Lệ làng thời nay – Bài 2: Bát nhang và rào cản tình yêu
Giữa trung tâm thành phố Nam Định, ít ai biết rằng vẫn còn có 2 ngôi làng trai gái không được phép lấy nhau vì “lệ làng” truyền kiếp từ hàng ngàn năm trước để lại.
Truyền thuyết bát hương chị – em
Làng Thượng Lỗi, Tức Mặc xưa (thuộc phường Lộc Vượng, TP.Nam Định), nay đã lên phố thị. Nhà tầng mọc lên san sát, phố xá bán buôn sầm uất cả ngày.
Nhưng câu chuyện truyền kiếp về bát hương chị – em cùng mối kết nghĩa giao hảo giữa hai làng vẫn không đổi theo thời gian. Trong cuốn ngọc phả lưu giữ ở đình làng Tức Mặc vẫn còn ghi lại rõ ràng về mối kết nghĩa chị – em của hai làng từ ngàn năm về trước.
Tương truyền kể rằng, câu chuyện bắt nguồn từ lịch sử của làng Thượng Lỗi (nay thuộc phường Lộc Vượng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định), vốn là quê hương của bà Phạm Thị Côn Nương, một tướng thủy quân phù tá đánh giặc cho bà Trưng Trắc – Trưng Nhị.
Cụ Trần Khắc Kê (80 tuổi, ở Tức Mặc, phường Lộc Vượng) – thủ từ đình Tức Mặc lần giở cuốn ngọc phả về truyền thuyết 2 làng – Ảnh: Nguyễn Tuấn
Năm Quý Mão 43, trong trận chiến với tướng Trung Quốc là Mã Viện, Hai Bà Trưng thua trận, quyết không cho giặc bắt, bà Côn Nương đã tự vẫn ở dòng Hát giang để giữ khí tiết. Để tưởng nhớ tới lòng quả cảm của vị tướng này, người dân đã lập đền thờ tại làng Thượng Lỗi.
Tới năm 1138, có một viên quan tên hiệu là Lý Triều Công đi đánh giặc đóng quân ở gần làng Thượng Lỗi vào thắp hương khấn vái đền thờ bà Côn Nương để cầu chiến thắng trong trận đánh sắp tới.
Thắng trận trở về, để tỏ lòng biết ơn, Lý Triều Công đã quay về dâng hương ở đền thờ Côn Nương một lần nữa.
Cụ Trần Khắc Kê (80 tuổi, ở Tức Mặc, phường Lộc Vượng) – thủ từ đình Tức Mặc kể lại, sau khi tướng Lý Triều Công mất, dân làng Thượng Lỗi cũng lập bát hương thờ.
Mặc dù hai vị tướng cách nhau cả ngàn năm, nhưng người dân lập chung đền thờ, mỗi người một bát hương coi 2 vị tướng như “hai chị em”. Về sau, dân làng Tức Mặc xin làng Thượng Lỗi một bát hương về thờ, do nhầm lẫn nên đã lấy phải bát hương chị. Từ đó, hai ngôi làng kết nghĩa giao hảo “chị – em”. Tức Mặc là dân chị còn Thượng Lỗi là dân em.
Con đường dẫn vào làng Tức Mặc – Ảnh: Nguyễn Tuấn
Theo tập tục, cứ ba năm một lần vào ngày 24.11 trong những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu, dân làng hai bên lại tưng bừng mở lễ rước giao hảo từ truyền thuyết năm xưa. Các cụ cao niên hai làng ngồi quây quần trong sân đình gợi nhắc mối kết nghĩa thân tình chị em hai làng để khắc sâu, ghi nhớ và răn đe con trẻ sau này.
Khởi nguồn từ mối kết nghĩa giao hảo ấy nên từ ngàn đời nay, trai gái 2 làng không được phép kết duyên với nhau vì là chị em trong cùng một nhà.
