Lịch sử nói gì về đối đầu Mỹ – Trung?
Ông Trump tỏ ra quyết liệt với Trung Quốc song Mỹ có thể phải nghiên cứu kỹ lịch sử đối đầu của Trung Quốc với các nước để có cách đối phó thích hợp.
Ngày 2/10, người phát ngôn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, một tàu Trung Quốc đã tiến đến quá gần tàu chiến Mỹ USS Decatur trên Biển Đông. Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra nhưng một sự việc tương tự có thể dễ dàng gây ra một tai nạn hàng hải thảm khốc và đẩy căng thẳng vốn đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc lên một mức độ mới nghiêm trọng chưa từng có. Và nếu chuyện đó xảy ra, Mỹ cần phải có một kế hoạch rõ ràng và sẵn sàng để đáp trả.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Mỹ. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
“Va chạm” quan điểm quyết liệt
Tàu khu trục USS Decatur đã tiến hành các chuyến đi thực thi quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, nơi Trung Quốc gần đây có những động thái hung hăng nhằm “bảo vệ” các đảo và đá mà nước này tuyên bố chủ quyền trái phép. Mỹ và các đồng minh của Washington không công nhận việc Trung Quốc kiểm soát một phần Biển Đông, thay vào đó cho rằng, đây là vùng biển quốc tế, từ đó kêu gọi tăng cường thực thi quyền tự do hàng hải ở khu vực này.
Nhưng Bắc Kinh lại có quan điểm khác.
Bắc Kinh coi những đảo và đá mà nước này bồi đắp và tuyên bố chủ quyền phi pháp là một phần lãnh thổ Trung Quốc. Và điều này, với Bắc Kinh, có nghĩa rằng, vùng biển quanh các thực thể đó cũng thuộc quyền tài phán của Trung Quốc. Chính vì thế, việc các tàu Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý quanh các thực thể đó, thậm chí chỉ tiến lại gần, cũng bị Trung Quốc tố là vi phạm chủ quyền của nước này rồi hùng hổ xua tàu ra cảnh báo, ngăn chặn, thậm chí có các hành động đối đầu không khoan nhượng.
Quan điểm trái ngược đó đã tạo ra một bầu không khí căng thẳng, mà lần này, căng thẳng đó đã bộc phát, kết quả là tàu khu trục USS Decatur và tàu khu trục lớp Luyang của Trung Quốc suýt va chạm nghiêm trọng.
Các học giả Mỹ cho rằng, còn rất nhiều điều phải bàn về một chiến lược chung thích hợp để đối phó với Trung Quốc, nhưng có một điều đã rõ: Đó là Mỹ phải có một kế hoạch về việc làm thế nào để đáp trả một vụ tai nạn (nếu có) xuất phát từ những căng thẳng ấy.
Nếu nhìn vào lịch sử các vụ “tai nạn” dẫn tới xung đột với Trung Quốc, Mỹ rõ ràng không nên xem nhẹ điều này.
Phát súng năm 1784 và “Bách niên quốc sỉ”
Năm 1784, tàu Lady Hughes của Anh đã bắn một phát súng chào từ biệt tàu Đan Mạch rời khỏi cảng Quảng Châu nhưng phát súng đó đã bắn trúng một tàu nhỏ của Trung Quốc, làm 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương.
Thời điểm đó, luật pháp Trung Quốc quy định rằng người chịu trách nhiệm, trong trường hợp này là pháo thủ người Anh, phải chịu xét xử. Ban đầu Anh không chịu giao nộp pháo thủ bắn phát súng chào chết người đó. Anh chỉ giao người đàn ông đó cho giới chức Trung Quốc sau khi một quan chức cấp cao trên tàu Anh bị bắt cóc và giữ làm con tin để đổi lấy sự thỏa hiệp của nước ngoài.
Vụ việc chưa dừng lại ở đó bởi vụ bắt cóc khiến các nước lo lắng và bắt đầu kêu gọi vũ trang thêm cho tàu thuyền lẫn thủy thủ của họ. Tất nhiên, bước đi đó lại khiến Trung Quốc thêm lo lắng và quyết định cắt đứt liên lạc giữa người nước ngoài trên đất liền với tàu của họ ở ngoài khơi. Vụ việc cứ thế diễn biến leo thang khiến thương mại bị đình chệ cho tới khi tay súng người Anh bị giao cho phía Trung Quốc.
Video đang HOT
Như một “con tốt thí”, pháo thủ người Anh đã bị xử tử. Nhưng điều tồi tệ là kết quả đó chỉ được phía Trung Quốc thông báo cho Anh và các nước khác khi “sự đã rồi”. Hậu quả là người Anh mất niềm tin vào hệ thống pháp luật của Trung Quốc, kéo theo những lời chỉ trích không hồi kết về đất nước này.
Và cuối cùng, cách tiếp cận đó đã dẫn tới Chiến tranh Nha phiến (Opium War – Cuộc chiến thuốc phiện) trong thế kỷ 19. Kết quả của cuộc chiến ấy là một sự thất bại cay đắng đối với Trung Quốc khi nước này vừa phải ký vào những hiệp ước bất công, vừa phải chấp nhận một nguyên tắc rằng người nước ngoài phạm tội ở Trung Quốc sẽ không phải chịu xét xử theo luật pháp của Trung Quốc.
Bàn đạp của Bắc Kinh
