:31 25/05/2025
Rộ tin Isuzu mu-X 2025 chuẩn bị ra mắt thị trường Việt Nam
Ôtô
10:15:06 25/05/2025
5 chiếc váy linen không thể thiếu trong mùa hè
Thời trang
09:41:43 25/05/2025
Nữ diễn viên được 1 đạo diễn đình đám khen nức nở: "Chỉ cần cao thêm 10cm, cả showbiz là của cô ấy!"
Sao châu á
09:23:30 25/05/2025
Uống nước đun sôi có tốt không, để được trong bao lâu?
Sức khỏe
09:20:32 25/05/2025
'Heritech Malaysia' - Khi di sản giao thoa công nghệ tại Hội nghị cấp cao ASEAN-46
Thế giới
08:42:08 25/05/2025
Ghé thăm công viên quốc gia Gyeryongsan
Du lịch
08:39:34 25/05/2025