Những câu chuyện buồn
Video đang HOT
Bao đời nay, người dân ở 2 làng vẫn lưu truyền rằng, nếu ai đi ngược lại tập tục sẽ phải gánh chịu những bất hạnh hôn nhân, thậm chí vợ chồng âm – dương cách trở. Người dân nơi đây, từ già đến trẻ vẫn rỉ tai nhau câu chuyện buồn từ hàng trăm năm về trước để minh chứng cho lời nguyền năm xưa.
Tương truyền, trước kia, có một đôi trai gái bất chấp ngăn cấm của dòng họ đôi bên, cố tình lấy nhau nhưng rồi không sinh được con cái, cuối cùng cả hai bỏ nhau, đi mất tích không về. Hoặc nhiều cặp đôi khác ở 2 làng lấy nhau nhưng có cùng chung kết cục bi thảm, một trong hai người đoản mệnh chết sớm.
Những câu chuyện buồn như thế cứ lưu truyền từ đời này sang đời khác nhưng hỏi về thời gian, con người cụ thể thì không ai nắm được. Trai gái lớn lên sợ lời nguyền nên chẳng dám yêu nhau. Dù có yêu nhau cũng lập tức bị dòng họ ngăn cấm, phản đối quyết liệt.
Theo cụ Kê, hàng trăm năm nay ở hai làng không có một đôi trai gái nào đến được với nhau. Cụ Kê dẫn chứng hùng hồn, ngay cả với con cái cũng răn đe từ nhỏ, cấm không cho yêu người làng Thượng Lỗi bởi “người thiên hạ đâu có thiếu gì”.
Truyền thuyết bát hương chị – em cách nhau ngàn năm tuổi và lời nguyền năm xưa đã trở thành rào cản tình yêu của nhiều đôi nam nữ ở 2 làng Tức Mặc, Thượng Lỗi.
Câu chuyện của hai làng như vậy là đúng, chắc chắn phải giữ nguyên nguồn gốc, đạo lý và phong tục chứ
Phó chủ tịch UBND phường Lộc Vượng Trần Quốc Toản
Câu chuyện vừa xảy ra 3 năm về trước khi con gái ông Đ. (người làng Tức Mặc) nảy nở tình yêu với một thanh niên làng Thượng Lỗi. Cả hai cùng đồng lòng mong muốn được kết duyên vợ chồng.
Thế nhưng, vừa ngỏ ý dạm hỏi, gia đình, dòng họ đã lập tức ngăn cấm. Không thể vượt qua rào cản quá lớn, cuối cùng mối tình đẹp của cặp trai gái 2 làng đã tan vỡ.
Tức Mặc, Thượng Lỗi giờ đang đổi thay từng ngày. Người dân ở tứ xứ về nhập cư sinh sống ở Thượng Lỗi ngày càng nhiều, người gốc làng Thượng Lỗi không còn được bao nhiêu.
Thế nhưng, khi nhắc tới lệ xưa cụ Trần Trọng Tuân (85 tuổi, người làng Tức Mặc), cao niên trong làng một mực khăng khăng: “Lệ làng phép nước, không bao giờ cho lấy. Đã cấm rồi, đời đời kiếp kiếp cũng không thể làm trái lại. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, tự quyết làm sao được. Kể cả người tứ xứ đến vẫn phải kiêng vì nhập cư tới đây hộ khẩu là Thượng Lỗi rồi chứ. Chứ còn lấy nhầm, lấy chui, lấy dúi ở thì tôi không biết”.
Trao đổi với Thanh Niên Online, Phó chủ tịch UBND phường Lộc Vượng Trần Quốc Toản cho rằng “câu chuyện của hai làng như vậy là đúng, chắc chắn phải giữ nguyên nguồn gốc, đạo lý và phong tục chứ”. Theo ông Toản, chính quyền không thể can thiệp được nhiều vì đó là chuyện giao hảo kết nghĩa, quy định của dòng họ hai làng.
Theo TNO
Lệ làng thời nay - Bài 1: Cấm yêu!
Từ bao đời nay, theo tục xưa để lại, trai gái hai làng không được phép kết hôn, thậm chí nếu lớp trẻ quá đà yêu đương nhau sẽ bị "khai trừ ra khỏi làng".