Chính giai đoạn mà Trung Quốc tự đánh giá là “nhục nhã” đó đã trở thành một “điệp khúc” hiệu triệu tinh thần dân tộc của Trung Quốc và ngày nay, Bắc Kinh sử dụng như một “bàn đạp” để kêu gọi sự ủng hộ của người dân đối với chủ nghĩa bành trướng bất chấp luật pháp quốc tế.
“Bí kíp” giúp Trung Quốc tập hợp được sức mạnh quyền lực chính là lời kêu gọi Đại phục hưng dân tộc Trung Hoa. Và hòn đá tảng của chính sách đó là việc phải vươn lên sau cái gọi là “Bách niên quốc sỉ” để khôi phục vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
Một phần cũng hàm ý rằng, Bắc Kinh chối bỏ tất cả những điều kiện bất công mà nước ngoài áp đặt trên lãnh thổ, hay cái gọi là “vùng lãnh thổ” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Bằng các tuyên bố chủ quyền các thực thể [thực chất đều phi pháp - ND] ở Biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã khiến dư luận trong nước tin rằng, họ không thể nhượng bộ dù chỉ một tấc đất cho nước ngoài, như cái cách mà nhà nước phong kiến đã cúi đầu trước người Anh.
Trung Quốc tự nhận thức ngày hôm nay đã rất khác so với Trung Quốc của thế kỷ 18, 19. Thậm chí Trung Quốc giờ đây cũng đã không còn là Trung Quốc của năm 2001, khi một máy bay do thám của Mỹ va chạm trên không với một máy bay của Trung Quốc.
Một nước Mỹ không biết lùi bước
Nước Mỹ dưới thời Donald Trump cũng không còn là nước Mỹ thời Barak Obama hay George W. Bush nữa. Vị thế của Mỹ đang thực sự bị đe dọa.
Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đang hừng hực khí thế phát động một “cuộc chiến” toàn diện để ngăn chặn Bắc Kinh đe dọa vị trí số Một của Washington, không có gì đảm bảo rằng một vụ va chạm tương tự như năm 2001 lại có thể được hóa giải êm xuôi.
Phó Tổng tống Mike Pence ngày 4/10 cũng đã khẳng định, Trung Quốc sẽ không thể đe dọa được Mỹ trên Biển Đông.
Mỹ được cho là có kế hoạch cử thêm tàu, máy bay chiến đấu và binh sỹ đến cả Biển Đông lẫn eo biển Đài Loan vào tháng sau để tham gia vào hàng loạt cuộc tập trận như một cách gửi thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh.
Theo CNN, Hạm đội Thái Bình Dương đã đề xuất hàng loạt cuộc tập trận trong tháng 11 mà ở đó, các máy bay, tàu chiến của Mỹ sẽ chứng minh cho Trung Quốc thấy khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống đối đầu ở Biển Đông. Một số nguồn tin cho rằng đây chỉ là ý tưởng, số khác khẳng định đó là một kế hoạch đã có thời gian triển khai cụ thể.
Thông tin này cũng cho thấy, Mỹ không ngại tiếp tục leo thang đối đầu toàn diện với Trung Quốc sau nhiều tuần liên tiếp tranh cãi và công kích lẫn nhau trên các “mặt trận”, từ thương mại, các lệnh trừng phạt, vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) đến việc máy bay ném bom B-52 của Mỹ bay qua Biển Đông và cuộc đối đầu giữa tàu khu trục của 2 nước cuối tuần qua./.
Theo Diệu Hương/VOV.VN
Báo Mỹ tiết lộ kế hoạch thách thức Trung Quốc trên Biển Đông của Washington
Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ đang đề xuất một kế hoạch triển khai lực lượng ở phạm vi toàn cầu, trọng tâm ở Biển Đông nhằm chứng minh Washington đủ sức để ngăn chặn và chống lại các hành động quân sự ngang ngược của Bắc Kinh, theo CNN
CNN đưa tin, theo đề xuất này, Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tăng cường các hoạt động trong tuần đầu của tháng 11/2018. Trọng tâm của kế hoạch, tàu chiến và máy bay chiến đấu của Mỹ cùng lục quân sẽ tham gia vào các cuộc tập trận tập trung để chứng minh Mỹ có thể chống lại các kẻ thù tiềm năng một cách nhanh chóng trên tất cả các mặt trận.
Cụ thể, các hạm đội và phi đội hải quân Mỹ sẽ di chuyển tới Biển Đông và eo biển Đài Loan để thực thi quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế. Điều này đồng nghĩa với việc tàu và máy bay Mỹ sẽ tập trận ở khoảng cách gần với các lực lượng Trung Quốc.
Trên thực tế Mỹ vẫn đang tiếp tục thực hiện các chiến dịch tương tự từ đầu năm tới nay, nhưng kế hoạch này đề xuất nhiều nhiệm vụ được triển khai đồng thời trong thời gian ngắn.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông. (Ảnh: CNN)
Một quan chức quốc phòng Mỹ mô tả kế hoạch này chỉ là "một ý tưởng", nhưng theo CNN, nó đã được ban hành tới nhiều cấp trong quân đội.
Lầu Năm Góc từ chối thừa nhận hoặc bình luận về kế hoạch này.
