Liên minh châu Âu và bài toán khó Tây Balkan

Thay vì đề cập trực tiếp tới triển vọng gia nhập khối của 6 ứng viên Tây Balkan, hội nghị này bàn nhiều tới tăng cường hợp tác giữa hai bên.

Ngày 17/5 vừa qua, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và các quốc gia Tây Balkan được tổ chức tại thủ đô Sofia của Bulgaria. Đây là hội nghị thượng đỉnh thứ 2 trong 15 năm qua (lần đầu vào tháng 6/2003 tại Hy Lạp) giữa lãnh đạo EU và lãnh đạo 6 quốc gia đang nỗ lực để được kếp nạp vào EU, gồm Albania, Bosnia – Herzegovina, Kosovo, Macedonia, Montenegro và Serbia.

Liên minh châu Âu và bài toán khó Tây Balkan - Hình 1

Thay vì đề cập trực tiếp tới triển vọng gia nhập khối của 6 ứng viên Tây Balkan, hội nghị thượng đỉnh ngày 17/5 bàn nhiều tới tăng cường hợp tác giữa hai bên. Ảnh: Independent

Với mục tiêu tăng cường kết nối và tái khẳng định cam kết của EU đối với Tây Balkan, Hội nghị thượng đỉnh EU và Tây Balkan vừa qua được các nước này kỳ vọng sẽ tạo bước tiến mới trong quá trình đàm phán ra nhập EU. Tuy vậy, kết quả của hội nghị không như các quốc gia Tây Balkan mong muốn. Thay vì đề cập trực tiếp tới triển vọng gia nhập khối của 6 ứng viên, hội nghị này bàn nhiều tới tăng cường hợp tác giữa hai bên, bên cạnh đó là các vấn đề mà EU đang phải đối mặt, đặc biệt là thách thức nhằm duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran, bảo vệ các doanh nghiệp châu Âu, trong bối cảnh Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận và đe dọa trừng phạt các doanh nghiệp châu Âu nếu tiếp tục làm ăn với Iran.

Trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh này, EU đang trong quá trình đàm phán với một số nước Tây Balkan, nhất là Serbia và Montenegro. Bên cạnh đó, trong chuyến thăm tới một số quốc gia trong khu vực này hồi tháng 3/2018, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã tuyên bố các quốc gia Tây Balkan có thể ra nhập EU vào khoảng năm 2025.

Các tín hiệu này có vẻ như đang tiếp thêm động lực cho các nước Tây Balkan trên con đường tiến gần với EU, một khu vực phát triển hơn về mọi mặt. Tuy nhiên, những gì đã diễn ra tại hội nghị thượng đỉnh lần 2 tại Bulgaria đã cho thấy rất rõ bản chất trong quan hệ giữa EU và các nước Tây Balkan. Triển vọng ra nhập EU của các nước Tây Balkan sẽ còn rất xa xôi với nhiều nguyên nhân.

Đầu tiên phải kể đến là sự chênh lệch về trình độ phát triển. Thành viên EU phần lớn là các nước rất phát triển, mạnh về kinh tế, mạnh về khoa học kỹ thuật và có phúc lợi xã hội tốt, đời sống người dân ở mức cao. Trong khi các nước Tây Balkan nhìn chung còn rất nghèo khó, ngoại trừ Serbia, một số khu vực thậm chí đang trong tình trạng xung đột, mâu thuẫn tôn giáo.

Tiếp đó làsự phản đối của công dân châu Âu đối với chủ trương kết nạp các nước Tây Balkan vào khối. Trong bối cảnh EU còn nhiều bất ổn về an ninh, chưa thoát khỏi hậu quả của khủng hoảng kinh tế và còn nhiều vấn đề xã hội khác, đặc biệt là người nhập cư, người dân châu Âu không muốn và sẽ khó chấp nhận để EU tham gia giải quyết các vấn đề ngoài biên giới. Đây cũng là lý do mà chưa có bất kỳ chính phủ thành viên nào của EU đưa ra bất kỳ tuyên bố hay quyết định nào về việc gia nhập các nước Tây Balkan. Chính phủ các nước này không thể đi ngược lại với những đòi hỏi của người dân.