Chuyện thật tưởng như đùa đang diễn ra tại 2 làng Xuân Biều và Cẩm Hoàng (cùng thuộc xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang).
Gốc gác của tục "cấm yêu"
Tương truyền, cách đây hàng ngàn năm, mỗi làng chỉ có một người sống sót và kết nghĩa anh - em. Từ đó, người dân hai làng coi nhau là anh em một nhà, gắn bó khăng khít.
Theo tục này, Xuân Biều là "làng anh", còn Cẩm Hoàng là "làng em". Tình cảm gắn bó thân thiết dân làng hai bên cùng tương trợ, giúp đỡ nhau trị thiên tai, bão lũ, cùng tu sửa đình làng, đắp đê làm thủy lợi phục vụ mùa màng...
Màn nghi lễ rước thánh được xem là sự gắn kết của hai làng, là dịp để các cụ cao niên giao lưu chia sẻ với nhau. Ngày 3 tháng 9 âm lịch hàng năm, "người anh" Xuân Biều mở hội với đầy đủ lễ vật xuôi thuyền về Cẩm Hoàng trong sự nghênh đón của "người em".
Cổng làng Xuân Biều đã được xây mới nhưng tập tục cấm trai gái kết hôn với làng Cẩm Hoàng (xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) vẫn được giữ nguyên - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Một góc làng quê Cẩm Hoàng (xã Xuân Cẩm), nơi vẫn còn giữ tục cấm trai gái kết hôn với làng Xuân Biều - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Đến ngày 6 tháng 9, lại đến lượt Xuân Biều đón lễ rước "người em" Cẩm Hoàng trong nghi lễ trang trọng, cờ rong trống mở.
Trước đây, cứ mỗi năm nghi lễ được tổ chức một lần nhưng do tốn kém, lãng phí, hai làng giao ước lại 5 năm em đón anh một lần. Trong buổi lễ đón rước nhau, các bậc cao niên, những chức sắc trong thôn không thiếu một ai thì mới được.
Các cụ cao niên trong làng cho biết, việc thực hiện hương ước 2 làng rất nghiêm túc, phải tuyệt đối tuân thủ. Cứ thế, đời này qua đời khác, như một luật lệ bất thành văn cấm trai gái 2 làng không được phép kết hôn vì cùng là dân anh, dân em kết nghĩa một nhà.
Bi kịch lệ làng
Vừa đặt chân tới xã Xuân Cẩm, hỏi về lệ xưa, bất kỳ thanh niên, nam nữ, già trẻ hai làng đều lắc đầu nguầy nguậy: "Không lấy được đâu, nhất định không ai cho lấy đâu". Trai gái hai làng lỡ có yêu thì cũng phải lén lút hoặc rời làng đi nơi khác chứ "lộ" ra, đôi bên hai họ biết chuyện sẽ ngăn cấm kịch liệt và tìm mọi cách phá bỏ.
Người dân Xuân Cẩm vẫn thường rỉ tai nhau về câu chuyện của chị Ngô Thị Liên (44 tuổi), người làng Xuân Biều và anh Thành, người gốc Cẩm Hoàng để minh chứng cho sự hiện diện của "lệ làng" trong đời sống người dân hôm nay.
"Cha truyền con nối, các cụ dạy con cháu phải biết nghe theo. Anh, em nhất định không cho lấy nhau được".
Bà Nguyễn Thị Thưỡi (78 tuổi) - mẹ đẻ chị Liên
20 năm về trước, giữa chị Liên và anh Thành đã nảy sinh tình cảm. Sợ dòng họ cấm đoán, hai người cùng trốn vào Đắk Lắk làm ăn sinh sống rồi sinh được một cậu con trai kháu khỉnh. Nhưng ngày vui ngắn chẳng tày gang. Anh Thành sinh sống ở Sơn Tây (Hà Nội) từ nhỏ nhưng ông nội lại là người gốc Cẩm Hoàng. Hồi ấy hai làng Xuân Biều, Cẩm Hoàng có nhiều người vào miền Nam khai hoang lập nghiệp. Mối tình vụng trộm của chị Liên và anh Thành đã bị phát hiện, vỡ lở.