"Như Bộ Trưởng Quốc phòng từng nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, chúng tôi không bình luận về bất cứ chiến dịch nào trong tương lai", Trung tá Dave Eastburn, người phát ngôn Lầu Năm Góc cho hay.
Hạm đội Thái Bình Dương cũng từ chối đưa ra bình luận.
Thông tin được CNN đăng tải xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Lầu Năm Góc tiết lộ về cuộc chạm trán giữa tàu chiến Trung Quốc và khu trục hạm của Mỹ trên Biển Đông.
Đại Úy Charles Brown, phát ngôn viên Hạm đội Mỹ-Thái Bình Dương trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 1/9 khẳng định tàu khu trục Luyang của Trung Quốc đã tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp với khu trục hạm USS Decatur, khi chiến hạm Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra trong vùng biển quốc tế gần các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 30/9.
Tàu chiến Trung Quốc tiếp cận nguy hiểm khu trục hạm Mỹ. (Ảnh: gCaptain)
Ông Brown cho biết tàu Trung Quốc đã ngang nhiên gửi đi các cảnh báo buộc USS Decatur phải rời đi và có những hành động hung hăng, tiếp cận ở khoảng cách 40 m phía trước chiến hạm Mỹ.
Ankit Panda, chuyên gia chính sách đối ngoại và biên tập viên của tờ The Diplomat gọi vụ việc là "nỗ lực trực tiếp và nguy hiểm nhất từ trước đến nay của Quân đội Trung Quốc để can thiệp vào chiến dịch tự do hàng hải hợp pháp của Mỹ tại Biển Đông".
Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây liên tục gia tăng các hoạt động phi pháp trên Biển Đông bất chấp cảnh báo từ cộng đồng quốc tế. Hải quân Mỹ đã thực hiện chiến dịch tự do hàng hải (FONOP) tại vùng biển này và kêu gọi các quốc gia khác thực hiện các hành động tương tự.
Tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu đội hình Nhóm tàu sân bay tấn công CSG 5, phía trên là máy bay B-52 Stratofortress và F/A-18 Hornets. (Ảnh: US Navy)
Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cường quốc quân sự trên thế giới đã bắt đầu có những hành động cụ thể để thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh và là một đòn đánh mạnh vào dã tâm của Trung Quốc tại vùng biển này.
Tuần trước, khu trục hạm HMS Argyll của Anh tham gia vào một cuộc tập trận cùng tàu sân bay trực thăng Kaga và tàu khu trục Inazuma của Nhật Bản trên Ấn Độ Dương trước khi tiến vào Biển Đông.
Giữa tháng 9 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio của lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cùng các tàu chiến khác, trong đó có tàu sân bay trực thăng Kaga tham gia vào một cuộc diễn tập trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên một tàu ngầm của lực lượng hải quân Nhật Bản góp mặt trong một cuộc tập trận trên Biển Đông.
Australia trong một tuyên bố đưa ra hôm 3/10 cũng lên án các hành động nguy hiểm của Trung Quốc trên Biển Đông liên quan tới cuộc trạm chán giữa chiến hạm Mỹ và tàu chiến Trung Quốc. Canberra cho rằng Bắc Kinh đã sử dụng những chiến thuật nguy hiểm trong vụ việc lần này. Đầu tháng 9, tàu chiến HMS Albion Hải quân Hoàng gia Anh đã di chuyển tới gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong một động thái khẳng định quyền tự do hàng hải quốc tế và thách thức các tuyên bố phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Hồi tháng 7/2018, hải quân Australia xác nhận sẽ điều tàu tháp tùng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong các hoạt động tuần tra hàng hải trên Biển Đông của hàng không mẫu hạm Anh.
"Giờ không chỉ còn là sự hiện diện của Mỹ. Các cường quốc khác đã bắt đầu tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, đây là những lời cảnh cáo rõ ràng nhất gửi tới Bắc Kinh", ông Collin Koh, chuyên gia an ninh hàng hải tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore nhận định.
(Nguồn: CNN, SCMP)
SONG HY
Theo VTC
Tàu chiến Trung Quốc hung hăng, tiếp cận nguy hiểm chiến hạm Mỹ trên Biển Đông Một tàu chiến Trung Quốc đã tiếp cận không an toàn và không chuyên nghiệp với tàu khu trục USS Decatur khi chiến hạm Mỹ thực hiện hoạt động tuần tra gần các bãi đá bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 30/9, CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga tiết lộ về kế hoạch chuyến thăm của nhà lãnh đạo Triều Tiên