Ngoài ra, có thể thấy, EU chưa có một chính sách rõ ràng nào với Tây Balkan, không một quốc gia nào đi đầu trong đàm phán hoặc ủng hộ các nước này gia nhập EU ngoại trừ một số lãnh đạo các thể chế của EU. Tuy nhiên, theo quy định về tổ chức hoạt động, phân cấp thẩm quyền trong EU, các vấn đề về biên giới lãnh thổ không thuộc thẩm quyền của các thể chế EU, mà nằm trong thẩm quyền của các quốc gia thành viên.

Video đang HOT

Do đó, các tuyên bố của lãnh đạo Ủy ban châu Âu hay Hội đồng châu Âu về việc sớm kết nạp các nước Tây Balkan vào năm 2025 chỉ có ý nghĩa về mặt ngoại giao, không có nhiều ý nghĩa thực tế.

sao EU quan tâm nhiều đến Tây Balkan?

Thứ nhất, EU đang nỗ lực tăng cường ảnh hưởng nhằm “bình ổn” các nước Tây Balkan, giảm thiểu nguy cơ đe dọa tới an ninh của châu Âu. Các quốc gia Tây Balkan tuy không thuộc EU nhưng là vùng lãnh thổ nằm trong lòng EU, được bao quanh bởi các nước Hy Lạp, Bulgaria, Rumania, Hungary và Croatia. Đây là một khu vực luôn bất ổn từ trong quá khứ tới hiện tại.

Trong quá khứ, nơi đây là xuất phát điểm của Chiến tranh thế giới thứ I với vụ ám sát Thái tử Franz Ferdinand của đế quốc Áo – Hung năm 1914, khiến Áo – Hung tuyên chiến với Serbia. Hiện tại, khu vực này vẫn trong tình trạng xung đột. Đó là cuộc chiến giữa các nhóm “dân tộc chủ nghĩa” ở trong lòng mỗi quốc gia, hay giữa các quốc gia trong khu vực như xung đột giữa Serbia và lãnh thổ ly khai Kosovo, giữa Cộng hòa Serbia thuộc Bosnia và Herzegovina với chính quyền trung ương Sarajevo của Bosnia&Herzegovina… Bên cạnh đó, các nước Tây Balkan luôn bất ổn bởi những xung đột tôn giáo, giữa Chính thống giáo, Cơ đốc giáo, Hồi giáo…

Bất ổn tại Tây Balkan không thể làm bùng phát Chiến tranh thế giới như trong lịch sử, cũng không thể dẫn đến chiến tranh ở châu Âu nhưng trong nhận thức của lãnh đạo EU, xung đột ở khu vực này là mối đe doạ thường trực đối với các nước châu Âu, đặc biệt là các quốc gia phát triển ở phía Tây như Pháp, Đức, Anh.

Ngoài ra, EU cũng lo ngại nguy cơ các nhóm khủng bố, Hồi giáo cực đoan tận dụng bất ổn tại Tây Balkan để vùng lên, trong bối cảnh ở nhiều khu vực thuộc Tây Balkan, tư tưởng Hồi giáo cực đoan vẫn tồn tại và chiếm một vị trí quan trọng.

Có thể thấy, EU muốn giữ ổn định khu vực Tây Balkan bằng mọi giá để giữ ổn định cho chính EU. Tuy nhiên, EU không thể ổn định một khu vực đang bất ổn như Tây Balkan theo cách tương tự mà các cường quốc như Nga hay Mỹ làm ở Syria, Iraq hay Libya, tức là dùng khả năng quân sự để răn đe. Bởi lẽ, bản thân EU không phải là một tổ chức có tiềm lực quân sự. Trong các nước thành viên EU, chỉ có Anh và Pháp có quân đội đủ mạnh để can thiệp vào các khu vực nằm ngoài biên giới quốc gia (cuộc không kích vào Syria vừa qua là một ví dụ điển hình), trong khi phần lớn các thành viên còn lại hoặc không có quân đội, hoặc có lực lượng rất nhỏ, chỉ đủ để đảm bảo an ninh biên giới và nội địa.