Lúc đó, người dân hai làng cùng đồng lòng ngăn cản "phá phách" chửi rủa, người thân trong dòng họ một mực kiên quyết không cho hai người đến với nhau vì đã "phạm thượng" vào phép nước của ông cha, tổ tiên.
Dân làng điều tiếng qua lại xôn xao, hai người chỉ dám lén lút gặp nhau, chuyện làm thủ tục cưới xin mãi mãi là ước muốn xa vời. Sau đó, anh Thành chuyển về quê sinh sống và không may qua đời trong một lần tai nạn. Buồn chán, về sau chị Liên đón đứa con trai nhỏ rồi bỏ làng đi làm ăn xa nhiều năm không về.
Cho tới bây giờ, trò chuyện với chúng tôi, mẹ đẻ của chị Liên - bà Nguyễn Thị Thưỡi (78 tuổi) vẫn khăng khăng: "Cha truyền con nối, các cụ dạy con cháu phải biết nghe theo. Anh, em nhất định không cho lấy nhau được".
Bà Nguyễn Thị Thưỡi (78 tuổi) - mẹ đẻ chị Liên vẫn khăng khăng giữ nguyên tục lệ - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Theo cụ Thưỡi, từ trước tới nay chưa từng có tiền lệ trai gái 2 làng kết hôn với nhau. Chỉ có những trường hợp "lách" lệ như người có gốc gác ở nơi khác di cư tới Xuân Biều và Cẩm Hoàng sinh sống thì may ra mới được chấp nhận.
Câu chuyện của chị Vũ Thị Hương (ở Cẩm Hoàng) với anh Vinh (người làng Xuân Biều) đã ăn ở với nhau sinh được 3 mặt con là một minh chứng rõ ràng. Thời gian đầu, dân làng hai bên kịch liệt phản đối vì đôi nam nữ, thế nhưng cuối cùng hai người vẫn đến được với nhau.
Cha đẻ của chị Hương, ông Vũ Văn Phán (81 tuổi) phân trần lý giải: "Xét đi xét lại, bố của thằng Vinh (con rể - PV) là người gốc Thanh Hóa, lấy vợ ở rể làng Xuân Biều. Thế nên thằng Vinh gốc là người Thanh Hóa, vì thế chúng nó mới lấy được nhau chứ".
Trải qua thời gian, luật tục làng nước ăn sâu vào tâm thức của mỗi người dân Xuân Biều, Cẩm Hoàng như máu thịt. Lớp trẻ lớn lên được các cụ răn đe, nhắc nhở từ nhỏ nên tự biết lề thói luật tục của làng nước, chẳng ai dám yêu nhau.
Ông Ngô Kim Nga (76 tuổi, thầy giáo về hưu thuộc người làng Xuân Biều) cho rằng: "Trường hợp của chị Liên và anh Thành chỉ là cá biệt ở làng do các cháu đi xa không tìm hiểu được gốc tích nên mới trót yêu nhau. Tôi thấy đây là truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại thì cần gìn giữ, duy trì và phát huy. Bởi vì quan hệ yêu đương tình cảm thì người ngoài đâu có thiếu gì".
Ông Ngô Kim Nga (76 tuổi, thầy giáo về hưu thuộc người làng Xuân Biều) cho rằng "lớp trẻ quá đà yêu đương nhau sẽ bị khai trừ ra khỏi làng" - Ảnh: Nguyễn Tuấn
Theo ông giáo Nga, nếu lớp trẻ quá đà yêu đương nhau thì sẽ bị "khai trừ ra khỏi làng". Đây được coi là hình phạt cao nhất để người dân tuân thủ quy ước một cách nghiêm túc.