Ngoại trưởng Mỹ nêu lý do chưa áp thêm trừng phạt lên Nga

Tân Giáo hoàng muốn tổ chức hòa đàm Nga - Ukraine tại Vatican

Ông Putin đến Kursk, Ukraine tìm cách đột kích trở lại biên giới Nga

Căn cứ quân sự Nga ở Syria bị tấn công?

Tỷ phú Elon Musk chính thức rút khỏi chính trường, dồn toàn tâm cho Tesla?

Tên lửa Iskander Nga tập kích căn cứ, 70 lính đặc nhiệm Ukraine thiệt mạng

Điện đàm Trump-Putin: Ukraine như "ngồi trên đống lửa"

Tàu ngầm Astute của Anh: 'Bóng ma' tàng hình tối tân thế giới dưới lòng đại dương

Nga sẽ lập danh sách các điều kiện cho thỏa thuận ngừng bắn với Ukraine

Từ hòa đàm sang 'bình thường hóa': Ông Trump xoay trục chính sách với Nga như thế nào

Việt Nam ủng hộ nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của LHQ
Có thể bạn quan tâm

Dàn nhân vật hoạt hình Conan hóa người thật: Haibara xinh không tưởng, sao Ran lại kém sắc thế này
Hậu trường phim
23:48:46 21/05/2025
11 thanh, thiếu niên lĩnh án tù vì cầm hung khí rượt đuổi 2 người
Pháp luật
23:48:09 21/05/2025
10 phim ngôn tình Hàn Quốc hay nhất thập kỷ: Hạng 1 đau thấu tâm can, ai xem cũng xót xa
Phim châu á
23:45:40 21/05/2025
Taxi chạy ngược chiều gây tai nạn chết người ở cửa ngõ TPHCM
Tin nổi bật
23:41:38 21/05/2025
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
Sức khỏe
23:32:29 21/05/2025
Ford Explorer tiếp tục bị triệu hồi tại Việt Nam, vẫn là lỗi camera 360 độ
Ôtô
23:26:13 21/05/2025
Thanh Lam xem show Lady Gaga với chồng, Thanh Hằng được nhạc trường hôn đắm đuối
Sao việt
23:24:13 21/05/2025
Nam NSƯT là công tử gia tộc giàu có, quyền lực: "Tôi chưa bao giờ đàn áp ai"
Tv show
23:11:17 21/05/2025
Phản ứng của Tom Cruise trước câu hỏi khiếm nhã khi ra mắt bom tấn 'Mission: Impossible'
Sao âu mỹ
23:07:22 21/05/2025
Khi những nghệ sĩ lâu năm thống trị Top Trending âm nhạc
Nhạc việt
23:00:34 21/05/2025