Trong tổ chức của EU, lĩnh vực quân sự, quốc phòng thuộc thẩm quyền của mỗi quốc gia mà không thuộc thẩm quyền của liên minh châu Âu. Vì vậy, nếu muốn ổn định khu vực này bằng quân sự thì Anh, Pháp, hoặc có thể là Đức, sẽ phải đơn phương tiến hành can thiệp quân sự vào Tây Balkan. Điều này không thể xảy ra trong bối cảnh hiện nay.

Vì vậy, EU đang tìm cách bình ổn khu vực Tây Balkan bằng cách vừa kéo dài quá trình đàm phán, đưa ra nhiều hứa hẹn để các nước này chủ động cải thiện tình hình chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, đồng thời vừa đầu tư rất nhiều tiền để phát triển cơ sở hạ tầng (xây đường giao thông, xây các thành phố mới, cải tạo các khu phố cổ…), cải thiện an sinh xã hội với hy vọng khu vực này trở nên ổn định hơn.

Thứ hai, EU muốn giữ các nước Tây Balkan gần EU để kiềm chế sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia mà EU cáo buộc đang can thiệp, gây ảnh hưởng vào Tây Balkan, làm khu vực này bất ổn.

Đối với Nga, nước này có mối quan hệ lịch sử rất gần gũi với các nước Tây Balkan. Trong lịch sử Nga từng hỗ trợ Serbia trong cuộc chiến với Áo-Hung, dẫn đến nổ ra Chiến tranh thế giới thứ I. Gần đây, Nga đang tích cực giành lại ảnh hưởng đối với khu vực này thông qua lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo mà trực tiếp là Chính thống giáo. Nga xây dựng các nhà thờ trong lòng châu Âu và đầu tư xây dựng rất nhiều cơ sở hạ tầng tại các nước Tây Balkan. Trong bối cảnh quan hệ châu Âu và Nga có dấu hiệu vượt quá giới hạn sau vụ đầu độc cựu điệp viên Nga tại Anh, việc Nga tăng cường ảnh hưởng lên khu vực Tây Balkan, sát vách với EU càng khiến EU lo ngại. EU cũng cáo buộc Nga tác động vào Tây Balkan, khiến châu Âu chia rẽ quan điểm với khu vực này.

Đối với Thổ Nhĩ Kỳ: Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Tây Balkan cũng mang nhiều ý nghĩa lịch sử. Thổ Nhĩ Kỳ từng xảy ra chiến tranh với các nước Tây Balkan trước khi bị các nước như Nga, Pháp hay Anh cùng Serbia đẩy ra khỏi khu vực này. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ được những ảnh hưởng đáng kể tại đây, chẳng hạn tại Bosnia&Herzegovina hay khu vực phía Nam của Serbia, nơi có thành phố Novi Pazar , một khu vực của người Hồi giáo hiện được các nước như Saudi Arabia, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ.

Thổ Nhĩ Kỳ đang mong muốn giành lại ảnh hưởng mạnh mẽ với phần “lãnh thổ cũ” của nước này tại Tây Balkan. Chẳng hạn ở Bosnia-Herzegovina, hiện có rất nhiều nhà thờ Hồi giáo lớn được xây dựng từ nguồn kinh phí của Thổ Nhĩ Kỳ, và một phần nhỏ của Qatar. Đây là điều tương tự với những gì Thổ Nhĩ Kỳ đang làm ở Syria, một quốc gia trong quá khứ từng là lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía Tây Balkan như đang toan tính ở Syria.

Thứ ba, EU muốn tăng ảnh hưởng lên các nước Tây Balkan để kiểm soát các vấn đề thời sự khác như dòng người nhập cư từ Trung Đông – châu Phi vượt qua Hy Lạp, tiến qua các nước Tây Balkan vào lãnh thổ của EU. Tháng 9/2015, Hungary đã từng đóng của biên giới với Serbia vì lý do người nhập cư. Bên cạnh đó, EU cũng muốn kiểm soát những đối tượng cực đoan hóa từ châu Âu sang Syria chiến đấu cho khủng bố, sau đó trở về lãnh thổ EU thông qua khu vực Tây Balkan.