Nhớ lại mối tình buồn của em gái, bác Ngô Văn Đạo (57 tuổi, người làng Xuân Biều) - anh trai của chị Liên bộc bạch: "Tình cảm giúp đỡ tương trợ giữa hai làng thì vẫn duy trì. Còn chuyện nam nữ thanh niên tìm hiểu chính đáng có thể cho kết hôn với nhau được, chứ ngăn cấm thì vô cùng. Trước đây còn được, bây giờ thì lạc hậu".
Chuyện cấm kết hôn trở thành hủ tục nặng nề quá, không còn phù hợp nếp văn hóa mới, trái lại quy định pháp luật
Ông Ngô Trí Thức, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang
Trao đổi với Thanh Niên Online, ông Ngô Trí Thức, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Cẩm bày tỏ: "Chúng tôi tán thành mối quan hệ anh em khăng khít tốt đẹp hai làng, cùng xây dựng đời sống văn hóa chứ chưa bao giờ can thiệp sâu quá vào mối quan hệ này, cứ để tự nhiên theo hương ước hai làng quy định với nhau thôi".
Theo ông Thức, riêng chuyện cấm kết hôn trở thành hủ tục nặng nề quá, không còn phù hợp nếp văn hóa mới, trái lại quy định pháp luật.
"Nếu muốn thay đổi được thì phải vận động tất cả các đoàn thể xã hội vào cuộc tuyên truyền, chứ chỉ đạo cứng nhắc thì không thể thành công", ông Thức nói.
Ngoài hai làng kể trên, dọc theo con sông Cầu thơ mộng người ta còn thấy làng Nga Trại kết chạ với làng Đông Lâm (cùng thuộc xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang); làng Kim Thượng (xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) kết chạ với làng Châu Lỗ (xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang). Tục lệ từ ngàn năm trước để lại vẫn được các dòng họ hai làng "tôn sùng" như hương ước bất di bất dịch với nhau. Theo thời gian, bộ mặt làng quê đổi thay từng ngày nhưng lệ làng vẫn còn đó ăn sâu vào đời sống người dân nên lớp trẻ ở hai làng kết giao dù đi đâu về đâu nhưng cũng chẳng ai dám yêu nhau.
Theo TNO
Điện Biên 'chạy nước rút' trước thềm đại lễ Chỉ còn vài ngày nữa tới đại lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng nhiều công trình nằm trong quy hoạch khu di tích Điện Biên Phủ (TP.Điện Biên Phủ, Điện Biên) vẫn còn đang dang dở, ngổn ngang. Các hạng mục bên trong bảo tàng vẫn chưa được hoàn thiện - Ảnh: Nguyễn Tuấn Được coi là công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tiếp tục kỷ luật hiệu trưởng bị tố sàm sỡ, quấy rối nhiều giáo viên

Phó giám đốc công an tỉnh nói gì về vụ tai nạn 8 năm trước gây dư luận ở Phú Quốc?

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ
Có thể bạn quan tâm

Vũ Hán - thành phố sáng tạo giàu bản sắc văn hóa của Trung Quốc
Du lịch
09:20:52 20/05/2025
Porsche 963 sắp có phiên bản đường phố: siêu phẩm từ đường đua đến phố thị
Ôtô
09:20:43 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
Thùy Tiên bị 'bế' vì đứa con tinh thần, Nawat liền phủi tay 'tước' vương miện
Sao việt
09:15:48 20/05/2025
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025
Hình ảnh Lineage2M xuất hiện hoành tráng, game thủ háo hức check-in
Mọt game
08:49:32 20/05/2025
Sắm ngay sắc vàng cho tủ đồ ngày hè thêm bắt mắt
Thời trang
08:48:59 20/05/2025
Trước khi bị khởi tố, Thuỳ Tiên là nàng thơ của loạt MV, lần cuối còn khoe giọng hát gây tranh luận
Nhạc việt
08:33:04 20/05/2025
Khối tài sản của Selena Gomez và Benny Blanco khi về chung một nhà
Sao âu mỹ
08:29:15 20/05/2025
Tin công nghệ 19-5: iOS 19 có thể giúp iPhone tăng đáng kể thời lượng pin
Thế giới số
08:26:21 20/05/2025