Theo Phạm Huỳnh Điệp

VOV-Paris

Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tái trừng phạt mức cao nhất

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hôm 8.5 rằng Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời tuyên bố áp dụng lại lác biện pháp trừng phạt kinh tế cao nhất.

Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, tái trừng phạt mức cao nhất - Hình 1

Ông Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Ảnh: Reuters.

"Tôi công bố hôm nay (8.5), Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói.

"Trong vài phút tới, tôi sẽ ký một bản ghi nhớ nhằm bắt đầu khôi phục các biện pháp trừng phạt hạt nhân của Mỹ với Iran. Chúng tôi sẽ thiết lập mức trừng phạt kinh tế cao nhất", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Ông Donald Trump gọi thỏa thuận hạt nhân Iran là "cấu trúc mục nát và vô giá trị... có khiếm khuyết ở cốt lõi". Theo ông, chính điều này tác động tối thiểu trong việc hạn chế làm giàu hạt nhân của Iran và giúp chính phủ Tehran có ngân sách để tài trợ cho hoạt động của nước này khắp khu vực Trung Đông.

Ông đồng thời khẳng định, việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận ký kết năm 2015 giữa Iran và Anh, Đức, Trung Quốc, Nga, Mỹ và Pháp (P5 1) nhằm "gửi đi một thông điệp quan trọng: Mỹ không đưa ra những lời đe dọa trống rỗng. Khi tôi hứa, tôi sẽ giữ lời".

Theo ông Donald Trump, các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ của Mỹ đối với Iran sẽ thực thi toàn diện. Bất kỳ quốc gia nào hỗ trợ chương trình hạt nhân hoặc tên lửa của Tehran cũng sẽ bị trừng phạt. Nếu Iran tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, "nước này sẽ hứng chịu những vấn đề lớn hơn chưa từng thấy", Tổng thống Mỹ cảnh báo.

Trong tuyên bố trước khi ký bản ghi nhớ trừng phạt Iran, ông Donald Trump để ngỏ khả năng sẵn sàng và sẵn lòng đối thoại nếu lãnh đạo Iran bằng lòng "thực hiện một thỏa thuận mới và lâu dài."

"Đã đủ khổ đau, chết chóc và hủy diệt. Hãy để nó kết thúc ngay bây giờ", ông Donald Trump nói trước khi ký bản ghi nhớ rút Mỹ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JPCOA).

Bộ Tài chính Mỹ cho biết sau thông báo của ông Donald Trump, lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran sẽ được áp đặt trở lại trong 3 đến 6 tháng tới. Theo đó, Iran sẽ bị cấm mua hoặc mua lại đồng USD của Mỹ sau 90 ngày. Sau đó, các biện pháp trừng phạt cũng sẽ được áp đặt đối với lượng thép, than, nhôm, lĩnh vực ôtô cũng như phụ tùng và dịch vụ máy bay chở khách. Các biện pháp trừng phạt về tài chính và dầu mỏ sẽ được đưa ra sau 180 ngày.

JCPOA, được gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, được ký kết giữa Iran và sáu cường quốc P5 1 ngày 14.7.2015. Vào ngày 16.1.2016, các bên công bố bắt đầu thực hiện. Theo thỏa thuận, Iran cam kết kiềm chế các hoạt động hạt nhân và đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Đổi lại, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu và Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trước đó.

H.LIÊN

Theo Laodong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuấtTổng thống Trump chính thức triển khai chương trình cho người nhập cư tự trục xuất
07:38:37 12/05/2025
Tượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật BảnTượng Bồ tát Quán thế âm bị đánh cắp vừa được trả lại Nhật Bản
13:47:44 12/05/2025
Thực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với MỹThực hư thông tin phái đoàn Trung Quốc bỏ họp giữa chừng với Mỹ
08:07:55 12/05/2025
Phản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông PutinPhản ứng của Ukraine với đề xuất đàm phán trực tiếp của ông Putin
21:49:44 11/05/2025
Rộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sangRộ tin ông Trump sẽ được Qatar tặng máy bay Boeing 747 siêu sang
08:00:12 12/05/2025
Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5Ông Zelensky muốn gặp trực tiếp ông Putin ngày 15.5
12:21:50 12/05/2025
Lý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngàyLý do Ukraine kiên quyết hối thúc Nga ngừng bắn 30 ngày
19:14:19 12/05/2025
Giao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắnGiao tranh chưa chấm dứt, Ấn Độ - Pakistan cáo buộc nhau vi phạm ngừng bắn
14:04:08 11/05/2025

Tin đang nóng

Johnny Trí Nguyễn và Nhung Kate chia tay sau hơn một thập kỷ bên nhauJohnny Trí Nguyễn và Nhung Kate chia tay sau hơn một thập kỷ bên nhau
23:41:16 12/05/2025
Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?Vụ cô gái 23 tuổi tố bị hành hung: Người đánh là cán bộ xã?
21:49:58 12/05/2025
Nam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà NộiNam NSƯT nổi tiếng cả nước: Lần đầu công khai vợ, sở hữu nhà 153m2 giữa trung tâm Hà Nội
22:22:35 12/05/2025
Sóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồngSóng gió gia tộc nhà Beckham, dâu cả độc đoán kéo bè kết phái bôi nhọ nhà chồng
22:25:55 12/05/2025
Thót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 thángThót tim khoảnh khắc Quỳnh Lương té ngã ngay trước thềm nhà khi đang mang thai 6 tháng
22:09:48 12/05/2025
Con trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anhCon trai út của Trương Bá Chi lộ diện: Mới 6 tuổi đã "đốn tim" netizen, ngoại hình được khen vượt cả hai anh
22:25:28 12/05/2025
Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"Ca sĩ Anh Tú nói thẳng trước hàng nghìn khán giả: "Anh cung thich Lyly"
23:47:47 12/05/2025
Lee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi saoLee Dong Wook từ 'Thần Chết' vạn người mơ bỗng 'rớt đài' vì mắc bệnh ngôi sao
21:57:07 12/05/2025

Tin mới nhất

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

Bí ẩn 'lời kêu cứu' của vũ trụ, 'mâu thuẫn' giữa các hành tinh, khoa học giải mã

22:49:20 12/05/2025
Các vụ va chạm giữa những hành tinh khổng lồ không chỉ để lại dấu vết vật lý mà còn tạo ra sóng địa chấn kéo dài hàng triệu năm, và ta vẫn có thể nghe thấy chúng. Các nhà khoa học đã tiến hành giải mã những bí ẩn về lời kêu cứu vọng về ...
Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

Tàu vũ trụ của Liên Xô rơi tự do xuống vùng biển Đông Nam Á

22:09:24 12/05/2025
Kosmos 482, tàu vũ trụ được Liên Xô phóng lên không gian vào năm 1972 đã rơi tự do xuống vùng biển thuộc Đông Nam Á sau 53 năm bị mất kiểm soát và trôi lơ lửng trên quỹ đạo.
Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

Ấn Độ - Pakistan tổn thất lớn sau 4 ngày đối đầu ở điểm nóng Kashmir

21:49:53 12/05/2025
Cuộc xung đột vài ngày qua giữa Ấn Độ và Pakistan không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn gây ra chấn thương tâm lý và trì trệ kinh tế.
Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

Ông Trump lên tiếng sau khi bị chỉ trích vì đồng ý nhận máy bay từ Qatar

21:33:49 12/05/2025
Tổng thống Trump đã lên tiếng phản bác các nghị sĩ Dân chủ vì chỉ trích việc ông đồng ý nhận một chiếc máy bay Boeing do chính phủ Qatar tặng để làm chuyên cơ Không lực Một.
Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

Mỹ sắp đưa ra cho Nga 22 đề xuất về chấm dứt xung đột Ukraine

20:43:01 12/05/2025
Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chuyển đến Tổng thống Nga Vladimir Putin danh sách 22 đề xuất mà Mỹ và châu Âu đã nhất trí liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine.
Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

Anh thắt chặt các quy định về nhập cư

20:37:24 12/05/2025
Anh sẽ tăng cường các biện pháp nhằm kiểm soát tình trạng nhập cư, trong đó có việc yêu cầu người lớn đi cùng lao động nước ngoài phải vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh.
Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

Bước ngoặt trong nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine

20:27:22 12/05/2025
Đánh giá về các sự kiện gần đây, tờ Economist nhận định: Mức độ mạnh mẽ của ngoại giao công khai cho thấy các cuộc đàm phán nghiêm túc đằng sau hậu trường đang diễn ra, và những ngày sắp tới thực sự có thể mang tính quyết định .
Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

Lý do Đức ngừng công khai thông tin viện trợ quân sự cho Ukraine

20:23:43 12/05/2025
Tuyên bố này được đưa ra ngay sau chiến thắng của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) trong cuộc bầu cử liên bang, báo hiệu sự thay đổi rõ rệt trong cách tiếp cận của Berlin đối với việc hỗ trợ Kiev trong cuộc xung đột với Nga.
Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

Thủ tướng Pháp sắp tham gia phiên điều trần mang tính bước ngoặt trong sự nghiệp chính trị

20:20:27 12/05/2025
Mặc dù Giáo đoàn Betharram bác bỏ mối liên hệ với linh mục nói trên, nhưng dư luận đặc biệt quan tâm khi bà cho biết chỉ mới chia sẻ sự việc với cha mình ngay trước thời điểm thông tin được công bố rộng rãi.
Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

Khảo sát quốc tế ghi nhận sự suy giảm tín nhiệm toàn cầu đối với Mỹ

20:18:01 12/05/2025
Trong khi đó, báo cáo cho thấy Trung Quốc ghi nhận mức cải thiện đáng kể về hình ảnh toàn cầu và lần đầu tiên vượt Mỹ về mức độ tín nhiệm tại nhiều khu vực, trừ châu Âu.
'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

'Lá chắn' phòng không Ấn Độ khác với Vòm Sắt của Israel thế nào?

20:17:22 12/05/2025
Khi so sánh với các hệ thống phòng không khác trên thế giới, đặc biệt là Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel, có thể thấy chiến lược phòng không của Ấn Độ có những khác biệt đáng kể.
Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Trung Quốc đón tin vui lớn giữa cuộc chiến thuế quan với Mỹ

20:14:49 12/05/2025
Bất chấp các đòn áp thuế chưa từng có của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Trung Quốc vẫn ghi nhận mức tăng trưởng xuất khẩu mạnh hơn dự kiến trong tháng 4.

Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi Việt lộ clip ôm ấp thân mật gây bão MXH, bảo sao bị đồn phim giả tình thật suốt 7 năm

Cặp đôi Việt lộ clip ôm ấp thân mật gây bão MXH, bảo sao bị đồn phim giả tình thật suốt 7 năm

Hậu trường phim

06:54:04 13/05/2025
Cái ôm chặt cứng, hành động chạm má không hề ngần ngại của hai người khiến cư dân mạng càng tò mò về mối quan hệ thật.
Thiều Bảo Trâm bỏ phí Chị Đẹp, sau bao năm vẫn không thể bật lên: Đâu là điểm yếu chí mạng?

Thiều Bảo Trâm bỏ phí Chị Đẹp, sau bao năm vẫn không thể bật lên: Đâu là điểm yếu chí mạng?

Nhạc việt

06:50:35 13/05/2025
Sau bao nhiêu năm, Thiều Bảo Trâm vẫn loay hoay trong vỏ kén của mình dù có bản thân nhiều yếu tố có thể giúp cô hoá bướm
Bài tiếng Việt yêu cầu tả "Ai thế nào", học sinh tiểu học bốc trúng đề về "Mẹ" liền ngoáy vài chữ khiến phụ huynh sốc: Con với cái!

Bài tiếng Việt yêu cầu tả "Ai thế nào", học sinh tiểu học bốc trúng đề về "Mẹ" liền ngoáy vài chữ khiến phụ huynh sốc: Con với cái!

Netizen

06:44:40 13/05/2025
Có những sự thật đắng lòng mà chỉ trẻ con mới đủ vô tư để nói ra. Và một bạn nhỏ nào đó ở đâu đó tại Việt Nam vừa khiến cộng đồng mạng có một trận cười xỉu với màn làm bài kiểm tra sặc mùi drama gia đình .
Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?

Chồng Hoa hậu H'Hen Niê phẫu thuật thẩm mỹ?

Sao việt

06:31:11 13/05/2025
Chồng H Hen Niê xuất hiện với gương mặt sưng húp, đặc biệt là vùng mắt và mũi có dấu hiệu phù nề rõ rệt, khiến nhiều người không khỏi đặt nghi vấn thẩm mỹ
Rapper tai tiếng hàng đầu showbiz lộ diện: Vừa bị điều tra vì đánh người, nay tiếp tục bị tố xâm nhập trái phép

Rapper tai tiếng hàng đầu showbiz lộ diện: Vừa bị điều tra vì đánh người, nay tiếp tục bị tố xâm nhập trái phép

Sao châu á

06:25:09 13/05/2025
Rapper San E bị nữ nghệ sĩ Reta đâm đơn kiện, với các cáo buộc xâm nhập trái phép và can thiệp vào tài sản cá nhân.
Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Ba loại đồ uống hạn chế đường tốt cho sức khỏe đường ruột

Sức khỏe

06:05:26 13/05/2025
Với đường ruột, trà xanh thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn (probiotic) và ức chế vi khuẩn có hại, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, uống trà xanh thường xuyên còn giúp cải thiện tiêu hóa, giảm tình trạng đầy hơi, khó...
Kylian Mbappe: Vị đắng hat-trick từ World Cup đến Siêu kinh điển

Kylian Mbappe: Vị đắng hat-trick từ World Cup đến Siêu kinh điển

Sao thể thao

06:02:49 13/05/2025
Giống như chung kết World Cup 2022, Kylian Mbappe ghi hat-trick trong trận Siêu kinh điểm nhưng ngậm ngùi với vị đắng thất bại.
Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà

Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà

Ẩm thực

05:59:14 13/05/2025
Mì bò sốt tiêu đen chuẩn nhà hàng, làm siêu nhanh tại nhà. Hãy tham khảo ngay công thức chế biến trong bài viết này nhé!
Mẹ của Selena Gomez phải thế chấp nhà để trả lương cho nhân viên

Mẹ của Selena Gomez phải thế chấp nhà để trả lương cho nhân viên

Sao âu mỹ

05:53:26 13/05/2025
Mandy Teefey - mẹ của Selena Gomez được cho là đã thế chấp căn nhà để chi trả lương cho nhân viên, giữa lúc công ty gặp khủng hoảng tài chính.
Tám năm không có con, tôi bị mẹ chồng đay nghiến đến mức phải ly hôn nhưng chỉ một năm sau, bà đã phải khóc lóc cầu xin tôi tha thứ

Tám năm không có con, tôi bị mẹ chồng đay nghiến đến mức phải ly hôn nhưng chỉ một năm sau, bà đã phải khóc lóc cầu xin tôi tha thứ

Góc tâm tình

05:31:50 13/05/2025
Hôm đến gặp tôi, bà đã khóc. Người phụ nữ từng kiêu hãnh và khắc nghiệt ấy giờ run rẩy cầm tay tôi, nói rằng bà ân hận. Tôi và chồng cưới nhau khi cả hai đều còn trẻ, tình yêu nồng nàn và đầy hy vọng.
Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng

Lee Min Ho và Jisoo (BLACKPINK) bị chê như "tượng đá ngàn năm", bom tấn mới phá nát nguyên tác gây thất vọng

Phim châu á

23:50:57 12/05/2025
Ngày 12/5, trailer của bộ phim Omniscient Reader s Viewpoint (tựa Việt: Toàn Trí Độc Giả, Người Đọc Toàn Năng) ra mắt và dự kiến sẽ công chiếu vào tháng 7.